Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Trình bày vai trò thực tiễn đối với nhận thức từ đó vận dụng quan điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.28 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG AN NINHGIÁO DỤC THỂ CHẤT

CÂU HỎI TIỂU LUẬN: Trình bày vai trị thực tiễn đối với
nhận thức? Từ đó vận dụng quan điểm thực tiễn vào hoạt
động học tập và thực tiễn bản thân
MÔN: Triết học Mác - Lênin
HỆ ĐẠI HỌC
KHÓA: K72
SVTH

: Bùi Tuấn Anh

LỚP

: 72DCMX21

MÃ SINH VIÊN : 72DCCK20014
GVHD

: TS, GVC LƯƠNG CÔNG LÝ

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021
[1]


Mục Lục
I. Phần nội dung:
1. Trình bày vai trị của thực tiễn đối với nhận
thức
1.1 Khái niệm


II. Phần vận dụng:
2.1 Vận dụng vào học tập
2.2 Vận dụng vào thực tiễn bản thân

[2]


I. Nội dung, khái niệm thực tiễn
1.1 Khái niệm
Thực tiễn là một trong những vấn đề trung tâm của triết học, nó khơng chỉ
là một phạm trù nền tảng, cơ bản của lý luận nhận thức mácxít mà cịn của tồn
bộ triết học Mác-Lênin. Có thể nói, các nhà duy vật trước mác đã có cơng lớn
trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Họ đã hiểu thực tiễn là một hành động
vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động của những con bn, đê
tiện, bẩn thỉu. Nó khơng có vai trị gì đối với nhận thức của con người. Lý luận
của họ cịn có nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó hạn chế lớn nhất là khơng thấy
được vai trị của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, do vậy chủ nghĩa duy vật
của họ mang tính chất trực quan. Một số nhà triết học duy tâm tuy đã thấy được
mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người, nhưng cũng chỉ hiểu
hoạt động thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con
người, chứ khơng hiểu nó như hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính,
hoạt động lịch sử – xã hội. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những
thiếu sót trong quan điểm vể thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai
trị của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Với việc đưa ra phạm trù thực tiễn vào lý luận, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói
chung và lý luận nhận thức nói riêng. V.I.Lênin đã nhận xét: “Quan điểm về đời
sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”

(V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 18, tr.167). Vậy thực
tiễn là gì? Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử
– xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn
không phải bao gồm tất cả các hoạt động của con người mà chỉ là hoạt động vật
chất của con người. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng những
[3]


phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất để tác động vào tự nhiên, xã hội, cải
tạo, biến đổi chúng cho phù hợp. Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm
thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngồi, thì con người, nhờ vào thực
tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để
thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới
và để làm chủ thế giới. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi
thế giới, sự vật và làm cho hình ảnh của đối tượng thay đổi trong nhận thức. Con
người không thể thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới
dạng có sẵn, con người tiến hành hoạt động thực tiễn mà trước hết là lao động
sản xuất để biến đổi tạo ra sản phẩm mới phục vụ cuộc sống con người. Con
người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để ni sống mình. Để
lao động và lao động có hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng cơng cụ lao
động. Chính nhờ lao động, con người thoát khỏi giới hạn của con vật và tự hồn
thiện mình. Do vậy, hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất, đặc trưng của con
người, là cái quan trọng để phân biệt con người với con vật. Khơng có hoạt động
thực tiễn, con người và xã hội lồi người khơng thể tồn tại và phát triển được. Vì
vậy, có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã
hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế
giới. Mác đã viết: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó cịn con người thì tái
sản xuất ra tất cả thế giới” ( C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1980, tr.119). Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa vật
chất và những điều cần thiết đối với con người. Hoạt động thực tiễn là hoạt động

vật chất hóa tư tưởng, chuyển cái tinh thần vào cái vật chất hay mục đích của
nhận thức là vì thực tiễn. Tuy nhiên hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức
nhiều khi lại hồn tồn khác nhau, đơi khi người ta nhận thức giỏi song hoạt
động lại không tốt, không hiệu quả và ngược lại. Hoạt động thực tiễn cịn là qúa
trình tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong đó thực tiễn là khân trung gian
nối con người với thế giới khách quan.
Nhận thức là gì
[4]


Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn. Quá trình nhận thức của con người gồm hai
giai đoạn như sau:
+ Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực
tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người
hiểu biết về đặc điểm bên ngồi của chúng.
Ví dụ: khi chúng ta muốn ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị
giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta
biết muối khơng có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.
+ Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do
nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh,
tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và cơng thức
hóa học của muối, điều chế được muối…
Nhận thức ln là một quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách
quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Thực tiễn là gì
Thực tiễn là tồn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử –
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất. Ví dụ: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động

của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…
+ Hoạt động chính trị – xã hội. Ví dụ: hoạt động bầu cử Đại biểu Quốc hội, tiến
hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị Cơng đồn.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học. Ví dụ: hoạt động nghiên cứu, làm thí
nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,
vác xin phòng ngừa dịch bệnh mới.
+ Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất.
Theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin
[5]


Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng
Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa
học. Tri thức kinh nghiệm là kết quả của nó, được phân làm hai loại:
Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành
từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức
này rất phong phú, nhờ có tri thức này con người có vốn kinh
nghiệm sống dùng để điều chỉnh hoạt động hàng ngày.
Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo
sát các thí nghiệm khoa học loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là
cơ sở để hình thành nhận thức khoa học và lý luận.
Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào
nhau để tạo nên tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh
nghiệm.
Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp,
trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện
tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và
phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận
có tính trừu tượng và khái qt vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản

chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý
luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận
thức khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó nhận thức
kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận
thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Vì nó gắn chặt với
thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ
sung cho lý luận và cung cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận.
Ngược lại, mặc dù được hình thành từ tổng kết kinh nghiệm, nhận
thức lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm. Do
tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những sự kiện
kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá
trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn.
Thơng qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ
thể, riêng lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến.
Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững bản chất, chức
năng của từng loại nhận thức đó cũng như mối quan hệ biện chứng
giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trọng việc đấu
tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều.
Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của
sự vật
Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận
thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động
hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với
tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau
[6]


của sự vật. Vì vậy, nhận thức thơng thường mang tính phong phú,
nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì

thế, nó thường xun chi phối hoạt động của con người trong xã hội.
Thế nhưng, nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề
ngồi, ngẫu nhiên tự nó khơng thể chuyển thành nhận thức khoa học
được.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự
giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ
tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan,
trừu tượng, khái qt lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính
chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên
cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để
diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế
nhận thức khoa học có vai trị ngày càng to lớn trong hoạt động thực
tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ.
Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Nhận thức thơng thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn
chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt
tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức
thơng thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông thường phát
triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới
của con người.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, cụ thể là
Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trị là cơ sở, động lực, mục đích của nhận
thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của q trình nhận
thức chân lý
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp
của nhận thức.
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi
tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay

hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn
từ thực tiễn.

[7]


Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới
phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức
chúng.
Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý
luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong q trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế
giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển.
Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến
hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh
bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây
dựng thành các khoa học, lý luận.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở
lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà
khơng phục vụ thực tiễn thì khơng phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.
Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học
chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp
năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng
tồn diện và sâu sắc về thế giới.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng
biến đổi ln cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình.
Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí
mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.

Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.
Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái
quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa
học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.
Thứ hai, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
[8]


Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm
hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay khơng hồn
tồn khơng phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong
thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.
Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng
tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó
cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.
Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng.
Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:
+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để
kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được
chân lý.
+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một
chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện
bởi con người nên khơng tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.
Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành
những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong q trình phát triển của thực tiễn và
nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên
chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều
chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.
Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX
cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp

công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.
Ví dụ: Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn con người cần phải “đo
đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính tốn thời gian
và sự chế tạo cơ khí” mà tốn học đã ra đời và phát triển.
Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản
đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn
bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con
[9]


người…có thể nói, suy cho cùng, khơng có một lĩnh vực tri thức nào mà lại
không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, khơng nhằm vào việc
phục vụ, hướng dẫn thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý
+ Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh
với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể
+ Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.
Phân loại hoạt động thực tiễn
Hoạt động thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất:
Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc
sống, như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây
là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:
– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người.
– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực
tiễn, là cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người,
giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
Thứ hai, hoạt động chính trị – xã hội:

Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội
nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:
+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.
+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, hoạt động thực nghiệm khoa học
[10]


Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong
thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động
thực nghiệm khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã
hội. Khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong
những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng
thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển
của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trị trong sự phát triển của
xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán
triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu:
– Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.
– Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời
thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
– Nhưng khơng được tuyệt đối hóa vai trị của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trị
của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
=> Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn
nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trị là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích
của nhận thức và là cơ sở của chân lý.
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc (điểm xuất phát), động lực của

nhận thức
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc, tính chất và
các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt
động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực
tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuya hường vận động và phát triển
của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con
người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
Con người muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất để tạo ra những sản
phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sản xuất con người phải tìm hiểu
[11]


thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con
người nhận thức thế giới.
Trong hoạt động thực tiễn, con người dùng các song cụ, các phương tiện
để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết
cấu, quy luật vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần
dần hình thành tri thức về thế giới.
Trong hoạt động thực tiễn, con người dần tự hồn thiện bản thân mình,
các giác quan của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng
nhận thức của con người về thế giới.
Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì
đơng lực cơ bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người
đã vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải
giải đáp những câu hỏi do thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt
hàng” cho các nhà khoa học phải giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng
nhiều ngành khoa học mới ra đời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như khoa học
vật liệu mới, khoa học đại dương, khoa học vũ trụ…)
Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các cơng cụ, phương tiện
có tác dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con

người về thế giới.
Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm
cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lenin đã cho rằng: “Quan
điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận
về nhận thức”.
Mục đích của mọi nhận thức khơng phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn
nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý
luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.
Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhận
thức của con người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng không nằm
[12]


trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác nhận là
đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn trải nghiệm
mới biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thơng qua quy tắc logic vẫn có
thể biết được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những nguyên tắc
đó cũng đã được chứng minh từ trong thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính
tương đối:
Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý,
thực tiễn có khả năng xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.
Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái
đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng
yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta
hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
II. Vận dụng quang điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn bản
thân

2.2 Vận dụng vào thực tiễn bản thân, hoạt động học tập
Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất trong việc áp dụng học tập
+ Ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như trồng lúa,
trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây là dạng
hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:
+ Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người.
+ Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt
động thực tiễn, là cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động
sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của
động vật.
Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội với các nhân là:
+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.
[13]


+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.

---------- HẾT ----------

[14]



×