Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:“Hướng dẫn học sinh lớp Hai viết đoạn văn ngắn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.94 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do viết sáng kiến:
Trong nhà trường Tiểu học, mơn Tiếng Việt có một vị trí và ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với học sinh. Ngoài việc cung cấp cho các em những kiến
thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày, mơn Tiếng Việt cịn giúp các em phát
triển tồn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp
phần rèn luyện trí thơng minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp
của con người mới.
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học nói chung, lớp Hai nói riêng rèn cho
học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho học tập và giao tiếp.
Ngoài các dạng bài về các nghi thức lời nói tối thiểu, về một số kĩ năng phục
vụ học tập và đời sống hàng ngày, phân môn Tập làm văn lớp Hai cịn rèn cho
học sinh kĩ năng diễn đạt thơng qua các bài văn ngắn. Tuy nhiên do vốn từ của
các em cịn ít nên việc diễn đạt rất hạn chế, hầu hết học sinh chỉ nói được
những câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, diễn đạt rời rạc. Những bài tập viết đoạn
văn ngắn chủ yếu được các em trình bày dưới dạng trả lời các câu hỏi gợi ý có
trong bài hoặc dựa hồn tồn vào văn mẫu. Các em thường lặp lại câu đã viết,
dùng từ sai, chấm câu cịn hạn chế; có em viết khơng đúng u cầu của đề bài
hoặc viết khơng đủ ý…
Từ những lí do trên, qua thực tế giảng dạy, tôi đã chọn và đưa ra sáng
kiến: “Hướng dẫn học sinh lớp Hai viết đoạn văn ngắn” với hi vọng góp
phần làm tốt công tác dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp Hai.
II. Mục đích viết sáng kiến:
Giúp giáo viên lớp Hai hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn một
cách có hiệu quả.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện đối với học sinh Tiểu
học nói chung, học sinh lớp Hai nói riêng.
1


III. Phạm vi và đối tượng áp dụng:


1. Phạm vi:
Áp dụng cho phân môn Tập làm văn lớp Hai – phần viết đoạn văn ngắn
– chương trình Tiểu học 2000.
2. Đối tượng:
Học sinh lớp 2A trong trường.
IV. Thực trạng về việc viết đoạn văn ngắn của học sinh lớp Hai:
1. Về mặt kiến thức:
1.1. Học sinh khơng nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn
văn.
Do không nắm được trình tự khi viết một đoạn văn nên khi làm bài các
em phải phụ thuộc hoàn toàn vào các câu hỏi gợi ý. Chính vì vậy đoạn văn
của các em khi viết thường thiếu câu mở đoạn, các ý không đầy đủ. Đối với
những bài khơng có câu hỏi gợi ý học sinh thường khơng biết cách làm.
*Ví dụ:
Tiết Tập làm văn tuần 10 – Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của
em. Câu hỏi gợi ý như sau:
1. Ông, bà (hoặc một người thân) của em bao nhiêu tuổi?
2. Ông, bà (hoặc một người thân) của em làm nghề gì?
3. Ơng, bà (hoặc người thân) của em u quý, chăm sóc em như
thế nào?
Đối với yêu cầu này, học sinh thường chỉ làm như sau:
Bà em bảy mươi tuổi. Bà em ở nhà nấu cơm và đi chợ. Bà rất yêu quý
em. Em cũng rất yêu quý bà.
1.2. Học sinh chưa có khả năng liên kết kiến thức đã học với các kiến
thức mới cùng dạng hoặc kiến thức của các phân môn khác với phân môn
Tập làm văn.
2


Trong chương trình Tập làm văn lớp Hai có nhiều bài tập viết đoạn văn

ngắn như: Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo (thầy giáo) của em, viết về một
người thân, viết về một em bé, viết về một vật nuôi, viết về các mùa trong
năm… Thực tế các bài tập này có nhiều bài giống nhau về mặt cấu trúc, diễn
đạt, làm tốt một bài có thể làm tốt được những bài khác. Tuy nhiên học sinh
khơng có khả năng liên kết nên mỗi bài tập lại là một q trình học tập mới
hồn tồn.
Các bài tập viết đoạn văn ngắn dành cho học sinh chủ yếu theo chủ
điểm. Ví dụ: Chủ điểm “Bốn mùa” tuần 19, 20 có bài Tập làm văn: Tả ngắn
về bốn mùa. Hay chủ điểm “Chim chóc” tuần 21, 22 có bài: Tả ngắn về loài
chim… Tuy nhiên do việc liên kết kiến thức giữa các phân môn Luyện từ và
câu, Tập đọc với phân mơn Tập làm văn của học sinh cịn yếu nên các em
chưa có khả năng vận dụng những kiến thức đã học trong việc viết bài văn
ngắn.
2. Về mặt kĩ năng:
2.1. Học sinh viết câu chưa đúng, đủ bộ phận:
Học sinh lớp Hai chưa được học lý thuyết về ngữ pháp, các khái niệm
về từ, câu được hình thành thơng qua q trình luyện tập, thực hành nên nhiều
em viết câu văn chưa đủ các bộ phận của câu hoặc khơng đúng kiểu câu. Ví
dụ:
“Mẹ em làm việc ở công ty nên rất chăm chỉ.”
Hoặc: “Mùa thu bắt đầu từ tháng bẩy. Có trung thu rất vui.”
2.2. Học sinh viết đoạn văn thiếu hình ảnh và cảm xúc, khơng có sự
sáng tạo.
Do vốn từ của các em cịn ít lại khơng có khả năng quan sát, tích lũy và
phát triển từ ngữ nên đoạn văn của các em phải phụ thuộc vào các câu hỏi gợi
ý (như đã nói ở trên), khơng biết thêm các ý cho đoạn văn.
3


Cũng có một số trường hợp bước đầu biết độc lập làm bài song từ ngữ

còn rất nghèo nàn, thiếu thực tế và khơng biết so sánh các sự vật.
*Ví dụ:
Kể về một vật ni, có em viết: “Nhà em có ni một con trâu. Hàng
ngày, mẹ em xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật
xinh xắn.”
Hoặc có em kể về em bé như sau: “Bé An có đơi mắt trịn như hai hạt
lạc sống…”
Từ thực trạng viết đoạn văn của học sinh như trên, tôi đề xuất một số
biện pháp để hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn như sau:

4


B. NỘI DUNG.
I. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp Hai viết đoạn văn
ngắn.
1. Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn:
1.1.Giáo viên có thể khái qt giúp học sinh về trình tự các bước viết
một đoạn văn. Cụ thể như sau:
a. Viết câu mở đầu: giới thiệu về đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một
câu).
b. Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng. Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có
thể diễn đạt từ 2 đến 3 câu tùy theo năng lực học sinh.
c. Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối
tượng đối với mọi người.
*Ví dụ:
Viết về một con vật:
- Con vật em định tả là con vật gì?
- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?

- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
Câu mở đầu:
Giới thiệu về con

Nhà em có ni rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là
chú chó con.

chó

5


Các câu phát
triển:

Chú chó này em đặt tên là Bo. Chú nhỉnh hơn cái phích một
chút. Hai cái tai xinh xinh lúc nào cũng dựng đứng lên nghe

Kể về con chó

Câu kết thúc:
Tình cảm của em

ngóng. Bộ lơng của chú màu vàng nhạt, mượt mà rất đáng
u. Cái đi xịe như bông lau cứ thấy em là ve vẩy…

Em rất thích chú chó Bo vì chú rất đáng u và lại cịn biết
trơng nhà nữa.


đối với con chó

1.2. Giúp học sinh có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng và
tương đối đầy đủ. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc kĩ và trả lời các câu
hỏi gợi ý. Đối với những bài có câu hỏi gợi ý sơ sài hoặc khơng có câu hỏi,
giáo viên có thể soạn câu hỏi cho các em, giúp các em có một điểm tựa để làm
bài.
*Ví dụ:
Bài viết về gia đình:
- Gia đình em gồm những ai?
- Những người đó làm cơng việc gì?
6


- Tình cảm của những người trong gia đình đối với nhau như thế
nào?
- Mọi người trong gia đình quan tâm đến em ra sao?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của mọi người dành
cho em?
Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm:
- Em (bạn em) đã làm việc tốt khi nào? ở đâu?
- Việc tốt đó là việc gì?
- Em (bạn em) đã làm như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì khi làm (hoặc thấy bạn làm) việc tốt đó?
* Lưu ý: Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách
diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh
làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kĩ năng từng bước ở từng thời điểm
thích hợp. Khơng nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay
những kĩ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, GV phải kiên

nhẫn ln tái hiện và lặp lại kiến thức cho HS trong suốt năm học, giúp HS có
được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên.
2. Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức về bài tập viết đoạn văn ngắn
trong chương trình Tập làm văn lớp Hai:
2.1. Giáo viên phải nắm chắc các dạng đề Tập làm văn ở lớp Hai. Có
thể tập hợp các bài tập thành các dạng như sau:

7


+Kể về người. Dạng này bao gồm các bài tập: Viết đoạn văn ngắn về cô
giáo (hoặc thầy giáo); về một người thân, về anh, chị, em; về Bác Hồ; kể về
gia đình.
+Kể về vật. Dạng này gồm các bài tập: Kể về một vật ni trong gia
đình.
+Kể về một việc làm tốt.
+Kể về một mùa trong năm.
+Tả ngắn về biển.
2.2. Ở mỗi dạng bài tập, giáo viên hệ thống cho các em các ý cần có để
các em hình dung ra cấu trúc của đoạn văn và không bị thiếu ý. Ví dụ: Kể về
người thì đoạn văn phải đảm bảo giới thiệu được người đó là ai, hình dáng
(nước da, đôi mắt, hàm răng, quần áo…) như thế nào? Có những cử chỉ như
thế nào với em? Em đối với người đó ra sao? Tình cảm của người đó dành cho
em và của em dành cho người đó?
Đối với dạng bài kể ngắn về bốn mùa thì phải đảm bảo giới thiệu mùa đó bắt
đầu từ bao giờ? Mùa đó có điểm gì nổi bật về thời tiết, về bầu trời, về cây cối
xung quanh…? Em và các bạn có những việc làm gì hay niềm vui gì khi mùa
đó về? Em có thích mùa đó khơng?
Khi giáo viên hệ thống hóa kiến thức một cách kĩ lưỡng thì học sinh sẽ
phân biệt rõ được đặc điểm của từng đối tượng và các em sẽ tránh được những

nhầm lẫn đáng tiếc.
2.3. Thực hiện dạy tích hợp các mơn học.
Trong q trình giảng dạy, giáo viên cần tích hợp kiến thức của phân
môn Tập làm văn với các phân môn Tập đọc, LTVC, liên hệ những nội dung
kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn để cung cấp
thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh.
* Ví dụ:
8


Khi học về chủ điểm: “Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” (từ tuần 10 đến
tuần 15), ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thơng qua
các nhân vật trong bài tập đọc, hướng học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình
và người thân của mình, tơi cịn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ
thống, lựa chọn và ghi nhớ các từ ngữ phù hợp để chuẩn bị cho bài văn viết về
người thân.
3. Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát sự vật.
Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp
theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà.
Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm
nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp HS tránh được kiểu liệt kê. Bên cạnh
đó, tơi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một
cách có cảm xúc về sự vật.
*Ví dụ:
Khi tả về người thân (cụ thể là tả về ông, bà) tôi hướng dẫn các em
ngồi việc quan sát thấy khn mặt có nhiều nếp nhăn, tơi cịn giúp các em
cảm nhận được ánh mắt nhìn ấm áp, trìu mến, bàn tay êm ái khi xoa đầu….
Song song với việc quan sát, tôi hướng dẫn học sinh chọn lọc và ghi
nhớ từ ngữ. Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong
bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù

hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em lựa chọn, phân tích để
sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp
thêm các từ ngữ phù hợp với bài văn.
* Ví dụ:
Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác
nhau, GV cần giúp HS chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo
9


thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em
đối với với cha mẹ, ơng bà thì từ ngữ dùng phải khác với viết về tình cảm của
mình đối với bạn bè; viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ ngữ như:
bình minh, hừng đơng, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đồn tụ, sum
họp, quây quần…; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt,
đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa…GV cần chuẩn bị kỹ các từ
ngữ phù hợp với mỗi bài để hướng dẫn HS vận dụng các từ ngữ thích hợp vào
bài viết.
Sau khi đã làm tốt bước quan sát và tìm từ ngữ, tơi rèn cho học sinh kỹ
năng nói, trình bày miệng bài nói trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, điều
chỉnh giúp học sinh hồn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ
chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm để có sự tự tin khi
làm bài.
4. Hướng dẫn học sinh viết câu văn đủ ý, đúng ngữ pháp.
Như đã nói ở trên, học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết ngữ pháp,
các khái niệm từ và câu được hình thành thơng qua thực hành luyện tập.
Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ là rất
cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này GV giúp HS
nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận.
* Ví dụ:
- Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai

– là gì?”, “ Ai – làm gì?”, “ Ai – thế nào?”, tôi hướng dẫn HS nhận biết
những vấn đề sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho
câu hỏi Ai?( hoặc cái gì?/ con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc
làm gì?/ như thế nào?) (Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo).

10


- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt ý
nghĩa).
5. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn đủ ý, có hình ảnh, cảm xúc.
5.1. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài.
Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho
học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, gợi ý cho các em thay
thế các từ dùng chưa phù hợp (nếu có).
Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để
hoàn chỉnh bài làm miệng.
Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết
liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.
5.2. Sử dụng sơ đồ mạng trong quá trình hướng dẫn học sinh viết đoạn
văn.
Sơ đồ mạng ý nghĩa rất có tác dụng trong q trình hướng dẫn học sinh
Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng viết văn. Ngồi việc giúp học
sinh củng cố, hệ thống được các dạng bài tập làm văn, sơ đồ mạng cịn có tác
dụng giúp các em mở rộng được vốn từ ngữ, làm cho bài viết sinh động, có
hình ảnh hơn.
*Ví dụ:
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kể về người thân, tôi đã sử dụng

sơ đồ mạng gợi ý cho học sinh nêu những từ dùng để tả hình dáng, những cử
chỉ, tình cảm của người thân định nói đến. Trên cơ sở những từ ngữ đó, các
em sẽ lựa chọn những từ ngữ thích hợp cho bài viết của mình.
Đơi mắt hiền từ
Da đỏ au
Tóc bạc trắng

ánh mắt nhìn âu yếm

nước da trắng hồng
tóc đen óng ả

da ngăm đen
vui lòng

11

tóc cắt ngắn


Làm cơng nhân

đã nghỉ hưu
Ơng (bà)

giáo viên
Bố

Mẹ


Chăm chút

cho em đi chơi

Hiền hậu

KỂ VỀ NGƯỜI THÂN

Ơm em vào lịng

Nghe lời

Anh (chị)
Nhường nhịn
Dạy em học

yêu thương em

Em
mắt tròn đáng yêu
Bảo ban

chập chững đi
nhường đồ chơi

Sau khi các em đã lựa chọn cho mình được một hệ thống các từ ngữ cần
dùng, tơi hướng dẫn các em viết câu văn có sử dụng các từ ngữ đó.
*Ví dụ:
Ơng đã già nhưng nước da vẫn đỏ au.
Mái tóc ơng đã bạc trắng.

Đơi mắt mẹ nhìn em âu yếm.
Mặc dù bận việc nhưng bố vẫn dành thời gian dạy em học bài.
Em luôn cố gắng nghe lời để mẹ em vui lòng.
Bà chăm chút cho em từ bữa ăn đến giấc ngủ.v.v.
Bước cuối cùng, sau khi các em đã viết được nhiều câu văn, tôi hướng
dẫn các em kết hợp các câu văn này với nhau hoặc với các câu văn khác để
viết thành một đoạn văn:
*Ví dụ:
Trong nhà mẹ là người em yêu quý nhất. Mẹ em đã ngồi ba mươi tuổi nhưng
vẫn cịn đẹp lắm. Nước da của mẹ trắng hồng, mịn màng. Nhưng có lẽ đẹp
nhất vẫn là đơi mắt hiền từ ln nhìn em âu yếm. Mẹ em làm giáo viên. Công
việc của mẹ rất bận nhưng mẹ luôn dành thời gian dạy em học bài và chăm
chút cho em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Em rất yêu mẹ. Em sẽ cố gắng học tốt để
mẹ vui lòng.
12


5.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi
viết văn.
Học sinh lớp 2 chưa được học cách sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa
để viết văn. Vì vậy, giáo viên có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có sử dụng
hình ảnh nhân hóa, so sánh để bài viết sinh động hơn nhưng khơng đưa ra tên
gọi những thuật ngữ này.
*Ví dụ:
Giáo viên đưa ra hai câu văn:
“ Chú mèo nhà em rất tinh nghịch” và “Con mèo nhà em rất hay chạy nhảy”
và cho học sinh so sánh xem câu nào hay hơn? Sau đó cho học sinh thấy câu
văn thứ nhất do gọi con mèo bằng chú, thay từ tinh nghịch cho từ rất hay chạy
nhảy nên câu văn sinh động hơn, hay hơn. Từ đó khuyến khích học sinh viết
câu văn với cách tương tự như vậy.

5.4. Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh ở các tiết Tiếng Việt (tăng)
buổi hai/ngày.
Đối với mỗi dạng bài tập, tôi thường mở rộng cho học sinh ở các tiết
Tiếng Việt tăng, giúp học sinh được rèn luyện nhiều hơn. Ví dụ: Khi học xong
bài “Kể về người thân” (TV2-Tập 1-Trang 85), tôi tiếp tục cho học sinh làm
bài tập này ở các tiết Tiếng Việt tăng với yêu cầu kể về những người thân khác
trong gia đình. Hay khi học sinh làm xong bài tập: Viết một đoạn văn ngắn nói
về mùa hè (TV2-Tập 2-Trang 21), tôi cho học sinh dựa trên bài viết đó để viết
doạn văn ngắn nói về các mùa còn lại trong năm.
Với biện pháp này, học sinh vừa được rèn các kĩ năng đã có, vừa mở
rộng được kiến thức, giúp các em ghi nhớ lâu.
6.Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài:
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều
chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện
13


tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ có nhiều
lỗi sai. Trong quá trình chấm bài, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa
chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay, giáo
viên giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn.
Khi sửa bài, tôi giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc
những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó học sinh
nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề tài để các em hiểu
rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân ln được khích lệ
và tơn trọng.
II. Kết quả khảo sát:
- Tôi đã sử dụng hai lớp Hai của trường để làm lớp thực nghiệm và đối chứng:
lớp thực nghiệm là lớp 2A, lớp đối chứng là lớp 2B.
- Thời gian dạy thực nghiệm: từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013.

- Thời gian khảo sát: tháng 3 năm 2013.
- Qua ba lần khảo sát, tôi nhận thấy chất lượng học tập phân môn Tập làm văn
của lớp 2A tiến bộ rõ rệt. Tất cả các em đều viết được đoạn văn đúng yêu cầu,
đủ ý, sắp xếp các ý hợp lí, nhiều em viết được những câu văn có hình ảnh. Có
thể đánh giá sáng kiến đã có hiệu quả. Dưới đây là đề khảo sát và kết quả:
ĐỀ KHẢO SÁT

Đề khảo sát lần 1
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu để nói về người mẹ yêu
quý của em.

Hướng dẫn chấm

14


Học sinh viết đợc một đoạn văn từ 3 đến 5 câu; câu
văn dùng đúng, có hình ảnh, không sai ngữ pháp, lỗi chính
tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 10 điểm.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết
GV có thể cho các mức điểm: 9,5 9 - 8,5 - 8 - 7,5 - 7 - ....4,5 - 4 - 3,5 ...

Đề khảo sát lần 2
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu để nói về một con vt
nuụi trong nh.
Hng dn chm
Học sinh viết đợc một đoạn văn từ 4 đến 5 câu; câu
văn dùng đúng, có hình ảnh, không sai ngữ pháp, lỗi chính
tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 10 điểm.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết

GV có thể cho các mức điểm: 9,5 9 - 8,5 - 8 - 7,5 - 7 - ....4,5 - 4 - 3,5 ...

Đề khảo sát lần 3
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu để nói về một mùa trong năm
mà em thích.
Hướng dẫn chấm

15


Học sinh viết đợc một đoạn văn từ 4 đến 5 câu; câu
văn dùng đúng, có hình ảnh, không sai ngữ pháp, lỗi chính
tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 10 điểm.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết
GV có thể cho các mức điểm: 9,5 9 - 8,5 - 8 - 7,5 - 7 - ....4,5 - 4 - 3,5 ...
KẾT QUẢ
Lần
ks
1
2
3

Lớp
2A
2B
2A
2B
2A
2B


Sĩ số
28
27
28
27
28
27

Giỏi
SL
5
5
7
5
8
6

%
17,8
18,5
25
18,5
28,5
22,2

SL
7
6
11
8

12
9

Chất lượng
Khá
Trung bình
%
SL
%
25
15
53,7
22,2
14
51,9
39,3
10
35,7
29,6
13
48,2
43
8
28,5
33,3
11
40,8

16


Yếu
SL
1
2
0
1
0
1

%
3,5
7,4
3,7
3,7


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Để dạy tốt phân môn Tập làm văn cho học sinh Tiểu học nói chung, học
sinh lớp Hai nói riêng thì người giáo viên phải có sự tận tâm với nghề, biết
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học
sinh, biết tích hợp kiến thức của các môn học khác trong dạy Tập làm văn.
Đồng thời phải thường xuyên trau dồi cho mình vốn từ ngữ, vốn sống, vốn
hiểu biết thực tế bởi dạy các em viết văn là dạy các em cảm nhận cuộc sống.
Đối với học sinh, phải tạo cho các em ý thức quan sát sự vật xung
quanh bằng tất cả các giác quan, luôn luôn đặt các câu hỏi, nêu các tình huống
có vấn đề giúp các em phát triển tư duy đồng thời ghi nhớ sâu kiến thức.
Dạy tốt tiết Tiếng Việt tăng cũng là một cách để giúp học sinh rèn luyện
kĩ năng và mở rộng kiến thức cho học sinh.
Theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, các biện pháp trên không chỉ áp

dụng với khối lớp hai mà có thể áp dụng với nhiều khối lớp khác. Tơi hi vọng
sáng kiến của tơi có thể góp phần nhỏ bé vào việc giúp học sinh học tốt mơn
học hấp dẫn nhưng cũng rất khó này.
II. Kiến nghị:
Đề nghị nhà trường cho phép triển khai vận dụng sáng kiến trong tồn
tổ để việc đánh giá tính khả thi của sáng kiến này được khách quan hơn.

17


18



×