Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÀI TIỂU LUẬN về chiến lược kinh doanh của ngân hàng VIETCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.35 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)

Giảng viên hướng
dẫn
Lớp
Sinh viên thực hiện

:
:
:

TS. TRƯƠNG THỊ THÙY NINH
202111603101002
Nhóm 4

Hà Nội, tháng 12/2021


Danh sách thành viên nhóm
Đặng Thị Hà Nhi

2019601231



Nơng Thị Bích

2019600368

Nguyễn Thị Điệp

2019600243

Nguyễn Thị Hải

2019600510

Phạm Thị Bích Hồng

2019603471

Đào Thanh Hải

2019602866

Nguyễn Thị Diệu

2019602806

Phạm Đức Thắng

2019604518

Phạm Hoàng Như Ngọc


2019603900

Nguyễn Thị Huyền

2019605554


Mục lục

Mục lục.......................................................................................................................... 3
1. Giới thiệu doanh nghiệp.............................................................................................5
2. Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh..................................................................................5
2.1 Tầm nhìn..............................................................................................................5
2.2 Sứ mệnh................................................................................................................6
3. Mục tiêu chiến lược kinh doanh.................................................................................6
4. Phạm vi chiến lược kinh doanh..................................................................................6
4.1 Dài hạn:................................................................................................................6
4.2 Ngắn hạn:.............................................................................................................7
5. Lợi thế cạnh tranh......................................................................................................7
5.1 Hoạt động cho vay lành mạnh, bảng cân đối khỏe mạnh, thương hiệu uy tín, cơ
sở khách hàng đa dạng, thị phần ổn định....................................................................7
5.2 Chi phí huy động vốn ..........................................................................................8
5.3 Lượng nguồn vốn giá rẻ.......................................................................................8
6. Năng lực cốt lõi.........................................................................................................9
6.1 Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao................................................9
6.2 Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng trung ương trong các
dự án của chính phủ....................................................................................................9
6.3 Chi phí huy động vốn với mức lãi suất thấp.........................................................9
6.4 Lượng nguồn vốn giá rẻ.....................................................................................10

7. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp................................................................10
7.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................10
7.1.1. Chiến lược cạnh tranh.................................................................................10
7.1.2. Chiến lược tăng trưởng của VCB................................................................11
7.2 Đánh giá chiến lược kinh doanh.........................................................................12
8. Phân tích mơi trường vĩ mơ bằng cơng cụ PEST.....................................................12
8.1 Mơi trường chính trị...........................................................................................12
8.2 Mơi trường văn hóa xã hội.................................................................................13
8.3 Mơi trường cơng nghệ........................................................................................14
8.4 Mơi trường kinh tế..............................................................................................14
9. Phân tích mơi trường vi mơ bằng mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter16


9.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành..........................................................................16
9.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.................................................................................17
9.3 Nhà cung cấp:.....................................................................................................17
9.4 Khách hàng:........................................................................................................17
9.5 Sản phẩm thay thế:.............................................................................................18
10. Phân tích ma trận SWOT của doanh nghiệp..........................................................18
10.1 Các điểm mạnh (Strengths)..............................................................................18
10.2 Các điểm yếu ( Weaknesses).............................................................................21
10.3 Cơ hội (Opportunities)......................................................................................22
10.4 Thách thức (Threats).........................................................................................23
Kết luận......................................................................................................................................................25


1. Giới thiệu doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tên viết tắt: "Vietcombank", là công ty lớn
nhất trên thị trường chứng khốn Việt Nam tính theo vốn hóa. Ngân hàng được thành
lập ngày 01/04/1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước. Tên trước

đây của ngân hàng này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
-

Ngày thành lập: 1 tháng 4, 1963
Trụ sở: Hà Nội
Dịch vụ khách hàng: 1900 545413
Giám đốc điều hành: Phạm Quang Dũng
Website:www.vietcombank.com.vn

Ngành nghề kinh doanh của VCB:
-

Hoạt động chính là hoạt động tài chính

Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vực truyền thông là ngân hàng
bán buôn
-

Hoạt động phi tài chính:
o Kinh doanh và đầu tư bất động sản
o Đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng
o Hoạt động khác….

2. Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh
2.1 Tầm nhìn
-

Đến năm 2030 trở thành Tập đồn tài chính đa năng hùng mạnh, ngang tầm với các

-


Tập đồn tài chính lớn trong Khu vực.
Tầm nhìn 2020, Vietcombank xác định trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam,
một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn
ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới & được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt
nhất. Ở giai đoạn tiếp theo sau năm 2020, Vietcombank định hướng tiếp tục duy trì

-

vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam và từng bước nâng cao vị thế trong khu vực.
Xây dựng NHTMCP NTVN thành tập đồn đầu tư tài chính đa ngành trên cơ sở áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất,duy trì vai trị chủ đào tạo tại Việt Nam. và trở
thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á vào năm 2015-2020, có phạm
vi hoạt động quốc tế.


2.2 Sứ mệnh
-

Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.
Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, bảo đảm tương lai trong tầm tay
khách hàng,sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị
trường

3. Mục tiêu chiến lược kinh doanh
-

Trong chiến lược phát triển đến năm 2025, Vietcombank xác định mục tiêu trở
thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất châu Á, một
trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh

nghiệp niêm yết lớn nhất tồn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
Trong đó, hoạt động bán lẻ tiếp tục là một trong các trụ cột kinh doanh của

-

Vietcombank.
Mục tiêu của Vietcombank không chỉ đứng số 1 về các chỉ tiêu tài chính mà cịn
hướng tới chỉ tiêu quan trọng khác là ngân hàng số 1 về sự hài lòng của khách
hàng, cung ứng trải nghiệm số đồng nhất của khách hàng trên các điểm tiếp xúc với

-

ngân hàng, mang lại sự thuận tiện và an tâm cho khách hàng.
 Với 8 Mục tiêu cụ thể:
Hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng- mảng hoạt động kinh doanh lõi của

-

Vietcombank
Đẩy mạnh việc phát triển Tập đồn thơng qua các dự án mua bán, sáp nhập cơng ty
Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh
Cấu trúc lại mơ hình tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp
Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất
Bảo vệ quyền lợi cổ đông
Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài

4. Phạm vi chiến lược kinh doanh
4.1 Dài hạn:
-


NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:
Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa tồn diện mọi mặt hoạt động bắt kịp với trình độ

-

khu vực và thế giới
Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ đông
mới- phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng
và chiều sâu.


-

Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh thông qua mục tiêu tăng chỉ số CAR
đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu
đạt mức xếp hạng ‘AA’ theo chuẩn mực của cá tổ chức xếp hạng quốc tế, hoàn
thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mơ hình tổ chức hiện đại, khoa học,
phù hợp với mục tiêu và đảm đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có
khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng
được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng
thuộc mọi thành phần.

4.2 Ngắn hạn:
Chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiện VCB đang tiến
hành đổi mới công nghệ theo chương trình tái cơ cấu ngân hàng, đưa các sản phẩm
mới ra thị trường như : thẻ tín dụng, thẻ ATM gắn chíp,... dựa trên nền tảng cơng nghệ
tin học hiện đại cung cấp bởi Silverlake System, kết nối online tồn hệ thống, khách
hàng có thể thực hiện giao dịch gửi, rút tại bất kỳ trụ sở nào của Vietcombank trên toàn
quốc với phương thức giao dịch hiện đại tại một cửa duy nhất rất thuận tiện. Chương

trình giao dịch với các dịch vụ tín dụng thanh tốn quốc tế, quản lý nợ… đang được
đẩy mạnh một bước để tiến hành theo phương thức khách hàng sẽ chỉ phải giao dịch
với một cán bộ theo dõi quản lý chiến lược khách hàng duy nhất đối với hầu hết các
giao dịch.Bên cạnh đó , cải thiện tốc độ giải quyết yêu cầu của khách hàng chính là
mấu chốt của cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm và thời gian đáp ứng yêu cầu dịch
vụ.

5. Lợi thế cạnh tranh
5.1 Hoạt động cho vay lành mạnh, bảng cân đối khỏe mạnh,
thương hiệu uy tín, cơ sở khách hàng đa dạng, thị phần ổn
định
-

Về thế mạnh kinh doanh ngoại hối của VCB, ngân hàng này đã duy trì tốc độ tăng

-

trưởng cao trong kinh doanh ngoại hối giao ngay kể từ năm 2017.
Thị phần của VCB dự kiến sẽ dần ổn định dựa trên nền tảng vững mạnh. Mạng
lưới toàn cầu rộng khắp (với hơn 2.000 ngân hàng trên toàn thế giới) và các dịch vụ
đạt tiêu chuẩn quốc tế với chiến lược ngân hàng định hướng ngoại thương kể từ khi


thành lập là các lợi thế cạnh tranh giúp củng cố niềm tin vào khả năng duy trì thế
mạnh và thị phần của ngân hàng
5.2 Chi phí huy động vốn .
Theo đó, tính đến hết ngày 31-12-2018, Vietcombank có tới trên 226.000 tỷ đồng
tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tăng 12,4% so với cuối năm 2017.Chi phí
huy động vốn thấp, cho vay các doanh nghiệp tốt với mức lãi suất thấp nhằm hạn
chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu chính là câu trả lời cho thành cơng của

Vietcombank hiện nay.Theo tính tốn thì chi phí huy động vốn bình quân của
Vietcombank hiện nay chỉ vào khoảng 3,5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với con số
từ 4,5-5,5%/năm của nhiều ngân hàng. Do đó, chỉ ngân hàng này khi cho khách
hàng vay với lãi suất từ 7-8%/năm thì vẫn đạt được biên lợi nhuận khoảng 3-4%,
con số mơ ước của rất nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước.
5.3 Lượng nguồn vốn giá rẻ.
-

Cơ cấu tiền gửi giá rẻ đã chiếm đến gần 50% trong tổng huy động vốn của
Vietcombank.Điều đó tạo cơ sở để Vietcombank có điều kiện giảm thấp nhất mặt
bằng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng

Ví dụ: Vietcombank có tới 200.989 tỷ đồng tiền gửi khách hàng không kỳ hạn, chiếm
đến 28,4% tổng tiền gửi khách hàng – tỷ lệ cao hàng đầu trong hệ thống ngân
hàng(2020)
-

Xét về vốn vay liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng tại
Vietcombank lên đến 51.968 tỷ đồng, chiếm tới 77,6% tổng vốn vay liên ngân

-

hàng.
Lượng nguồn vốn giá rẻ này có thể coi là lợi thế lớn nhất, vượt trội nhất của
Vietcombank. Trong bối cảnh các ngân hàng phải đồng loạt giảm lãi suất cho vay
theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, lợi thế này càng tạo ra sức cạnh tranh lớn

-

hơn bao giờ hết.

Vốn chủ sở hữu tăng lên cho phép Vietcombank gia tăng mạnh hơn nữa hoạt động
tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ, mà vẫn giữ ngun chiến lược trọng tính an
tồn. Lợi nhuận, theo đó, sẽ tiếp tục "cuồn cuộn" chảy về ngân hàng này.

Ví dụ:Vietcombank sẽ nhận được trợ lực tài chính lớn từ các thương vụ thối vốn khỏi
MB và Eximbank. Với diễn biến giá cổ phiếu của MB và Eximbank rất thuận lợi như


hiện nay, dự kiến Vietcombank sẽ thu về trên 1.000 tỷ đồng từ các thương vụ thoái vốn
này

6. Năng lực cốt lõi
6.1 Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao.
-

Vietcombank là ngân hàng hàng đầu, có thương hiệu tốt nhất trên thị trường tài
chính Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng có uy tín và độ tín nhiệm cao, được các
tổ chức tài chính nước ngồi đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.(Ngày 11/02/2007:
Vietcombank đã được

tổ chức Standard & Poor’s Ratings Services công bố xếp

hạng ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín
dụng của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt
-

Nam.
Con số về tiền gửi không kỳ hạn của Vietcombank được xem là hữu xạ tự nhiên
hương. Tức là từ lợi thế về thương hiệu, về lịch sử và tính tất yếu vốn có của ngân

hàng này. Rất nhiều tập đồn, tổng cơng ty lớn của Nhà nước đã và đang sử dụng
sản phẩm dịch vụ của Vietcombank từ khoảng 15-20 năm trở lại đây.

6.2 Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân
hàng trung ương trong các dự án của chính phủ.
Nhờ vào những lợi thế sẵn có : như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhân
viên có trình độ nghiệp vụ cao, vốn lớn, sản phẩm đa dạng, ít chịu ảnh hưởng nhất bởi
các khoản nợ tồn đọng từ các khoản cho vay theo chỉ định và kế hoạch…. nên
Vietcombank luôn là đối tác nhận được sự “ưu tiên” từ phía chính phủ trong hầu hết
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và có tỷ suất sinh lời cao như các dự án điện, giao
thơng …của chính phủ (Mới đây nhất là cơng trình Thuỷ điện Sơn La)
6.3 Chi phí huy động vốn với mức lãi suất thấp
Theo đó, tính đến hết ngày 31-12-2018, Vietcombank có tới trên 226.000 tỉ đồng tiền
gửi khơng kỳ hạn của khách hàng (CASA - Current account and saving account), tăng
12,4% so với cuối năm 2017.Chi phí huy động vốn thấp, cho vay các doanh nghiệp tốt
với mức lãi suất thấp nhằm hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu chính là câu trả
lời cho thành công của Vietcombank hiện nay.


6.4 Lượng nguồn vốn giá rẻ
Theo tiết lộ của Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, đến hết năm 2017, cơ
cấu tiền gửi giá rẻ đã chiếm đến gần 50% trong tổng huy động vốn của Vietcombank.
"Điều đó tạo cơ sở để Vietcombank có điều kiện giảm thấp nhất mặt bằng lãi suất cho
vay trên thị trường tín dụng", ơng Nghiêm Xuân Thành cho hay.

7. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
7.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
7.1.1. Chiến lược cạnh tranh
* Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Trong lĩnh vực Ngân Hàng thì chiến lược dẫn đầu về chi phí chủ yếu là cạnh tranh

trong việc kinh doanh tín dụng. VCB luôn cạnh tranh với các đối thủ bằng việc liên tục
giảm mức lãi suất cho vay cho khách hàng hay khi cần huy động vốn thì lại tăng lãi
suất tiền gửi lên một mức hợp lý.
Vietcombank nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài
khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an tồn và chính xác với chi phí thấp
nhất. Khi gửi tiền tại Vietcombank, Quý Doanh nghiệp được mở miễn phí các loại tài
khoản sau: Tài khoản tiền gửi thanh tốn; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm
tiền gửi: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…Tài khoản đặc biệt: chuyên chi, chuyên thu,
đầu tư tự động.
* Chiến lược khác biệt hóa của VCB
Chính sách triển khai chiến lược khác biệt hóa của VCB: Chiến lược bảo mật và quản
lí rủi ro, đưa những ứng dụng công nghệ mới vào áp dụng trong các hoạt động kinh
doanh để tạo sự khác biệt… Cụ thể: Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam
cho phép khách hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm
giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc.
Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB-iBanking với chức
năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung
cấp dịch vụ, VCB gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng VCB-iBanking với các


giao dịch chuyển khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch, cước phí điện thoại/internet,
tiền vé máy bay, v.v...
*Chiến lược tập trung của VCB
Các chính sách triển khai chiến lược tập trung của VCB:
Chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiện VCB đang tiến
hành đổi mới cơng nghệ theo chương trình tái cơ cấu ngân hàng, đưa các sản phẩm
mới ra thị trường như: thẻ tín dụng, thẻ ATM… Dựa trên nền tảng cơng nghệ tin học
hiện đại cung cấp bởi Silverlake System, kết nối online tồn hệ thống, khách hàng có
thể thực hiện giao dịch gửi, rút tại bất kỳ trụ sở nào của Vietcombank trên toàn quốc
với phương thức giao dịch hiện đại tại một cửa duy nhất rất thuận tiện (one-stop).

Chương trình giao dịch với các dịch vụ tín dụng, thanh tốn quốc tế, quản lý nợ…
đang được đẩy mạnh một bước để tiến hành theo phương thức khách hàng sẽ chỉ phải
giao dịch với một cán bộ theo dõi khách hàng duy nhất (one-face) đối với hầu hết các
giao dịch
7.1.2. Chiến lược tăng trưởng của VCB
* Chiến lược chun mơn hóa
Để có thể tăng trưởng và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay
ngoài việc tập trung vào làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì doanh
nghiệp cần sử dụng các chiến lược để tăng trưởng như là chiến lược chun mơn hóa.
Doanh nghiệp cần xác định rõ các lĩnh vực kinh doanh và phân công các nhiệm vụ cần
thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi lĩnh vực kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng.
Các chính sách triển khai Chiến lược chun mơn hoá của VCB tập trung vào hoạt
động ngân hàng bán bn, kinh doanh vốn, dịch vụ thanh tốn, tài trợ thương mại, tài
trợ đầu tư dự án; chun mơn hóa theo đối tượng khách hàng cá nhân và đối tượng
khách hàng doanh nghiệp
* Chiến lược đa dạng hóa:
Nền tảng cơ sở chiến lược này là: Đa dạng lĩnh vực hoạt động; Tìm kiếm năng lực
cộng sinh; Cơng nghệ và thị trường.


Các chính sách triển khai chiến lược đa dạng hố của VCB là mở rộng và đẩy mạnh
hoạt động sang các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài
chính quốc tế khác. Cụ thể: Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải
qua thời gian, các sản phẩm tiền vay từng bước được chuẩn hố thành nhóm sản phẩm
cho từng phân đoạn khách hàng cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho
vay cán bộ công ,nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tô", “Cho
vay du học” và trong tương lai gần là các sản phẩm "Cho vay đối với hộ gia đình"
v.v…
* Chiến lược liên minh, hợp tác:
Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp khác đưa ra các sản phẩm, dịch vụ gia

tăng. (tham gia hệ thống Banknet, thẻ liên kết VCB-MTV…)
7.2 Đánh giá chiến lược kinh doanh
Với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh, VCB đã và đang khẳng định, duy trì
vai trị chủ đạo của mình tại Việt Nam đồng thời định vị uy tín thương hiệu VCB trên
thị trường quốc tế; Sớm trở thành Tập đồn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB
Financial Holdings) và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á, có
phạm vi hoạt động quốc tế vào năm 2015 – 2020
Với những chiến lược kinh doanh vượt trội mà Vietcombank có như bạn Bích đã trình
bày, thì sự ảnh hưởng của các mơi trường vĩ mô và vi mô đến doanh nghiệp là rất lớn.
Với ảnh hưởng của mơi trường vĩ mơ, nhóm mình đã phân tích ảnh hưởng bằng mơ
hình PEST. Mơ hình PEST là gì? ở đây có thể hiểu là sự xem xét qua các yếu tố chính
trị, kinh tế, văn hố- xã hội, khoa học cơng nghệ.

8. Phân tích môi trường vĩ mô bằng công cụ PEST
8.1 Môi trường chính trị
-

Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế
giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền

kinh tế Việt Nam nói chung
 Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư
vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.


 Các tập đồn tài chính nước ngồi đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam
dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc
đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
 Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình cơng, bãi cơng…
Từ đó giúp cho q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh

được những rủi ro. Và thơng qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong
-

đó có ngành Ngân Hàng.
Pháp luật: Bất kì một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật
pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một
ngành có tác động tới tồn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân hàng
được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các
Ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước.







Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như:
Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992
Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)
Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000)
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)
Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)

8.2 Mơi trường văn hóa xã hội
-

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua
ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày


-

càng tăng.
Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật
do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát

-

thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…
Tốc độ đơ thị hố cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới) cùng với
cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng
mang lại gia tăng.

8.3 Môi trường công nghệ
-

Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do
đó hệ thống kỹ thuật – cơng nghệ của ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp
và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng


nào có cơng nghệ tốt hơn Ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với các
-

Ngân hàng khác.
Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam.
Các Ngân hàng nước ngồi có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các Ngân hàng trong
nước về mặt cơng nghệ do đó để có thể cạnh tranh các Ngân hàng trong nước phải

-


khơng ngừng cải tiến cơng nghệ của mình.
Khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng
như thách thức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công
nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả.

8.4 Mơi trường kinh tế
Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
VCB:
A, Tình trạng nền kinh tế:
-

Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ hoặc sụt giảm
khiến thu NSNN bị ảnh hưởng tiêu cực trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho cơng tác

-

phịng chống, khắc phục hậu quả của bệnh dịch lại tăng cao.
Do thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm, cùng với việc chính sách tiền tệ bị
ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam khơng thể theo đuổi

-

các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước lớn trên thế giới.
Nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn có thể dẫn đến mất giá nội tệ, mơi trường đầu tư
trở nên rủi ro hơn, làm trì hỗn các dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.
Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng
 Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ
đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ
thắt chặt nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến ngành Ngân hàng cũng

như đến nền kinh tế và cho đến bây giờ vẫn sử dụng chính sách tiền tệ đó.
 Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn
của thị trường Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng giá trị
giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với
bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng
trưởng mạnh, in bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm
2019. Tác động không nhỏ đến ngành ngân hàng.


 Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2008 cũng chứng kiến sự biến động mạnh mẽ
trong tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD).
B, Đầu cơ và biến động giá cả
Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá
vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt”giá lương thực… đã tạo môi trường thuận lợi
cho các hoạt động đầu cơ quốc tế. Một số nhà đầu cơ và tập đồn tài chính đa quốc gia
với tài sản hàng nghìn tỷ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu
và đầu vào sản xuất quan trọng lần lượt là dầu thô, lương thực và vàng, tiếp đến là tiền
tệ và tài sản tài chính của các quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các
Ngân hàng nói chung và VCB nói riêng.
C, Lạm phát và tăng trưởng:
-

Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc với
tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình quân đầu người
của VN cũng tăng khoảng 6,8%/năm trong vòng 5 năm 2016-2020. Những con số
này phản ánh cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và

-

nước ngoài tại VN.

Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả
năm vẫn đạt 2,91%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu

-

vực và trên thế gijới.
Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008. Cuối tháng 6-2008, chỉ
số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%; trong quý III-2008, tốc độ tăng CPI giảm
dần. Dẫn đến cả quý III-2008, CPI chỉ tăng 4,18%. Từ tháng 10-2008, xuất hiện
dấu hiệu giảm phát khi CPI giảm xuống 148,2% so với mức 148,48% của tháng

-

trước.
Tuy nhiên sau giai đoạn 2007-2008, Việt Nam đã khắc phục được hậu quả và luôn
giữ cho lạm phát được kiểm soát ở mức ổn định, lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định

D, Đầu tư nước ngoài:
Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu là các nhân tố chủ chốt
thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua.
E, Tăng trưởng trên thị trường chứng khoán


Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khốn cũng như giá các loại cổ phiếu có
tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội. Năm 2020, mặc dù chịu tác động
nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10
thị trường chứng khốn có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới.
Chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời
điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số
HNX Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với

cuối năm 2019.

9. Phân tích mơi trường vi mơ bằng mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của
Michael Porter
9.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
VietcomBank ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác:
- Đối thủ cạnh tranh trong nước:
 Hàng loạt các Tổng công ty là khách hàng ruột của VCB thành lập ngân hàng, cơng
ty tài chính như: FPT, tập đồn Điện lực, tập đồn Dầu khí, TCTy xăng dầu, …
 Các đối thủ cạnh tranh của VCB như ACB, BIDV, Sacombank … hiện nay đang
trong nỗ lực gia tăng thị phần, đối thủ của VCB cũng là các ngân hàng sở hữu
100% vốn nước ngồi, có lợi thế về chất lượng và dịch vụ.
 Các Ngân hàng mới tiếp tục được cấp phép: NH Tiên Phong, NH Liên Việt, …
Do có sự ra đời thêm nhiều ngân hàng nên các nhân viên chủ chốt của VCB cũng đã ra
đi.
-

Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:

Các ngân hàng lớn của nước ngoài như: HSBC, ANZ và Standard Charterred Bank
cũng đã nộp đơn xin thành lập ngân hàng con tại Việt Nam. Các Ngân hàng này có
lợi thế về: nguồn tài chính mạnh, công nghệ cao, dịch vụ khách hàng chuyên
nghiệp, …
9.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập ngành.
Theo đó, nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ
càng lúc càng gia tăng.


-


Nguy cơ từ các ngân hàng ngoại: Hiện nay đã có 7 ngân hàng 100% vốn nước
ngồi được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các
ngân hàng nước ngồi có văn phịng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng
nước ngồi có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân

-

hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Nguy cơ từ các ngân hàng trong nước: Các NHTM mới tham gia thị trường sẽ
có nhiều lợi thế quan trọng như: mở ra những tiềm năng mới bằng cách đem
vào ngành những năng lực sản xuất mới; có động cơ và tham vọng giành được
thị phần; đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đã và đang hoạt động; …
Ngược lại, các NHTM hiện tại chưa có thể có được thơng tin cụ thể, chính xác
về chính sách và sức mạnh của ngân hàng mới, cũng như khó có thể đưa ra
chiến lược ứng phó hiệu quả.

9.3 Nhà cung cấp:
-

NHNNVN: Hệ thống NHTM và VCB phụ thuộc và bị tác động bởi các chính
sách của NHNN thông qua: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính sách
tỷ giá, chính sách về lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ. Quyền lực thương

-

lượng nghiêng về NHNN.
Các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại ngân hàng: Quyền lực thương lượng của các
đối tượng này không cao do mức độ tập trung không cao và đặc điểm sản phẩm


-

hàng hoá/dịch vụ.
Các ngân hàng khác: VCB có sự liên doanh, liên kết với nhiều ngân hàng khác
để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Do VCB là ngân hàng hàng đầu tại VN nên
quyền lực thương lượng nghiêng về VCB.

9.4 Khách hàng:
Khách hàng của VCB là các tập đồn, tổng cơng ty lớn của nền kinh tế: Vinashin,
TCTy Hàng Hải, TCTy Vinaconex, … Ngoài ra cịn có các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ.
-

Đối với khách hàng là nguồn cung cấp: địi hỏi quyền đàm phán cao vì cho rằng
nguồn lợi của ngân hàng phụ thuộc nguồn vốn của họ. Nếu ngân hàng không
đáp ứng được họ sẽ đầu tư vào ngân hàng khác do tính cạnh tranh cao và sản
phẩm ít khác biệt hóa.


-

Đối với khách hàng đi vay: thường không nhiều áp lực từ khách hàng này. Song
có nguy cơ doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn lỗ sẽ không trả được nguồn đi
vay.

9.5 Sản phẩm thay thế:
-

Đối với khách hàng DN: khả năng ngân hàng bị thay thế không cao do họ cần
sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói SP & DV của ngân

hàng. Nếu khơng hài lịng họ thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác

-

thay vì tìm tới các dịch vụ ngồi ngân hàng.
Đối với khách hàng tiêu dùng: khả năng bị thay thế rất lớn có khá nhiều lựa
chọn khác như: giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào kim loại quý
(vàng, kim cương…), đầu tư vào nhà đất hoặc các khoản đầu tư khác, … Sự đe
dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế đối với VCB và các ngân hàng khác là
rất lớn.

10. Phân tích ma trận SWOT của doanh nghiệp
10.1 Các điểm mạnh (Strengths)
-

Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao

Vietcombank là ngân hàng hàng đầu, có thương hiệu tốt nhất trên thị trường tài chính
Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng có uy tín và độ tín nhiệm cao, được các tổ chức
tài chính nước ngồi đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. (Ngày 11/02/2007:
Vietcombank đã được tổ chức Standard & Poor’s Ratings Services công bố xếp hạng ở
mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín dụng của
Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là
mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam.
-

Ngân hàng lớn thứ 4 xét về tổng tài sản

Theo thống kê mới nhất, tổng tài sản của các ngân hàng sau 6 tháng đầu năm 2021
(30/12/2021- 30/06/2021) đạt hơn 12,25 triệu tỷ đồng, tăng 5,8% so với cuối năm

trước. Trong đó, xu hướng tăng chiếm chủ đạo với 23 ngân hàng có tổng tài sản tăng
và 6 ngân hàng ghi nhận tài sản giảm. Vietcombank là ngân hàng có tổng tài sản xếp
thứ 4 sau các ngân hàng : BIDV, Agribank, Viettinbank. Tổng tài sản sau 6 tháng đầu
năm 2021 của Vietcombank đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, giảm -1,7% so với cuối năm


trước. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn được coi là 1 trong những ngân hàng thương mại
lớn nhất Việt Nam.
-

Có mạng lưới chi nhánh rộng khắp

Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phịng giao dịch/văn phịng đại diện/đơn vị
thành viên trong và ngồi nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 116 Chi nhánh; 474
phịng giao dịch; 04 Cơng ty con ở trong nước (Cơng ty Cho th tài chính, Cơng ty
chứng khốn, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Cơng ty con ở
nước ngồi (Cơng ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ,
Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP. HCM; 01 Văn phòng đại diện
tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử
lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh; 03 Cơng ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó,
Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên
60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn được
hỗ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới…
-

Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường.

Với lợi thế có trong tay là đội ngũ ban lãnh đạo trình độ cao- là những người đã từng

học tập, làm việc ở nước ngoài và đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ
thống ngân hàng - Vietcombank có một lợi thế cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng
TMCP khác, nhất là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp trong ngành
Ngân hàng Việt Nam như hiện nay. Đây là điều kiện thuận lợi cho Vietcombank mở
rộng sự phát triển của mình.
-

Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng trung ương trong
các dự án của chính phủ.

Nhờ vào những lợi thế sẵn có: như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhân
viên có trình đội nghiệp vụ cao, vốn lớn, sản phẩm đa dạng, ít chịu ảnh hưởng nhất bởi
các khoản nợ tồn đọng từ các khoản cho vay theo chỉ định và kế hoạch … nên
Vietcombank luôn là đối tác nhận được sự “ưu tiên” từ phía chính phủ trong hầu hết


các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và có tỷ suất sinh lời cao như các dự án điện, giao
thơng… của chính phủ ( mới đây nhất là cơng trình thuỷ điện Sơn La)
-

Hoạt động ngoại hối và dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam
- Sản phẩm thẻ của Vietcombank rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau
của khách hàng. Một mạng lưới rộng khắp các đơn vị chấp nhận thẻ ln có
những chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ của Vietcombank như
thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, MaterCard, American Express và
Vietcombank Vietnamairlines Express mang lại cho khách hàng lợi ích sử dụng
hạn mức tín dụng để chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới,
thanh toán trên internet, thẻ ghi nợ quốc tế bao gồm thẻ Vietcombank conect24
Visa Debit, chủ thẻ có thể thực hiện thanh toán tại hàng triệu đơn vị chấp nhận
-


-

trên toàn thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard.
Với VCB-Mobile B@nking, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện được các giao

dịch với các nhà mạng khác.
Mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia.

Hiện nay, dịch vụ thanh toán điện tử này tại Vietcombank được hỗ trợ bởi hệ thống
mạng lưới của NHNT rộng khắp trên cả nước với 80 chi nhánh, hơn 200 phịng giao
dịch, 2 cơng ty trực thuộc và một đơn vị sự nghiệp; đã vươn ra thị trường quốc tế với 1
công ty con và 2 văn phịng đại diện tại nước ngồi. Vietcombank đã có quan hệ đại lý
với gần 2000 ngân hàng và định chế tài chính tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới. Với hệ thống phân phối này, Vietcombank có tiềm năng trở thành
tập đồn tài chính có hệ thống phân phối lớn nhất Việt nam và tiềm năng mở rộng quy
mô hoạt động trong tương lai.
-

Định hướng kinh doanh rõ ràng, trở thành “ một tập đồn tài chính đa năng”

Với mục tiêu trở thành một tầm đồn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân
hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới , hoạt động đa năng, kết hợp với điều
kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang đến cho khách hàng
sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng
Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây
dựng cho mình một chiến lược phát triển với những nội dung chính như sau :


 Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số an

toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác
theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của
các tổ chức xếp hạng quốc tế.
 Hồn thành q trình tái cơ cấu ngân hàng để có 1 mơ hình tổ chức hiện đại,
khoa học, phù hợp với mục tiêu và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, kiểm sốt
được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa
dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường
và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.
10.2 Các điểm yếu ( Weaknesses)
-

Vietcombank gặp vấn đề về bảo mật và an tồn tài khoản, thơng tin KH cá
nhân trong năm 2016

Nhiều sự việc khách hàng mất tiền trong tài khoản mở tại Vietcombank Vào tháng
8/2016 khiến nhiều người lo lắng, cho thấy lỗ hổng ở thẻ bảo mật Smart OTP của
Vietcombank. Bên cạnh đó, VCB cung cấp sản phẩm ibanking nhưng lại ít khuyến
cáo, hướng dẫn về bảo mật cho người dùng. VCB đã khắc phục lỗi bảo mật trên tuy
nhiên đây vẫn là điểm yếu chưa thể thay đổi một sớm một chiều bởi hệ thống phần
mềm ngân hàng cần một thời gian lớn để cập nhật và cải tiến, nhất là khi VCB đang có
một data lớn khách hàng và giao dịch xử lý mỗi ngày.
-

Nguồn lực Công nghệ thông tin của Ngân hàng thiếu cả về nhân lực và máy
móc thiết bị

Đội ngũ cán bộ cao cấp, chun gia phân tích chính sách cịn thiếu, ở Vietcombank, số
người có chứng chỉ CFA level 3 - Chứng chỉ chuyên viên phân tích chính sách- rất ít
mặc dù đội ngũ lãnh đạo và nhân viên đều có trình độ đại học trở lên.
Không những vậy, hệ thống máy ATM của Vietcombank đã gây khơng ít phiền tối

cho khách hàng về tình trạng máy lỗi, đường truyền, bị hỏng,..Tình trạng này vào các
ngày cao điểm như lễ, ngày tết, thứ 7, chủ nhật,..không phải là hiếm gặp tại các cây
ATM của Vietcombank.
-

Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả tối đa, thiếu sự liên
kết giữa các NHTM với nhau


Mặc dù có điểm mạnh về lượng nhân sự đơng đảo, hùng hậu, nhưng đây cũng bộc lộ
điểm yếu của VCB, bởi việc quản lý nhân sự bộ máy chưa đạt hiệu quả tối đa. Giữa
các chi nhánh, giữa VCB với hệ thống các TCTD khác cũng chưa có nhiều liên kết
chặt chẽ.
-

Hiểu biết về thị trường tài chính thế giới cịn nhiều hạn chế

Đây khơng chỉ riêng là điểm yếu của Vietcombank mà nó cịn là điểm yếu của cả hệ
thống ngân hàng Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nhà nước).
Điểm yếu này không thể cải thiện được trong thời gian ngắn mà cần thời gian để các
ngân hàng tìm hiểu và xem xét lại.
10.3 Cơ hội (Opportunities)
-

Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam tương đối cao
(Thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế)

Việt Nam là quốc gia được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới với
mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 7-8%. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của
ngành ngân hàng cũng ở mức cao: 20%/năm. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội

xuất nhập khẩu tăng nhanh, làm cho nhu cầu về thanh toán quốc tế tăng, làm cho thu
nhập của Vietcombank có cơ hội tăng mạnh.
-

Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh
toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của
người dân.

Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lạm phát , tạo thói quen tiêu dùng
khơng sử dụng tiền mặt cho người dân …Chính phủ đã có những quy định và chính
sách hạn chế tiền mặt trong lưu thông như thực hiện chi trả lương cho cán bộ cơng
nhân viên qua thẻ ATM, khuyến khích người dân mua sắm qua thẻ thanh tốn của các
ngân hàng….Từ đó các dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản cá nhân, thanh toán
hoá đơn qua thẻ ATM …của Vietcombank ngày càng phát triển, mang lại 1 nguồn thu
lớn cho ngân hàng.
-

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Vietcombank học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài.


Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng ngoại thương Việt Nam,
thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển
các loại hình dịch vụ mới….
10.4 Thách thức (Threats)
-

Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt trong
thị trường tài chính của Việt Nam và của ngành Ngân hàng.


Do Việt Nam đã gia nhập WTO nên sự “đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào Việt
Nam sẽ tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng nhằm
chiếm lấy thị phần Tài chính- Ngân hàng ở Việt Nam. Các Ngân hàng nước ngoài với
lợi thế vốn lớn, nhân viên đạt trình độ kĩ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm,
chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể trong thời gian dài….sẽ khiến cho các ngân
hàng trong nước gặp phải nhiều khó khăn trong việc tranh giành “miếng bánh thị phần
trong nước”. Kèm theo đó là sự tranh giành ở cả thị phần nguồn lao động chất lượng
cao của các Ngân hàng nước ngồi sẽ gây nên tình trạng chảy máu chất xám.
-

u cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn theo các
thông lệ quốc tế tối ưu.

Các ngân hàng trong nước phải từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực
quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ- ngân hàng như : Chuẩn mực về
tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù
đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, phá sản tài chính tín dụng….thơng qua việc tiến hành
sửa đổi, bổ sung các văn bản về môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp
với thông lệ quốc tệ.
-

Chỉ số giá tiêu dùng và giá vàng biến động bất thường trong thời gian vừa qua
đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý người gửi tiền.

Trong thời gian vừa qua, sự biến động về giá rất lớn của các mặt hàng trên thị trường
và giá vàng, đã làm cho tình hình lạm phát trong nước tăng cùng theo đó là sự giảm
giá của VNĐ đã làm cho tâm lý của người gửi tiền không ổn định: họ chuyển sang
mua vàng và ngoại tệ để dự trữ thay vì cầm tiền trong tay. Do đó gây ảnh hưởng tới
hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Và
Vietcombank cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó.



-

Cạnh tranh mạnh về vốn và cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng tăng.

Ví dụ: tại Vietcombank, tổng huy động vốn đến hết năm 2020 đạt 1,08 triệu tỷ đồng,
tăng 4,9% so với 2019. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 22.529 tỷ đồng và lợi nhuận
hợp nhất đạt xấp xỉ 23.068 tỷ đồng trong năm 2020, tương đương quy mô như năm
2019.
Những sự cạnh tranh của Ngân hàng khác cũng rất đáng để quan tâm : Đóng góp lớn
nhất vào việc tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của MB bank năm 2020 là khoản thu từ
hoạt động tín dụng. Trong năm 2020, thu nhập từ lãi cho vay tại MB đạt 24.383 tỷ
đồng, tăng trên 1.000 tỷ đồng so với năm 2019.Điểm đáng chú ý trong kết quả kinh
doanh của MB năm 2020 là dòng tiền tiết kiệm tiếp tục chảy mạnh, trong đó tiền gửi
khơng kỳ hạn trên tổng tiền gửi của khách hàng vượt quá tỷ lệ 37% (115.194 tỷ
đồng/310.960 tỷ đồng).
-

Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán dẫn đến những thay đổi lớn trong
thói quen đầu tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyển của các luồng vốn
ra khỏi ngân hàng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh đến nỗi ai ai cũng đổ đi mua bán cổ
phiếu trên thị trường. Từ đó làm cho nhu cầu rút vốn để mua cổ phiếu từ khách hàng là
rất lớn, làm cho hệ thống ngân hàng ln trong tình trạng nóng bỏng về tiền. Gây nên
sự dịch chuyển luồng tiền từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán, làm mất
cân đối giữa hai thị trường.



Kết luận
Qua việc phân tích về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nhóm đã thấy được
những giá trị, những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp hiện nay. Các doanh
nghiệp hiện nay đều cạnh tranh gay gắt trên thị trường bằng những giá trị cốt lõi và lợi
thế cạnh tranh vượt trội của mình để có thể đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển và
đạt được mục tiêu đề ra.
Trong nền kinh tế ngày càng hội nhập, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
muốn tồn tại cần phải tích cực chủ động phát huy những điểm mạnh và cải tiến liên tục
những điểm yếu, ngồi ra cịn phải biết tận dụng những cơ hội từ thị trường chung.
Trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã có nhiều cố gắng tích cực trong hoạt động kinh
doanh cũng như xây dựng và hồn thiện các dự án của cơng ty nói chung, đồng thời
nâng cao đời sống cán bộ cơng nhân viên. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh hiện nay,
cơng ty đã có những chiến lược phù hợp với bối cảnh chung để cơng ty vẫn có thể duy
trì tình hình ổn định nhất.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên Trương Thị Thùy Ninh, nhóm chúng em đã hồn
thành bài báo cáo của mình, Tuy nhiên vẫn cịn một số thiếu sót, do kiến thức chưa
chuyên sâu nên mong cơ cùng các bạn có thể bổ sung cho chúng em có thể hồn thành
tốt bài báo cáo và sau này áp dụng vào thực tiễn làm việc. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!


×