Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỀ TÀI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.77 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ
ĐỀ TÀI
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC
Giảng viên hướng dẫn
Nhóm
Lớp học phần

: TS. Lê Thị Hồng Điệp
:4
: PEC1050 1

Hà Nội, tháng 10-năm 2021

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM

STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên


Trương Thị Hằng (nhómtrưởng)
Lê Tuấn Ngọc
Lương Thị Hoàng Anh
Nguyễn Mai Anh
Dương Mỹ Duyên
Nguyễn Tùng Lâm

Mã sinh viên
18050449
18050534
17050004
18040213
17040352
19050568

1. Sơ lược về tác giả

2


 Giới thiệu khái quát về tác giả A. Smith:
Sinh năm 1723 tại TP. Kirkcaldy (rửa tội ngày 5/6), bố ông là một viên kiểm soát thuế
vụ, mất trước khi sinh ông 4 tháng. Mẹ là Margaret Douglas (bà mất năm 1784 ở tuổi
89).
Theo học phổ thông ở Kirkcaldy.
Năm 1737, Adam Smith đã vào trường ĐH Glasgow, chịu ảnh hưởng nhiều của
Francis Hutcheson – GS luân lý học, nhưng cũng chú trọng khơng ít về luật học và
kinh tế học.
Năm 17 tuổi, ông nhận được học bổng dành riêng cho sinh viên có khả năng đặc biệt
để tiếp tục học thêm ở trường Cao đẳng Balliol tại Oxford, nghiên cứu văn học và

triết học.
Sau 6 năm miệt mài học tập, ông thành thạo nhiều ngoại ngữ: Pháp, Ý, Hy lạp và
Latinh và trở thành một triết gia và là nhà lý luận kinh tế chính trị học cổ điển nổi
tiếng của Anh.
Năm 1751: giáo sư về Logic học
Năm 1753: giáo sư về Triết học đạo đức
Năm 1759, ông xuất bản “Lý luận về những tình cảm đạo đức” đề cao tính vị kỷ, lợi
ích cá nhân…
Ơng chịu ảnh hưởng của Hume (1711-1776) về triết học tự nhiên.
Ông chia xẻ quan điểm của Chủ nghĩa Trọng nông về chủ trương tự do hóa thương
mại. Đó là một khía cạnh của “tự do thiên nhiên”.
Ông cũng chịu ơn của Chủ nghĩa Trọng nông về lý luận “Tái sản xuất”, phân phối thu
nhập từ sản xuất và việc tìm ra hệ thống liên kết trong các hiện tượng kinh tế.

3


Sự nổi tiếng của ông đã giúp ông đi sang châu Âu trong 4 năm, gặp gỡ những đại biểu
nổi tiếng F. Quesnay và Turgot.
Cuối năm 1766, ông trở về Pháp và bắt đầu viết “Của cải của các dân tộc”, được xuất
bản ngày 9/3/1776.
Nhà sử học Edward Gibbon: “một ngành khoa học mênh mông trong một cuốn sách
duy nhất, và những ý tưởng sâu sắc nhất được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu
nhất”.
2. Nội dung cuốn sách “Của cải của các dân tộc”
2.1. Giới thiệu tổng quan cuốn sách
-

“Của cải của các dân tộc” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1776 và được dịch


ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, đây là một tác phẩm kinh điển đặt nền móng cho khoa
học về kinh tế thị trường. Nhà sử học Edward Gibbon đã đoán trúng khi ơng ta nói
trong một bức thư viết cho nhà triết học Scotland Adam Ferguson rằng: “Thật là một
tác phẩm tuyệt vời mà ông Adam Smith, người bạn chung của chúng ta, đã mang lại
cho quần chúng! Một ngành khoa học mênh mông trong một cuốn sách duy nhất, và
những ý tưởng sâu sắc nhất được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu nhất”
-

“Của cải của các dân tộc” còn là một mẫu mực về mặt diễn đạt rõ ràng. Những

khái niệm kinh tế thị trường rất trừu tượng và khó hiểu, nhưng tác giả đã dùng những
hình tượng quen thuộc để cho bạn đọc, ngay cả những người khơng chun về kinh
tế, cũng có thể năm bắt được. Khi viết lời giới thiệu về vấn đề giá trị kinh tế khó hiểu
trong quyển I, chương 4, Adam Smith nói: “Tơi ln ln muốn làm liều là tỏ ra nhạt
nhẽo để biết chắc là tôi diễn đạt dễ hiểu”. Hầu hết các chương trong cuốn sách đã
cuốn hút sự chú ý của người đọc nhờ có một kết cấu được sắp xếp khá tinh vi, mặc dù
khi mới đọc sơ qua lần đầu, người ta có thể chưa nhận thấy.
-

Bắt đầu tác phẩm bằng phần thảo luận về cách phân công lao động, tác giả đã

nghiên cứu nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả của các loại hàng hóa, tiền

4


công của lao động, lợi nhuận, địa tô, giá trị của bạc, sự phân biệt giữa lao động sản
xuất và lao động phi sản xuất.
-


Kế tiếp là phần trình bày sự phát triển kinh tế của châu Âu kể từ khi Đế quốc La

Mã sụp đổ, các phân tích và phê bình chính sách thương mại và thuộc địa của các
quốc gia châu Âu, lợi tức quốc gia, các phương pháp quốc phòng và điều hành luật
pháp của các xã hội sơ khai, nguồn gốc và sự phát triển của các đạo quân tại châu Âu,
lịch sử giáo dục vào thời trung cổ, sự phát triển các món nợ cơng và cuối cùng là việc
cứu xét các nguyên tắc thuế vụ và hệ thống thu ngân sách.
-

Luận đề chính của tác phẩm dựa trên niềm tin rằng "mỗi con người đều chính thức

bị thúc động bởi tư lợi" mà điển hình là lịng ham muốn của cải. Các động lực ích kỷ
là căn cốt của các hành động của con người. Adam Smith tin rằng tính ích kỷ cá nhân
đã đem tới lợi ích xã hội, rằng nếu mỗi người cố gắng làm lợi cho chính mình một
cách đều đặn, khơng ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnh vượng của quốc gia. Người hàng
thịt, người nấu rượu, người làm bánh mì chỉ vì tư lợi của họ mà khiến cho chúng ta có
bữa cơm ăn. Adam Smith cịn cho rằng sự phân cơng lao động và tích lũy tư bản đã
dẫn tới nền kỹ nghệ mới. Một "bàn tay vô hình" dẫn dắt con người trong khi làm việc
có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể và về điểm này, Adam
Smith đồng ý với Thomas Paine rằng "một chính quyền tốt nhất là loại chính quyền
cai trị ít nhất".
-

Trong cách phân phối lao động, Adam Smith cho rằng nên phân chia tiến trình sản

xuất thành các khâu đoạn nhờ đó gia tăng mức độ sản xuất. Trước vấn đề của giới chủ
và công nhân, Adam Smith đã viết: "giới cơng nhân muốn địi nhiều, giới chủ nhân
muốn trả ít". Tác giả đã có cảm tình với giới cơng nhân bởi vì lương bổng cao sẽ
khiến cho người công nhân ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hữu hiệu hơn.
Đồng thời, tác giả còn cho rằng các luật lệ về thời gian học nghề là sự can thiệp bất

công vào quyền lợi khi người công nhân ký hợp đồng làm việc, chọn nghề hay đổi
nghề từ chỗ trả lương thấp tới nơi trả lương cao.

5


2.2. Nội dung từng phần của cuốn sách
Quyển 1: Nguyên nhân tăng năng suất lao động và phương pháp phân phối tự
nhiên các sản phẩm cho các tầng lớp nhân dân:
Nghiên cứu về phân công lao động, nguồn gốc và việc sủ dụng tiền tệ, xác định giá
cả., tiền lương, lợi nhuận và tiền thuê đất, những biến đổi trông giá trị của tiền.
Bất kể trình độ tài năng, tài khéo léo và cách nhận thức nhận định và quyết đoán
phương thức lao động của một nước là như thế nào, sự dồi dào hay khan hiếm các sản
phẩm làm ra tùy thuộc vào tỷ lệ giữa số người hàng năm được sử dụng vào lao động
và số người phi sản xuất.

Quyển 2: Tính chất của vốn, tích lũy và sử dụng vốn
Bàn về bản chất của vốn cổ phần, về phương pháp tích lũy vốn và các số lượng lao
động được sử dụng tùy thuộc các cách thức sử dụng vốn khác nhau.
Các quốc gia có chính sách khuyến khích sản xuất, nhưng thường khơng đồng đều và
thõa đáng đối với mọ ngành sản xuất. Tuy nhiên từ khi đế quốc La Mã sụp đổ, châu
Âu thực thi một chính sách thuận lợi đối với nghệ thuật, cơng nghiệp, thương mại...
Đây cũng là một trong những lý do ông tiếp tục phân tích ở Quyển 3

Quyển 3: Mức độ giàu tăng trưởng khác nhau ở các Dân tộc
Về lịch sử kinh tế, trong đó có mối quan hệ giữa thành thị và nơng thơn và những
đóng góp từ hai khu vực này cho sự tiện bộ kinh tế.
Mặc dù, những cuộc thảo luận về sản xuất và phân phối đã trải qua một quá trình lịch
sử lâu đời, kinh tế học được xem là một khoa học độc lập chỉ được xác định chính
thức vào thời điểm cuốn sách này được xuất bản năm 1776. A. Smith đã dùng thật

ngữ “kinh tế chính trị” để gọi tên mơn khoa học này, nhưng dần dần, thuật ngữ này đã

6


được thay thế bằng thuật ngữ “kinh tế học” từ sau năm 1870. Ơng cho rằng “sự giàu
có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lao động và
tài nguyên sẵn có. Như vậy, theo Adam Smith, định nghĩa kinh tế cũng là định nghĩa
về sự giàu có.

Phần chính của tác phẩm là quyển IV có tên là:
Quyển 4: Các hệ thống Kinh tế Chính trị
Tại đây, Adam Smith đã xem xét mặt ưu, nhược của 2 hệ thống loại trừ nhau trong
kinh tế học chính trị.
Đó là hệ thống “trọng thương” ủng hộ thành thị (giới công thương nghiệp) và
coi nhẹ nông thôn;
và hệ thống “trọng nông” coi nặng nông thôn và coi nhẹ thành thị.
Và phần nông nghiệp chỉ dày bằng 1/8 của phần thương mại. Mục đích thực sự
của chương này là chống lại Chủ nghĩa Trọng Thương.
Chương cuối cùng của quyển 4 phê phán một cách có lý luận việc nhấn mạnh quá
đáng đối với nông nghiệp, trong khi vẫn bày tỏ sự tán đồng với những người theo chủ
nghĩa trọng nông khi chống lại sự can thiệp của chính phủ.

Quyển 5: Thu nhập Quốc gia hay cộng đồng
Ơng xem xét thu nhập, các biện pháp trả công cho việc thực hiện các chức năng của
nhà nước.
Phần lớn cuốn này ơng trình bày về thuế, đưa ra những ngun tắc chung hoàn toàn
hợp lý về việc đánh thuế.
Tại quyển V, Adam Smith đã phác họa bốn giai đoạn chính của cách tổ chức xã hội:


7


thời kỳ nguyên thủy gồm những người thợ săn thô sơ,
thời kỳ nông nghiệp du mục,
thời kỳ canh tác phong kiến,
và thời kỳ phụ thuộc lẫn nhau về thương mại. Đi kèm với mỗi thời kỳ là các thể chế
thích hợp với các nhu cầu của thời ấy.
Adam Smith cũng trình bày những phần chi tiêu cần thiết của một quốc gia hoặc cộng
đồng.
3.

Tính hữu ích và hạn chế của cuốn sách

a. Những cống hiến của tác phẩm “Của cải của các dân tộc” đối với nền kinh tế học
hiện đại:
-Tác phẩm đã tạo ra thuyết “bàn tay vơ hình” (Invisible hand): 
    Bàn tay vơ hình là một thuật ngữ được Adam Smith sử dụng để mô tả khả năng
của cơ chế thị trường trong việc phối hợp các quyết định độc lập của người mua và
người bán lại với nhau. 
 Theo A.Smith, chính bàn tay vơ hình với tư cách cơ chế tự cân bằng của thị trường
cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa. Để minh
họa cho nhận định này, ơng nói rằng trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình,
con người phụng sự xã hội nhiều hơn trường hợp anh ta chủ trương làm điều đó. 
 Sau này, N.G. Mankiw đã viết: "nhà hoạch định xã hội nhân từ khơng cần thay đổi
kết cục thị trường vì bàn tay vơ hình đã định hướng người bán và người mua phân
bổ các nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tối đa hoá tổng thặng dư. Kết luận
này lí giải tại sao các nhà kinh tế thường cho rằng thị trường tự do là cách tốt nhất
để tổ chức hoạt động kinh tế" (tr. 170, cuốn Nguyên lí kinh tế học, NXB Thống
kê).

- Tác phẩm chỉ ra rằng, Chính phủ nên hạn chế can thiệp vào thị trường:

8


     Smith cho rằng chính phủ có trách nhiệm hạn chế can thiệp vào các vấn đề an ninh
quốc phòng, giáo dục phổ cập, cơng trình cơng cộng (cơ sở hạ tầng như cầu đường), thực
thi các quyền hợp pháp (quyền tài sản và hợp đồng) và xét xử tội phạm. Chính phủ chỉ
nên can thiệp vào khi mọi người hành động theo lợi ích ngắn hạn, hay ban hành và thực
thi các điều luật chống lại trộm cướp, gian lận và các loại hình phạm tội khác. Ơng tỏ ý
đề phịng các chính phủ cồng kềnh và quan liêu khi viết rằng: “điều mà các chính phủ học
được nhanh hơn cả từ nhau là cách móc tiền túi của nhân dân”. Ông cho rằng việc chú
trọng vào giáo dục phổ cập là để loại bỏ những tác động tiêu cực của sự phân công lao
động, một phần thiết yếu trong q trình cơng nghiệp hóa.   
- Tiền kim loại và nền kinh tế thị trường tự do:
 Nhân tố thứ ba mà Smith đưa ra là một loại tiền kim loại gắn với những nguyên lý
của thị trường tự do. Smith hi vọng một đồng tiền được bảo đảm bằng kim loại
(vàng, bạc) có thể hạn chế quyền năng của chính phủ trong việc làm mất giá tiền tệ
do đưa quá nhiều tiền vào lưu thông trong thị trường để trả cho những chi phí
trong chiến tranh hoặc những chi tiêu lãng phí khác. Với vai trị của tiền kim loại,
Smith cho rằng Chính phủ phải tuân theo các nguyên lí thị trường tự do bằng việc
duy trì mức thuế thấp và loại bỏ hàng rào thuế quan để khuyến khích tự do thương
mại với nước ngồi. Ơng cũng chỉ ra rằng thuế quan và các loại thuế khác không
những làm cho chi phí sinh hoạt của người dân đắt đỏ hơn mà cịn kìm hãm nhiều
ngành và thương mại quốc tế. 
 Để minh họa cho tổn thất mà thuế quan đem lại, Smith đã lấy việc sản xuất rượu
tại Scotland làm ví dụ. Ơng chỉ ra rằng những quả nho ngon có thể được trồng
trong nhà kính tại Scotland, nhưng chi phí tăng thêm cho việc làm ấm vườn ươm
này có thể khiến rượu của Scotland đắt gấp 30 lần rượu Pháp. Ơng cho rằng nên
trao đổi thì hơn, ví dự Scotland có thể dùng những thứ dư thừa như len để đổi lấy

rượu. Nói cách khác, vì Pháp có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất rượu nên thuế
quan tạo ra nhằm bảo vệ ngành rượu nội địa chỉ làm lãng phí tài nguyên và tiêu
tốn tiền bạc của xã hội mà thôi.
b. Hạn chế của tác phẩm:

9


- “Của cải của các dân tộc” là một cuốn sách đầy kinh ngạc, đã trình bày sự ra đời của
học thuyết kinh tế về thị trường tự do nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Cuốn
sách thiếu những giải thích chính xác cho việc định giá hoặc lý thuyết về giá trị. Ngồi ra,
Smith đã khơng nhận ra vai trò của doanh nghiệp trong việc phá bỏ những yếu kém của
thị trường và tạo lập những thị trường mới.
Cả những người phản đối lẫn tin tưởng cơ chế thị trường tự do của Adam Smith đều đã
đóng góp cho khung lý thuyết đưa ra trong “ Của cải của các dân tộc”. Như bất kì học
thuyết nào, cơ chế thị trường tự do mạnh mẽ hơn sau mỗi lần tái cấu trúc, dù được thúc
đẩy từ sự ủng hộ hay từ sự cơng kích. Lợi ích cận biên, lợi thế cạnh tranh, tinh thần
doanh nhân, thuyết giải thích lãi suất dựa trên chiết khấu theo thời gian (time-preference
theory of interest), lí thuyết tiền tệ và các thuyết khác đã được bổ sung kể từ năm 1776.
Tuy nhiên, đó chưa hẳn đã là điểm dừng khi quy mơ và độ tương tác giữa các nền kinh tế
trên thế giới còn mang đến những thách thức mới cho cơ chế thị trường tự do.
 -Thuyết của A.Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự can
thiệp của nhà nước vào kinh tế), thuyết này đòi hỏi việc tự do kinh doanh và cạnh tranh,
có sự thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. 
Tuy nhiên sau này, khi nền kinh tế các nước ngày càng trở nên phức tạp, thuyết Bàn tay
vô hình đã bộc lộ những điểm lạc hậu và bất hợp lí, đặc biệt là cuộc Đại khủng hoảng
kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929 - 1933 đã cho thấy cơ chế tự điều chỉnh của
thị trường tự do nhiều khi đã phản tác dụng, dẫn tới đầu cơ, bong bóng tài chính và khủng
hoảng kinh tế theo chu kì.
Hiện nay, người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là "bàn tay hữu hình" thơng qua luật

pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế
tự điều chỉnh theo thuyết bàn tay vơ hình để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của
đất nước.

10


4.

Những tài liệu nghiên cứu về tác phẩm, những ví dụ về những thuyết của Adam
Smith

Tán dương
- Nhà kinh tế học người Pháp  Jean-Baptiste Say đã khẳng định trong ấn bản đầu tiên của
cuốn Traite´ d’e´conomie politique rằng “Trước khi tác phẩm của Smith ra đời thì (khái
niệm về) nền kinh tế chính trị chưa hề tồn tại".
- Một nhà phê bình ẩn danh trên tạp chí La De´cade philosophique đã nhận xét về tác
phẩm của Adam Smith rằng: “Viết kinh tế chính trị mà khơng có kiến thức chi tiết từ
cuốn sách của Smith chẳng khác gì viết chủ đề tự nhiên trong khi chưa từng nghe qua các
tác phẩm của nhà thực vật học Linnaeus”  
- Trong tác phẩm Triết lý chính trị của Acton, nhà sử học Lord Acton, từ tác phẩm của
Smith, tin rằng của cải của các quốc gia là "nền tảng khoa học cho Chủ nghĩa tự do" và
cuốn sách này xứng đáng được coi là "triết học cổ điển của Anh"
- Năm 1777, sau khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên, Bộ trưởng Tài chính Anh
Lord North đã đề xuất về hai loại thuế mới từ cuốn sách: một loại thuế đánh vào công
nhân và một loại thuế đánh vào tài sản được bán đấu giá. Năm 1778, ông đề xuất thuế
nhà cho người ở và thuế mạch nha, cả hai đều do Smith khuyến nghị. Năm 1779, Smith
đã được mời đến tư vấn cho các chính trị gia Henry Dundas và Lord Carlisle về chủ đề có
nên trao cho Ireland tự do thương mại.
- Ngày 17 tháng 2 năm 1792, trích cuốn The Years of Acclaim, Thủ tướng William Pitt,

đã ca ngợi Smith tại Hạ viện: "… một tác giả giờ khơng cịn nữa, những tác phẩm của
ơng là những tác phẩm trường kì cùng thời đại, người có kiến thức sâu rộng. Tôi tin rằng
những nghiên cứu triết học chi tiết và chuyên sâu sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất cho mọi câu
hỏi liên quan đến lịch sử thương mại, hoặc với các hệ thống kinh tế chính trị. "
Chỉ trích

11


- Năm 1800, trong một cuộc tranh luận về giá, Bá tước của Warwick, Anh, cho rằng sự
can thiệp “nhân tạo” của Chính phủ vào việc nâng giá đơi khi là cần thiết để duy trì bình
đẳng xã hội: “Hầu như khơng có bất kỳ loại tài sản nào mà luật pháp không áp đặt một số
hạn chế và quy định liên quan đến việc bán chúng”, nếu khơng thì “người nơng dân có
thể duy trì sản phẩm của mình trong khi người nghèo phải lao động dưới mọi khổ sở, và
những người quản lý, nhà cải cách và tất cả những kẻ trung gian sẽ kiếm được lời lớn nhờ
điều này”
- Năm 1803, Nhà sử học và kinh tế chính trị Jean Charles Léonard de Sismondi nhận xét
rằng tác phẩm Của cải của các dân tộc đã "tổng hợp lại những lẽ hiển nhiên mà lẽ ra phải
là quy tắc cho các nhà lập pháp". Tuy nhiên, ông cho rằng cuốn sách này “thiếu phương
pháp viết, hầu như không ai hiểu được kĩ, thường được trích dẫn hơn là hiểu”. Điều này
dẫn đến việc "kho tàng kiến thức mà nó chứa đựng đã bị Chính phủ ngó lơ". Đối với
Sismondi, ý nghĩa trong tác phẩm của Smith chỉ có các chính trị và lịch sử gia về kinh tế
chính trị mới hiểu được. Ông lập luận, ngay cả các nhà lập pháp cũng không thể hiểu
được ý định của Smith nếu khơng có sự giúp đỡ từ những người như vậy.
- Trong cuốn Khoa học ảm đạm và bệnh tật của các quốc gia, Ruskin và Carlyle chỉ trích
định nghĩa của Smith q duy vật vì nó “nhấn mạnh quá nhiều đến của cải mà bỏ qua các
khía cạnh nhân đạo và phúc lợi xã hội khác của con người”

Ví dụ về bàn tay vơ hình tự cân bằng kinh tế mà chính phủ khơng nên can thiệp
Khi các chính phủ can thiệp vào giá, tình trạng thiếu hụt và thặng dư khơng mong muốn

có xu hướng xảy ra. 
Xét trường hợp thiếu khí đốt trầm trọng ở Hoa Kỳ trong những năm 1970. Tổ chức Các
nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) mới được thành lập khi đó đã cắt giảm sản lượng để
tăng giá dầu. Chính quyền Nixon và Ford đã phản ứng bằng cách đưa ra các biện pháp
kiểm sốt giá để hạn chế chi phí xăng dầu cho người tiêu dùng Mỹ. Mục tiêu là cung cấp
khí đốt rẻ cho công chúng.

12


Tuy nhiên, việc này khiến các trạm xăng khơng có động lực để mở cửa trong một vài giờ.
Các công ty dầu mỏ khơng có động lực để tăng sản lượng trong nước. Người tiêu dùng
thì đổ xơ đi mua nhiều xăng dầu tích trữ (hơn mức họ cần), dẫn đến tình trạng thiếu hụt
trên diện rộng và các đường dẫn khí đốt. Những hệ quả đó đã biến mất gần như ngay lập
tức sau khi các biện pháp kiểm soát giá bị loại bỏ và giá được phép tăng.

5.

Kết luận

Của cải của các dân tộc đã đưa ra các nguyên lý, khái niệm đóng góp một phần lớn trong
sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hiện đại, những nội dung kinh tế học trong
cuốn sách là tài liệu hữu ích phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng như nghiên cứu trong
lĩnh vực kinh tế. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo tốt đối với cán bộ nghiên cứu
hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý kinh tế, quản trị doanh
nghiệp ở cấp Nhà nước cũng như các doanh nghiệp.
Trớ trêu thay, Adam Smith, người đề ra thị trường tự do, lại dành những năm cuối đời
trong cương vị Cục trưởng Cục Hải quan, với trách nhiệm thực thi thuế quan. Ơng đã làm
việc hết mình và đã đốt rất nhiều quần áo của mình khi phát hiện ra rằng chúng đã được
tuồn trái phép từ nước ngoài. Tuy vậy, lý thuyết về “bàn tay vơ hình” của ông vẫn giữ

một vai trò riêng cho đến nay. A. Smith đã lật đổ cái nhìn hạn hẹp của chủ nghĩa trọng
thương và thay vào đó là một cái nhìn đa dạng và tự do. Mặc dù thị trường tự do trong
mường tượng của ơng chưa hồn tồn hiện hữu, nhưng có thể nó đã giúp nâng cao điều
kiện sống của toàn thế giới nhiều hơn bất kỳ lý thuyết nào khác trong lịch sử.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Quế Anh và cộng sự (2010), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. G. E. Fasnacht, Acton's Political Philosophy. An Analysis (London: Hollis and
Carter, 1952), p.145.
3. John Ehrman, The Younger Pitt. The Years of Acclaim (London: Constable, 1969),
p. 267, n.1.
4. Fritz Machlup, “The Dismal Science and the Wealth of Nations”, Eastern
Economic Journal. Vol. 3, No. 2 (Apr., 1976), pp. 59-63 
5. G Kennedy (2009), “Adam Smith and the invisible hand: From metaphor to
myth”, Econ Journal Watch.
6. A Denis (2005), “The invisible hand of God in Adam Smith”, A Research Annual.

7. Hoàn Khải (2016), “Sách “Của cải của các quốc gia” của Adam Smith nói gì?”
8. Vietnambiz (2019), “Bàn tay vơ hình (Invisible hand) là gì? Lợi ích xã hội từ bàn
tay vơ hình?”
9. GS, TS. LÊ NGỌC HÙNG (2015), “Nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc: Một
số bài học từ Adam Smith trong lãnh đạo, quản lý xã hội hiện đại", Tạp chí Cộng
sản.

14




×