Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo dục Văn hóa ứng xử cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.12 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Ứng xử là một trong những đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của
con người, nó khơng chỉ là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển
nhân cách, trong cuộc sống. Văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên đang là
một vấn đề được bàn nhiều trong các phương tiện thông tin đại chúng,
trong các diễn đàn và cả trong các buổi ngoại khóa. Tuy nhiên, nội dung
quan trọng nhất trong văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên là vấn đề ứng
xử trong môi trường sư phạm, đặc biệt là với thầy cô giáo với cán bộ và
nhân viên trong trường vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ và cụ thể.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, với tốc độ thay đổi từng ngày của xã hội
đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống… tuy nhiên mặt trái của
nền kinh tế hội nhập cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành đạo
đức, lối sống và cách ứng xử của sinh viên. Đó là lực lượng đơng đảo đang nắm
trong tay tri thức cùng với những hiểu biết và tiến bộ xã hội nói chung và sự phát
triển đất nước nói riêng. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện, là lực
lượng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ cao cả và khó khăn này, bên cạnh việc chuẩn bị
về tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, SV cần được trang bị tốt lối
sống có văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử để đáp ứng được u cầu địi hỏi
của mơi trường sư phạm và thực tiễn XH. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn vấn
đề: “Biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho SV trường CĐSP Lạng Sơn
thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng
xử trên cơ sở đó bước đầu vận dụng vào q trình giáo dục văn hóa ứng xử cho
sinh viên thơng qua mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh.

1



3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho SV trường CĐSP Lạng Sơn thông
qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu
SKKTKT tập trung nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về
văn hóa ứng xử thơng qua việc dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh
viên K18A khoa Tự nhiên tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
SKKTKT sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
và các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích - tổng hợp, lịch sử lôgic, quy nạp - diễn dịch, so sánh, điều tra xã hội học…
6. Kết cấu của SKCTKT
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;
nội dung của SKCTKT gồm 4 tiết.

2


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến cải tiến kỹ thuật
1.1. Đặc điểm học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
Với tư cách là bộ mơn khoa học, có đối tượng và chức năng, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu và hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật,
nguyên lý riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện cả trong lý luận và hành
động, trong tác phẩm và cuộc đời. Vì vậy, tri thức mơn học khơng chỉ thể
hiện qua các tác phẩm, bài viết, bài nói mà cịn thể hiện trong hoạt động thực
tiễn, trong cách Người làm, trong thành quả cách mạng của dân tộc. Giáo
trình mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh được ban hành theo Quyết định số
52/2008/QĐ-BG&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) dùng trong các trường đại học và cao đẳng, là tài liệu quan trọng nhằm
đảm bảo quá trình dạy học đạt được các mục tiêu của mơn học và chương

trình mơn học đề ra.
Mục tiêu học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh: giúp SV nắm được những
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong
đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở nhận
thức đó sinh viên củng cố niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và
có ý thức trách nhiệm góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Chương trình mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: 7 bài, trong đó
chia thành 3 cụm kiến thức cơ bản: Những kiến thức nền tảng của môn học
(đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ…) của môn học; Những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh; Sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong cơng cuộc đổi mới của nước ta hiện nay. Chương
trình mơn học được tổ Lý luận xây dựng như sau: tổng số thời gian là 45 tiết,
trong đó có 35 tiết giảng và 10 tiết thảo luận, kiểm tra học trình, được dạy ở
học kỳ 1 cho sinh viên năm thứ 2 trong trường CĐSP Lạng Sơn.

3


1.2. Một số vấn đề lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa
ứng xử
Văn hóa ứng xử là một bộ phận khơng thể tách rời văn hóa nói chung, nên nó
mang đặc trưng cơ bản của văn hóa nói chung như tính biểu tượng, tính xã hội, tính
chuẩn mực, tính sáng tạo, tính nhân văn, đặc biệt là tính bản sắc…Những đặc điểm
này nó chi phối không nhỏ tới cách ứng xử của mỗi cá nhân. Là người con của dân
tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng bị chi phối bởi lối sống hài hòa, linh hoạt của con
người Việt Nam, cùng với việc tiếp thu có chọn lọc, Hồ Chí Minh đã chắt lọc
những tinh hoa văn hóa ứng xử của phương Đơng như văn hóa ứng xử của đạo
Phật, tinh thần từ bi, hỉ xả, yêu thương con người, chim muông cây cỏ. Ngồi ra Hồ

Chí Minh tìm hiểu và thâu tóm những gía trị nhân văn của văn hóa phương Tây,
Người tiếp thu và vô cùng khâm phục sự bác ái, tính nhân từ và tấm gương hi sinh
triệt để của đức chúa JeSu vì những người bị áp bức, những dân tộc bị đè nén, vì
hịa bình, vì cơng lý…Khơng chỉ dừng ở đó Người đã tìm đến chủ nghĩa nhân văn
cộng sản, cũng từ đây tư tưởng nhân văn của người được phát triển hoàn thiện và
thể hiện rõ rệt qua những nội dung sau:
- Ứng xử với bản thân:
Trong ứng xử với bản thân mình, Hồ Chí Minh ln đặt mình trong ngun
tắc ứng xử có tính bắt buộc cao, có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữ lý
luận với thực tiễn, giữa quan điểm và hành động nhằm mục đích cuối cùng là
phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Với mình Người ln nhất quán quan điểm:
+ Trung với nước, hiếu với dân: Hồ Chí Minh coi đây là phẩm chất quan
trọng nhất trong hệ chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh đã suốt đời
phấn đấu cho nó, đồng thời người cũng nêu ra yêu cầu cụ thể nhằm giáo dục cán
bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân những đức tính cơ bản mà mỗi người cần
phải rèn luyện, trau dồi như: cần, kiệm, liêm, chính… Đây là địi hỏi về tư cách
của một người cách mạng đồng thời cũng là bài học đầu tiên về văn hóa ứng xử
cách mạng đối với mình của mỗi người. Qua đó Người đề ra những nguyên tắc
về hành vi ứng xử của người có chức, có quyền trong chính phủ từ tồn quốc
đến các làng, xã:
4


“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan chính phủ từ tồn quốc đến các làng,
đều là cơng bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải
để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Nhật. Pháp.
Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới u ta, kính ta”.

Ta thấy, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề văn hóa ứng xử từ lý luận sang lĩnh
vực thực tiễn, đưa văn hóa mới vào trong sự nghiệp cách mạng, coi đó là những
nguyên tắc hoạt động cách mạng tạo ra nền tảng vững chắc cho chính quyền
cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng.
+ Đức tính bình dị, lạc quan, không phô trương, kiểu cách:
Chúng ta thấy ở Người không chỉ những lời căn dặn tỉ mỉ mà còn thấy một
tấm gương mẫu mực trong cách ứng xử với bản thân mình.
“Mình đối với mình đừng tự mãn, tự túc, nếu tự mãn, tự túc thì khơng tiến
bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta, phải siêng năng, tiết kiệm”.
Trong cuộc mít tinh của nhân dân Ấn Độ chào đón Bác được tổ chức ở
cung Đivanhao, Hồ Chí Minh đã khéo léo từ chối ngồi vào chiêc ghế danh dự và
nói: “Tơi khơng muốn khác biệt với mọi người trong cuộc gặp mặt vui vẻ và thân
tình này”. Cử chỉ khiêm nhường ấy đã khiến cho nhân dân Ấn Độ xúc động và
hoan hô nhiệt liệt, điều đó đã chinh phục trái tim mọi người mà khơng cần phải
lý luận cao siêu, chính sự giản dị, khiêm tốn, chân tình Hồ Chí Minh đã làm nẩy
nở tình hữu ái và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những con người làm cho chúng ta
ngày càng tốt đẹp hơn.
Chính phong thái bình dị, tự nhiên bẩm sinh của Bác khiến Bác luôn lạc
quan, yêu đời cho dù ở trong hồn cảnh khó khăn, cực khổ nhất. Bác cho rằng,
chính những khó khăn trong cuộc sống lại là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của
người cách mạng nói riêng và mỗi con người nói chung.
“Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
Đây thực sự là một mẫu mực trong cách ứng xử của Bác với bản thân mình
mà mỗi người chúng ta đều có thể học được từ trong lời nói, trong việc làm và
trong chính thực tiễn đời sống cách mạng của Bác, những chuẩn mực văn hóa
ứng xử để mình ngày càng hoàn thiện hơn.
- Ứng xử với người khác
5



Một trong những điều làm nên nhân cách Hồ Chí Minh đó chính là lịng nhân
ái, cao cả, đây cũng là một điểm tựa vững chắc trở thành nguyên tắc cơ bản trong
văn hóa ứng xử của Bác. Nói đến văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh chúng ta không
thể không nhắc tới luận điểm ngắn ngọn nhưng bao qt “chữ tình” trong văn hóa
ứng xử của Bác, đó là tình cha con, tình anh em, tình đồng chí… Tình yêu thương
Bác dành cho mọi người bao la, sâu sắc nó đủ chỗ cho tất cả mọi người, mọi tầng
lớp, mọi ngành nghề, mọi tôn giáo, mọi dân tộc… thậm chí trong tình u đó cịn
có chỗ cho cả những kẻ lầm đường lạc lối, những kẻ đã từng là kẻ thù của Bác, của
dân tộc. Yêu thương, che chở, nâng đỡ, dìu dắt nhưng khơng dung túng mà ln
nghiêm khắc và địi hỏi sự cố gắng hồn thiện ở mỗi con người.
Bác đối với người:
“Với từng người thì khoan thứ.
Với đồn thể thì nghiêm.
Có lịng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo
Hay xem xét người”.
Ân cần, chu đáo và ln quan tâm tới mọi người… Hồ Chí Minh đã tạo cho
người đối diện một cảm nhận chung đó là: Bác đã chủ động xóa bỏ mọi nghi thức
rườm rà, đến thẳng trái tim con người bằng tình cảm thân thiết, gần ngũi như người
nhà. Hầu hết tất cả mọi người dù ở những cương vị và thuộc các dân tộc nào nhưng
khi tiêpx xúc với Bác họ đều bị thuyết phục không chỉ ở nội dung ngôn ngữ mà cịn
ở thái độ bì dị, chân thành.
1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục văn hóa và văn hóa ứng xử cho sinh viên
qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn của những giá trị
văn hóa truyền thống. Bởi vì, "Văn hóa" là những giá trị vật chất và tinh thần của một
dân tộc, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh. "Ứng xử" là
sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với
người khác. Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người

trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa khơng chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân,
mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.

6


Xã hội ngày càng văn minh thì văn hóa ứng xử lại càng là vấn đề nhạy cảm của
giới trẻ hiện nay. Hầu hết giới trẻ hiện nay đều khao khát muốn được thể hiện bản thân
mình. Để làm được điều đó, một số sinh viên cho rằng bằng mọi cách cần phải thể
hiện mình, họ sẵn sang làm cả những điều người khác thường cho là kệnh cỡm, khác
người, thì một số thanh niên lại gọi đó là mơđen, thời thượng. Những lời nói có phần
cộc lốc, thiếu văn hóa lại được gọi là đẳng cấp, đúng chất. Những câu chửi thề nói tục
có lẽ cũng khơng cịn xa lạ bởi những ngơn từ đó đã trở thành thói quen không thể
thiếu của một bộ phận sinh viên. Văn hoá ứng xử của một số sinh viên xuống cấp, lỗi
chủ yếu là do chính bản thân họ, do trình độ nhận thức cịn hạn chế, thậm chí sai lệch,
dẫn đến hành vi khơng đúng đắn, vơ văn hóa của một số sinh viên hiện nay. Bên cạnh
đó, cũng có tác động từ môi trường sống, từ cách giáo dục của gia đình, nhà trường và
sự ảnh hưởng của xã hội.
Vì vậy, cơng tác giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục văn hóa ứng xử theo
tư tưởng Hồ Chí Minh cho SV trường CĐSP Lạng Sơn nói riêng trong giai đoạn
hiện nay ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
2. Thực trạng việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên qua môn học
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường CĐSP Lạng Sơn hiện nay
2.1. Việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên qua mơn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh
Văn hóa ứng xử khơng phải là cái gì quá to lớn, trừu tượng mà nó gần gũi
với mỗi sinh viên trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Có thể nói văn hóa ứng xử
là thước đo đúng đắn nhất để đánh giá phẩm chất SV khi bước chân vào giảng
đường sư phạm. Là giảng viên trực tiếp giảng dạy mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong quá trình lên lớp và quan sát sinh viên tôi nhận thấy thái độ và cách ứng xử

của sinh viên trong môi trường sư phạm như sau:
- Những mặt đạt được
+ Ứng xử với bản thân:
Đa số SV trường CĐSP Lạng Sơn đều có suy nghĩ và định hướng cho sự
nghiệp của mình sau này. Đây là dấu hiệu đáng mừng, bởi khi định hướng được
mục đích nghề nghiệp thì SV sẽ sớm tìm ra được mục tiêu phấn đấu rèn luyện để
đạt kết quả cao trong học tập, đó là bước chuẩn bị những tri thức cơ bản và
nghiệp vụ sư phạm cho tương lai. Với sự năng động, nhạy bén của tuổi trẻ, SV
7


luôn ý thức được ngày nay công việc phải gắn với bằng cấp và trình độ, chun
mơn nên SV ý thức rất tốt mục đích học tập của mình nhằm đáp ứng được công
việc sau khi ra trường.
Trong giao tiếp, ứng xử SV ý thức được cần kế thừa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tiếp cận nền văn hóa mới, SV ngày càng mạnh dạn, tự tin, hành
động có động cơ, mục đích rõ ràng.
+ Ứng xử với người khác trong môi trường sư phạm:
Trong quan hệ với bạn bè SV đã biết yêu thương và quan tâm đến các
thành viên trong lớp biểu hiện qua các hành động nho nhỏ nhưng thiết thực như:
hỏi thăm, động viên nhau những lúc khó khăn, ốm đau, quan tâm đến ngày sinh
nhật, những ngày lễ, giúp nhau học tập cùng tiến bộ.
Trong quan hệ ứng xử với các thày cô và cán bộ nhân viên nhà trường có
sự cởi mở, thân thiện và tơn trọng nó khơng cịn khoảng cách lớn trong giao tiếp,
nhờ đó mà thày cơ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của SV hơn. Theo số liệu điều
tra về thái độ của SV đối với giảng viên và cán bộ, nhân viên trong trường tại
lớp K18A: 76% SV cho rằng các bạn trong trường có thái độ tôn trọng thày cô
giáo và cán bộ, nhân viên nhà trường, 23% SV cho rằng rất tôn trọng, 0,1% cho
rằng chưa thật sự tơn trọng. Kết quả trên có thể thấy phần lớn SV đều có thái độ
tơn trọng thày, cô và cán bộ nhân viên trong trường, điều này xuất phát từ ý thức

của SV cũng như sự quan tâm, giáo dục của thày cô khi lên lớp.
Với câu hỏi về sự hài lòng, khi nghe GV nhắc nhở về một hành vi thiếu
văn hóa trong ứng xử: 9/24SV trả lời rất hài lịng chiếm 37,5%, bình thường
45,8,3%, khơng hài lòng 16,7%. Với kết quả trên cho thấy mức độ nhận thức
của SV về tầm qua trọng của văn hóa ứng xử trong mơi trường sư phạm ở
mức độ trung bình. Điều này khẳng định việc rèn luyện đạo đức lối sống, đặc
biệt là văn hóa ứng xử của SV trong mơi trường sư phạm là chưa cao.
Tóm lại, giáo dục văn hóa ứng xử cho SV qua các mơn học nói chung và
mơn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm qua đã đặt được những
thành tựu nhất định, thơng qua nhiều hình thức và phương pháp giáo dục cụ thể
đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và văn hóa ứng xử của sinh viên. Qua q
trình giáo dục của thày cơ, SV đã nhận thức được một cách khá đầy đủ và toàn
diện về các chuẩn mực, giá trị văn hóa ứng xử theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ
8


đó điều chỉnh các hành vi ứng xử của mình đối với bạn bè, thày cô, cán bộ, nhân
viên trong và ngoài nhà trường sao cho phù hợp.
- Những mặt cịn tồn tại:
Bên cạnh mặt tích cực vẫn cịn những hạn chế ở một bộ phận SV, với
những biểu hiện đáng lo ngại như: vẫn cịn một số ít SV nhận thức chính trị kém,
lập trường tư tưởng khơng vững vàng, mờ nhạt về lý tưởng, lối sống. Sống
buông thả đễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Một trong những mặt dễ bị tác
động nhất là văn hóa, cụ thể là văn hóa ứng xử.
Trào lưu dân chủ hóa cùng với sự bùng nổ của cơng nghệ thông tin làm cho
ý thức cá nhân của SV ngày càng rõ, nếu không được định hướng đúng và kịp
thời SV dễ đi lệch hướng, đề cao tự do cá nhân, sự hi sinh và quan tâm đến
người khác thấp đi, thậm chí mắc bệnh vơ cảm, sống khơng động chạm đến ai
nhưng cũng không quan tâm đến ai, chỉ cần biết mình. Khi phỏng vấn về sự
quan tâm văn hóa ứng xử của SV với câu hỏi: “Một bạn trong trường mắc bệnh

hiểm nghèo cần sự giúp đỡ về máu, bạn có sẵn sang hiến máu của mình
khơng”? 63% tỏ thái độ đồng cảm và sẵn sàng hiến máu, 35% trả lời bình
thường với thái độ thờ ơ, 0,2% trả lời không biết.
Đối với việc học, nhiều SV chưa ý thức nhiệm vụ chính của mình, động cơ
khơng rõ ràng, sống bng thả khơng có mục đích, khơng có lý tưởng, ăn chơi
hưởng thụ nhiều hơn học. Một số SV chưa có ý thức tơn trọng người khác như
làm việc riêng, nói chuyện trong lớp… thậm chí có những lời nói và hành vi vơ
văn hóa, cịn q coi trọng lợi ích cá nhân nên ngại tham gia vào các hoạt động
xã hội, đoàn thể như: phong trào hiến máu nhân đạo; phong trào SV tình
nguyện… một bộ phận SV hết sức thờ ơ cịn nếu có tham gia cũng vì quyền lợi
cá nhân. Với những SV này, sự quan tâm đến những người khác khơng gì ngồi
vấn đề đó sẽ đem lại lợi ích gì cho mình.
2.2. Ngun nhân tồn tại những mặt hạn chế của một bộ phận sinh viên
Khi bước chân vào giảng đường trường CĐSP, phần lớn SV đều có suy
nghĩ mình đã thực sự lớn, thực sự trưởng thành, có thể bước ra khỏi sự quản
lý của bố mẹ, khơng ít bạn trẻ vơ tư tận hưởng cảm giác đó và thoải mái vùng
vẫy với những sở thích cá nhân, nói dối bố mẹ lấy tiền ăn chơi mà quên đi
9


nhiệm vụ học tập, không cần biết mọi người xung quanh nghĩ gì, nói gì và
làm gì. Họ khơng có ý thức tích cực trao đổi, rèn luyện phẩm chất đạo đức,
chỉ biết lợi ích của bản thân, sống đua đòi chưa thấm nhuần lời dạy của Hồ
Chủ Tịch, dễ bị ảnh hưởng của các trào lưu tiêu cực.
Cùng với hội nhập kinh tế, xu thế tồn cầu hóa chi phối mọi lĩnh vực,
mọi quốc gia. Một mặt, nó tạo điều kiện hình thành những giá trị, quan điểm
phù hợp với tình hình mới như ý thưc cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí
phấn đấu học tập ở SV. Mặt khác nó gây ra những hành vi và quan niệm ứng
xử lệch lạc ở một bộ phận SV như: cá nhân thực dụng, phủ nhận những giá trị
đạo đức truyền thống, xem thường nội quy học đường, thiếu tôn trọng thầy cô

giáo khi bị nhắc nhở, vi phạm giờ giấc làm việc, học tập, tình trạng sinh viên
hút thuốc, ăn mặc không đúng quy đinh của trường như đi dép lê, mặc quần
áo ngủ lên giảng đường gây phản cảm…chạy theo tiền tài, danh vọng, coi lợi
ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, ứng xử chưa đúng làm ảnh hưởng đến hình
ảnh của nhà trường.
Bên cạnh đó vẫn cịn có hình ảnh của giảng viên ảnh hưởng khơng nhỏ
đến việc giáo dục văn hóa ứng xử cho SV, như một số giảng viên chưa chú ý
đến ăn mặc, giao tiếp ứng xử, ra vào lớp không đúng giờ, xuề xòa, dễ dãi khi
SV mắc lỗi…Đây là một trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến văn
hóa ứng xử trong sinh viên. Mặt khác, do chưa được đầu tư đúng mức nên
nhiều hoạt động của SV còn mang nặng tính hình thức, SV tham gia đối phó,
lấy lệ, nội dung sơ sài vì vậy hiệu quả giáo dục không cao.
3. Một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên thơng qua
mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường CĐSP Lạng Sơn
Để có được một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lịng nhiệt huyết, ln
trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng, giáo dục truyền thống tôn sư trọng
đạo, uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra trong cuộc sống ln chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương
mẫu trong cộng đồng, làm trịn bổn phận của người cơng dân. Do đó cần có một
số giải pháp sau:

10


* Thứ nhất, lựa chọn nội dung kiến thức để giáo dục văn hóa ứng xử
cho sinh viên qua mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là: Trong q trình giảng dạy, GV ln tìm những câu chuyện, sự
kiện… liên quan đến nội dung muốn giáo dục văn hóa ứng xử của Bác cho SV
như: ứng xử với bản thân; ứng xử với người khác...
Các bước tiến hành:

Bước 1: GV lựa chọn nội dung kiến thức có thể lồng ghép để giáo dục văn
hóa ứng xử cho SV qua giờ dạy.
Bước 2: Lựa chọn sự kiện, câu chuyên liên qua nội dung kiến thức để vận
dụng, liên hệ trong giảng dạy.
Ví dụ: Khi giảng dạy chương VI. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố, đạo
đức và xây dựng con người mới”.
+ Trong việc ứng xử với bản thân:
GV có thể làm rõ đạo đức Hồ Chí Minh qua ý thức khơng ngừng phấn đấu
để tự hồn thiện mình, vươn tới những giá trị chân, thiện, mĩ; trau dồi học vấn để
từng bước đạt tới sự trưởng thành về văn hóa, hồn thiện nhân cách bản thân. Tự
giáo dục trở thành nhu cầu và lối sống, phải tự mình trở nên tốt đẹp hơn, phải
gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, từ đời công đến đời tư, từ văn hóa cách
mạng đến văn hóa ứng xử đời thường.
GV liên hệ các sự kiện liên quan như: Trong một lần nói chuyện với cán
bộ tỉnh Thanh Hóa năm 1974, Hồ Chí Minh căn dặn: “Mình đối với mình đừng
tự mãn, tự túc, nếu tự mãn tự túc là không tiến bộ, phải tìm học hỏi cầu tiến bộ.
Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta, phải siêng năng tiết kiệm”;
Trong mắt mọi người, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong ứng xử
đối với bản thân.
Để nhấn mạnh cho SV thấy Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao
tri thức nhân loại GV có thể kể câu chuyện “Vàng ở hai bàn tay lao động”
(Truyện kể về Bác) cho SV.
+ Việc ứng xử với người khác:
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải là người giàu tình cảm, đa tình
chí hiếu, u thương con người, cả cuộc đời của người cống hiến trọn đời đấu
tranh chống lại một thời kỳ lịch sử tăm tối, mang lại tương lai tốt đẹp, văn minh
cho Nhân Dân Việt Nam.
11



VD: khi giảng dạy chương V: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc và đoàn kết quốc tế”. Hồ Chí Minh đã thể hiện tình u thương bao la
dành cho những người lao động cực khổ, những người bị áp bức, bóc lột...
Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, Hồ Chí Minh có sự gắn bó máu thịt
với nhân dân, cả cuộc đời vì dân... GV có thể kể sự kiện Bác viết thư thăm hỏi, tặng
quà, đem cả tấm áo trấn thủ may bằng lá cờ thờ thần do bà con vùng Quảng Oai,
Sơn Tây dâng tặng để biếu cụ Đinh Công Phú. Bác viết: “Bà con may áo tặng tôi
bằng lá cờ thờ thần làng mình với ngụ ý Người mặc tấm áo này được coi như một
vị thần”. Tôi tặng lại cho cụ Phú và cụ mặc ấm cũng như tôi mặc”.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về ứng xử đối với người cao
tuổi, với các cụ Người xưng Cháu để thể hiện sự lễ phép, kính trọng, “Cháu xin
thay mặt chính phủ cảm ơn cụ, trân trọng chúc cụ sống lâu và luôn mạnh khỏe
để kêu gọi các con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến cứu quốc...” –
Trích thư chúc tho cụ Phùng Lục ở Ứng Hòa, Hà Nội.
Hai là: đẩy mạnh việc nêu gương trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Trước hết thực hiện trong các tổ chức đối với cán bộ giảng viên, nhân
viên. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên trong trường. Một điều khơng thể phủ nhận
đó là đạo đức của giảng viên ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển
nhân cách, đạo đức của SV. Lý tưởng nghề nghiệp của GV cũng có ảnh hưởng
sâu sắc đến việc hình thành nhân cách của SV, biểu hiện bằng lòng say mê,
lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy với SV, với công việc, tác phong làm việc
nghiêm túc, có trách nhiệm và lối sống giản dị, chân tình. Là GV giảng dạy mơn
Tư tưởng Hồ Chí Minh, tơi nhận thức sâu sắc rằng mình sẽ là tấm gương cho SV
noi theo, nên trong cuộc sống cũng như công việc tôi luôn chủ động rèn luyện
đạo đức, tác phong ứng xử thân thiện, chân thành đối với đồng nghiệp và SV.
Yêu cầu: các thầy cô giáo, trước hết là các giảng viên đứng lớp phải mẫu
mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để học
sinh, sinh viên noi theo. Đồng thời giáo viên phải phê phán và có biện pháp xử lý
những học sinh, sinh viên chưa tơn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử

lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề mà phải thật khéo
12


léo, nhân văn để học sinh, sinh viên nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa
chuẩn mực trong thái độ, lời nói hành vi của mình đối với thầy cơ giáo, từ đó có sự
tự điều chỉnh và có hướng khắc phục và SV sẽ tơn trọng giáo viên hơn.
Việc “Học tập và làm theo tư tướng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đem
lại hiệu quả rõ rệt từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, giảng viên và SV trong
trường, phong trào có sức lan tỏa lớn phát huy tác dụng tích cực trong mơi trường sư
phạm, những gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh xuất hiện ngày càng nhiều trong cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Ngồi ra, trong q trình giảng dạy GV cũng cần đưa ra những dẫn chứng cụ
thể về người thật, việc thật có hành vi ứng xử tốt theo gương của Người được tơn
vinh, nêu gương mang tính thời sự, có sức thuyết phục cao, họ có thể là những thày
cô giáo đang giảng dạy trong trường hay những bạn SV điển hình tiên tiến, hoặc có
thể một hành vi tiêu cực thiếu văn hóa nào đó của một cá nhân hay tập thể qua đó
SV có thể noi theo những gương người tốt, việc tốt và rút kinh nghiệm ở những
hành vi tiêu cực.
Yêu cầu: việc tuyên truyền phải thuyết phục, thực tế và có khả năng lay
động lịng người. Vì vậy, tun truyền phải nêu cả mặt tích cực và mặt hạn chế,
cả điển hình tiêu biểu lẫn các mơ hình thất bại, sai lầm, dĩ nhiên phải có định
hướng, lý giải đầy đủ, thuyết phục. Việc tuyên truyền phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, thiết thực và có những đợt cao điểm hợp lý.
* Thứ ba, tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử theo tư tưởng Hồ
Chí Minh thơng qua hoạt động ngoại khố.
Hoạt động ngoại là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, là một hình thức tổ chức
dạy học, được nhà trường tổ chức cho SV vào thời gian ngoài giờ lên lớp, hỗ trợ cho
chương trình chính khóa và nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến
thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của SV, nó có

tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục văn hóa ứng xử cho
sinh viên thơng qua mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, GV có thể kết hợp với
Đồn Thanh niên, Hội SV, Phịng tổ chức - công tác học sinh sinh viên tổ chức
dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện cho SV được tham gia vào
các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội. Ở đó tính tự nguyện, sự sáng tạo được phát
13


huy, khả năng làm chủ các tình huống khác nhau của SV được bộc lộ cách ứng
xử của mình và được trải nghiệm trong thực tiễn.
Trong năm học 2015-2016 tổ Lý luận chính trị đã thay đổi nội dung, hình
thức ngoại khóa rất phong phú và đa dạng gắn liền với u cầu mơn học, lựa
chọn hình thức nhẹ nhàng để tạo sân chơi cho sinh viên, như sân khấu hóa, xem
phim về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch như: phim “Nhà tiên tri”, thăm
bảo tàng… thông qua buổi ngoại khóa, nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên
lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng
nâng cao hứng thú học tập cho SV.
Bản thân là GV giảng dạy mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp tham gia
vào các hoạt động ngoại khóa của đơn vị như tham mưu cho ban tổ chức xây
dựng nội dung hình thức tổ chức ngoại khóa.
Các bước tiến hành ngoại khóa:
- Lựa chọn chủ đề, nội dung ngoại khóa: chủ đề ngoại khóa ngắn gọn, xúc
tích; nội dung ngoại khóa phải liên quan đến nội dung của mơn học và có ý
nghĩa tuyên truyền sâu rộng cho SV về văn hóa ứng xử theo tư tưởng, đạo đức
Hồ Chí Minh.
- Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ.
- Xây dựng nội dung, hình thức ngoại khóa:
- Lựa chọn nội dung, đối tượng, thành phần tham gia ngoại khóa
- Tiến hành ngoại khóa.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và việc xây dựng kế hoạch cụ
thể của đơn vị và sự nỗ lực của cá nhân các GV. Trong những năm học qua Tổ lý
luận chính trị đã tổ chức thành cơng nhiều buổi ngoại khóa ý nghĩa, thơng qua
hoạt động ngoại khóa SV có điều kiện biết thêm nhiều thơng tin và tiếp thu
những kiến thức sâu rộng hơn, đặc biệt củng cố thêm niềm tin vào tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh, từ đó có ý thức rèn luyện, hồn thiện bản thân.
*Tóm lại, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và giáo dục đức, trí,
thể, mỹ cho SV nói riêng là một việc làm rất quan trọng, cần thiết, không chỉ
trong giai đoạn hiện nay mà cả về sau. Đó là một trong những nội dung của việc
“học lễ” cũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp “trồng người”. Có như
vậy, mới tạo ra một thế hệ có nhận thức chính trị đúng đắn, có bản lĩnh chính trị
14


vững vàng, có trách nhiệm và tâm huyết với sự phát triển của đất nước, của dân
tộc theo con đường XHCN.
4. Kết quả sau khi thực nghiệm biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử qua mơn
học Tư Tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên ở trường CĐSP Lạng Sơn
Để đánh giá hiệu quả của SKCTKT tôi tiến hành khảo sát 24 sinh viên lớp
K18A năm học 2015 - 2016, kết quả thu được như sau:
- Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong mơi trường sư
phạm, SV ln có ý thức, thái độ học tập và rèn luyện đúng đắn, lễ phép với thày cô,
cán bộ, nhân viên trong trường, thân thiện, cởi mở với bạn bè điều này được thể hiện
qua kết quả học tập và rèn luyện của SV.
Sau khi vận dụng các biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho SV trong lớp trực
tiếp giảng dạy, tơi có thực hiện khảo sát bằng câu hỏi “Anh (chị) có đê xuất gì cho việc
học tập và nâng cao trình độ văn hóa ứng xử của bản thân và các bạn trong trường”
Bảng 4.1. Nội dung sinh viên yêu cầu nâng cao trình độ văn hóa ứng xử của bản
thân và các bạn trong nhà trường thông qua các hoạt động:

Nội dung yêu cầu
Số lượng
%
Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục văn hóa ứng xử theo tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua các mơn học lý luận
11/24
45,8%
chính trị và các mơn khoa học xã hội nhân văn
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, đồn thể nhà trường
12/24
50%
Được thể hiện rõ nét qua các chuyên đề của tuần GDCD
1/24
4,2%
Ý kiến khác
0
0
Qua ý kiến trên của sinh viên cho 50% sinh viên cho rằng, cần tiếp tục đẩy
mạnh việc giáo dục văn hóa ứng xử theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thơng
qua các các hoạt động ngoại khóa, đồn thể nhà trường. Bởi lẽ các nội dung bài
học chuyên đề tuần GDCD vẫn còn đơn điệu, giờ học trên lớp nhiều khi GV
chưa lồng nghép nội dung giáo đục văn hóa ứng xử cho SV trong các tình huống
cụ thể. Nên hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện để SV bộc lộ VH ứng xử, và rèn
luyện đễ nhất.
Đa số sinh viên có thái độ học tập đúng đắn, sống có lý tưởng, khơng
ngừng hồn thiện bản thân. Tự giác, tích cực tham gia vào các cuộc thi do
trường và Đoàn thanh niên phát động như: cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng,
100% sinh viên học tập 6 bài học lý luận chính trị, học tập các nghị quyết của
15



Đảng chính sách pháp luật của nhà nước. Tham gia các diễn đàn, sân khấu hóa,
viết bài, hưởng ứng phong trào thi đua học tập rèn luyện nhân dịp các ngày lễ
lớn như: “Tháng thanh niên”, viết về tấm gương người tốt việc tốt, cuộc thi viết
về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh, tham dự chương trình
văn nghệ, hội thi kỹ năng nghề nghiệp do khoa và trường tổ chức. 100% SV
nhiệt tình tham gia ngoại khóa mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết quả:
- Ý thức học tập trong học kỳ I năm học 2015 - 2016 của sinh viên K18A: Đi
học đúng giờ: 95,7%; đi học muộn cịn 3,4%; nghỉ học khơng lý do vẫn cịn 11 lượt
= 0,9%. Khơng có hiện tượng SV ngồi lên bàn hay nói tục trong lớp, khơng còn hiện
tượng SV ngủ gật hay ăn quà trong lớp. 100% SV sẵn sàng tham gia tình nguyện,
100% SV đủ điều kiện sức khỏe sẵn sàng tham gia hiến máu nhân đạo.
- Kết quả học tập: 100% SV đủ điều kiện dự thi lần 1; Qua lần 1 đạt 87,5%,
Yếu kém còn 12,5%. Qua lần 2 đạt 100%.
- Các hoạt động khác: khi tham gia các hoạt động do trường, Đồn
trường và khoa tổ chức, SV đã có ý thức giữ trật tự chung, tập trung đúng giờ,
đúng nơi quy định, khơng có hiện tượng chen lấn, SV đã biết nhường đường,
nhường chỗ cho quan khách và các thày cô mỗi khi trường có sự kiện lớn như:
ngày khai giảng, kỷ niệm 20/11 hay ngày tập trung khoa. Tuy nhiên, vẫn còn
một số SV khi tập trung vẫn còn mất trật tự, cịn nói chuyện riêng ảnh hưởng đến
khơng khí trang nghiêm của buổi lễ:
Khi hỏi:
1. Bạn đã bao giờ nói chuyện hay làm việc riệng trong khi tập trung
SV tồn khoa hay tồn trường khơng?
Thường xun
Thỉnh thoảng
Khơng bao giờ
3/24 = 12,5%
8/24 = 33,3%

13/24 = 54,2%
2. Bạn có suy nghĩ như thế nào với hành vi làm việc riêng hay nói chuyện
gây mất trật tự nơi cơng cộng khơng? 100% SV trả lời khơng đồng tình
và cảm thấy khó chịu.
Với kết quả trên cho thấy SV có ý thức giữ gìn hình ảnh cá nhân, cư xử có
văn hóa nơi đơng người, khơng đồng tình với những hành vi gây mất trật tự nơi
cơng cộng và có thái độ lên án hành vi kém văn hóa đó.
16


Ngoài ra, SV chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật và nội quy,
quy chế của nhà trường. Tinh thần tự phê bình và phê bình trong SV ngày càng
nâng cao, nhiều em dám thẳng thắn đấu tranh, phê bình nếu bản thân hoặc bạn
mắc lỗi... Bên cạnh đó, SV nhiệt tình hưởng ứng các cuộc vận động do Hội SV
phát động như: “SV 5 tốt” và “xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện lành
mạnh”; nhiệt tình tham gia các buổi tọa đàm do nhà trường và Đoàn, Hội tổ chức.
Những hoạt động này đã giúp SV nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức phấn đấu rèn
luyện để trở thành người chủ tương lai của đất nước vừa hồng, vừa chuyên.

17


KẾT LUẬN
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đã chỉ ra sức mạnh, vai trị to lớn của văn
hóa đối với cách mạng nước ta, đồng thời chỉ ra chuẩn mực và cách thức xây
dựng nền văn hóa mới, trong đó có văn hóa ứng xử. Những phẩm chất đó
được thực tiễn kiểm nghiệm trở thành phẩm chất đáng quý của con người Việt
Nam. Việc học tập, nghiên cứu những nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử
Hồ Chí Minh và vận dụng vào quá trình giáo dục văn hóa ứng xử cho SV
trường CĐSP Lạng Sơn càng trở nên cần thiết.

Qua q trình nghiên cứu, tơi nhận thấy hầu hết SV đều nhận thức được
vai trò quan trọng của văn hóa ứng xử đối với sự phát triển nhân cách cá
nhân, những nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử đã được SV nhận thức,
hiểu biết tương đối đầy đủ và có ý thức thực hiện. Từ đó SV có ý thức, thái độ
trân trọng và thực hiện những hành vi ứng xử có văn hóa, thực hiện tốt nội
quy, quy chế lớp học, tôn trọng thày cơ, bạn bè, cán bộ nhân viên, có ý thức
bảo vệ cơ sở vật chất trường học.
Trên cơ sở đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân cơ bản thực trạng văn hóa
ứng xử của SV, đồng thời thấy được sự cần thiết phải giáo dục văn hóa ứng xử
cho SV qua dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, SKCTKT đã đề xuất những
biện pháp giáo dục phù hợp với lí luận dạy học nói chung, lí luận dạy học bộ mơn
nói riêng. Bên cạnh đó, các giải pháp mà SKCTKT nghiên cứu đã được bản thân
tôi ứng dụng phù hợp với đặc điểm bộ môn và điều kiện thực tiễn ở trường
CĐSP Lạng Sơn.

18


DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Cơng (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn
diện, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Để phát triển con người một cách bền vững”,
Tạp chí Triết học, (1), tr.5-8.
4. Nguyễn Văn Chức, văn hóa ứng xử của người Hà Nội với mơi trường thiên
nhiên, Nxb Văn hóa thơng tin Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Quán, Huỳnh Hương (2007), Nghệ thuật xử thế
của người xưa, Nxb thông tin Hà Nội.

6. Phạm vũ Dũng (19996), Văn hóa giao tiếp, Nxb văn hóa thơng tin HN.
7. Phùng Thu Hiền (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với
8. Kể chuyện về Bác tập 1,2,3 (2013) Nxb Giáo dục.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 5,
khố X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.

việc phát huy nhân tố con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.

11.

Lê Quanh Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.

Lê Sỹ Thắng (1995), “Mấy vấn đề về “trồng người” trong Tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
19


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

20



×