Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Đức nhẫn nhục doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.27 KB, 3 trang )

NHẪN NHỤC
Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt, chữ nhịn có
cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có
nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn
nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã, đáng xấu hổ.
Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục?
Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình hoặc dưới
mình.
Ví dụ, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với mình. Nhưng
khi bị xúc phạm, chúng ta vẫn bình thản chịu đựng, không có sự phản ứng gì trước sự xúc
phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục. Hoặc một người “bằng vai phải lứa” với chúng ta
lại nặêng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta, nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng, phải chịu đựng
phần thiệt thòi về mình, đó cũng là sự nhẫn nhục.
Trường hợp thứ hai, chúng ta là người nhỏ, bị người lớn chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, phải
gánh chịu những vất vả, cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng đó được gọi là nhẫn nhục.
Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu đựng, nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh khốn khó.
Chẳng hạn, gặp lúc thiếu thốn, đói khổ, chúng ta không bi quan, không ngã gục, phải chịu đựng
để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn nhục.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nhẫn nhục với những trạng thái tâm lý khác. Nếu bị người khác
xúc phạm, chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân (nóng nảy). Nhẫn nhục
không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất bình tĩnh, là đưa ra những phản ứng
mạnh. Trong khi đó, nhẫn nhục là chịu đựng sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên
tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh, không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn
nhục. Vì ẩn sau vẻ ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau.
Trước hết là sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng, người có lòng dạ thâm hiểm luôn tỏ ra bình
tĩnh, không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. Nhưng họ nuôi trong lòng sự oán
hận, nuôi ước muốn trả thù. Đây là trường hợp rất nguy hiểm.
Có trường hợp bị hiếp đáp, bị xúc phạm nhưng người ta không phản ứng. Mặc dù bên ngoài họ
có vẻ như trầm tĩnh, nhưng thực chất bên trong họ mang tâm trạng sợ hãi. Đó không phải là
nhẫn nhục mà là nhu nhược.
Như vậy, nhẫn nhục khác với những tâm lý ấy. Nhẫn nhục là chịu đựng mọi việc với tâm tha


thứ, không nhu nhược cũng không nuôi sự giận ghét trong lòng. Vì vậy, khi gặp trường hợp bên
ngoài trầm tĩnh chúng ta phải xét nội tâm bên trong để đánh giá. Cần phân biệt rõ đâu là nhẫn
nhục, đâu là thâm hiểm, đâu là nhu nhược, yếu đuối.
Chúng ta từng nghe câu chuyện về ngài Bạch Ẩn. Ông là tấm gương tiêu biểu về hạnh nhẫn
nhục. Ngài về làng quê chăn bò thuê. Khi sống ở làng, Ngài ăn chay, tụng kinh lễ Phật, tỏ ra
hiền lành nên mọi người gọi là ông sư, và ai cũng thương quý Ngài.
Ngài cất chòi ở và chăn bò thuê được một thời gian thì trong làng xảy ra chuyện. Một cô gái
chưa chồng bỗng dưng bụng ngày một to. Khi cha mẹ tra hỏi, lúc đầu cô chối quanh co, sau đó
cảm thấy không ổn nên cô đã đổ tội cho ông sư. Có lẽ cô cho rằng như vậy là đỡ rắc rối nhất.
Cha mẹ cô nghe vậy, đến mắng chửi Ngài thậm tệ. Ngài chỉ hỏi :“Vậy à” rồi im lặng. Từ đó,
người làng coi Ngài không ra gì nữa. Giá trị quan trọng nhất của một người tu là phạm hạnh
trong sạch. Ngài phạm tội nặng như vậy, còn gì giá trị nữa. Khi đứa bé được sinh ra, người ta
mang đến giao cho Ngài nuôi. Ngài nhận em bé nhưng không biết nuôi như thế nào. Hằng
ngày, Ngài phải ẵm em bé đi xin sữa hàng xóm. Thời gian trôi qua chừng vài năm, cô gái cảm
thấy ray rứt bèn thú thật, bố đứa bé không phải là vị sư tội nghiệp kia mà là anh chàng bán cá
ngoài chợ. Biết sự thật, cha mẹ cô gái đến xin lỗi Ngài. Lúc này, Ngài cũng chỉ nói: “Vậy à”, rồi
trả đứa bé lại cho mẹ nó, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Đó là một tấm gương nhẫn nhục tuyệt vời. Ngài đã chịu đựng sự vu khống, sự nhục nhã, mất
thể diện, mất danh dự một cách bình an, không hề oán ghét giận hờn. Quả là một sự nhẫn
nhục rất tiêu biểu, rất đúng nghĩa.
Trong bài Khiêm hạ, chúng ta đã bàn về vấn đề danh dự của người tu hành. Người tu không coi
trọng danh dự, vì còn đặt vấn đề danh dự nghĩa là vẫn còn chấp ngã. Nhưng không phải vì thế
mà chúng ta sống bừa bãi, phóng túng. Dù không coi trọng danh dự nhưng chúng ta vẫn sống
rất đàng hoàng, nghiêm túc. Sống như vậy là chúng ta muốn giữ tín tâm cho mọi người đối với
Phật pháp. Nhìn gương tu hành đứng đắn, nghiêm túc của chúng ta, người đời sẽ tin con
đường Phật pháp là chân chính. Mặt khác, lối sống nghiêm túc, có Đạo đức sẽ sớm đưa chúng
ta đến sự giải thoát, giác ngộ. Chúng ta đừng nghĩ rằng, sống đàng hoàng, đứng đắn để được
người đời ca ngợi, tôn trọng. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ tránh được sự nhầm lẫn, một lúc nào
đó xem danh dự, thể diện là quan trọng.
Trở lại trường hợp Ngài Bạch Aån, chúng ta thấy Ngài tu rất đúng, không coi trọng danh dự, thể

diện nên đã nhẫn nhục một cách phi thường. Trong khi đó, Ngài vẫn sống rất đàng hoàng,
nghiêm túc. Đó là thái độ rất đúng của người tu theo đạo Phật. Bởi vậy, trong cuộc sống, có lúc
bị người ta chỉ trích, nói xấu, chúng ta cũng không phản ứng, không trả đũa, không cải chính,
không biện minh, lòng không hề oán hận, tiếp tục sống cuộc đời rất đàng hoàng, Đạo đức tốt
đẹp. Người sống như vậy người biết nhẫn nhục cao độ.
Nhìn bên ngoài, nhẫn nhục có vẻ nhu nhược nhưng bên trong là sức mạnh của nội tâm.
Người có tâm hồn yếu đuối, hay xao động không thể gọi là người nhẫn nhục. Nhẫn nhục là có
một sức mạnh, giữ tâm mình không bị xao động, lung lay, không bị hoang mang. Nghĩa là đứng
trước lời nói xấu của người khác, chúng ta vẫn không hoang mang, lo lắng cho danh dự bị tổn
thương và tìm cách cải chính. Khi bị người ta xúc phạm chửi mắng, chúng ta vẫn không dao
động, không giận hờn, không buồn bã. Giữ được tâm vững vàng như vậy, phải có một sức
mạnh nội tâm rất lớn.
Những người tâm còn ích kỷ không bao giờ nhẫn nhục được vì ích kỷ sẽ đưa đến chấp ngã
nặng. Hễ chấp ngã nặng, khi bị xúc phạm, bị xâm phạm chúng ta sẽ rất khó chịu, không chịu
đựng được sự xúc phạm.
Tâm tự ái cũng làm cho chúng ta không nhẫn nhục được. Vì tự ái là coi trọng thể diện. Người tu
theo đạo Phật phải vô ngã mới nhẫn nhục được.
Tâm còn xao động cũng không thể nhẫn nhục được. Vì dễ xao động, khi người ta xúc phạm,
chúng ta sẽ mất bình tĩnh và không còn nhẫn nhục. Muốn trị xao động, muốn nhẫn nhục được,
chúng ta phải tu Thiền định.
Người hay giận hờn, thù hận cũng không chịu được xúc phạm nên không thể nhẫn nhục được.
Tóm lại, tâm còn ích kỷ, tự ái, xao động hay thù hận đều không thể chịu được sự xúc phạm của
người khác nên không thể nhẫn nhục.
c. Nhẫn nhục khác với nhu nhược, yếu đuối, vô tàm quý.
Khi lầm lỗi, người ta góp ý nhưng chúng ta vẫn trơ ra, không biết hối hận, không biết lỗi, vẫn
tiếp tục làm. Đó không phải là nhẫn nhục mà gọi là trơ lì. Trong đạo Phật, chúng ta gọi là vô tàm
vô quý, không biết hổ thẹn.
Ví dụ, khi bị phát hiện, một người có tật ăn cắp vặt vẫn im lặng, tỏ ra bình tĩnh, không hổ thẹn,
coi như không có gì xảy ra. Sự im lặng đó không phải là nhẫn nhục mà trơ lì .
Trong bài Hạnh chân thật, chúng ta đã nhắc đến ba hạng người. Hạng đầu tiên là vô tàm, hạng

thứ hai là hối và thứ ba là bất hối.
Người vô tàm là người khi mắc phải lỗi lầm, được người khác chỉ lỗi vẫn không mắc cỡ, không
hổ thẹn. Theo ngôn ngữ của người đời, đó là người “mặt dày”. Những người này thường không
biết thiện ác tội lỗi, Nhân Quả, là người rất đáng sợ.
Hạng người thứ hai là người biết được Nhân Quả tội phước. Khi đã làm điều gì lầm lỗi, được
người khác chỉ lỗi cho, họ thường hối hận. Đây là người biết tu, là người rất tốt.
Hạng người thứ ba là người khi lầm lỗi, biết mình có lỗi nhưng lòng không hề hối hận, không hề
ray rứt. Không hối hận nhưng quyết tâm không bao giờ phạm lỗi nữa. Đây là hạng người chứng
được Sơ thiền. Người chứng Sơ thiền sẽ đạt được bất hối. Quyết tâm không phạm lỗi của họ
rất mạnh.
Đối với chúng ta, biết lỗi và biết hối hận cũng là một công phu tu hành nghiêm túc. Đạt được
điều đó là chúng ta đã trở thành người tốt.
Trong cuộc sống, chúng ta gặp những trường hợp tương tự như nhẫn nhục nhưng thực chất đó
là người không có lòng tự trọng, vì cầu danh lợi nên chịu hèn kém, nịnh bợ luồn cúi. Đó là hạng
người vô liêm sỉ, không có tiết tháo. Trường hợp này thường xảy ra ngoài đời, trong Đạo ít khi
gặp phải. Chẳng hạn, có người thấy người khác giàu sang, bèn lân la kết thân. Khi người giàu
tỏ ra khinh thường, sai làm hết việc này sang việc khác, thậm chí chửi mắng, họ cũng cười trừ
coi như chẳng có gì quan trọng. Như vậy, không thể gọi là nhẫn nhục . Đó là cầu cạnh, luồn cúi,
nịnh bợ. Nhẫn nhục của đạo Phật là không có sự cầu cạnh, không mong muốn điều gì cho
mình.
Những người chịu đựng nhục nhã, hạ thấp phẩm giá để mong được ích lợi cho mình mà dân
gian gọi là “ chịu đấm ăn xôi”, là người không có liêm sỉ, là kẻ tiểu nhân với tư cách tầm
thường, hèn hạ. Biểu hiện bên ngoài của hạng người này rất giống nhẫn nhục nhưng hoàn toàn
không phải. Chúng ta cần chú ý phân biệt cho đúng. Bởi vậy, khi tiếp xúc với những người giàu
có, quyền thế, chúng ta phải kiểm soát tâm mình. Nếu bị người ta đối xử không đàng hoàng mà
mình vẫn nhịn, phải xét lại tâm mình xem việc mình nhịn là nhẫn nhục hay nịnh bợ, muốn cầu
cạnh điều gì.
Người đời có những kẻ tiểu nhân, sẵn sàng bán rẻ danh dự, phẩm giá để cầu danh lợi. Người
tu theo đạo Phật luôn tỏ ra quân tử, có thái độ bất cần, thấy lợi không ham, thấy danh không
màng. Chúng ta chỉ cần sự tinh tấn, cần có Đạo đức cao dày, cần có phước và trí tuệ để giáo

hoá chúng sinh.
Người khiếp nhược, sợ hãi không biết làm gì khi bị chèn ép là người nhu nhược. Vì khi bị chèn
ép, trong lòng họ cũng giận hờn, cũng uất ức nhưng không dám phản ứng vì người ta có thế
lực hơn mình. Ví dụ, một tù nhân bị cai ngục đánh đập, hành hạ nhưng anh ta vẫn chịu đựng.
Trường hợp này gọi là nhu nhược. Tuy có sự chịu đựng, nhưng là chịu đựng vì không có khả
năng phản ứng, không có khả năng trả đũa nên không phải là nhẫn nhục theo đúng nghĩa của
đạo Phật.

×