Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BV TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.42 KB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại
Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong. Và
có đến 20% người bệnh ung thư tử vong do suy dinh dưỡng trước khi tử vong do bệnh
lý ung thư gây ra [8] . Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở
Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng
đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng
và suy kiệt trầm trọng hơn.
Nghiên cứu Bei-Wen Wu (2009) cho thấy suy dinh dưỡng trên bệnh nhân ung
thư chiếm tỉ lệ từ 40 đến 80% [1]. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung
thư đường tiêu hóa đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 42 đến 87% và có tỷ lệ suy
dinh dưỡng cao hơn các bệnh nhân mắc ung thư ở vị trí khác, các phương pháp điều
trị cũng có tác động đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư (theo Jamshidi
S (2018) 3,4,[6]. Năm 2013, Sánchez nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh
nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất cho thấy có 63% bệnh nhân có sụt
cân ở các mức độ khác nhau và 24,6% bệnh nhân có sụt cân ≥10% trọng lượng cơ thể
[7]. Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2017 của Phan Thị Bích Hạnh ghi nhận tỷ lệ suy
dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa phân loại theo PG-SGA là 58,5%
và tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng là 11,3% [8].
Ung thư đường tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây suy dinh dưỡng
nhiều nhất do sự tham gia của hệ thống tiêu hóa nên gặp các biến chứng nghiêm trọng
hơn như nôn mửa, tiêu chảy, khó nuốt, suy nhược cơ thể và do đó ảnh hưởng trực tiếp
đến hấp thu, tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đường tiêu
hóa có điều trị hóa chất cịn chịu ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ trong quá trình điều
trị như chán ăn, buồn nơn, nơn, tiêu chảy, táo bón hay biến chứng khô miệng, nhiệt
miệng, viêm niêm mạc miệng làm giảm lượng thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Những
điều này đã góp phần làm cho tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đường
tiêu hóa ngày càng trầm trọng thêm.
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư gây ra nhiều hậu quả như giảm hiệu quả
điều trị, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ sống và tăng chi phí chăm sóc, làm
tăng tỷ lệ biến chứng, tác dụng phụ của hóa trị, thậm chí dẫn đến tử vong. ( 3 , 14).


Do đó, việc chẩn đốn sớm suy dinh dưỡng và xây dựng một kế hoạch can thiệp chế
độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa được các triệu chứng ở những
bệnh nhân ung thư, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, biến chứng của bệnh và


phương pháp điều trị và giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của
phương pháp điều trị, giúp bệnh nhân sống khỏe hơn. ( 5 ).
Vì vậy, tìm hiểu về thực trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa cũng như các tác dụng phụ
thường gặp khi đang điều trị hóa chất đóng vai trò rất quan trọng làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ung thư đường tiêu
hóa trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hạn chế quá trình sụt cân để nâng cao
khả năng chống đỡ và đáp ứng với hóa trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân nên chúng tơi đề xuất thực hiện đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu
tố liên quan trên bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại trung tâm
Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều
trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Thái Ngun
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về ung thư đường tiêu hóa
1.1.1. Định nghĩa
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý ác tính xuất hiện tại hệ thống tiêu hóa bao gồm: thực
quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), ruột già manh tràng, đại tràng lên, đại
tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn, gan, túi mật, tụy và
một số cơ quan khác thuộc hệ tiêu hóa [10].
1.1.2. Dịch tễ

Ung thư đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên
toàn thế giới. Theo Bray F và cộng sự ghi nhận vào năm 2018 thì ung thư đường tiêu hóa có
mặt trong 5 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới lần lượt là ung thư đại tràng đứng thứ ba
chiếm 1,8 triệu trường hợp (10,2%), và ung thư dạ dày đứng thứ năm chiếm 1 triệu trường
hợp (5,7%). Tỷ lệ tử vong ung thư đại trực tràng đứng thứ 2 (9,2%), ung thư dạ dày đứng thứ
3 (8,2%) và ung thư gan đứng thứ 5 (8,2%) trong tất cả các loại ung thư [11].
Tại Việt Nam, đến năm 2018, có tổng số 164.671 ca ung thư mới phát hiện ở nước ta và
114.871 trường hợp tử vong do ung thư, ung thư gan đứng vị trí thứ 1 về tỷ lệ mắc chiếm
16,5%, ung thư dạ dày đứng thứ 3 chiếm 11,4% và ung thư trực tràng đứng thứ 5 với tỷ lệ
mắc là 5,7% cả 3 loại ung thư đều nằm trong 5 bệnh ung thư thường gặp và có xu hướng gia
tăng [13].
1.1.3. Điều trị ung thư bằng hóa chất
Điều trị hóa chất là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các
tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư.
Độc tính của hóa chất: đa số các thuốc gây độc tế bào có tác dụng không đặc hiệu. Các
thuốc không chỉ làm tổn thương tế bào ung thư mà còn gây tổn thương các tế bào lành, đặc
biệt các tế bào phân chia nhanh như tủy xương, biểu mơ đường tiêu hóa. Buồn nôn và nôn là
các biểu hiện hay gặp nhất đối với độc tính của thuốc trên đường tiêu hóa. Rụng tóc là do tạm
ngừng phát triển nang lơng. Giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu do ức chế tủy xương. Nếu suy
tủy nặng bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, chảy máu.
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu
hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
1.2.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với điều trị ung thư đường tiêu hóa bằng hóa chất.
Giảm cân do suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến kết quả của hóa trị liệu ở bệnh nhân ung


thư. Dewys và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả tiên lượng của việc giảm cân đối với đáp ứng
với hóa trị và sống sót đối với một số loại khối u. Nghiên cứu mô tả rằng đối với mỗi loại

khối u, thời gian sống sót ngắn hơn ở những bệnh nhân giảm cân so với bệnh nhân không
giảm cân [42].
Sự có mặt của thức ăn trong đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số loại
thuốc dùng qua đường uống. Khi có thức ăn sẽ làm chậm rỗng dạ dày, tăng độ pH, tăng lưu
lượng máu ở gan, giảm diện tích bề mặt có sẵn để hấp thu và kéo dài thời gian vận chuyển ở
ruột. Một số loại thuốc kháng u tân sinh (ví dụ: methotrexate và 6-mercillinurine) nên được
dùng khi dạ dày rỗng, vì sự hấp thụ của các loại thuốc này tốt hơn [43]. Hơn nữa, sự hấp thụ
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khối u trong đường tiêu hóa hoặc phương pháp điều trị chống
ung thư. Khối u có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, trong khi hóa trị có thể là nguyên nhân
gây: viêm thực quản hoặc viêm niêm mạc (viêm màng nhầy trong đường tiêu hóa) [45],[46].
Sự phân phối của hóa chất cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy dinh dưỡng. Suy dinh
dưỡng gây giảm tổng hợp protein ở gan [47]. Khi nồng độ albumin thấp làm tăng độc tính
của thuốc, do nhiều thuốc khơng liên kết trong huyết tương và có nhiều thuốc gây độc tế bào
khơng liên kết với protein có mặt trong tuần hồn [4],[43],[48],[49]. Bệnh nhân bị suy dinh
dưỡng và bị hạ đường huyết đã làm tăng độc tính hóa trị nhiều hơn. Hạ đường huyết có liên
quan đến thiếu máu, mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng.
Trong suy dinh dưỡng liên quan đến ung thư, thành phần cơ thể có thể bị thay đổi, ví dụ
như giảm khối lượng cơ xương và cơ nạc [47]. Khi hóa trị, liều thuốc hóa trị dựa trên diện
tích da (tùy thuộc vào chiều cao và cân nặng) vì vậy khi bệnh nhân suy dinh dưỡng thì khơng
tính đến sự thay đổi của thành phần cơ thể. Hầu hết các thuốc hóa trị được phân phối cho cơ
nạc do đó thay đổi thành phần cơ thể là một yếu tố đáng quan tâm [50],[51],[52]. Prado và
cộng sự nghiên cứu thấy mối quan hệ giữa khối lượng cơ nạc, kích thước gan, chức năng gan
và thuốc epirubicin. Họ phát hiện ra rằng khối lượng cơ nạc giảm có thể liên quan đến tỷ lệ
nhiễm độc cao hơn [53]. Hơn nữa, 5- fluorouracl tương đối ưa nước, được phân phối và
chuyển hóa ở khối cơ nạc. Bệnh nhân điều trị hóa chất có 5-fluorouracl bị nhiều độc tính hơn
khi lượng cơ nạc giảm so với diện tích da [51].
Bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng giảm cân tại thời điểm chẩn đốn và
trong q trình hóa trị. Sự tuân thủ điều trị của những bệnh nhân này trong điều trị hóa trị liệu
có thể bị ảnh hưởng, do độc tính của hóa trị có thể dẫn đến giảm liều hóa trị liệu, trì hỗn
điều trị và có thể kết thúc điều trị sớm [54],[55]. Điều quan trọng là tránh độc tính liều giới

hạn của hóa trị liệu, bởi vì trì hỗn hoặc chấm dứt điều trị có thể mang lại cho khối u một cơ
hội mới để phát triển, điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong. Tác dụng phụ của hóa trị


liệu, như độc tính có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Điều này ảnh
hưởng đến màng nhầy (ví dụ viêm miệng và viêm ruột) và hệ thần kinh trung ương (ví dụ
như chán ăn) [56]. Những tác dụng phụ này có thể dẫn đến càng làm giảm lượng thức ăn và
giảm cân, cũng như giảm khả năng chịu đựng hóa trị. Do đó, can thiệp dinh dưỡng, để cải
thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm viêm tồn thân ở bệnh nhân, có thể là một cách tiếp cận
tốt hơn để hỗ trợ điều trị và giảm độc tính.
Do suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến enzyme CYP-450 (enzyme cytochrom P450 - là
enzyme chuyển hóa thuốc hóa chất ở gan) có thể bị ức chế, làm chậm q trình chuyển hóa
thuốc gây độc tế bào và tăng thời gian bán hủy của các thuốc này [48],[57]. Điều này có thể
dẫn đến tăng độc tính hoặc thuốc hóa chất. Ngồi ra, bằng cách giảm liều hóa trị liệu, độc
tính có thể giảm nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các loại thuốc
này. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ dinh dưỡng, có thể cải thiện chức năng gan và cải thiện chức
năng CYP-450, điều này có thể giúp cải thiện hiệu quả của hóa trị và giảm độc tính. Bên cạnh
chức năng enzyme CYP-450 giảm, nồng độ albumin cũng có thể bị giảm trong thời kỳ suy
dinh dưỡng. Do quá trình tổng hợp APP tăng lên, quá trình tổng hợp albumin bị giảm [47],
[58].
Giảm liều hóa trị có thể làm giảm độc tính, đồng thời cũng làm giảm nồng độ thuốc được vận
chuyển đến các tế bào đích, do đó hiệu quả của hóa trị khơng được cải thiện.
Vì vậy, người điều dưỡng cần phát hiện và kiểm sốt tốt tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân, đặc biệt có những can thiệp dinh dưỡng kịp thời và hợp lý góp phần tăng hiệu quả
điều trị, giảm thời gian nằm viện, chi phí cũng như giảm biến chứng và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân.
1.2.3. Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư
Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng trong cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng so
với nhu cầu của cơ thể tại các tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt động các chức
năng riêng biệt của chúng [59].

Trong các nghiên cứu gần đây được tiến hành tại 12 quốc gia Mỹ Latinh, tỷ lệ suy dinh
dưỡng đã được xác định từ 40% đến 60% bệnh nhân nói chung khi nhập viện. Ngồi ra, các
nghiên cứu nhận thấy rằng nguy cơ suy dinh dưỡng liên quan đến bệnh tật tăng 20%, trong
suốt 2 tuần đầu nhập viện và có liên quan trực tiếp đến các biến chứng gây nhiễm trùng và
không nhiễm trùng, thời gian nằm viện dài hơn và chi phí điều trị cao hơn [60]. Suy dinh
dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư và trong nhiều trường hợp có thể làm giảm tỷ lệ sống
sót. Suy dinh dưỡng dẫn đến phản ứng kém đối với điều trị, tăng thời gian nằm viện, suy
giảm miễn dịch, giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ ở bệnh nhân


ung thư [61],[62],[63]. Nghiên cứu của Dewwys cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng và giảm cân ở
người bị ung thư dao động từ 31% đến 87% [64]. Hơn nữa, có đến hơn 20% bệnh nhân tử
vong do ảnh hưởng của suy dinh dưỡng hơn là do bệnh ung thư gây ra [65].
Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là đa tác động bao gồm loại
khối u, vị trí khối u, sự sản sinh cytokine, điều trị chống ung thư bao gồm hóa trị, giai đoạn
của bệnh và thay đổi sinh lý liên quan đến tuổi tác. Thêm vào đó các phương pháp điều trị
ung thư như hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật có thể có tác động bất lợi đến tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân [66],[67].
1.2.4. Hội chứng suy mòn ở bệnh nhân ung thư
Suy mòn trong ung thư biểu hiện bởi tình trạng sụt cân tiến triển, sụt giảm khối mỡ,
khối cơ vân trong cơ thể và biếng ăn [68]. Sụt cân tiến triển là dấu hiệu thường gặp ở bệnh
nhân ung thư, tần suất có thể từ 30-80% tùy thuộc vào loại ung thư. Bệnh nhân ung thư tụy,
dạ dày có tỉ lệ sụt cân cao nhất, trong khi bệnh nhân ung thư lympho không hodgkin, ung thư
vú, bạch cầu cấp khơng dịng lympho hay sarcome có tỉ lệ sụt cân thấp nhất [69]. Sụt cân là
một yếu tố tiên lượng trong ung thư, sụt cân càng nhiều thì thời gian sống cịn càng ngắn. Có
đến 20% bệnh nhân ung thư chết do suy mòn trước khi chết do bệnh lý ung thư gây ra [68],
[61]. Tử vong bệnh nhân ung thư sẽ xảy ra khi mất 25-30% cân nặng cơ thể [69].

 Định nghĩa hội chứng suy mòn
Bệnh nhân ung thư được chẩn đốn hội chứng suy mịn khi có các 1 trong các dấu hiệu

sau: [70]
- Sụt cân > 5% trong 6 tháng.
- Giảm cân> 2% trong 6 tháng và BMI <20 kg /m 2.
- Giảm kích thước khối cơ ở nam <7,26 kg/m2 và ở nữ <5,45kg/m2 và sụt cân >2%.

 Cơ chế gây suy mòn trong ung thư
Tình trạng suy mịn ở bệnh nhân ung thư là do có sự mất cân bằng năng lượng và các
rối loạn về chuyển hóa liên quan đến các yếu tố điều hòa và các cytokine.
Mất cân bằng năng lượng do giảm năng lượng ăn vào do biếng ăn và các nguyên nhân
như buồn nôn, thay đổi vị giác hay rối loạn cảm giác nuốt hoặc vì đau và tình trạng trầm cảm.
Biếng ăn cịn do có sự gia tăng các yếu tố điều hòa như serotonin trong não, chất tạo ra từ
acid amin Trytophan. Bình thường Trytophan vận chuyển trong máu ở dạng gắn kết với
albumin. Nhưng do hạ albumin/máu gặp ở bệnh nhân suy mòn trong ung thư, nên lượng
tryptophan tự do trong máu gia tăng vận chuyển qua hàng rào máu não bị suy yếu và do đó
làm tăng lượng serotonine tại não. Đồng thời biếng ăn là kết quả sự phản ứng giữa các phân


tử peptide của ung thư với các yếu tố điều hịa từ các mơ của người bệnh (yếu tố nội tiết và
cytokine).
1.2.5. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Tình trạng dinh dưỡng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ biểu hiện tổng thể đến
từng mức độ thành phần cơ thể. Cho nên khơng thể có một phương pháp đánh giá nào có thể
giúp thể hiện hết tình trạng dinh dưỡng, mà cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.
1.2.5.1. Phương pháp dùng chỉ số khối cơ thể (BMI)
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả tình trạng quá nhẹ cân và quá thừa cân đều liên
quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Chỉ số BMI (Body Mass Index - Chỉ số khối
cơ thể) có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ-cơ trong cơ thể, do đó là một chỉ số được Tổ
chức Y tế thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy béo của một cá nhân [74]. Chỉ số
BMI được tính theo cơng thức:
Cân nặng (kg)

BMI =

----------------------(Chiều cao)2(m)

BMI từ 18,5 đến 24,9 là bình thường.
Béo được phân loại dựa vào các "ngưỡng" sau đây
+ Thừa cân độ 1 : 25,0 - 29,99
+ Thừa cân độ 2 : 30,0 - 39,99
+ Thừa cân độ 3 : > 40
Gầy: khi BMI dưới 18,5 là có biểu hiện thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy
Deficiency – CED) và được phân loại cụ thể như sau:
+ CED độ 1 (gầy nhẹ): BMI từ 17 đến 18,49
+ CED độ 2 (gầy vừa): BMI từ 16,0 đến 16,99
+ CED độ 3 (quá gầy): BMI dưới 16
1.5.2.2 Các chỉ số sinh hóa.
Khi bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, một số chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị
suy giảm, từ đó sẽ có ảnh hưởng đến một số chỉ số sinh hóa của cơ thể. Một số nhà nghiên
cứu có thể dùng các chỉ số sinh hóa này để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân
[75].
- Albumin huyết thanh: có thời gian bán hủy 21 ngày, không đủ nhạy để đánh giá thay
đổi trong thời gian ngắn. Nồng độ albumin huyết thanh có thể thay đổi theo tuổi, tình trạng
nhiễm trùng, mất nước. Dưới 3,5g/dl được coi là chỉ ra rằng cơ thể kém chịu đựng với các
bệnh nặng và là một chỉ số có ích khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng [76].


- Cholesterol huyết thanh: Mức độ cholesterol thấp thường thấy trong bệnh nhân suy
dinh dưỡng. Tuy nhiên mức độ cholesterol thấp còn thấy trong một số bệnh như gan, thận,
kém hấp thu và mức độ thấp có liên quan đến tử vong [76]
1.2.5.3. Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA- Subjective Global Assessment).
Công cụ đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) được xây dựng bởi Detsky và công sự trong

những năm 1980. SGA là công cụ duy nhất được Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ
(ASPEN) khuyến cáo sử dụng. SGA thường được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của bệnh nhân lúc nhập viện trong vịng 48 giờ. SGA là cơng cụ đánh giá "nhẹ nhàng", không
tốn kém, nhạy, tin cậy và đặc hiệu áp dụng cho bệnh nhân dưới 65 tuổi [76].
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng như sau: SGA-A là tình trạng dinh dưỡng tốt
khi bệnh nhân khơng bị sụt cân hay có tăng cân nhẹ trong thời gian ngắn (khơng phải do tình
trạng phù) hoặc sụt cân nhẹ rồi sau đó tăng cân trở lại bình thường, ăn uống bình thường và
khơng có các dấu hiệu mất lớp mỡ dưới da hay teo cơ, phù chi; SGA-B là tình trạng suy dinh
dưỡng vừa hay nghi ngờ có suy dinh dưỡng khi bệnh nhân có sụt cân ít nhất 5% trong vịng 1
tuần trước nhập viện nhưng khơng tăng cân; ăn kém hơn, có dấu hiệu mất ít lớp mỡ dưới da
hay teo cơ nhẹ; SGA-C là suy dinh dưỡng nặng khi có tình trạng sụt cân trên 10%, có ăn kém
(ăn thức ăn sệt hay lỏng) kéo dài 2 tuần, có dấu hiệu rõ mất lớp mỡ dưới da, teo cơ nặng hoặc
kèm phù chi, phù cột sống thắt lưng [76].
1.2.5.4. Phương pháp chủ quan toàn diện từ bệnh nhân (Patient Generated Subjective
Global Assessment – PG SGA).
Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan từ bệnh nhân (PG-SGA) được điều chỉnh từ
SGA và được phát triển đặc biệt cho bệnh nhân bị ung thư bởi tác giả Ottery vào năm 1994
và hoàn thiện vào năm 2000 [79]. Đến năm 2002, Bauer và cs đã sử dụng PG-SGA để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư với độ nhạy 98% và độ đặc hiệu 82% so với
SGA [80]. PG-SGA đã được Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ chấp nhận làm tiêu
chuẩn đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ung thư [81]. Đây là một phương pháp đánh giá
chủ quan tổng thể được thực hiện trên tất cả các mặt như: giảm cân, tình trạng khẩu phần ăn,
hoạt động và chức năng, nhu cầu trao đổi chất và khám lâm sàng:
- Sự sụt cân: cân nặng, chiều cao hiện tại; cân nặng 6 tháng trước, 1 tháng trước chia
các mức độ với thang điểm 0-4 và sự thay đổi trọng lượng trong 2 tuần qua cho 1 nếu giảm
và 0 điểm nếu cân nặng tăng hoặc không đổi.
- Khẩu phần ăn: khẩu phần ăn so với tháng trước đó khơng đổi, nhiều hơn hay ít hơn
thường ngày. Và đánh giá loại thực phẩm trong khẩu phần ăn như lỏng, đặc hay chỉ ăn các



thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hoặc ăn được rất ít tùy loại thức ăn. Điểm số cho phần 0-4 tùy
vào mức độ.
- Các triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống: Bao gồm các triệu chứng liên quan đến
đường tiêu hóa trong 2 tuần qua nơn, buồn nơn, táo bón, tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon
miệng, nhiệt miệng, khô miệng, đau, khó nuốt, mệt mỏi, cảm giác no sớm và các vấn đề khác.
Điểm được cho mỗi triệu chứng từ 0-3 tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến ăn uống.
- Hoạt động chức năng: đánh giá hoạt động chức năng trong một tháng qua với các
điểm (0-4) tùy mức độ như bình thường, giảm một chút nhưng vẫn hoạt động bình thường,
cảm thấy khơng có sức làm gì, nhưng vẫn hoạt động, nghỉ ngơi tại giường ít hơn nửa ngày;
có thể làm một vài động tác nhẹ nhàng, nghỉ ngơi tại giường gần như cả ngày; nghỉ ngơi hồn
tồn tại giường.
- Tình trạng bệnh và nhu cầu dinh dưỡng liên quan: loại ung thư, giai đoạn, bệnh lý
khác mỗi vấn đề cộng thêm 1 điểm.
- Nhu cầu chuyển hóa: các vấn đề địi hỏi nhu cầu protein và năng lượng cao hơn như:
stress, sốt, sử dụng corticosteroid (0-3 điểm)
- Khám lâm sàng: đánh giá khối cơ (đánh giá tình trạng teo cơ tại cơ thái dương, xương
địn, vai, xương bả vai, cơ giữa các xương, đầu gối, cơ tứ đầu đùi và bắp chân, khối mỡ (teo
lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu, cơ nhị đầu và lớp mỡ dưới mắt), đánh giá mức độ phù, cổ
chướng (phù tại mắt cá chân và vùng cùng cụt) (0-3 điểm).
Điểm số cao hơn cho thấy một nguy cơ dinh dưỡng cao hơn. PG-SGA cũng cung cấp
việc đánh giá nguy cơ SDD của bệnh nhân theo 3 mức độ:
++ PG-SGA A (0-1 điểm) (dinh dưỡng tốt): cân nặng ổn định hoặc tăng cân.
++ PG-SGA B (2-8 điểm) (SDD nhẹ hoặc vừa hay có nguy cơ SDD): giảm 5% cân nặng
trong 1 tháng hoặc 10% trong 6 tháng, giảm tiêu thụ khẩu phần ăn, có sự hiện diện các triệu
chứng tác động đến dinh dưỡng, suy giảm về các chức năng hoạt động ở mức độ vừa phải,
mất lớp mỡ dưới da hoặc khối lượng cơ vừa phải.
++ PG-SGA C (>= 9 điểm) (SDD nặng): giảm >5% cân nặng trong 1 tháng hoặc >10% trong
6 tháng, thiếu nghiêm trọng khẩu phần ăn, có sự hiện diện các triệu chứng tác động đến dinh
dưỡng, suy giảm về các chức năng hoạt động ở mức độ nặng hoặc suy giảm đột ngột, có dấu
hiệu rõ ràng của SDD (mất lớp mỡ dưới Da, teo cơ...).

Sử dụng PG-SGA cho thấy có nhiều lợi ích hơn công cụ SGA cho bệnh nhân ung thư
như: Bệnh nhân có thể tự hồn thành các thành phần tình trạng sụt cân, lượng thức ăn nhập
vào, các triệu chứng về tiêu hóa và sự suy giảm các chức năng của cơ thể, do đó giảm thời
gian đánh giá; PG-SGA đề cập đến nhiều triệu chứng tác động đến dinh dưỡng đối với bệnh


nhân bị ung thư và có bảng điểm để đánh giá cụ thể nhằm can thiệp dinh dưỡng kịp thời. Do
đó, PG-SGA có thể được sử dụng làm cơng cụ đánh giá dinh dưỡng ưu tiên cho bệnh nhân
ung thư bị suy dinh dưỡng [82].
Tuy nhiên, bộ công cụ PG-SGA cũng có nhược điểm là mất nhiều thời gian trong quá
trình đánh giá TTDD cho bệnh nhân và cần được thực hiện bởi cán bộ y tế có trình độ chuyên
môn nhất định để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu lâm sàng.
1.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
điều trị hóa chất
1.2.6.1. Yếu tố nhân khẩu học
- Giới: nghiên cứu trong nước và thế giới ghi nhận có sự khác nhau về giới tính của các
loại ung thư đường tiêu hóa. Trong đó, nam giới được ghi nhận mắc nhiều hơn nữ. Theo
nghiên cứu của Attar và cộng sự suy dinh dưỡng ở nam bị ung thư đường tiêu hóa có điều trị
hóa chất nhiều hơn nữ tỷ lệ lần lượt là 67% và 33%. Cũng cùng kết quả nghiên cứu với Reza
Eghdam Zamiri và cộng sự ghi nhận tỷ lệ nam giới bị suy dinh dưỡng nhiều hơn so với nữ
giới [83],[84].
- Điều kiện kinh tế: điều trị ung thư là vô cùng tốn kém về thời gian và tiền bạc. Kinh tế
có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư đặc biệt là những nước có nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam.
- Tình trạng bệnh: Loại ung thư mỗi loại ung thư khác nhau có thể ảnh hưởng khác
nhau đến tình trạng dinh dưỡng, 60% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có tình trạng dinh
dưỡng bình thường, trong khi khoảng một nửa bệnh nhân ung thư thực quản, tụy, và ung thư
dạ dày bị suy dinh dưỡng [84].
- Giai đoạn và thời gian điều trị: mỗi giai đoạn và thời gian điều trị bệnh khác nhau có
thể dẫn đến sự khác nhau về tình trạng dinh dưỡng. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng

dinh dưỡng khác nhau ở mỗi giai đoạn bệnh, những bệnh nhân ở giai đoạn 1,2 thì ít nguy
cơ suy dinh dưỡng hơn ở gian đoạn 3,4 [83].
- Số lần truyền hóa chất: Bệnh nhân có số lần truyền hóa chất càng tăng thì có khả năng
ảnh hưởng đến dinh dưỡng do tác dụng phụ ngày một tích lủy của hóa chất. Theo nghiên cứu
của Attar chỉ ra rằng có sự liên quan quan giữa hóa trị liệu thứ hai trở đi với tình trạng suy
dinh dưỡng [84].
- Các triệu chứng lâm sàng
+ Buồn nôn và nôn: từ năm 1983, Griffin AM và cộng sự đã chỉ ra rằng buồn nôn là
biến chứng nặng nề nhất chiếm 15-45% sau khi hóa trị. Buồn nơn có thể xảy ra khi các thuốc
hóa trị liệu làm hỏng các tế bào tuyến đường tiêu hóa. Ngồi ra, một số yếu tố khác chẳng


hạn như mùi vị thức ăn, sự vận động, lo lắng hoặc đau cũng có thể kích thích buồn nơn và
nôn [43],[44]. Chúng gây ra những biến chứng như chán ăn, giảm hoạt động, mất cân bằng
trao đổi chất, suy dinh dưỡng. Lâu dần nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và việc
tuân thủ điều trị của bệnh nhân [87].
+ Tiêu chảy do hóa trị liệu là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở những bệnh nhân ung
thư tiến triển. Tỷ lệ tiêu chảy do hóa trị đã được báo cáo là cao đến 50-80% bệnh nhân được
điều trị, đặc biệt với bolus 5-fluorouracil hoặc một số liệu pháp phối hợp irinotecan và
fluoropyrimidines (IFL, XELIRI) có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính
mạng tỷ lệ này có thể lên đến 30% [88].
+ Táo bón: là sự chuyển động chậm của phân qua ruột do phân khơ, cứng dẫn đến đau
và khó chịu cho bệnh nhân. Táo bón ở những bệnh nhân hóa trị xảy ra do sử dụng các chất
gây cản trở vận động ruột, gây độc đối với hệ thần kinh nội tại của đường tiêu hóa. Người ta
biết rằng các yếu tố liên quan như tuổi cao, sự vận động của cơ thể và giảm hoạt động thể
chất, chế độ ăn ít chất xơ và sự thay đổi tâm lý (trầm cảm, lo lắng) có thể làm tăng sự xuất
hiện của táo bón. Ngồi ra, cịn ghi nhận thấy rằng chất chống ung thư của nhóm vinca
alkaloid vincristine and vinblastine có nhiều khả năng gây táo bón [89]. Tỷ lệ bệnh nhân có
triệu chứng táo bón chiếm 31.9 % trong nghiên cứu của Sasnchez năm 2013 [7]
+ Khô miệng: bao gồm sự ngắt đoạn hoặc làm giảm tiết dịch tiết nước bọt. Dưới điều

kiện bình thường, 0,3 đến 0,5 ml nước bọt được sản sinh mỗi phút; khô miệng xảy ra khi
dịng nước bọt ít hơn 0.1 mL/phút. Khoảng 40% bệnh nhân đang hóa trị liệu bị khơ miệng,
triệu chứng thường ngắn, kéo dài trong vòng từ hai đến tám tuần sau khi điều trị. Các biểu
hiện bao gồm khô miệng, nứt môi, cảm giác bỏng rát trong miệng và teo ở bề mặt lưng của
lưỡi. Nguyên nhân do một số chất chống ung thư gây ra khô miệng do cạnh tranh với thụ thể
của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, do đó ức chế sự truyền xung động thần kinh gây
giảm tiết nước bọt [89].
+ Viêm niêm mạc miệng: Khoảng 40% bệnh nhân trải qua hóa trị phát triển viêm niêm
mạc ở mức độ khác nhau. Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của viêm niêm mạc miệng
bao gồm: vệ sinh răng miệng kém, tình trạng dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu, tuổi (bệnh
nhân trẻ tuổi có nguy cơ nhiều hơn) [89].
+ Khó nuốt: là khó khăn hoặc thậm chí là khơng thể nuốt thức ăn bình thường bao gồm
nghẹt thở hoặc ho sau bữa ăn, cảm giác nghẹt thở, cảm giác bất thường về thức ăn ở phía sau
cổ họng. Khơng có dữ liệu cụ thể về sự phổ biến của khó nuốt ở bệnh nhân trải qua hóa trị.
Nghiên cứu Mertl-Rưtzer M nhận thấy rằng nuốt khó và nuốt đau xảy ra sau hóa trị có liên
quan đến triệu chứng khơ miệng, nhiệt miệng, viêm lưỡi…và nặng hơn ở những bệnh nhân


lớn tuổi ung thư đầu cổ có kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị [90].
+ Chán ăn là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị ung thư bao gồm tình trạng
giảm sự thèm ăn, ăn khơng ngon miệng và cảm giác no sớm. Chán ăn chiếm 24% ở bệnh
nhân ung thư, tỷ lệ này là 80% ở giai đoạn ung thư tiến triển và có thể ảnh hưởng đến
khoảng 66% bệnh nhân đang hóa trị. Chán ăn tiến triển nhanh và khó có khả năng phục hồi
nên cần can thiệp sớm vào tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bởi triệu chứng này không
chỉ gây sụt cân mà có thể dẫn đến suy dinh dưỡng [89].
1.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng bệnh nhân ung thư
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư,
có thể kể đến nghiên cứu của A. Segura và cộng sự “Đánh giá dịch tễ học về tình hình suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư tại chỗ và di căn Tây Ban Nha”, kết quả nghiên cứu này

cũng cho thấy có 52% bệnh nhân cần phải được hỗ trợ về dinh dưỡng và một số loại ung thư
có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao như thực quản, dạ dày và thanh quản [95].
Tại Australia, nghiên cứu của K.Marshall và J. Loeliger theo dự án của chính quyền
bang Victoria cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh
nhân ung thư như tuổi, giới, vị trí ung thư nguyên phát, đặc biệt nghiên cứu cũng đã đề cập
đến các biện pháp điều trị ung thư cũng có những tác động nhất định đến tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân [6].
Nghiên cứu của Liyan Zhang (2014) trên bệnh nhân UT đường tiêu hóa cho kết quả
54% bệnh nhân có điểm PG-SGA ≥ 9 (có nguy cơ SDD) trong đó nhóm bệnh nhân nam, lớn
tuổi và có tần xuất nhập viện nhiều hơn sẽ có nguy cơ cao hơn bị SDD [2].
Năm 2013, Sánchez nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường
tiêu hóa có điều trị hóa chất cho thấy có 63% bệnh nhân có sụt cân ở các mức độ khác nhau
và 24,6% bệnh nhân có sụt cân ≥10% trọng lượng cơ thể [7].
1.3.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung trên các bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (2015) cũng cho tỷ lệ SDD theo phân loại PG-SGA là 51,7%
(trong đó 43,54% ở mức độ B và 8,16% ở mức độ C) [62]. Nghiên cứu của Nguyễn Thúy
Hằng tiến hành trên các bệnh nhân phẫu thuật UT đường tiêu hóa cho kết quả tỷ lệ SDD
trước phẫu thuật theo phân loại PG-SGA là 56,4% và tỷ lệ SDD sau phẫu thuật phân loại theo
BMI lên đến 51,3% [63].
Nghiên cứu năm 2017 của Phan Thị Bích Hạnh về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần
thực tế của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà


Nội tỷ lệ SDD phân loại theo mức độ PG-SGA là 58,5% và tỷ lệ có nguy cơ SDD nặng là
11,3% [8]. Và một nghiên cứu cùng thời điểm trên Nguyễn Thị Minh Tâm về “Tình trạng
dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa
chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017” cho thấy có 59,3% bệnh nhân có nguy cơ
SDD. Ngồi ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư dạ dày có nguy cơ SDD gấp
2,2 lần so với những người mắc ung thư đại trực tràng [102].

Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hoa trên bệnh nhân ưng thư đường tiêu hóa có hóa trị tại
bệnh viện K năm 2018 cũng cho thấy 58.6% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng phân loại
theo mức độ PG-SGA.


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất đang điều trị tại trung tâm Ung bướu,
bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Được chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất
+ Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.
+ Được giải thích đầy đủ và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ
+ Ung thư tái phát.
+ Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu, hạn chế giao tiếp và không thể trả lời được.
2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2020 – 12/2020
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Ung Bướu, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.4. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.5.1. Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
+ Cỡ mẫu: Được tính theo cơng thức ước tính một tỷ lệ

n: là cỡ mẫu nghiên cứu
p: tỷ lệ bệnh nhân UT có nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo PG-SGA lấy từ nghiên cứu trước là
p = 0,58 (Theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Hạnh, 2017).
α : là mức có ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05=> Z(1-α/2) = 1,96.
d: là sai số cho phép, chọn tỉ lệ này là 10%. Thay vào công thức: n = 94. Để đảm bảo cỡ mẫu
nên đã cộng thêm khoảng 10%. Do vậy cỡ mẫu là 102, thực tế lấy được 118.
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

2.6. Phương pháp và qui trình thu thập số liệu
2.6.1. Cơng cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi nghiên cứu đã được xây dựng sẵn với những đặc
thù cho nghiên cứu, dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trước đó và xin ý kiến chuyên gia.
Bộ công cụ bao gồm: Bộ công cụ gồm 5 phần: thông tin chung về nhân khẩu học và đặc
điểm lâm sàng của bệnh nhân, một số yếu tố về hành vi lối sống, đánh giá tình trạng dinh dưỡng
theo chỉ số BMI, đánh giá nguy cơ dinh dưỡng bằng bộ công cụ PG-SGA.
* Chỉ số BMI (Body Mass Index)
+ BMI ≥25: thừa cân
+ BMI: 18,5-24,99: bình thường
+ CED độ 1 (gầy nhẹ): BMI từ 17 đến 18,49


+ CED độ 2 (gầy vừa): BMI từ 16,0 đến 16,99
+ CED độ 3 (quá gầy): BMI dưới 16
* Bộ cơng cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ quan PG-SGA.
PG-SGA đánh giá nguy cơ SDD của bệnh nhân theo 3 mức độ:
+ PG-SGA A (0-1 điểm) (dinh dưỡng tốt): cân nặng ổn định hoặc tăng cân.
+ PG-SGA B (2-8 điểm) (SDD nhẹ hoặc trung bình hoặc nguy cơ SDD): giảm 5% cân nặng
trong 1 tháng hoặc 10% trong 6 tháng, giảm tiêu thụ khẩu phần ăn, có sự hiện diện các triệu chứng
tác động đến dinh dưỡng, suy giảm về các chức năng hoạt động ở mức độ vừa phải, mất lớp mỡ
dưới da hoặc khối lượng cơ vừa phải.
PG-SGA B1 (2-4 điểm): Nguy cơ SDD hoặc SDD nhẹ.
PG-SGA B2 (4-8 điểm): SDD trung bình.
+ PG-SGA C (>= 9 điểm) (SDD nặng): giảm >5% cân nặng trong 1 tháng hoặc >10% trong
6 tháng, thiếu nghiêm trọng khẩu phần ăn, có sự hiện diện các triệu chứng tác động đến dinh
dưỡng, suy giảm về các chức năng hoạt động ở mức độ nặng hoặc suy giảm đột ngột, có dấu hiệu
rõ ràng của SDD (mất lớp mỡ dưới Da, teo cơ...).
2.6.2. Quy trình thu thập thơng tin/dữ liệu
- Thu thập thông tin chung:

Thông tin nhân khẩu học thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.
Thông tin về các đặc điểm lâm sàng: kết hợp phỏng vấn và ghi chép bệnh án.
- Thu thập các thông tin nhân trắc học về số đo chiều cao và cân nặng:
Đo chiều cao sử dụng thước dây 2 mét của Trung Quốc, có chỉ số vạch chia rõ ràng và mức
sai số 0,1 cm. Kết quả được ghi theo cm và 1 số lẻ. Cân trọng lượng sử dụng cân TATINA có độ
chính xác tới 0,1 kg. Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với 1 số lẻ.
- Thu thập số liệu đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ quan PG-SGA: Sử dụng
bộ công cụ PG – SGA để phỏng vấn và thu thập các thơng tin liên quan đến tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh như các thay đổi về cân nặng, triệu chứng ảnh hưởng đến dinh dưỡng, khẩu phần
ăn, hoạt động và chức năng, tình trạng bệnh và nhu cầu liên quan, nhu cầu chuyển hóa. Tất cả
người bệnh được khám lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu teo cơ; mất lớp mỡ dưới da; phù, cổ
chướng.
2.7. Biến số nghiên cứu
* Biến số và chỉ số nghiên cứu về đặc điểm chung.
+ Tuổi: tính theo năm dương lịch (2020 – năm sinh)
+ Giới.
+ Trình độ học vấn (tính theo trình độ học vấn cao nhất): dưới THPT/ THPT/Trung cấp/Cao
đẳng/ Đại học/Sau đại học.
+ Nghề nghiệp: Nghề nghiệp làm ít nhất trong thời gian 6 tháng của đối tượng.
+ Xếp loại kinh tế: nghèo/cận nghèo


+ Nơi ở: Nơi ở thường trú (nông thôn/ thành thị).
+ Tình trạng ni dưỡng hiện tại: ăn qua đường miệng/sonde/tĩnh mạch.
+ Chẩn đoán bệnh: loại ung thư đường tiêu hóa được chẩn đốn xác định bằng mơ bệnh học.
+ Giai đoạn bệnh: theo phân loại TNM.
+ Phương pháp điều trị: bao gồm tất cả các phương pháp điều trị cho bệnh nhân từ khi phát
hiện bệnh đến nay.
+ Thời gian phát hiện bệnh đến nay: tính theo tháng.
+ Hành vi lối sống: hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế vận động thể lực.

* Biến số và chỉ số nghiên cứu mục tiêu 1: Mơ tả tình trạng dinh dưỡng
+ Tỷ lệ % SDD theo phân loại theo BMI: Chỉ số nhân trắc học bao gồm: cân nặng, chiều
cao, BMI.
+ Tỷ lệ % có nguy cơ bị SDD phân loại theo PG-SGA.
+ Tỷ lệ % bệnh nhân sụt trên 5% và sụt trên 10% trong 1 tháng qua.
+ Tỷ lệ % các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng.
* Biến số và chỉ số nghiên cứu mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng.
+ Mối liên quan với các yếu tố nhân khẩu học với tình trạng dinh dưỡng: bao gồm các yếu tố
liên quan về tuổi, giới, nghề nghiệp nơi ở, xếp loại kinh tế gia đình.
+ Mối liên quan với các yếu tố hành vi lối sống với tình trạng dinh dưỡng: bao gồm các yếu
tố liên quan về hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế vận động thể lực.
+ Mối liên quan với yếu tố bệnh tật: loại ung thư, tình trạng ni dưỡng, thời gian phát hiện
bệnh và điều trị.
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Dữ liệu được nhập và phân tích bằng cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 25.0
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Xây dựng bản đồng thuận. Nghiên cứu được tiến hành đảm bảo tuân thủ theo các nguyên
tắc về đạo đức trong nghiên cứu y học, bệnh nhân được giải thích rõ ràng về mục đích quy trình
nghiên cứu và tham gia nghiên cứu là hồn tồn tự nguyện. Thơng tin về bệnh nhân đều được đảm
bảo bí mật. Các vấn đề trong nghiên cứu khơng ảnh hưởng đến quyền lợi hay sức khỏe của bệnh
nhân. Những thông tin thu thập và báo cáo được đảm bảo tính trung thực hồn tồn.
- Trong nghiên cứu này khơng làm ảnh hưởng gì đến 36 phong tục tập qn, truyền thống
văn hóa dân tộc, khơng gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của các đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi được hội đồng đạo đức của bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên thơng qua. Đối tượng tham gia nghiên cứu hồn tồn tự nguyện và có quyền dừng tham
gia nghiên cứu hoặc từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào mà khơng cần giải thích. Nghiên cứu viên



không tiến hành bất kỳ can thiệp nào trên người tham gia nghiên cứu. Thông tin thu được chỉ phục
vụ cho mục đích của nghiên cứu và được giữ bí mật.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm

Nhóm tuổi

Tần số (n=118)
18-40

5

4,2

40-60

59

50

>60

54

45,8


Trung bình
Giới tính

Dân tộc

Trình độ học vấn

Nơi ở

Tình trạng kinh tế

59,7±9,1

Nam

82

69,5

Nữ

36

30,5

Kinh

94

79,7


Khác

24

20,3

Cấp 1

37

31,4

Cấp 2

35

29,7

Cấp 3 trở lên
Nơng dân

46
60

39
50,8

Cơng nhân, cán bộ viên
Nghề nghiệp


Tỷ lệ (%)

chức
Nghỉ hưu

11

9,3

35

29,7

Tự do

12

10,2

Nông thôn

63

53,4

Thành phố/thị trấn/thị xã

55


46,6

Nghèo

16

13,6

Cận nghèo

32

27,1

Không xếp loại

70

59,3

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy nghiên cứu 118 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa
chất cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,7±9,1 tuổi, nhiều nhất là nhóm
tuổi 40-60 tuổi chiếm 50%, nam giới chiếm đa số với tỷ lệ 69,5% và chủ yếu là dân tộc kinh
(79,7%). Về nghề nghiệp chủ yếu là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 50,8% trong đó 29,7% đối
tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là trung học cơ sở, 28% Tiểu học, sống chủ yếu ở nông
thôn (53,4%), đối tượng hộ cận nghèo chiếm 27,1%, hộ nghèo chiếm 13,6%.


3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Loại ung thư


Biểu đồ 3.1: Loại ung thư
Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất là
31,4%, sau đó lần lượt là ung thư đại tràng (26,3%), ung thư thực quản (20,3%), ung thư trực
tràng 12,7% và ung thư gan (9,3%).
3.2.2. Giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị
Bảng 3.2. Giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị
Đặc điểm
Giai đoạn

Phương pháp
điều trị

Tần số

Tỷ lệ (%)

I
II
III

2
12
44

1,7
10,2
37,3

IV

Phẫu thuật – Hóa trị

60
79

50,8
66,9

Xạ trị – Hóa trị
Hóa trị
Khác

24

20,3

6
9

5,1
7,6

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán bệnh chủ yếu ở giai đoạn 4 chiếm
50,8%, giai đoạn 3 chiếm 37,3% và bệnh nhân có phương pháp điều trị chủ yếu là kết hợp giữa
phẫu thuật và hóa trị (66,9%), hóa trị - xạ trị chiếm 20,3%.


3.2.3. Thời gian phát hiện bệnh và số lần truyền hóa chất
Bảng 3.3. Thời gian phát hiện bệnh và số lần truyền hóa chất
Đặc điểm

Thời gian phát hiện
bệnh

Tần số

Tỷ lệ

< 6 tháng

(n)
58

(%)
49,2

6-12 tháng

35

29,7

>12 tháng
<5
5-11
chất
>= 12
Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy đối tượng nghiên cứu từ
Số lần truyền hóa

25

21,2
62
52,5
40
33,9
16
13,6
khi phát hiện bệnh đến nay trong

thời gian < 6 tháng nhiều nhất chiếm tỷ lệ là 49,2% và số lần truyền hóa chất chiếm tỷ lệ nhiều
nhất là ≤ 5 chu kỳ (52,5%).
3.2.4. Đường nuôi dưỡng
Bảng 3.4. Đường nuôi dưỡng của bệnh nhân
Đường nuôi dưỡng

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Đường miệng

116

98,3

Tĩnh mạch

84

71,2


Ống thông hỗng tràng

17

14,4

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy bệnh nhân được nuôi dưỡng chủ yếu bằng đường miệng
(98,3%), 14,4% bệnh nhân được nuôi dưỡng qua ống thông hỗng tràng.
Bảng 3.5. Đường nuôi dưỡng các loại ung thư
Đường nuôi

Đường miệng

Tĩnh mạch

Ống thông hỗng tràng

n (%)

n (%)

n (%)

Dạ dày

37 (31,9)

26 (31)


0

Đại tràng

31 (26,7)

28 (33,3)

0

Thực quản

22 (19)

8 (9,5)

Trực tràng

15 (12,9)

13 (15,5)

0

Gan

11 (9,5)

9 (10,7)


0

Loại ung thư

17 (100)

Nhận xét: Bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng được nuôi dưỡng đồng thời
bằng cả hai đường: đường miệng và đường tĩnh mạch. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư thực
quản khi điều trị hóa chất được nuôi dưỡng chủ yếu qua đường ống thông hỗng tràng kết hợp
với đường miệng, nuôi tĩnh mạch.


3.3. Tình trạng dinh dưỡng
3.3.1. Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số PG-SGA

Biểu đồ 3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số PG-SGA
Nhận xét: Qua nghiên cứu thấy rằng 38,1% đối tượng có tình trạng dinh dưỡng tốt
(PG-SGA A ) theo phân loại PG-SGA, 61,9% có nguy cơ SDD VÀ SDD trong đó 43,2%
có nguy cơ SDD hoặc SDD nhẹ, vừa (PG-SGA B) và 18,6 % SDD nặng (PG-SGA C).
3.3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Bảng 3.6. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Phân loại BMI
(kg/m2)
SDD
Bình thường
Thừa cân

Chung
n (%)
45 (38,1)

66 (55,9)
7 (5,9)
p > 0,05

Nam

Nữ

n (%)
33 (40,2)
42 (51,2)
7 (8,5)

n (%)
12 (33,3)
24 (66,7)
0 (0)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu theo phân loại BMI thì tỷ lệ SDD chung được ghi nhận là
38,1%, trong đó SDD ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.7. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào BMI và loại ung thư
Nhóm bệnh

SDD

Bình thường

Thừa cân

Dạ dày


n (%)
14 (41,2)

n (%)
20 (58,8)

n (%)
0

Thực quản

16 (69,6)

7 (30,4)

0

Đại tràng

5 (15,6)

22 (68,8)

5 (15,6)

Trực tràng

5 (27,8)


11 (61,1)

2 (11,1)

Gan

5 (45,5)

6 (54,5)

0

p

< 0,05


Nhận xét: Qua nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng dinh
dưỡng theo BMI giữa các nhóm bệnh, trong đó tỷ lệ SDD cao nhất gặp ở bệnh nhân ung thư
thực quản (69,6%), tiếp theo là ung thư dạ dày (41,2%), ung thư trực tràng (27,8%), ung thư
đại tràng (15,6%).
3.3.3. Triệu chứng liên quan ăn uống và thay đổi cân nặng

Nhận xét: Qua nghiên cứu cho thấy triệu chứng chán ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là
55,1% và sau đó là buồn nơn (37,3%) và đau là 35,6%, nôn chiếm tỷ lệ 29,7%. Các triệu
chứng khác ảnh hưởng đến ăn uống là mùi vị thức ăn (28,8%), táo bón (16,1%), mệt mỏi
(13,6%), khó nuốt (12.7%), nhiệt miệng (5,1%), thay đổi vị giác (3,4%), tiêu chảy (1,7%).
Trong đó bệnh nhân khơng có triệu chứng nào ảnh hưởng đến ăn uống chiếm 18,6%.

Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu thấy rằng bệnh nhân giảm cân trong 2 tuần trở

lại đây chiếm 48,3%, không thay đổi cân nặng chiếm 34,7% và tăng cân chiếm 16,9%.


Bảng 3.8. Thay đổi cân nặng trong 6 tháng và 1 tháng gần đây
% giảm cân

Giảm cân trong 1

trong 1 tháng
0-1.9%
2-2.9%
3-4,9%
5-9,9%
>10 %
Tăng cân

tháng (n, %)
17 (14,4)
11 (9,3)
18 (15,3)
22 (18,6)
11 (9,3)
39 (33,1)

% giảm cân trong
6 tháng
0-1.9%
2-5,9%
6-9,9%
10-19%

>=20%
Tăng cân

Giảm cân trong 6
tháng (n, %)
11 (9,3)
16 (13,6)
28 (23,7)
21 (17,8)
3 (2,5)
39 (33.1)

Nhận xét: Bệnh nhân có tỷ lệ giảm cân trong 6 tháng là 57,6% và 1 tháng là 52,5%,
trong đó giảm trên 10% trong 6 tháng là 20,3% và giảm trên 5% trong 1 tháng là 27,9%. Mặc
khác, nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận được có đến 33,1% bệnh nhân có tăng cân trong
1 tháng và 6 tháng vừa qua.
3.4. Một số yếu tố liên quan tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa.
3.4.1. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo PG-SGA với một số đặc điểm nhân
khẩu học xã hội
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG- SGA với một số đặc
điểm nhân khẩu học xã hội

Đặc điểm chung
Nhóm
tuổi

> 60
37-60

OR (95%CI)


< 0.05**

2,2 (1,0-4,7)

7
17
22
16
15

18,9
48,6
47,8
26,7
42,9

p = 0,1

2
18,2
bộ viên chức
Tự do
6
50
* Chi – Square ** Fisher’s Exact Test

9

81,8


p = 0,001** 12 (2,4-63,5)

6

50

văn hóa

Nghề
nghiệp

30
18
24
44
20

p

81,1
51,4
52,2
73,3
57,1

Trình độ

Cấp 1
Cấp 2

Cấp 3 trở lên
Nông dân
Nghỉ hưu
Công nhân, cán

PG-SGA
Suy dinh dưỡng
Không SDD
n
%
n
%
39
70,9
16
29,1
33
52,4
30
47,6

p < 0,05*

p = 0,16*

1
4,0 (1,4-11,6)
3,9 (1,4-10,7)
1
2 (0,8-4,9)


2,7 (0.7-9,7)


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình
độ văn hóa với tình trạng dinh dưỡng. Trong đó, nhóm tuổi >60 tuổi (70,9%) bị suy dinh dưỡng
cao hơn nhóm 37-60 tuổi (52,4) gấp 2,2 lần có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), OR=2,2
(1,0-4,7). Trình độ văn hóa cấp 1 bị suy dinh dưỡng cao gấp 4 lần so với trình độ văn hóa cấp 2 với
p<0,05, OR= 4 (1,4 -11,6) và gấp 3,9 lần so với trình độ văn hóa cấp 3 trở lên có ý nghĩa thống kế
với p<0,05, OR = 3,9 (1,4-10,7). Nghề nghiệp nơng dân có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 12 lần
bệnh nhân có nghề nghiệp cơng nhân, cán bộ viên chức với p<0,05, OR=12 (2,4-63,5).
3.4.2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA và đặc điểm lâm
sàng của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG- SGA và
đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng

PG-SGA
SDD
KO SDD

p-value

OR (95%CI)

Thực quản
Dạ dày
Đại tràng
Trực tràng


n (%)
21 (87,5)
22 (59,5)
12 (38,7)
10 (66,7)

n (%)
3 (12,5)
15 (40,5)
19 (61,3)
5 (33,3)

7 (63,6)
21 (87,5)
42 (53,2)
3 (50)

4 (36,4)
3 (12,5)
37 (46,8)
3 (50)

p=0,003*

4 (0,7-22,4)
1
6,1 (1,7-22,3)

pháp


Gan
Xạ trị – Hóa trị
PT – Hóa trị
Hóa trị

p=0,075

7 (0,9-52,0)

điều trị

Khác – Hóa trị

6 (66,7)

3 (33,3)

p=0,3

3,5 (0,5-22,0)

Đường

Đường miệng

71 (61,2)

45 (38,8)

p= 1,0


Tĩnh mạch

48 (57,1)

36 (42,9)

p=0,1

1,5 (0,9-25,8)
0,5 (0,2-1,3)

15 (88,2)

2 (11,8)

p=0,01*

5,7 (1,2-26,6)

Vị trí
ung thư

Phương

ni

dưỡng Thơng hỗng tràng
* Chi-square test


p=0,01*
p=0,000*
p=0,2
p=0,1

1
4,7 (1,2-18,9)
11 (2,7-45,3)
3,5 (0,6-17,6)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư dạ dày, thực quản có
nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với ung thư đại tràng, ung thư trực tràng trong đó ung
thư thực quản có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 4,7 lần ung thư dạ dày với p<0,05, OR =
4,7 (1,2-18,9) và cao gấp 11 lần ung thư đại tràng với p < 0,001, OR = 11 (2,7-45,3). Bệnh
nhân được điều trị bằng xạ trị - hóa trị có nguy cơ suy dinh dưỡng gấp 6,1 lần so với ung
thư điều trị bằng phẫu thuật – hóa trị với p <0,05, OR = 6,1 (1,7-22,3). Bệnh nhân được
nuôi dưỡng bằng ống thơng hỗng tràng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 5,7 lần so với
không mở ống thông hỗng tràng với p<0,05, OR= 5,7 (1,2-26,6).


3.4.3. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA và đặc điểm hành
vi lối sống
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG- SGA và đặc điểm
hành vi lối sống

PG – SGA A
Suy dinh dưỡng
n
%


Đặc điểm chung
Hút thuốc lá
Lạm dụng rượu bia
< 30 phút
Tập thể dục
>=30 phút

Không SDD
n
%

p

OR (95% CI)

25

80,6

6

19,4

p =0,009

3,5 (1,3-9,5)

17
30


85
75

3
10

15
25

p =0,01

4,4 (1,2-16,1)

42

53,8

36

46,2

p = 0,02

2,5 (1,1-5,9)

Chi-square test
Nghiên cứu chỉ ra rằng ở những bệnh nhân hút thuốc lá có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn
gấp 3,5 lần bệnh nhân khơng hút thuốc lá, có sự khác biệt thống kê với p < 0,001, OR = 3,5 (1,3 –
9,5). Bệnh nhân tập thể dục <30 phút/ngày có nguy cơ suy dinh dưỡng gấp 2,5 lần so với tập thể
dục >=30 phút/ngày với p<0,05, OR = 2,5 (1,1-5,9). Bệnh nhân lạm dụng rượu bia có nguy cơ suy

dinh dưỡng cao gấp 3,3 lần với p<0,05,OR = 4,4 (1,2-16,1).
3.4.4. Mối liên quan giữa % sụt cân và triệu chứng ảnh hưởng đến tiêu hóa trong 2 tuần.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa % sụt cân và triệu chứng ảnh hưởng đến tiêu hóa trong 2
tuần qua

% Sụt cân trong 1 tháng qua
Triệu chứng

Sụt >5%
OR(95%CI)

Sụt >10%
p

Chán ăn

5,5(2,0-14,8)

<0,001

Buồn nơn

0,9(0,3-2,0)

Nơn

OR(95%CI)

p


10,5(1,3-84,9)

<0,05

>0,05

0,5(0,1-1,9)

>0,05

1,2(0,5-3,0)

>0,05

0,3(0,08-1,8)

>0,05

Táo bón

0,4(0,1-1,5)

>0,05

1,4(0,3-5,7)

>0,05

Tiêu chảy


0,9(0,8-1,0)

<0,05

9,5(0,5-163,4)

>0,05

Mùi vị thức ăn

1,3(0,5-3,2)

>0,05

1,2(0,3-4,5)

>0,05

Khó nuốt

2,2(0,5-8,7)

>0,05

10,7(2,8-40,4)

<0,05

Mệt mỏi


2,2(0,7-6,7)

>0,05

1,3(0,2-6,6)

>0,05

Đau

1,4(0,6-3,2)

>0,05

1,8(0,5-6,2)

>0,05

Nhiệt miệng

2,7(0,5-14,2)

>0,05

11,4(2,0-65,1)

<0,05

Thay đổi vị giác


0,8(0,8-8,5)

>0,05

3,1(0,2-32,6)

>0,05


Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.16, bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, khơng muốn
ăn có nguy cơ sụt cân >5% cao hơn gấp 5,5 lần so với không chán ăn (p<0,05) và triệu
chứng chán ăn có nguy cơ sụt cân >10% cao hơn gấp 10,5 lần so với khơng chán ăn, triệu
chứng khó nuốt có nguy cơ sụt cân >10% cao hơn gấp 10,7 lần so với không khó nuốt và
nhiệt miệng có nguy cơ sụt cân > 10% cao hơn gấp 11,4 lần so với không nhiệt miệng với
p<0,05. Còn lại các triệu chứng khác như buồn nơn, nơn, táo bón, mùi vị thức ăn, mệt mỏi,
đau, thay đổi vị giác chưa tìm thấy mối liên quan đến tình trạng sụt cân trong 1 tháng qua.


×