Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Giúp nhân viên duy trì sự cân bằng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.87 KB, 2 trang )

Giúp nhân viên duy trì sự cân
bằng
Cân bằng là một trong những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống. Nhưng đôi khi, những
khó khăn cá nhân cộng với áp lực công việc làm cho nhân viên của bạn đánh mất sự cân
bằng cần thiết này.
Giúp nhân viên duy trì được sự cân bằng giữa công việc
và cuộc sống không chỉ là điều bạn làm cho họ, mà điều
đó còn quan trọng với tổ chức của bạn nữa. Nhân viên
cảm thấy mất cân bằng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến
năng suất làm việc mà nó còn có nhiều ảnh hưởng tiêu
cực khác như:
- Tỉ lệ nghỉ làm cao do nhân viên thấy kiệt sức và căng thẳng
- Thái độ làm việc thiếu tích cực và tinh thần uể oải.
- Tỉ lệ nhân viên bỏ việc tăng. Họ cảm thấy quá mệt mỏi, thất vọng và rời bỏ tổ chức.
Sự suy sụp của nhân viên gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, ngoài những lí do liên quan đến
đời sống cá nhân, còn những lí do liên quan đến công việc như khả năng làm việc của họ, khối
lượng công việc, trách nhiệm và sự hỗ trợ họ có được ở nơi làm việc.
Một vị sếp quan sát thấy một nhân viên của mình có thái độ làm việc thiếu tích cực trong thời
gian gần đây. Ông thấy anh ta thường xuyên đi làm muộn và có biểu hiện mệt mỏi, thiếu tập
trung trong giờ làm việc, đầu óc luôn để tận đẩu tận đâu. Qua tìm hiểu, ông ta phát hiện ra rằng
hàng ngày trước và sau giờ làm việc anh này phải chăm sóc một người thân đang ốm tại bệnh
viện. Anh ta phải thức đêm nhiều ngày liên tiếp nên luôn cảm thấy mệt mỏi khi đi làm.
Biết được lí do đó, vị sếp này đã trực tiếp thăm hỏi và đề nghị tổ chức tạo điều kiện giúp đỡ anh
ta, đồng thời cho anh ta nghỉ ngơi vài ngày để lấy lại sức khoẻ và tinh thần. Anh nhân viên đã
rất xúc động trước hành động của sếp và nhanh chóng lấy lại phong độ làm việc của mình.
Do đó, bạn có thể làm một số điều bạn để giúp đỡ nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc
sống cá nhân. Thậm chí những nỗ lực nhỏ nhất cũng chỉ cho nhân viên thấy rằng bạn tôn trọng
thời gian riêng tư của họ và khiến họ cảm thấy vui vẻ vì mối quan hệ giữa họ với bạn và tổ
chức.
Quan tâm chân thành đến cuộc sống của nhân viên. Hãy hỏi về tình hình sức khoẻ, cuộc
sống gia đình, những khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Tất nhiên không nên đi quá sâu vào


đời tư nếu nhân viên không muốn bộc lộ. Trong trường hợp nhân viên đang gặp khó khăn, hãy
đề nghị giúp đỡ nếu có thể.
Cho nhân viên những ngày nghỉ sau một thời kỳ vất vả. Ví dụ, khi tổ chức đang thực hiện
một dự án nào đó, chắc chắn khối lượng công việc sẽ tăng lên bất thường. Trong thời gian này,
nhân viên thường xuyên làm việc ngoài giờ mà không hề kêu ca hay phàn nàn. Sau thời khi
thời kỳ bận rộn đã qua đi, hãy thưởng co nhân viên một hoặc hai ngày nghỉ. Nó sẽ thể hiện bạn
đã đánh giá nỗ lực và sự hy sinh của họ cao như thế nào. Thời gian nghỉ này sẽ giúp họ hồi
phục và đến dự án sau, họ tình nguyện tham gia bằng sự nhiệt tình và quyết tâm cao nhất.
Thời gian làm việc linh hoạt. Nhiều tổ chức không cho phép nhân viên ra ngoài, thậm chí để
uống nước với bạn bè trong giờ làm việc. Những tổ chức đó không muốn nhân viên lãng phí
một phút nào trong "8 giờ vàng ngọc". Thực tế, khoảng thời gian này không hề lãng phí vì đôi
khi nó tạo ra những mối quan hệ cho tổ chức, và nhất là, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên.
Nếu tổ chức nào muốn nhân viên "dính chặt" lấy chiếc ghế, nhân viên sẽ cảm thấy rất ức chế và
cũng chỉ làm đủ 8 tiếng mà thôi. Họ sẽ không nhiệt tình làm thêm giờ khi có việc đột xuất. Do
vậy, chính giờ giấc linh hoạt khiến nhân viên có được cảm giác cân bằng và hiệu quả.
Tỏ ra tâm lý vào những dịp đặc biệt. Nếu có thể, hãy cho nhân viên nghỉ vào những dịp sinh
nhật, kỷ niệm ngày cưới hay những dịp đặc biệt khác. Tất nhiên, thời gian nghỉ phải được phân
phối công bằng và hợp lí để không ảnh hưởng đến công việc.
Nguyệt Ánh
Theo Allbusiness

×