Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

skkn thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học địa lý tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 39 trang )

MỤC LỤC


NỘI DUNG

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

Lý do chọn đề tài.

1

1.2

Tính mới của đề tài.

1

1.3

Mục đích nghiên cứu.

2

1.4


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

2

1.5

Nhiệm vụ nghiên cứu.

2

1.6

Phương pháp nghiên cứu.

2

PHẦN II

NỘI DUNG

3

2.1

Cơ sở lí luận

3

2.2


Cơ sở thực tiễn

3

2.3

Những vấn đề chung của hoạt động củng cố, luyện tập

5

PHẦN I

2.4

2.5
2.6

Các phương pháp củng cố, luyện tập được sử dụng và
các bài học địa lí tự nhiên 12 được thiết kế.
Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong địa lí tự
nhiên 12
Kết quả nghiên cứu

PHẦN III KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

7

7
33

35
37


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung
ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; giáo dục phổ thông
trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, thiết nghĩ đầu tiên, là người giáo viên, chúng ta
nên bắt đầu việc đổi mới từ chính những giờ lên lớp của mình, từ chính những bài
dạy của mình. Phải làm sao để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy
học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá phù hợp nhằm giúp học sinh
học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Phải làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác,
khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và
trong thực tiễn nhằm tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng
thú trong học tập cho học sinh. Giống như Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học,
khơng bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui mà học”.
Trong việc xây dựng một bài học theo phương pháp dạy học tích cực, tiến
trình dạy học gồm 5 bước, trong đó hoạt động củng cố, luyện tập là một hoạt động
không kém phần quan trọng trong một giờ học. Hoạt động này giúp học sinh nhìn
nhận lại vấn đề một cách khái quát nhất hay có những cái nhìn, đánh giá khách
quan hơn qua nhiều kênh thông tin đã được tiếp cận giúp học sinh có cái nhìn đa

chiều và tồn diện hơn.Việc thiết kế một tình huống củng cố, luyện tập phù hợp
giúp cho tiết học diễn ra một cách sinh động, giúp cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến
thức trở nên đơn giản hơn. Cũng nhờ thế đem lại sự thích thú cho tiết học, tăng
thêm lịng u thích bộ mơn, nhất là đối với một môn học xã hội như môn Địa lí,
học sinh vốn đã khơng mấy “mặn mà”. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một
giáo viên giảng dạy mơn Địa lí, tơi ln trăn trở về vấn đề này. Vì vậy, trong sáng
kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn chia sẻ một số suy nghĩ, ý tưởng của mình trong
việc thiết kế một số các hoạt động củng cố luyện tập vào dạy học Địa lí Tự nhiên Việt
Nam lớp 12 với đề tài: “Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự
nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực"
1.2. Tính mới của đề tài
- Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa
các hình thức dạy học mơn Địa lí trong giai đoạn hiện nay.
1


- Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực cốt lõi mà
chương trình giáo dục phổ thông hướng tới như tự học, giao tiếp, hợp tác….
- Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy học mới,
áp dụng một số phương pháp củng cố bài học mới vào một số bài học cụ thể trong
chương trình Địa lí.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tạo hứng thú học tập cho các em, tránh sự nhàm chán, để từ đó các em
u thích mơn Địa lí và đặc biệt ngày càng học tốt bộ môn này.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng
- Học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.
- Giáo viên giảng dạy mơn Địa lí bậc trung học phổ thơng.
1.4.2. Phạm vi
- Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản.

- Sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 12.
- Các tài liệu về lí luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cách thiết kế hoạt động củng cố luyện tập trong dạy học.
- Thiết kế hoạt động củng cố luyện tập một số bài học cụ thể.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung các bài học Địa lí phần tự nhiên ban cơ bản.
- Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu các hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế hoạt động củng
cố, luyện tập trong dạy học.
- Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy.
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.
- Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáo viên hiện
nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó là đạt tới mục đích
phát triển tồn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy độc lập
để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Và nhất là để đáp ứng chương
trình thay sách giáo khoa mới, thực hiện vào năm 2021 bắt đầu ở lớp 10 đối với
cấp THPT. Với trọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới phương pháp,
phát triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức … Và việc đổi mới phương
pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của một
giờ dạy.
Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, vai trị của người giáo
viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động của học sinh. Dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh đòi
hỏi phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh.
Các hoạt động phải hướng đến rèn luyện phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học có thể giúp học sinh học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao, lĩnh hội tri
thức, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học… Trong các hoạt động dạy
học thì hoạt động củng cố, luyện tập là một khâu quan trọng. Hoạt động này không
những giúp học sinh củng cố lại, hệ thống hóa lại kiến thức sau một tiết học mà
còn rèn luyện cho học sinh các năng lực khác như: hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn
đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ…. Hoạt động củng cố, luyện tập nếu được đầu tư
kĩ càng, sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Vì vậy, thiết kế các hoạt động củng
cố, luyện tập không chỉ là mục đích, nhiệm vụ soạn giảng của người thầy mà còn
là điều kiện cần thiết để học sinh học tập tích cực, chủ động và u thích bộ mơn
nhiều hơn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây phương pháp kĩ thuật dạy học đã có sự đổi mới
song chưa nhiều. Các em học sinh xem môn học này là môn phụ nên dẫn tới kết
quả học tập chưa cao như: không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp,
không tập trung chú ý, chán học. Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan
trọng của môn học. Số đông học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung
vào các mơn học chính để thi vào các trường đại học.Trang bị cho phòng học còn
hạn chế như: Thiếu máy chiếu, ti vi. Một số giáo viên vẫn còn lúng túng với
phương pháp dạy học mới, chưa thu hút học sinh, bài giảng chưa hấp dẫn hoặc lối
dạy quá nhàm chán.
Qua thực tế khảo sát ở một số lớp trong trường cho kết quả như sau:

3


Thích
Lớp


Khơng thích

Sĩ số
Số lượng

Tỉ lệ(%)

Số lượng

Tỉ lệ(%)

12A1

43

18

41,9

25

58,1

12A4

39

25


64,1

14

35,9

12A5

40

20

50

20

50

12A6

44

21

47,7

23

52,3


Trong những năm học gần đây, trong tiến trình dạy học một bài học, giáo
viên đã áp dụng các phương pháp dạy học mới. Tuy nhiên việc sử dụng các
phương pháp, hình thức dạy học mới chủ yếu ở phần khởi động, hình thành kiến
thức mà ít chú ý đến hoạt động củng cố, luyện tập. Có chăng cũng chủ yếu là sử
dụng các câu hỏi trắc nghiệm để nhằm chống “lụt” cho tiết học hoặc một câu khái
quát lại bài học của giáo viên chứ chưa phải là hoạt động của học sinh như đúng
mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính điều này đã làm cho hoạt
động củng cố, luyện tập khơng cịn ý nghĩa.
Cịn hiện nay hoạt động củng cố, luyện tập đã tách biệt thành một hoạt động
riêng biệt “ hoạt động củng cố, luyện tập”. Và đã là một hoạt động thì cần phải nêu
được:
+ Mục đích.
+ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
+ Phương tiện.
+ Thời gian.
+ Tiến trình các hoạt động.
+ Sản phẩm dự kiến.
Trong tiến trình hoạt động này, việc tổ chức các hoạt động học của giáo viên
và thực hiện của học sinh gồm các bước cơ bản như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ; học
sinh nhận biết vấn đề cần giải quyết như yêu cầu, câu hỏi do giáo viên đưa ra; tiếp
nhận nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hoặc cá nhân (suy nghĩ, quan sát…
có thể trao đổi với bạn bên cạnh khi gặp khó khăn), hoặc học nhóm để giải quyết
vấn đề, ghi kết quả ra giấy riêng.
4


- Báo cáo kết quả và thảo luận: cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh báo
cáo trước lớp, các bạn trong lớp nhận xét, góp ý bổ sung để cùng nhau hoàn thiện.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trao đổi kết quả
với nhau hoặc với giáo viên để nhận xét, đánh giá kết quả của mình. Học sinh hồn
thiện sản phẩm học tập.
2.3. Những vấn đề chung về hoạt động củng cố, luyện tập.
2.3.1. Mục đích của hoạt động củng cố luyện tập.
- Hệ thống, khái quát và luyện tập thực hành kiến thức học sinh đã được trải
nghiệm sau mỗi tiết học.
- Hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt mơn địa lí để trải
nghiệm các kiến thức mới.
- Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
2.3.2. Các phương pháp kĩ thuật dạy học thường dùng trong thiết kế
hoạt động củng cố, luyện tập.
- Hoạt động củng cố, luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- Hoạt động củng cố, luyện tập bằng việc thảo luận câu hỏi đưa ra vào đầu
tiết học.
- Hoạt động củng cố, luyện tập bằng sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa kiến thức, điền
sơ đồ trống.
- Hoạt động củng cố, luyện tập bằng trị chơi: ơ chữ, mảnh ghép bí mật,
nhanh như chớp.
- Hoạt động củng cố, luyện tập bằng phương pháp đóng vai – phỏng vấn.
2.3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động học
* Hoạt động cá nhân
- Loại hoạt động này yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một
cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh.
- Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu
khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù.
- Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận
thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như
các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung.
* Hoạt động cặp đơi

- Loại hoạt động này nhằm giúp học sinh hồn thiện cá nhân, phát triển năng
lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.
- Thơng thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những
trường hợp các bài tập/nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2
5


em. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau
để đánh giá chéo.
* Hoạt động nhóm
- Học sinh chia thành các nhóm rồi mới học cá nhân và trao đổi, thống
nhất sản phẩm học của cá nhân và của nhóm; đại diện của nhóm sẽ trình bày,
báo cáo để thảo luận trong lớp.
- Ý nghĩa quan trọng nhất của học nhóm là để giúp mỗi học sinh rèn luyện
tư duy độc lập, kích thích sự năng động, sáng tạo; thống nhất ý kiến của cả nhóm,
cả lớp, giúp học sinh hiểu được điều các em chưa hiểu hoặc khó hiểu nhờ sự giúp
đỡ của các bạn. Qua đó cũng giúp học sinh phát triển các năng lực hợp tác, giao
tiếp và trình bày, phát triển tình đồn kết giữa các học sinh trong tập thể; học sinh
được bạn hỗ trợ sẽ tiến bộ hơn do từ chỗ chưa hiểu bài đến hiểu bài, từ làm bài sai
đến nhận ra chỗ sai và sửa lại cho đúng.Và khi cá học sinh trong nhóm trao đổi,
học sinh biết sẽ giúp cho những học sinh biết, học sinh biết nhiều sẽ giúp cho e
biết ít; học sinh cố gắng để giúp bạn thì mình cũng nắm vững kiến thức, kĩ năng
và phát triển năng lực hơn. Học nhóm giúp cho tất cả học sinh đều nắm chắc, nhớ
và vận dụng kiến thức tốt vì kiến thức được hình thành vừa là sản phẩm của riêng
từng cá nhân, lại được hồn thiện chính xác nhờ tập thể.
- Hình thức học nhóm phù hợp nhất với những câu hỏi, những nội dung
trong bài học có độ khó phù hợp với khả năng nhận thức của nhiều học sinh trong
lớp nhưng địi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi
mới “vỡ lẽ” ra vấn đề; đó cũng có thể là một nội dung “mở”, có nhiều cách giải
quyết hoặc có khi nhiều đáp án đúng

* Hoạt động cả lớp
- Hình thức hoạt động này phù hợp với số đông học sinh, nhằm tăng cường
tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đồn kết, sự chia sẻ.
- Hoạt động chung cả lớp thường vận dụng trong các tình huống : nghe giáo
viên hướng dẫn chung; nghe giáo viên nhắc nhở, chốt kiến thức; học sinh luyện
tập trình bày miệng trước tập thể lớp…
- Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên tránh biến giờ học thành giờ nghe
thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục đích của
hình thức hoạt động này.
2.3.4. Bố cục của một hoạt động củng cố, luyện tập.
a. Mục tiêu.
b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học.
c. Phương tiện.
d.Thời gian.
e. Các bước tiến hành.
6


- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
g. Sản phẩm dự kiến.
2.4. Các phương pháp củng cố, luyện tập được sử dụng và các bài học
địa lí tự nhiên 12 được thiết kế.
Phương pháp

STT

Bài, chủ đề


1

Trả lời hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm.

Bài 2:Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

2

Trả lời cho câu hỏi đưa ra
đầu tiết học.

Bài 2:Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

3

Sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa
kiến thức, sơ đồ trống.

Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc
của biển.
Chủ đề:Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi.

4

Trị chơi

Trị chơi ơ chữ


Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi

Trị chơi mảnh
ghép bí mật

Bài 14:Sử dụng và bảo vệ tài ngun thiên
nhiên
Bài 15: Bảo vệ mơi trường và phịng
chống thiên tai

Trò chơi nhanh Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
như chớp.
5

Phỏng
vấn
nhanh

Bài 15: Bảo vệ mơi trường và phòng
chống thiên tai

2.5. Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học địa lí tự nhiên 12
2.5.1. Củng cố luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
Mục đích: Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi tiết học là
hình thức củng cố, luyện tập mà được nhiều giáo viên lựa chọn. Bởi việc trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức vừa mới học được
đồng thời giúp giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu của học sinh. Thông qua
các đáp án cho sẵn học sinh sẽ phải lựa chọn, từ đó ghi nhớ nhanh và lâu hơn, đồng
7



thời cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi yêu cầu học sinh nhớ lại và trình bày một
khối lượng kiến thức toàn bài ở cuối mỗi tiết học. Đây cũng là hình thức giúp các
em làm quen với kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm chuẩn bị cho các kì thi và
kiểm tra giữa kì.
Ví dụ minh họa:
Bài 2 Vị rí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
Hoạt động củng cố luyện tập:
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh
thổ nước ta.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trả lời câu trắc nghiệm.
- Phương tiện: máy chiếu, hệ thống câu trắc nghiệm.
- Thời gian: 3 - 5 phút.
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Giáo viên chiếu từng câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh dựa
vào kiến thức đã học để trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trả lời
Bước 3: Học sinh đánh giá nhận xét phần trả lời của bạn.
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức, đánh giá hoạt động của học sinh.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Các nước Đông Nam Á khơng có chung đường biên giới với nước ta
trên biển là
A. Phi-lip-pin, Mi-an-ma.

B. Phi-lip-pin, Bru-nây.

C. Đông-ti-mo, Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.


Câu 2: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A. Á-Âu và Bắc Băng Dương.

B. Á- Âu và Đại Tây Dương.

C. Á-Âu và Ấn Độ Dương.

D. Á-Âu và Thái Bình Dương.

Câu 3: Theo Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà
nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế?
A. Hoàn toàn về kinh tế.

B. Một phần về kinh tế.

C. Khơng có chủ quyền gì.

D. Hồn tồn về chính trị.

Câu 4: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. vị trí trong vùng nội chí tuyến. B. địa hình nước ta thấp dần ra biển.
C. hoạt động của gió phơn Tây Nam. D. địa hình nước ta nhiều đồi núi.
8


Câu 5: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài nên gặp
khó khăn lớn nhất về :
A. thu hút đầu tư nước ngoài.


B. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

C. thiếu nguồn lao động.

D. phát triển nền văn hóa.

Câu 6: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là :
A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đơng - Tây.
B. nguồn tài ngun sinh vật và khống sản vơ cùng giàu có.
C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.
Câu 7: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí :
A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa.
B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.
C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn.
D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn.
Câu 8: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên
khác nhau ở nước ta chủ yếu do:
A. khí hậu và sơng ngịi.

B. vị trí địa lí và hình thể.

C. khống sản và biển.

D. gió mùa và dịng biển.

Câu 9: Khí hậu nước ta khơng khơ hạn như các nước cùng vĩ độ vì:
A. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn.
B. ảnh hưởng của biển Đơng và các khối khí di chuyển qua biển.
C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.

D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong
Câu 10: Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho:
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng.
C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
2.5.2. Củng cố luyện tập bằng thảo luận trả lời cho câu hỏi đưa ra đầu
tiết học.
Mục đích: Trước khi vào bài mới trong phần khởi động giáo viên thường
nêu một vấn đề cần giải quyết và ghi câu hỏi lên bảng. Sau đó lưu ý học sinh theo
dõi bài học để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi. Trong quá trình giảng bài giáo viên
9


cần làm nổi bật trọng tâm vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến câu hỏi đã đặt ra từ đầu. Sau khi hoàn thành nội dung bài học
giáo viên sẽ tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập để trả lời câu hỏi đó. Với hình
thức này u cầu câu hỏi nêu được vấn đề trọng tâm của bài học hoặc bao quát
được nội dung của bài học. Câu hỏi không q khó cũng khơng nên q dễ sẽ làm
cho học sinh mất hứng thú tìm hiểu bài.
Ví dụ minh họa:
Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Hoạt động củng cố, luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học về đặc điểm vị trị địa lí và
lãnh thổ nước ta.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận cặp đôi
- Phương tiện: Bản đồ Thế giới, Bản đồ Đông Nam Á, hệ thống câu trắc
nghiệm, máy chiếu hoặc ti vi thông minh.
- Thời gian: 3 - 5 phút.
- Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại
câu hỏi đầu tiết mà giáo viên ghi trên góc bảng: Vì sao cùng vĩ độ nhưng cảnh
quan của Bắc Phi chủ yếu là hoang mạc còn Việt Nam cảnh quan chủ yếu là thảm
thực vật rừng nhiệt đới gió mùa xanh quanh năm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo cặp, trao đổi
với bạn trong nhóm về sự khác biệt cảnh quan thiên nhiên và thống nhất cách giải
thích về sự biệt thiên nhiên đó.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh trình bày trước lớp, học sinh
khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét,
chuẩn kiến thức.
- Dự kiến sản phẩm:
Mặc dù cùng vĩ độ nhưng thiên nhiên nước ta khác hẳn thiên nhiên Bắc Phi
là do:
+Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao
…; Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng cuả gió Mậu dịch
(Tín phong) và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất Thế Giới… nên
khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
10


+ Tiếp giáp với biển Đông nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, tác động
của các khối khí di chuyển qua biển… đã làm cho thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu
sắc của biển.
Như vậy vị trí, hình dạng lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên
nhiên nước ta cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc
phịng. Đây chính là nội dung bài học mà chúng ta cần nắm.
2.5.3. Củng cố luyện tập bằng sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa kiến thức, sơ đồ

trống.
Mục đích: Sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa kiến thức là hình thức dạy học gây
nhiều hứng thú cho học sinh đặc biệt rất thích hợp khi củng cố, luyện tập sau một
tiết học, bài học, hay một chương. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên sẽ giúp
học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong tiếp thu nội dung bài học, đồng
thời mở rộng và phát triển tư duy cho học sinh. Bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm cái mà do mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ theo ngơn ngữ của mình. Vì
vậy sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ trống sẽ giúp học sinh huy động tối đa tiềm năng
của bộ não, kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh, rèn luyện cách
xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Sơ đồ tư duy, sơ đồ
hóa kiến thức giúp học sinh nắm vấn đề một cách tổng thể .
Ví dụ minh họa 1:
Bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Hoạt động củng cố luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về đặc điểm của Biển Đông và ảnh
hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm.
- Phương tiện: sơ đồ tư duy, máy chiếu.
- Dự kiến thời gian: 5 – 7 phút.
- Tiến trình hoạt động.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo
luận nhanh với nhau để vẽ sơ đồ tư duy vào giấy A0 về ảnh hưởng của biển Đông
đến thiên nhiên nước ta. Từ khóa là “ Ảnh hưởng của biển Đông”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận và vẽ nhanh sơ đồ
tư duy theo nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả: Giáo viên chọn ngẫu nhiên sơ đồ tư duy của một
nhóm bất kì. u cầu nhóm đó trình bày và các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Dự kiến sản phẩm:
11



Học sinh vẽ sơ đồ tư duy
12


Học sinh treo sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy của học sinh
13


Ví dụ minh họa 2:
Chủ đề: Thiên nhiên phân hóa dạng.
Hoạt động củng cố, luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước
ta sau khi học xong chủ đề.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm.
- Phương tiện: sơ đồ tư duy, máy chiếu hoặc ti vi thông minh.
- Dự kiến thời gian: 5- 7 phút
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo
luận nhanh với nhau để vẽ sơ đồ tư duy vào giấy A0 về sự phân hóa thiên nhiên
của nước ta. Từ khóa là “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”. Yêu cầu học sinh có thể
linh hoạt dùng hình ảnh trong sơ đồ sao cho thể hiện rõ nhất, trực quan nhất nội
dung bài học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận và vẽ nhanh sơ đồ
tư duy theo nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi ngẫu nhiên một nhóm treo kết quả
lên bảng

Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Dự kiến sản phẩm:

14


Học sinh vẽ sơ đồ tư duy

Học sinh treo sơ đồ tư duy
15


Sơ đồ tư duy của học sinh
Ví dụ minh họa 3:
Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hoạt động củng cố, luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa qua khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, sơng ngịi.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm.
- Phương tiện: sơ đồ trống, máy chiếu
- Dự kiến thời gian: 5 - 7 phút
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành các nhóm
lớn và phát cho học sinh sơ đồ trống. Yêu cầu học sinh điền nội dung đã học vào
sơ đồ trống về đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần
tự nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản
xuất và đời sống.
Bước 2: Thực hiện nhiện vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả: Giáo viên lấy ngẫu nhiên một sơ đồ của một
nhóm, cho học sinh treo sơ đồ đã hoàn thành lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ

sung.
Bước 4: Giáo vên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
16


- Dự kiến sản phẩm:
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI
ẨM GIĨ MÙA

Khí hậu

- Nhiệt độ cao
- Lượng mưa lớn.
- Gió mùa: Đơng
Bắc từ tháng 11
đến tháng 4 năm
sau. Đầu mùa
lạnh khô, cuối
mùa lạnh ẩm.
- Gió mùa Tây
Nam tháng 5 –
10. Đầu mùa mưa
cho Nam Bộ, Tây
Nguyên, khô cho
Bắc Trung Bộ.
Cuối mùa mưa cả
nước.

Địa hình


- Xâm
thực
mạnh ở
đồi núi.
- Bồi tụ
nhanh
ở đồng
bằng

Đất

- Quá
trình
hình
thành
đất là
quá trình
feralit
- Đất
feralit đỏ
vàng là
đất
chính

Sơng ngịi

Sinh vật

- Dày
đặc.

- Nhiều
nước,
giàu phù
sa.
- Chế độ
nước
theo mùa

- Rừng rậm
nhiệt đới
ẩm thường
xanh.
- Rừng
nhiệt đới
gió mùa.
- Thành
phần nhiệt
đới chiếm
ưu thế.

ẢNH HƯỞNG
Nông nghiệp: Nền nông nghiệp nhiệt đới,
đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, thâm canh
tăng vụ.
Khó khăn: Sản xuất bếp bênh.
Hoạt động khác: Thuận lợi xây dựng cơ
cấu ngành đa dạng.
Khó khăn: Sự phân mùa, thiên tai.

17



Học sinh hoàn thành sơ đồ trống

18


Học sinh treo sơ đồ kiến thức
Ví dụ minh họa 4:
Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi.
Hoạt động củng cố, luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm địa hình nước ta.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: hồn thành sơ đồ kiến thức theo nhóm nhỏ.
- Phương tiện: Các miếng dán kiến thức, nam châm.
- Dự kiến thời gian: 5- 7 phút.
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phát cho học sinh các
miếng dán trong đó có nội dung kiến thức của bài học. Yêu cầu học sinh lên bảng
dán các miếng đó và dùng các gạch nối hoặc mũi tên để hoàn thành sơ đồ kiến thức
về bài học.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Học sinh cả lớp thảo luận nhận xét hoạt động của nhóm, bổ sung
kiến thức.
Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Dự kiến sản phẩm.
Chủ yếu đồi núi thấp

Đặc điểm
chung


Hướng nghiêng tây bắc –
đơng nam

Câu trúc đa
dạng

Hướng tây bắc – đơng nam,
vịng cung

Địa hình nhiệt đới gió mùa
Chịu tác động con người
Đất nước
nhiều đồi
núi

Khu vực đồi
núi

Bán bình
nguyên , đồi
trung du

Đồng bằng

Tây Bắc

Cao nhất, Hướng tây bắc –
đơng nam

Đơng Bắc


Thấp, hướng vịng cung.

Trường Sơn Bắc

Thấp, hẹp ngang, cao 2 đầu,
thấp giữa.

Trường Sơn
Nam

Cao, 2 sườn bất đối xứng.

Đồng bằng
Sông Hồng

Cao tây bắc thấp ra biển, có
đê.

Đồng bằng sơng
Cửu Long

Thấp, bằng phẳng, nhiều
kênh rạch.

19


Học sinh hoàn thành sơ đồ kiến thức trên bảng


Sơ đồ kiến thức của học sinh về chủ đề “ Đất nước nhiều đồi núi”
2.5.4. Củng cố luyện tập bằng phương pháp trò chơi.
20


* Mục đích: Việc vận dụng các trị chơi trong dạy học giúp giáo viên giới
thiệu, dẫn dắt vào bài cũng như hình thành kiến thức và củng cố luyện tập đầy sáng
tạo và hết sức hiệu quả. Không những vậy, học sinh dễ dàng khắc sâu nội dung bài
học khi giáo viên tổ chức trò chơi trong phần củng cố bài học. Hình thức trị chơi
phong phú, đa dạng, mới mẻ và được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng sẽ gây được hứng
thú và niềm say mê học tập đối với học sinh. Hình thức thưởng và phạt hấp dẫn:
thưởng điểm, tặng quà, phạt hát, múa, vẽ, bắt chước tiếng kêu hoặc động tác của
con vật… sẽ kính thích học sinh tham gia vào trị chơi.Ngồi việc tiếp thu kiến
thức một cách hứng thú, giảm tính căng thẳng của giờ học và nhớ kiến thức một
cách lâu hơn thì vận dụng các trò chơi trong học tập còn rèn luyện nhiều kĩ năng
như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, quan sát, phản ứng nhanh…Đây cũng
chính là mục tiêu cần đạt của việc đổi mới dạy học hiện nay.
* Những chú ý khi áp dụng trò chơi trong dạy học.
- Lựa chọn trò chơi phù hợp: Giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu
của bài học, đối tượng học sinh và ưu nhược điểm của trò chơi để lựa chọn trò chơi
phù hợp.
- Trò chơi phải đảm bảo vừa sức với đối tượng học sinh, hướng tới mọi đối
tượng học sinh chứ không chỉ dùng cho những học sinh khá giỏi.
- Đảm bảo hình thức chơi đa dạng để tạo hứng thú cho học sinh.
- Không lạm dụng trị chơi: Khơng nên sử dụng nhiều trị chơi trong một tiết
học sẽ làm loãng nội dung bài học và mất nhiều thời gian.
- Trò chơi phải đảm bảo không mất quá nhiều thời gian tránh ảnh hưởng đến
việc cung cấp kiến thức.
- Các câu hỏi trong trò chơi phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của mơn
học.

* Các bước tiến hành trị chơi.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trị chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi: Số người tham gia, cách chơi, thời gian, cách xác
nhận kết quả.
Bước 3: Thực hiện trò chơi: Giáo viên có thể là người điều khiển trị chơi
hoặc hướng dẫn một học sinh khác điều khiển.
Bước 4: Đánh giá nhận xét, động viên khuyến khích học sinh.
* Các trị chơi có thể sử dụng: Ơ chữ, mảnh ghép bí mật, nhanh như chớp.
Ví dụ minh họa 1
Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi.
Hoạt động củng cố luyện tập
21


- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm địa hình nước ta.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: trị chơi ơ chữ.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Dự kiến thời gian: 5 - 7 phút.
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phổ biến luật chơi:
Luật chơi: Giáo viên chiếu ô chữ yêu cầu học sinh lần lượt chọn hàng ngang
bất kì và trả lời câu hỏi. Mỗi lượt trả lời đúng được 1 điểm. Thời gian quy định cho
mỗi câu hỏi là 10 giây. Nếu không trả lời được sẽ dành cơ hội cho bạn khác.Trong
quá trình trả lời hàng ngang các bạn có thể trả lời ơ chữ hàng dọc bất kì lúc nào.Trả
lời đúng hàng dọc sẽ là người chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chơi.
Câu hỏi hàng ngang:
Hàng ngang số 1(gồm 13 chữ cái): Hướng núi chủ yếu của nước ta là hướng
nào?
Đáp án: Tây bắc – Đông nam.

Hàng ngang số 2 (gồm 8 chữ cái): Dạng địa hình nào chiếm ¼ diện tích lãnh
thổ của nước ta?
Đáp án: Đồng bằng.
Hàng ngang số 3 (gồm 10 chữ cái): Đỉnh núi nào cao nhất nước ta?
Đáp án: Phanxipăng
Hàng ngang số 4 (gồm 9 chữ cái): Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất
ở vùng nào của nước ta?
Đáp án: Đông Nam Bộ.
Hàng ngang số 5 (gồm 6 chữ cái): ¾ diện tích của nước ta là dạng địa hình
gì?
Đáp án: Đồi núi.
Hàng ngang số 6 (gồm 7 chữ cái): Nhỏ hẹp, bị chia cắt, đất cát pha là đặc
điểm của loại đồng bằng nào?
Đáp án: Ven biển
Ngang số 7 (Gồm 6 chữ cái): Vùng nào có địa hình cao nhất nước ta ?
Đáp án: Tây Bắc
Hàng ngang số 8 (gồm 8 chữ cái): Dạng địa hình chằng chịt do con người
tạo ra ở đồng bằng sơng Cửu Long là gì?
22


Đáp án: Kênh rạch
Hàng ngang số 9 (Gồm 10 chữ cái): Đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường
Sơn Nam là có hai sườn như thế nào?
Đáp án: Bất đối xứng
Hàng ngang số 10 (gồm 9 chữ cái): Đây là tên của một dãy núi giáp biên
giới Việt Lào thuộc vùng Tây Bắc nước ta?
Đáp án: Pusamsao.
Từ hàng dọc: Đồi núi thấp
Bước 3: Học sinh đánh giá nhận xét, bổ sung kiến thức.

Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Dự kiến sản phẩm:
T

Â

P

Y

H

C

Đ Ô

N G

N

A

M

Đ

Ồ N

G B




N

G

A N

X

I

P

Ă N

G

Đ

Ô

N G

N A

M B




B



Đ

Ồ I

N

Ú I

V

E

B

I

N

K Ê



N

T Â


Y B



N

H R

Ạ C

H

B

Ấ T

Đ Ố

I

P U

S

M S

A

C


X

Ứ N
A

G

O

23


Học sinh chơi trị chơi: Ơ chữ

Học sinh chơi trị chơi: Ơ chữ
Ví dụ minh họa 2:
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động củng cố, luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về thực trạng sử dụng và biện pháp đối với
các loại tài nguyên thiên nhiên nước ta.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trị chơi mảnh ghép bí mật
- Phương tiện: máy chiếu, bộ mảnh ghép
- Dự kiến thời gian: 5 - 7 phút
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phổ biến luật chơi:
Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ có một bộ mảnh ghép gồm 8 mảnh. Trên mỗi mảnh
ghép ở các cạnh sẽ có các dòng kiến thức. Yêu cầu các em phải ghép lại sao cho 2
mảnh ghép sát nhau có kiến thức liên quan đến nhau. Sau khi ghép xong sẽ thể
hiện được các nội dung trọng tâm của bài học. Cuối cùng hãy cho biết ý nghĩa của
bức tranh được tạo ra từ những mảnh ghép đó?Thời gian tối đa là 3 phút cho cả

ghép và trả lời ý nghĩa bức tranh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chơi
Bước 3: Học sinh trong lớp thảo luận nhận xét phần chơi của bạn.
24


×