Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Khi nhân viên kém không bị sa thải doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.7 KB, 2 trang )

Khi nhân viên kém không bị sa thải
Đã bao giờ bạn làm việc kém hiệu quả hoặc liên tục thất bại chỉ vì một ai đó? Câu trả lời
hầu hết đều là “có”. Và trong cả hai trường hợp, bạn phân vân: “Tại sao công ty lại không
sa thải người này chứ?".
Thông thường, trên lý thuyết, việc sa thải một nhân viên quả là dễ dàng nhưng thực tế còn
rất nhiều lý do khác mà các sếp khó có thể giải quyết được. Dưới đây là những lý do như
thế.
1. Nhân viên có một mối quan hệ “đặc biệt” với sếp
Mối quan hệ này không nhất thiết phải quá thân mật hay tri kỷ. Trong nhiều trường hợp,
tình bạn cũng không phải là sợi dây níu kéo một nhân viên mà đôi khi đơn giản chỉ bởi họ
là một người bạn nhậu, bạn chơi golf hoặc là người sếp thích qua phòng làm việc của họ
mà thôi, kể cả nhân viên đó không có khả năng làm việc.
2. Sếp phụ thuộc vào nhân viên
Khi sếp phụ thuộc vào nhân viên, một là anh ta có thói quen giao việc cho người khác, hai
là anh ta không có khả năng làm được tốt hơn. Do đó, anh ta cũng không thể sa thải nhân
viên đó được.
3. Nhân viên cống hiến cho công ty nhiều hơn sếp
Có thể những người hay nói, và làm mất thời gian của những người khác trong cuộc họp
cũng là một nhân viên có năng lực. Bởi thông thường, họ đã có những thành công và cống
hiến đáng nể cho công ty.
4. Sếp nghĩ rằng nếu sa thải, công việc còn tồi tệ hơn thế
Thậm chí, ngay cả khi sếp biết rằng nhân viên này năng lực còn kém nhưng sếp vẫn không
dám sa thải anh ta vì lo sợ rằng thay thế người khác có thể làm cho mọi việc còn trở nên tồi
tệ hơn. Nguyên nhân của nỗi sợ này là vì trước đó đã có một nhân viên làm việc còn tệ hơn
thế ở vị trí đó.
5. Sếp sợ nhân viên
Có hai lý do chính để sếp có thể sợ nhân viên. Một là nhân viên đó có thể trình bày bất cứ
điều gì về sếp lên ban lãnh đạo, hai là nhân viên đó sẵn sàng sử dụng bạo lực nếu bị sa thải.
Kết quả là, một số sếp chấp nhận làm ngơ. Trong trường hợp có hành động bạo lực, công
ty cần có luật và các biện pháp xử lý cụ thể để cho nhân viên đó ra đi.
6. Sếp cảm thấy cần phải thông cảm cho nhân viên


Một số sếp thường thông cảm với hoàn cảnh của các nhân viên nên bỏ qua các việc làm
của họ cho dù kết quả không mấy hiệu quả. Bởi vì sếp sợ rằng rằng nếu nhân viên đó bị sa
thải, họ sẽ không thể tìm được một công việc nào khác nữa trong khi đó họ lại đang rất cần
tiền để trang trải cho gia đình, cho sức khỏe bản thân, và một số khó khăn trong cuộc sống.
7. Sếp không muốn tiếp tục quá trình tuyển dụng
Khi đã đi vào làm việc, các công ty thường rất ngại việc thay thế vị trí bởi nó vừa mất thời
gian lại vừa phải mất chí phí để đào tạo lại nhân viên. Do đó, sếp thường tin rằng việc đào
tạo lại nhân viên cũ sẽ dễ dàng hơn là tiến hành tuyển dụng mới.
8. Nhân viên biết một số điều về sếp
Một số nhân viên biết khá nhiều thông tin không hay ho về sếp trong quá khứ, mà những
thông tin này lại liên quan đến vị trí của sếp hiện nay. Do đó, để không gặp phiền toái, các
sếp nghĩ rằng tốt hơn hết là không “đụng chạm” gì đến nhân viên này.
9. Nhân viên được lòng sếp
Những nhân viên này cũng thường được các đồng nghiệp quý mến. Nhờ sự khéo léo và
khả năng nắm bắt tâm lý, họ có thể chia sẻ với sếp bất cứ lúc nào. Do đó, sếp không thể
thiếu vắng họ.
(Theo VTV.vn)

×