Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học và HOẠT TÍNH SINH học của các hợp CHẤT TRITERPEN TRONG lá cây SUM điểm đỏ (adinandra rubropunctata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT TRITERPEN
TRONG LÁ CÂY SUM ĐIỂM ĐỎ
(Adinandra rubropunctata)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT TRITERPEN
TRONG LÁ CÂY SUM ĐIỂM ĐỎ
(Adinandra rubropunctata)

Chuyên ngành

: SINH HỌC THỰC NGHIỆM


Mã số

: 8420101.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Quang Huy
2. TS. Lê Nguyễn Thành
HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cho luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và các cá nhân.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS. Nguyễn Quang Huy – Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học
tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội và TS. Lê Nguyễn Thành – Viện Hóa sinh
biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao đề tài và quan
tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Nguyễn Thành, NCS. Vũ Thị Kim
Oanh cùng với các cán bộ Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc, Viện Hóa
sinh biển – Viện hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đã nhiệt tình giúp
đỡ, hết lịng chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tồn thể các thầy cô giáo trường Đại
học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp
đỡ, mang lại cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã
ln ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt q trình hồn

thành luận văn. Do những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn
không tránh được những thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cơ để tơi có thể bổ sung, hồn thiện kiến thức phục vụ cho các cơng việc
sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2019
Học viên

PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG



LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Lan Phượng, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Sinh học, chuyên ngành
Sinh học thực nghiệm, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Quang Huy và TS. Lê Nguyễn Thành.
2. Cơng trình này khơng trùng lập với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2019
Người viết cam đoan

PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................10
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................12
1.1. Tổng quan về họ Pentaphylacaceae...............................................................12
1.2. Tổng quan về chi Adinandra.........................................................................13
1.2.1. Về vị trí phân loại của chi Adinandra......Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Về đặc điểm thực vật và phân bố của chi Adinandra..............................13
1.2.3. Về thành phần hóa học của chi Adinandra..............................................14
1.2.4. Về hoạt tính sinh học của chi Adinandra................................................19
1.3. Tổng quan về cây Sum điểm đỏ....................................................................22
1.3.1 Về vị trí phân loại của cây Sum điểm đỏ..................................................22
1.3.2 Về đặc điểm chung của cây Sum điểm đỏ................................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................25
2.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................26
2.3.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập........................................................26
2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng gây độc tế bào......................................27
2.3.3. Phương pháp thử hoạt tính α-glucosidase...............................................29
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.......................................................31
3.1. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc các hợp chất phân lập................31
3.1.1. Chiết xuất................................................................................................31
3.1.2. Phân lập các hợp chất từ dịch chiết ethyl acetat...........Error! Bookmark
not defined.
3.1.3. Dữ liệu phổ các hợp chất thu được..........................................................33



3.2. Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được.................................................34
3.3. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập...........49
3.4. Đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase các hợp chất phân lập.
..............................................................................Error! Bookmark not defined.
3.5. Một số bàn luận chung về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học.....Error!
Bookmark not defined.
3.5.1. Về thành phần hóa học................................Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Về tác dụng sinh học...................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................54
PHỤ LỤC............................................................................................................... 59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CÁC TỪ
VIẾT TẮT
1

H-NMR

13

C-NMR

TIẾNG ANH
Proton Nuclear Magnetic
Resonance
13 Carbon Nuclear Magnetic
Resonance


δH, δC

TIẾNG VIỆT
Phổ cộng hưởng từ proton
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C

Độ dịch chuyển hóa học của
proton và cacbon
Độ dịch chuyển hóa học tính
bằng phần triệu

δ (ppm)

(ppm = part per million)

A549

Human brochogenic
carcinoma

Ung thư phổi

CAA

Cellular antioxidant activity

Hoạt tính chống oxy hóa tế bào

CC


Column Chromatography

Sắc ký cột thường

CTHH

Cấu trúc hóa học

CTPT

Cơng thức phân tử

DEPT

Phổ DEPT

DMSO

Dimethyl sulfoxide

Dimethyl sulfoxit

DPPH

Diphenyl picril
hydrazilhydrate

Diphenyl picril hydrazilhydrat


EC50

50% effective concentration

Nồng độ gây ra tác động sinh
học cho 50% đối tượng thử
nghiệm

ED50

50% effective dose

Liều có hiệu quả 50%

ESI-MS

Electron Spray
Ionization - Mass
Spectrometry

Phổ khối ion hóa phun
mù điện tử

EtOAc

Ethyl acetate

Ethyl acetat



GCMS
Hep-G2
HPLC

HSQC
IC50

Gas Chromatography Mass
Spectometry
Human hepatocellular
carcinoma
High Performance Liquid
Chromatography
Heteronuclear Single
Quantum
Coherence
50% inhibitory concentration

Sắc ký khí ghép khối phổ
Dịng tế bào ung thư gan
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Phổ tương tác dị hạt nhân
qua một liên kết
Nồng độ ức chế ở 50%
Hằng số tương tác tính
bằng Hz

J (Hz)
LU


Human lung carcinoma

Dịng tế bào ung thư phổi

MCF-7

Human breast carcinoma

Dòng tế bào ung thư vú

MeOH

Methanol

Methanol
3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5diphenyltetrazol brom

MTT
MS

Mass Spectroscopy

Phổ khối lượng

OD

Optical Density

Mật độ quang học


ORAC
PSC

Oxygen Radical Absorbance
Capacity
peroxyl radical scavenging
capacity

khả năng hấp thụ gốc oxy hóa
Khả năng bắt gốc peroxyl

TLC

Thin layer chromatography

Sắc ký lớp mỏng

UV

Ultraviolet Spectroscopy

Phổ tử ngoại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tác dụng chống ung thư trên 2 dòng tế bào Hep-G2 và MCF-7...........22
Bảng 3.1. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất 1 và tài liệu tham
khảo......................................................................................................................... 29
Bảng 3.2. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất 2 và tài liệu tham
khảo......................................................................................................................... 42

Bảng 3.3. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất 3 và tài liệu tham
khảo......................................................................................................................... 47
Bảng 3.4. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên ba dịng tế bào ung thư
người của ba hợp chất phân lập.............................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5. Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của ba hợp chất
phân lập....................................................................Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các hợp chất flavonoid phân lập được từ lồi Adinandra nitida..............16
Hình 1.2. Các hợp chất triterpen phân lập được từ lồi Adinandra nitida...............18
Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây Sum điểm đỏ (Adinandra rubropunctata)..........23
Hình 1.4. Các hợp chất phân lập từ lồi Adinandra hainanensis tại Việt Nam.......24
Hình 3.1. Cấu trúc hợp chất 1..................................................................................34
Hình 3.2. Phổ ESI-MS của hợp chất 1.....................................................................35
Hình 3.3. Phổ 1H NMR của hợp chất 1....................................................................35
Hình 3.4. Phổ 1H NMR giãn rộng của hợp chất 1....................................................36
Hình 3.5. Phổ 13C-NMR của hợp chất 1...................................................................28
Hình 3.6. Phổ DEPT của hợp chất 1........................................................................29
Hình 3.7. Cấu trúc hợp chất 2..................................................................................39
Hình 3.8. Phổ ESI-MS của hợp chất 2.....................................................................40
Hình 3.9. Phổ 1H NMR của hợp chất 2....................................................................40
Hình 3.10. Phổ 1H NMR giãn rộng của hợp chất 2..................................................41
Hình 3.11. Phổ 13C-NMR của hợp chất 2.................................................................41
Hình 3.12. Phổ DEPT của hợp chất 2......................................................................42
Hình 3.11. Cấu trúc hợp chất 3................................................................................44
Hình 3.14. Phổ ESI-MS của hợp chất 3...................................................................44
Hình 3.15. Phổ 1H NMR của hợp chất 3..................................................................45
Hình 3.16. Phổ 13C-NMR của hợp chất 3.................................................................45
Hình 3.17. Phổ HSQC của hợp chất 3.....................................................................46

Hình 4.1 Cấu trúc của các hợp chất triterpen phân lập từ lá cây Adinandra
rubropunctata..........................................................................................................49


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chiết các phân đoạn từ lá cây Sum điểm đỏ..................................31
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn chiết ethyl acetat.............................32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới thực vật đa dạng với hàng chục ngàn loài trên trái đất đã ban cho
con người vô số các phương thuốc chữa bệnh. Việc nghiên cứu và phát triển các
loại thuốc thông thường rất tốn kém và gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ thành cơng
thấp đi cùng với nhu cầu đầu tư vốn rất lớn. Vì vậy, trong vài thập kỷ qua, các
nhà nghiên cứu đã tập trung vào phát triển các loại thuốc từ thảo dược hoặc có
nguồn gốc thực vật. Khơng chỉ các nước phương Đông với lịch sử sử dụng các
sản phẩm thảo dược hàng ngàn năm, các nước phương Tây cũng tiêu thụ một
lượng rất lớn dược liệu. Theo thống kê ở các nước có nền cơng nghiệp phát triển,
một phần tư số thuốc kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất có nguồn gốc từ
thảo mộc. Xu hướng đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có
hoạt tính sinh học cao từ các lồi thực vật làm dược phẩm chữa bệnh đang ngày
càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học bởi ưu điểm của chúng là ít
tác dụng phụ, dễ hấp thu và chuyển hoá trong cơ thể dễ dàng hơn so với các
dược phẩm tổng hợp.
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt
đới gió mùa. Với đặc điểm này, Việt Nam là quốc gia có thảm thực vật giàu có
và phong phú, là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên
thế giới. Về thực vật, theo số liệu thống kê, Việt Nam có 11,373 lồi thực vật,
thuộc 2524 chi, 278 họ, và 7 ngành thực vật chính [4]. Nhưng trong đó, mới chỉ
có 10.500 lồi đã được mơ tả, và 3.200 lồi được dùng trong các bài thuốc y học

cổ truyền. Trong những năm gần đây, rất nhiều cơng trình nghiên cứu về cây
thuốc của hệ thực vật Việt Nam đã được thực hiện nhằm tìm kiếm các chất có
hoạt tính sinh học.
Chi

Sum

hay

Dương

đồng (Adinandra)

thuộc

họ Ngũ liệt

(Pentaphylacaceae) phân bố tại rừng nhiệt đới các nước ở các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Nhật Bản, New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; và vùng


nhiệt đới Châu Phi [26]. Ở Việt Nam đã tìm thấy khoảng 10 loài thuộc chi Sum
phân bố ở các tỉnh miền núi nước ta. Nhiều loài thuộc chi Adinandra được sử
dụng trong y học cổ truyền làm thuốc điều trị bệnh. Cây Sum millett (A.
millettii) được sử dụng điều trị đau dạ dày, cây Sum nguyên (A. integerrima)
được dùng để trị bong gân, rắn cắn. Cây Sum điểm đỏ (A. rubropunctata) được
dùng cho các trường hợp viêm, ung thư vịm họng. Các nghiên cứu trên thế giới
cho thấy, lồi sum A.nitida có nhiều hoạt tính sinh học phong phú như chống
oxy hóa, giảm huyết áp, chống ung thư, chống béo phì [15], [23], [38].

Cây Sum điểm đỏ có tên khoa học A. rubropunctata Merr. & Chun là một
loài đặc hữu của Việt Nam phân bố ở các tỉnh miền núi nước ta và vẫn chưa
được nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học. Quá trình
sàng lọc của dự án Pháp Việt cho thấy dịch chiết tổng ethyl acetate của loài Sum
điểm đỏ ở Việt Nam có hoạt tính chống ung thư rất tốt trên một số dòng tế bào
ung thư khác nhau như ung thư phổi (A549), ung thư gan (Hep-G2), ung thư vú
(MCF-7). Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của các hợp chất triterpen trong lá cây sum điểm đỏ (Adinandra
rubropunctata)” được thực hiện, với mục tiêu:
1. Phân lập 3 hợp chất từ ethyl acetate của lá cây Sum điểm đỏ và xác
định cấu trúc hóa học các chất phân lập được.
2. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập
được.
3. Đánh giá tác dụng ức chế α-glucosidase trong điều trị tiểu đường của
các hợp chất phân lập được.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về họ Pentaphylacaceae (Ngũ liệt).
Họ Pentaphylacaceae (họ Ngũ liệt hay Ngũ mạc) là một họ thực vật có
hoa nằm trong bộ Ericales (bộ Đỗ quyên). Họ này gồm 11 chi và gần 500 loài
phân bố ở khắp các vùng nhiệt đới [6].
Về số lượng chi, loài của họ Ngũ liệt, trước đây Pentaphylacaceae (theo
nghĩa hẹp) chỉ có một chi: Pentaphylax [13]. Hệ thống APG III (Angiosperm
Phylogeny Group III, 2009) đã thay đổi vị trí phân loại trong bộ Ericales (bộ Đỗ
quyên) bao gồm họ Pentaphylacaceae (họ Ngũ liệt) (bao gồm cả
Ternstroemiaceae) và họ Theaceae (họ Chè) [5]. Theo phân loại mới nhất, APG
IV (2016), họ này bao gồm 3 nhóm, chứa khoảng 12 chi và 337 loài, bổ sung các
chi, loài trước đây thuộc các họ khác nhau [6]:
Pentaphylaceae: bao gồm một chi Pentaphylax (ngũ liệt, ngũ linh, ngũ

liệt mộc), bao gồm một loài duy nhất (Pentaphylax euryoides) phân bố rải rác từ
Sumatra đến Trung Quốc. Lồi này cũng có tại Việt Nam.
Ternstroemieae: bao gồm phân họ Ternstroemioideae, với hai chi và
khoảng 103 lồi, trong đó chi Ternstroemia chứa khoảng 100 lồi. Phân bố tại
vùng nhiệt đới, đặc biệt là Đông Nam Á, Trung Mỹ, và Nam Mỹ. Chúng là cây
bụi thường xanh, lá quanh thân cây.
Frezierieae bao gồm 9 chi và 233 loài. Các chi đa dạng nhất
là Adinandra (80 loài), Eurya (75 lồi), Freziera (57 lồi). Phân bố tại Đơng
Nam Á tới Malesia, Hawaii, Trung tới Nam Mỹ, Đông Phi (chi Balthasaria) và
Tây Phi (chi Adinandra), và Canaries (chi Visnea).
Về đặc điểm thực vật của họ Pentaphylacaceae: Hầu hết những loài thuộc
họ Pentaphylacaceae là cây thân bụi hoặc thân gỗ nhỏ. Vỏ cây có màu nâu hoặc
đỏ. Lá mọc đơn lẻ, bóng như da, mọc so le, thường xếp thành 2 hàng, có cuống.
Mép lá khía, gợn sóng hay ngun. Thường khơng có lá kèm. Họ này được đặc
trưng bởi những bông hoa đơn độc trong nách lá, hiếm thấy ở đầu cành hoặc ở
bên. Các hoa đơn tính hay lưỡng tính, đối xứng xuyên tâm và chủ yếu là mẫu 5


với bao hoa kép. Nếu là hoa đơn tính thì thuộc loại đơn tính khác gốc hay có hoa
đơn tính cùng hoa đực trên cùng một cây. Năm lá đài rời. Năm cánh hoa rời
thường có màu hơi xanh hay hơi vàng, nhưng ở chi Balthasaria là màu đỏ cam.
Có từ 5 tới 30 nhị rời. Chỉ nhị ngắn và bao phấn dài. Lá nỗn ở tơng Frezierieae
là 3 cịn các tông khác là 5. Bộ nhụy dạng quả tụ, chủ yếu với bầu nhụy thượng.
Quả thường là quả mọng hay quả hạch, đôi khi là quả nang với các hạt có cánh.
Phơi mầm cong hình chữ U [39].
1.2. Tổng quan về chi Adinandra (Sum hay Dương đồng)
1.2.1. Về vị trí phân loại của chi Adinandra
Chi Adinandra (chi Sum hay Dương Đồng) thuộc họ Ngũ liệt
(Pentaphylacaceae), bộ Đỗ quyên (Ericales), lớp Mộc lan (Magnoliopsida),
ngành Mộc lan (Magnoliophyta).

Theo khung phân loại ngành Mộc lan, vị trí phân loại của chi Adinandra
được thể hiện như sau [6]:
Giới thực vật: Plantae.
Ngành Mộc lan: Magnoliophyta
Lớp Mộc lan: Magnoliopsida
Bộ Đỗ quyên: Ericales
Họ Ngũ liệt: Pentaphylacaceae
Chi Sum: Adinandra
1.2.2. Về đặc điểm thực vật và phân bố của chi Adinandra (Sum hay Dương
đồng).
Thực vật chí Trung Quốc đã mô tả và xếp chi Adinandra vào họ Chè
(Theaceae) với 85 lồi và 22 dưới lồi trong đó có 17 loài là đặc hữu của Trung
Quốc [26].
Căn cứ vào hệ thống phân loại mới nhất APG IV (2016) trên cơ sở những
dẫn liệu về sinh học phân tử, chi Adrinandra được xếp vào họ Ngũ liệt
Pentaphylacaceae với tổng số 75 loài [6].
Ở Việt Nam chi Adinandra được Phạm Hoàng Hộ (2000), Nguyễn Tiến
Bân (2003) thống kê và mô tả 10 loài, bao gồm:


Adinandra annamensis Gagn (Sum đỏ)
Adinandra caudata Gagn., (Sum đuôi, Sa-lô)
Adinandra donnaiensis Gagn., (Sa-lô, Sum Đồng Nai)
Adinandra glischoroma Hand-Maz. Var hirta (Gagn.) Kob., (Sum lông)
Adinandra rubropunctata Merr. & Chun. (Sum điểm đỏ) hay
Adinandra hainanensis Hay., (Sum Hải Nam)
Adinandra integerrima T. And (sum nguyên vẹn)
Adinandra microcarpa Gagn., (sum trái nhỏ)
Adinandra millettii (H.&A.) Benth. & Hook f. ex Hance. (Sum millet)
Adinandra petelotii Gagn., (Sum petelot)

Adinandra poilanei Gagn. (Sum Poilane) [1], [3].
Mô tả thực vật: Cây gỗ ít khi là cây bụi, nhánh non có lơng nhung. Lá đơn, mọc
so le, có kích thước trung bình hay lớn. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính,
mẫu 5. Lá đài có lơng mềm hay lơng ráp. Cánh hoa khơng lơng hay chỉ có lơng ở
mặt ngồi. Nhị nhiều, tới 25. Bao phấn có lơng ngắn hay dài và có mũi nhọn.
Bầu trên, khơng lơng hay có lơng mềm; nỗn nhiều. Quả khơ khơng tự mở; hạt
nhiều, nhỏ [3].
Phân bố: Chi Adinandra được tìm thấy ở rừng nhiệt đới các nước ở các nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Nhật Bản, New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam;
và vùng nhiệt đới Châu Phi [26]
Ở nước ta, chi Sum hay Dương đồng (Adinandra) ở khắp miền rừng núi
các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam [3].
Công dụng: Theo y học cổ truyền, các loài thuộc chi Adinandra được sử
dụng làm thuốc điều trị bệnh. Cây Sum millett (A. millettii) được sử dụng điều
trị đau dạ dày, cây Sum nguyên A. integerrima được dùng để trị bong gân, rắn
cắn. Cây Sum đỏ hay Dương đồng Hải Nam A. hainanensis (A. rubropunctata)
được dùng cho các trường hợp viêm, ung thư vòm họng [2].
1.2.3. Về thành phần hóa học của chi Adinandra.
Trên thế giới có khoảng hơn 80 lồi thuộc chi Andinandra phân bố ở
nhiều vùng khác nhau [26]. Trong số hơn 80 lồi thuộc chi Adinadra cho đến
nay mới chỉ có cơng bố kết quả nghiên cứu của lồi A.nitida. Lồi Adinandra


nitida chủ yếu phân bố ở vùng Nam Trung Quốc, là một nguồn thực vật giàu
flavonoid. Lá của nó được sử dụng làm chè, uống tốt cho sức khỏe (Shiyacha),
và là dược liệu đã được sử dụng hàng trăm năm tại Trung Quốc [26], [10]. Các
nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy lớp chất trong lồi này bao gồm
flavonoid, triterpen và một số nhóm chất khác [23], [37], [38] [45]. Về hoạt tính
sinh học, nó được báo cáo có nhiều tác dụng điều trị, như giảm huyết áp, cũng

như tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và giảm đau [10], [41].
1.2.3.1. Hợp chất flavonoid
Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Wang và cộng sự đã phân lập được 3
hợp chất apigenin (1), camellianin A (2), quercitrin (3) [37]. (Hình 1.1).

Apigenin (1)

Camellianin A (2)

Quercitrin (3)

Epicatechin (4)


Rhoifolin (5)
Camellianin B (6)
Hình 1.1. Các hợp chất flavonoid phân lập được từ loài Adinandra nitida
Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra flavonoid như epicatechin, apigenin,
quecitrin, camellianin A và camellianin B có hoạt tính sinh học và có hoạt tính
kháng oxy hóa.
Zhang và cộng sự (2006) đã sử dụng sắc ký lỏng 2 chiều (2D-LC) kết hợp
phổ khối để phân tích thành phần hóa học trong lá A. nitida. Có hơn 57 chất đã
xuất hiện, tuy nhiên chỉ có 5 hợp chất epicatechin (4), camellianin A (2),
rhoifolin (5), camellianin B (6) and apigenin (1) được phát hiện dựa trên thời
gian lưu và phổ MS/MS [46]. (Hình 1.1)
Bên cạnh các nghiên cứu của Wang về thành phần hóa học, một số nhóm
nghiên cứu tập trung vào phân tích thành phần flavonoids, thành phần chiếm
hàm lượng lớn đến 20% có trong lá Adinandra nitida với camellianin A là thành
phần chính [21], [42], [43].
Năm 2008, nhóm nghiên cứu của Liu và cộng sự, bằng phương pháp

UV/VIS và ESI-MS cũng đã xác định được các hợp chất flavonoid chính trong
lá Adinandra nitida là camellianin A và apigenin [21].
Cũng trong năm 2008, Liu và cộng sự đã phân lập được flavonoid thuộc
loại camellianin A từ lá của loài A.nitida bằng phương pháp HPLC và chứng
minh được khả năng chống oxy hóa cao từ dịch chiết flavonoid bằng phương
pháp làm sạch DPPH và gốc tự do [22].
Theo nghiên cứu của Liu và cộng sự (2010) hàm lượng camellianin A,
camellianin B và apigenin trong dịch chiết EtOH chiếm tỉ lệ 41.98, 2.67, và


1.73% tương ứng. Hàm lượng flavonoid chiếm hơn 45% trong dịch chiết EtOH
[23]
Từ hướng nghiên cứu này, năm 2013, Liu và cộng sự đã phân lập, tối ưu
hóa phương pháp tách chiết flavonoid và thu được camellianin A từ lá của loài
A.nitida. Điều kiện tách chiết tối ưu là: thời gian chiết: 30,25 phút, nồng độ
ethanol: 63,84%, tần số siêu âm: 45 KHz. Flavonoid thu được trong điều kiện tối
ưu là 84,52 ± 1,65, đồng thời chứng minh được hoạt tính kháng oxy hóa của
flavonoid ở nồng độ 0,02 mg/ml [24].


Hợp chất triterpen
Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Wang và cộng sự đã phân lập được 3

hợp chất kajiichigoside F1 (7), nigaichigoside F2 (8), and peduncloside (9) [37].
(Hình 1.2).

Kajiichigoside F1 (7)

Nigaichigoside F2 (8)


Peduncloside (9)

Arjunetin (10)

Sericoside (11)

Nigaichigoside F1 (12)


Glucosyl tormentate (13)

Arjunglucoside I (14)

Hợp chất mới (15)
Hình 1.2. Các hợp chất triterpen phân lập được từ loài Adinandra nitida
Năm 2008, nhóm nghiên cứu của Wang tiếp tục cơng bố một số hợp chất
triterpene glycosides như arjunetin (10), sericoside (11), glucosyl tormentate
(12), nigaichigoside F1 (13) and arjunglucoside I (14) [38].(Hình 1.2).
Gần đây nhất, năm 2019, Yuan và cộng sự đã phân lập được bốn hợp chất
triterpenoid saponins, trong đó có một hợp chất mới (15) từ cây Adinandra
nitida [45] (Hình 1.2).


Hợp chất khác
Một nghiên cứu khác từ Liu năm 2008 về phân tích thành phần hóa học

bằng phương pháp GCMS của dịch chiết siêu tới hạn CO 2 lá của cây A.nitida và
phát hiện được 16 hợp chất với y-sitosterol là thành phần chính (47,56%). Một
số hợp chất khác 3,7,11,15-tetramethyl-2-hexadecen-1-ol, nonacosane, 9-12ocatadecadienal, vitamin E, y-tocopherol, stigmasterol được phát hiện với hàm
lượng từ 2,16 – 16,98% [21].



1.2.4. Về hoạt tính sinh học của chi Adinandra
Qua các nghiên cứu trên thế giới Adinandra nitida cho thấy các lồi thuộc
chi này có nhiều hoạt tính sinh học phong phú như giảm huyết áp, kháng khuẩn,
kháng oxy hóa và giảm đau [10], [37].
 Hoạt tính chống oxy hóa:
Yuan và cộng sự (2009) đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của
flavonoid chiết xuất từ lá Adinandra nitida bằng cách đo DPPH và hoạt tính bắt
gốc tự do DPPH và giảm năng lượng. Điều kiện tách chiết tối ưu như sau: thời
gian khai thác 36 phút, nhiệt độ nước 100 oC và tỷ lệ nước với vật liệu 20:1, và
trong điều kiện như vậy, giá trị dự đoán và thực tế (trung bình 3 lần lặp lại) của
flavonoid là 8,24% và 8,20%, cho thấy rằng hiệu lực của mơ hình hồi quy được
thiết lập là tốt. Phân tích HPLC chỉ ra rằng chiết xuất flavonoid chứa 59,3%
camellianin A. Chiết xuất flavonoid có thể làm sạch đáng kể các gốc tự do
DPPH và superoxide phụ thuộc vào liều [44].
Liu và cộng sự (2010) đã đã sử dụng phương pháp DPPH và Rancimat để
xác định hoạt tính kháng oxy hóa, và sử dụng assay kit với cơ chất hippurylglycyl-glycine để xác định hoạt động ức chế men chuyển angiotensin (ACE) của
các hợp chất flavonoid chính (camellianin A, camellianin B, apigenin) và dịch
chiết ethanol (EE) của lá A.nitida. Kết quả cho thấy, hàm lượng của camellianin
A, camellianin B và apigenin trong EE được xác định tương ứng là 41.98, 2.67,
và 1.73%. Hoạt tính kháng oxy hóa của flavonoid thấp hơn nhiều so với dịch
chiết tổng. Kết quả này cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa của lá cây A.nitida có
thể phụ thuộc vào các thành phần hóa học khác [23].
Hangao và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa của
các hợp chất phenolic từ lá Adinandra nitida được thu thập vào mùa xuân và
mùa thu và tác dụng chống tăng sinh của chúng trên các tế bào Hep-G2. Hàm
lượng phenol tự do và hàm lượng flavonoid tự do từ lá Adinandra nitida mùa thu
cao, tương ứng các giá trị là 142,69 ± 0,58 mg GAE / g DW và 112,98 ± 0,37 CE
/ g DW. ORAC, PSC và CAA của các chất phytochemical miễn phí từ chiết xuất



lá là tương đối mạnh và các giá trị là 1723.08 ± 109.27 μmol TE / g DW, 24.07 ±
1.98 μM VCE / g DW và 900.84 ± 2.68 μmol QE / 100 g, tương ứng. A.nitida rất
giàu chất phytochemical, và đặc biệt là lá rụng A.nitida là một nguyên liệu thơ
mới cho các chất chống oxy hóa tự nhiên [16].
Tiếp tục hướng nghiên cứu này, năm 2017, Chen và cộng sự tiếp tục đánh
giá hoạt tính kháng oxy hóa và ức chế tăng sinh trên dòng tế bào Caco-2 của lá
cây A. nitida. Sự thay đổi của hoạt tính kháng oxy hóa của A. nitida được đánh
giá dựa trên các giá trị PSC, ORAC, and CAA sau khi tiêu hóa. Những kết quả
này chỉ ra rằng các phytochemical của A. nitida được hấp phụ hiệu quả hơn vào
màng tế bào mơi trường đường ruột [13].
 Hoạt tính giảm huyết áp, ức chế men chuyển (angiotensin converting
enzyme :ACE)
Về tác dụng giảm huyết áp, ức chế men chuyển (ACE): ở nồng 500
μg/mL, tác dụng ức chế men chuyển

của

dịch chiết EtOH,

hợp chất

camellianin A, camellianin B và apigenin tương ứng là 29.7%, 30.16%, 40.68%,
và 30.27%. Các hợp chất flavonoid thể hiện hoạt tính tốt hơn so với dịch chiết
tổng [20].
 Hoạt tính chống ung thư
Chen và cộng sự (1998) trong nghiên cứu về hoạt tính sinh học của
flavonoid được chiết xuất từ A. nitida, sự ức chế sự tăng trưởng khối u và ức chế
gen ức chế p53 của khối u ở mức phiên mã ở tế bào chuột Sarcoma-180 được

đánh giá bằng các xét nghiệm kháng u và RT-PCR. Kết quả cho thấy các chất
chiết xuất không chỉ ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào Sarcoma-180 cấy
dưới da ở chuột mà còn tăng tuổi thọ ở chuột mắc ung thư biểu mô Ehrlich ở liều
500mg / kg mỗi ngày × 10 mà khơng có dấu hiệu độc tính. Tỷ lệ ức chế khối u là
64,0 % ở chuột S-180 và sự gia tăng tuổi thọ (ILS) là khoảng 51. 2% ở chuột
Ehrlich ung thư cổ tử cung. Hoạt tính chống ung thư của chiết xuất flavonoid
cao hơn so với thuốc chống ung thư Ftorafur trong cùng một điều kiện. Kết quả
RT-PCR cho thấy các chiết xuất flavonoid có thể ức chế đáng kể sự biểu hiện


gen p53 đột biến ở chuột Sarcomar-180 ở mức phiên mã ở liều 500mg / kg mỗi
ngày × 1 0 [11].
Trong nghiên cứu năm 2010, Han Gao và cộng sự đã đánh giá khả năng
kháng tế bào ung thư của A. nitida, hợp chất chính Camellianin A được thử
nghiệm hoạt tính chống ung thư trên dịng tế bào ung thư gan Hep-G2 và ung
thư vú MCF-7. Ở nồng độ 200 μM, Camellianin A ức chế 33.8% và 8.7% tế bào
ung thư MCF-7 và Hep-G2. Kết quả cho thấy, camellianin A có thể ức chế sự
tăng sinh của tế bào ung thư gan Hep-G2 và ung thư vú MCF-7 ở người phụ
thuộc vào nồng độ và gây ra sự gia đáng kể của quần thể tế bào G0/G1. Sau
được điều trị bằng camellianin A, phosphatidylserine của tế bào Hep-G2 và
MCF-7 có thể chuyển vị đáng kể đến bề mặt của màng, và cho thấy sự gia tăng
dân số của tế bào giai đoạn đầu Sự gia tăng dân số ở giai đoạn đầu chết theo chu
trình của tế bào Hep-G2 và MCF-7. Kết quả cho thấy camellianin A không chỉ
ảnh hưởng đến tiến trình của chu kỳ tế bào, mà cịn khiến tế bào chết theo chu
trình [15].
 Hoạt tính khác
Năm 2019, Yuan và cộng sự đã công bố kết quả liên quan đến tác dụng
chống béo phì và hợp chất ức chế q trình tạo mỡ của A. nitida. Mơ hình nhận
dạng hướng dẫn hoạt tính sinh học để xác minh tác dụng ức chế của trà Shiya
đối với quá trình tạo mỡ. Bốn saponin triterpenoid trong đó có một hợp chất mới

(2α, 3α-dihydroxyursolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester, hợp chất 15) và
01 flavonoid đã được xác định bằng cách sử dụng NMR (1D và 2D NMR) và
sắc ký lỏng (LC) −MS. Hợp chất 15 thành phần chính ức chế q trình tạo mỡ có
giá trị IC50 là 27,6 μg/mL [45].
Ngồi các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của A.
nitida, gần đây có thêm nghiên cứu của Chen và cộng sự (2015), so sánh thành
phần phenolic, flavonoids, tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư của 4 loài thuộc
chi Adinandra ở Trung Quốc là A. nitida, A. glischroloma, A. millettii và A. latifolia
[12].


Tổng các hợp chất phenolic trong A. nitida chiếm 140.54 ± 1.04mg/g, sau
đó tới A. millettii (125.96 ± 3.19 mg/g), A. jubata (84.14 ± 2.97 mg/g). A.
latifolia có hàm lượng phenolic ít nhất (71.29 ± 2.69 mg/g).
Tương tự, thành phần flavonoid ở trong A. nitida là cao nhất 88.72 ± 2.13
mg/g, tiếp đó tới A. jubata (44.74 ± 1.79 mg/g) và A. millettii (43.54 ± 1.48
mg/g), A. latifolia có hàm lượng flavonoid ít nhất (19.13 ± 0.54 mg/g).
Do vậy, trong kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa, A. nitida và A.
millettii có tác dụng tốt nhất. Trong thử nghiệm chống ung thư, A. nitida và A.
millettii có tác dụng cao hơn so với A. jubata và A. latifolia. Tuy nhiên có thể
thấy tác dụng của các cây này là không cao [12].
Bảng 1.1. Tác dụng chống ung thư trên 2 dòng tế bào Hep-G2 và MCF-7
Cây

EC50 (mg/mL)
Hep G2
MCF-7
A. nitida
1.49 ± 0.023
2.26 ± 0.19

A. millettii
1.05 ± 0.089
2.43 ± 0.23
A. jubata
1.85 ± 0.056
8.02 ± 0.32
A. latifolia
6.44 ± 0.46
4.01 ± 0.12
Như vậy qua các nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học
Trung Quốc, có thể nhận thấy tác dụng sinh học và thành phần hóa học của các
lồi thuộc chi Adinandra còn chưa rõ ràng, chưa được nghiên cứu sâu. Việc tiến
hành nghiên cứu về các loài thuộc chi này là rất cần thiết nhằm cung cấp thêm
cơ sở khoa học.
1.3. Tổng quan về cây Sum điểm đỏ (Adinandra rubropunctata).
1.3.1 Về vị trí phân loại của cây Sum điểm đỏ (Adinandra rubropunctata).
Cây Sum điểm đỏ có tên khoa học A. rubropunctata Merr. & Chun
Tên đồng nghĩa: Adinandra hainanensis Hayata (1913), Adinandra
hainanensis Merrill (1923), not Hayata (1913); A. maclurei Merrill;
Tên Việt Nam: Sum điểm đỏ, Sum đỏ; Sum Dương đồng hải nam; Thạch
đản lá nhỏ; Hồng đạm Hải Nam
Giới thực vật: Plantae.
Ngành Mộc lan: Magnoliophyta
Lớp Mộc lan: Magnoliopsida
Bộ Đỗ quyên: Ericales
Họ Ngũ liệt: Pentaphylacaceae
Chi Dương đồng: Adinandra



×