BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ CỰ
T¸c ®éng cña ph¸c ®å bæ sung sím vitamin a
tíi t×nh tr¹ng dinh d−ìng vµ m¾c bÖnh
nhiÔm trïng cña trÎ d−íi 1 tuæi
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số : 3.01.43
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2008
Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN GIA KHÁNH
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN NINH
Phản biện 1: GS. TSKH. Hà Huy Khôi
Phản biện 2: GS. TS. Phan Thị Kim
Phản biện 3: PGS. Đào Thị Ngọc Diễn
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
Họp tại Trường Đại Học Y Hà Nội.
Vào hồi 14 giờ ngày 27 tháng 6 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại Học Y Hà Nội
- Viện thông tin - Thư viện Y học Trung Ương.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Cự, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn,
Nguyễn Gia Khánh (2005), “Hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A
đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu sau khi sinh”,
Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 1(1), tr. 21-26.
2. Nguyễn Thị Cự, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Gia Khánh
(2006), “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và
tiêu chảy ở trẻ em từ khi sinh đến 12 tháng được bổ sung vitamin A
theo phác đồ mới”, Tạp chí Y học thực hành ; số 552 ; Kỷ yếu công
trình Nhi khoa- Hội nghị Nhi khoa khu vực miền trung mở rộng, tr.
339-347.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CIC : tế bào áp kết mạc (conjunctival impression cytology)
CMI : miễn dịch qua trung gian tế bào (Cell Mediated Immunity)
CSSKBĐ : chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
DTH : đáp ứng quá mẫn loại muộn (delayed type hypersensiblity)
CT : can thiệp
CTV : cộng tác viên
GH : hoóc môn tăng trưởng (Growth Hormon)
HT : huyết thanh
IFN : Interferon γ
IU : đơn vị quốc tế (international unit )
KN : Kháng nguyên
KT : Kháng thể
NCHS : Trung tâm thống kê sức khỏe Quốc gia (Hoa Kỳ)
(National Center Health Statistic)
NK : tế bào huỷ diệt tự nhiên (natural killer)
NKHHC : nhiễm khuẩn hô hấp cấp
RBP : protein vận chuyển retinol (Retinol binding protein)
SD : độ lệch chuẩn (standard deviation)
SDD : suy dinh dưỡng
SKCĐ : sức khỏe cộng đồng
TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới
TDA : kháng nguyên phụ thuộc tế bào T (T dependent antigen)
TIA : kháng nguyên không phụ thuộc tế bào T (T independent antigen)
TTDD : tình trạng dinh dưỡng
VBVSKTE : Viện Bảo Vệ sức Khỏe Trẻ Em
VDD : Viện Dinh Dưỡng
VMTƯ : Viện Mắt Trung Ương
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu vitamin A là một vấn đề SKCĐ quan trọng ở các nước đang phát
triển. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở trẻ em. Thiếu vitamin A
làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết ở trẻ em tuổi tiền học đường. Một số
nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin A có thể làm tăng tỷ lệ sống của trẻ
lên 23% so với trẻ không được bổ sung.
Tại Việt nam, các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em sau khi sinh
có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A. Trẻ em lứa tuổi 0-5 tháng tuổi có tỷ lệ
vitamin A huyết thanh thấp là 32,7 %, cao gấp 2-4 lần so với các nhóm tuổi
khác và thuộc loại rất cao theo phân loại của WHO. Chương trình phòng
chống thiếu vitamin A ở Việt Nam hiện nay đang tập trung vào việc cung
cấp viên nang vitamin A cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi là nhóm được coi là
có nguy cơ bị thiếu vitamin A cao nhất, và một liều 200.000 đơn vị quốc tế
(UI) cho bà mẹ sau đẻ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng với liều này
chưa đủ để nâng cao nồng độ vitamin A của bà mẹ cho con bú và chưa đủ
để cải thiện tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng cho trẻ và mẹ
[29],[74],[175]. Vì vậy, TCYTTG đã khuyến nghị tăng liều vitamin A:
400.000 UI cho bà mẹ ngay sau khi sinh và 50.000 UI cho trẻ nhỏ 3 lần
trước 6 tháng [110].
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tác động của phác đồ bổ
sung sớm vitamin A tới tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh nhiễm
khuẩn của trẻ dưới 1 tuổi”
Mục tiêu đề tài:
1. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A đối với tình trạng
vitamin A của con và bà mẹ cho con bú.
2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A đối với tình trạng dinh
dưỡng và mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ trong năm đầu
tiên.
3. Đánh giá tính an toàn của phác đồ mới khi cho vitamin A liều cao ở trẻ
nhỏ và bà mẹ.
Những đóng góp mới của luận án
- Nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm thành công phác đồ mới bổ sung sớm
vitamin A liều cao cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh để giảm tỷ
lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng cho cả mẹ và con.
- Làm sáng tỏ việc bổ sung sớm vitamin A liều cao cho trẻ dưới 6 tháng có
tác động giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn của trẻ đặc biệt là bệnh tiêu
chảy và phần nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
2
Cấu trúc của luận án:
Luận án dài 108 trang (chưa kể tài liệu tham khảo), gồm 4 chương với 48
bảng, 2 sơ đồ và 14 hình. Đặt vấn đề : 2 trang; Chương 1. Tổng quan: 38
trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 trang;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 24 trang; Chương 4. Bàn luận: 23 trang;
Kết luận: 2 trang; Kiến nghị, những đóng góp mới của luận án: 1 trang;
Những công trình đã công bố liên quan đến luận án: 1 trang; có 201 tài liệu
tham khảo gồm 40 tài liệu tiếng Việt, 161 tài liệu tiếng nước ngoài.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tầm quan trọng của thiếu vitamin A
1.1.1. Thiếu vitamin A và tính toàn cầu
Cho đến nay các nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ học huyết thanh và các
khảo sát đã xác định được rằng thiếu vitamin A mang tính toàn cầu và là
bệnh có ý nghĩa SKCĐ, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Người ta ước tính hiện nay trên thế giới có 150 triệu trẻ em bị thiếu
vitamin A và hằng năm có đến 10 triệu trẻ bị chứng khô mắt, 500.000 trẻ
bị mù vinh viễn do chứng khô mắt và 1 đến 2 triệu trẻ chết không đáng
chết do những bệnh lý liên quan với thiếu vitamin A. Có nhiều bằng chứng
ghi nhận rằng bổ sung cho bà mẹ ngay sau sinh một liều vitamin A cao đã
cải thiện tình trạng vitamin A của mẹ và con và làm tăng sự sống còn của
trẻ được bú mẹ.
1.1.2. Thiếu vitamin A và bệnh nhiễm khuẩn
Mối liên quan giữa bệnh nhiễm khuẩn và thiếu vitamin A thật sự
phức tạp. Nhiễm khuẩn đưa đến thiếu vitamin A và thiếu vitamin A làm
cho nhiễm khuẩn nặng thêm. Những bệnh nhiễm khuẩn được đề cập nhiều
nhất có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin A là bệnh tiêu chảy, nhiễm
ký sinh trùng ruột; sởi và NKHH.
1.1.3. Suy dinh dưỡng protein- năng lượng và thiếu vitamin A
Mối liên quan giữa SDD và thiếu vitamin A đã được ghi nhận ở
nhiều nơi. Người ta nhận thấy chậm tăng trưởng thường kèm theo bệnh
khô mắt với những mức độ khác nhau của thiếu vitamin A.
Sự phối hợp giữa SDD và thiếu vitamin A được cắt nghĩa là do thói
quen ăn uống và bệnh tật cùng một lúc ảnh hưởng đến tình trạng protein-
năng lượng và vitamin A. Thí nghiêm trên súc vật và lâm sàng đã chứng
minh được rằng thiếu protein có thể gây rối loạn tổng hợp RBP và sự
phóng thích nó ra khỏi gan; chính vì vậy mà đáp ứng RBP sẽ bị giảm với
một liều cao vitamin A. Thiếu protein còn làm chậm đáp ứng với điều trị
vitamin A và làm chậm phục hồi tổn thương giác mạc.
3
1.2. Tình hình thiếu vitamin A ở Việt Nam
Trước năm 1988 Việt Nam là quốc gia có tình trạng thiếu vitamin A và
khô mắt rất trầm trọng. Từ năm 1988, chương trình phòng chống khô mắt
quốc gia với sự giúp đỡ của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, Uỷ Ban Y tế
Hà lan và Uỷ ban hợp tác Khoa Học Mỹ Việt đã được triển khai. Chiến
lược triển khai gồm những điểm chính sau:
- Bổ sung định kỳ toàn quốc một liều cao vitamin A dạng viên mỗi 6
tháng cho tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi và bổ sung vitamin A tại bệnh
viện cho mọi trẻ bị khô mắt và cho những bệnh nhi có nguy cơ cao mắc
những bệnh liên quan đến khô mắt như suy dinh dưỡng, sởi, NKHH hay
nhiễm khuẩn ruột kéo dài.
- GDDD: nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung hợp lý với khẩu
hiệu “Tô màu cho bát bột của trẻ”. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng. Khuyến
khích sản xuất nhiều thực phẩm tại nhà qua mô hình vườn - ao - chuồng để
có nguồn cung cấp vitamin A và caroten cao, bổ sung thức ăn hằng ngày
cho trẻ em.
- Phối hợp với các chương trình CSSKBĐ như CTTCMR, chương trình
phòng chống bệnh tiêu chảy, trong đó chú trọng đến phòng chống bệnh
tiêu chảy và bệnh sởi.
- Nhấn mạnh đến sự phát hiện và phòng thiếu vitamin A và nhìn kém
trong các chương trình huấn luyện cho cán bộ y tế tại bệnh viện và tại các
trung tâm CSSKBĐ.
Từ năm 1993, ngày uống vitamin A vòng 1 tổ chức vào ngày Quốc tế
thiếu nhi (1-2/6) và vòng 2 vào ngày tiêm chủng toàn quốc nên đã đạt tỷ lệ
bao phủ cao trên 95%.
Năm 1994, với sự giúp đỡ về kinh phí và kỹ thuật của Quỹ Nhi Đồng
Liên Hiệp Quốc và Helen Keller International (KHI) một cuộc điều tra
toàn quốc về thiếu vitamin A và SDD trẻ em đã được tiến hành.
Cuộc điều tra đã rút ra các kết luận quan trọng sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh thiếu vitamin A có biểu hiện lâm sàng ở toàn bộ mẫu
và phân theo 7 vùng sinh thái đều thấp hơn ngưỡng quy định của
TCYTTG để coi là vấn đề có ý nghĩa SKCĐ. Đứng về phương diện
SKCĐ, Việt Nam không còn bệnh khô mắt. Tiến bộ quan trọng này chủ
yếu do tỷ lệ trẻ được uống vitamin A định kỳ cao (87-90%).
- Uống vitamin A liều cao có tác dụng nhất định tới hạ thấp tỷ lệ mắc
bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp tính.
Vấn đề mới nảy sinh
Chương trình phòng chống thiếu vitamin A đã thu được các kết quả
rõ rệt. Chúng ta đã đạt được các mục tiêu vào năm 2000 là hầu như đã
4
thanh toán được các thể lâm sàng do thiếu vitamin A, tuy vẫn còn lẻ tẻ một
số trường hợp khô mắt lâm sàng (X
2
/X
3
). Trong những năm gần đây,
người ta đặc biệt chú ý đến thiếu vitamin A tiền lâm sàng do tính phổ biến
của nó tại cộng đồng gây nên hậu quả về chậm phát triển thể lực và thiếu
hụt miễn dịch.
Năm 2000 một nghiên cứu của VDD, tại 4 vùng sinh thái, cho thấy:
thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em Việt Nam ở mức độ trầm trọng. Tỷ
lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở độ tuổi < 6 tháng tuổi (32,7%) cao gấp
2-4 lần so với các nhóm tuổi khác. Như vậy sau khi sinh trẻ em đã có nguy
cơ cao bị thiếu vitamin A. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là sữa của
các bà mẹ cho con bú có nồng độ vitamin A thấp, trong khi đó trẻ sinh ra
không có dự trữ vitamin A bởi vậy một trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những
tháng đầu vẫn có thể bị thiếu vitamin A [20].
Hội nghị quốc tế về vitamin A (IVACG) lần thứ XX họp tại Hà Nội
năm 2001 và lần thứ XXI tại Marrakech năm 2003 khuyến khích áp dụng
sớm việc bổ sung cho trẻ em từ 0-6 tháng tuổi kết hợp với ngày tiêm chủng
vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván 3 liều 50.000 UI vào tuần 6, 10 và 14 và
cho bà mẹ liều 400.000 UI sau sinh, tại những vùng có thiếu vitamin A.
Việc bổ sung vitamin A cho trẻ em < 6 tháng theo như khuyến nghị
của TCYTTG có cần thiết đối với Việt Nam chúng ta không? Phác đồ mới
này có an toàn cho trẻ nhỏ và tác động tốt tình trạng tăng trưởng cũng như
giảm tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ nhỏ? Để giải đáp câu hỏi này
VDD cho rằng cần phải có nghiên cứu thử nghiệm trước khi triển khai trên
diện rộng.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em ngay sau sinh sống tại địa bàn 3 xã: xã Hương Hồ huyện Hương
Trà, xã thủy Vân huyện Hương Thủy và xã Hương Sơ Thành phố Huế.
Các bà mẹ của trẻ.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ và mẹ vào nghiên cứu
Cặp mẹ - con được chọn vào nghiên cứu phải thoả mãn điều kiện sau:
- Về trẻ: Trẻ có cân nặng khi sinh ≥ 2500g. Không bị di chứng của can
thiệp sản khoa. Không có dị tật, bệnh lý bẩm sinh. Trẻ được bú mẹ.
- Về mẹ: Mẹ không bị mắc bệnh mãn tính. Không bị thiếu vitamin A
nặng (không có dấu hiệu thiếu vitamin A lâm sàng). Hoàn toàn tự nguyện
tham gia chương trình và tuân thủ theo đúng phác đồ nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: không chọn vào nhóm nghiên cứu những cặp
mẹ-con không thỏa mãn 1 trong các điều kiện trên.
5
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.3.1. Địa điểm nghiên cứu: tại 3 xã thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế: xã
Hương Hồ huyện Hương Trà, xã Thuỷ Vân huyện Hương Thuỷ, xã Hương
Sơ thành phố Huế.
2.1.3.2. Thời gian nghiên cứu: các mẫu được thu thập trong khoảng thời
gian từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 01 năm 2006.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng có đối chứng
2.2.2. Phương pháp chọn cỡ mẫu
Dựa vào sự khác biệt của một số chỉ tiêu sau giữa 2 nhóm nghiên cứu vào
cuối thời điểm nghiên cứu:
- Nồng độ vitamin A trong huyết thanh của trẻ.
- Nồng độ vitamin A trong sữa của bà mẹ.
- Khác biệt về số lần mắc bệnh nhiễm khuẩn của trẻ.
- Khác biệt về cân nặng và chiều cao của trẻ vào cuối thời điểm nghiên cứu.
Cỡ mẫu thử nghiệm can thiệp được tính theo công thức sau
[
]
2
2
22
)(
)(2
µµ
σ
βα
−
+
=
xZZ
n
Trong đó: n là cỡ mẫu. Z
α
:
phân
vị chuẩn tương ứng với hệ số tin cậy
95%;
α
= 0,05 thì Z
α
= 1,96. Z
β
: phân vị chuẩn ứng với lực mẫu nghiên
cứu; 1-
β
(lực mẫu)=90% →
β
= 0,1 thì Z
β
= 1,28. σ là độ lệch chuẩn ước
lượng của 2 giá trị trung bình.
µ
1
-
µ
2
: khác biệt trung bình mong muốn
về chỉ số nghiên cứu giữa 2 nhóm.
Như vậy số mẫu tối thiểu cần chọn để thoả mãn cả 6 biến số trên là
90 cặp mẹ-con, dự kiến 10% bỏ cuộc. Số mẫu cần chọn 180- 200 cặp cho
2 nhóm.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận lợi, đảm bảo các yêu cầu sau:
- 2 nhóm cặp mẹ-con được chọn vào nghiên cứu với số lượng là 90-100
cặp cho mỗi nhóm.
- Cặp mẹ-con được chọn cho 2 nhóm phải có sự tương đồng về cân nặng
khi sinh, giới, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế của gia đình.
- Để cho có sự tương đồng giữa 2 nhóm về điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh
kinh tế của gia đình thì ngay tại mỗi thôn chúng tôi đều phân thành 2 nhóm
can thiệp và nhóm chứng.
6
2.2.4. Các giai đoạn tiến hành
2.2.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn 3 xã Thủy Vân - huyện Hương Thuỷ, xã Hương Hồ - huyện Hương
Trà và xã Hương Sơ - thành phố Huế của Tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành
nghiên cứu. Đây là 3 xã có tỷ lệ quáng gà ở phụ nữ có thai và cho con bú cao
theo nghiên cứu trước đây.
2.2.4.2. Xin giấy phép triển khai nghiên cứu: của Sở Y Tế tỉnh và các
Trung Tâm y tế huyện Hương Trà, Hương Thủy và Thành phố Huế.
2.2.4.3. Tuyển chọn và tập huấn cộng tác viên (ctv)
2.2.4.4. Lập danh sách các phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9
trong xã
2.2.4.5. Chia nhóm thử nghiệm
Hai nhóm được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp đã nêu ở trên và được
nghiên cứu theo phác đồ sau:
- Nhóm chứng: nhóm này sử dụng phác đồ bổ sung vitamin A theo
chương trình cũ. Phương thức phân phối thuốc như sau:
+ Bà mẹ: được ctv xã cho uống 1 viên nang vitamin A 200.000 UI tại
nhà vào tuần thứ 2 sau đẻ.
+ Trẻ: trong 6 tháng đầu không uống vitamin A. Vào tháng thứ 6
được uống vitamin A 100.000 UI tại nhà theo chương trình quốc gia phòng
chống thiếu vitamin A.
- Nhóm can thiệp: nhóm này được sử dụng phác đồ bổ sung vitamin A
mới. Phương thức phân phối thuốc như sau:
+ Bà mẹ: được ctv xã cho uống viên nang vitamin A tại nhà (2 viên
200.000 đơn vị cách nhau 1 ngày vào tuần thứ 2 sau đẻ.
+ Trẻ được ctv cho uống vitamin A tại nhà vào các tuần 6, 10 và 14
với liều 50.000 đơn vị/lần. Và 1 liều 100.000 đơn vị vào tháng thứ 6 theo
chương trình quốc gia phòng chống thiếu vitamin A.
2.2.4.7. Thu thập mẫu
2.2.4.7.1. Điều tra về chế độ nuôi dưỡng và tần suất sử dụng thức ăn giàu
vitamin A của trẻ và mẹ: bằng phương pháp phỏng vấn bà mẹ
2.2.4.7.2. Nghiên cứu tình trạng vitamin A trong sữa của bà mẹ và vitamin
A huyết thanh con: định lượng vitamin A trong huyết thanh và trong sữa
bằng phương pháp sắc k ý lỏng cao áp (HPLC: hyperformance liquid
chromatography) theo khuyến nghị của WHO tại Labo “Nghiên cứu và
ứng dụng Vi chất dinh dưỡng”, Viện Dinh Dưỡng Hà Nội [193].
7
2.2.4.7.3. Đánh giá tình trạng tăng trưởng của trẻ
Mỗi ctv được trang bị một cân và một thước đo chiều cao. Trẻ được ctv
đến tại nhà để đo chiều cao và cân nặng mỗi tháng một lần cho đến khi trẻ
được 12 tháng tuổi.
- Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ: sau khi thu thập các chỉ số
nhân trắc (cân nặng và chiều cao) tiến hành đánh giá TTDD của trẻ theo 3
chỉ tiêu: WAZ, WHZ và HAZ lúc trẻ 6 và 12 tháng tuổi dựa theo phân loại
của TCYTTG với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health
Statistic).
2.2.4.7.4. Đánh giá tình trạng mắc bệnh tiêu chảy và NKHHC của trẻ:
Mỗi trẻ của 2 nhóm sẽ được theo dõi mắc bệnh tiêu chảy và NKHHC từ
khi sinh đến khi được 12 tháng tuổi.
• Tiêu chuẩn phân loại tiêu chảy và NKHHC: theo hướng dẫn phân loại
của chương trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.
2.2.4.6.4. Đánh giá về tính an toàn của sử dụng vitamin A liều cao cho trẻ
< 6 tháng.
- Các ngày trong tuần đầu sau uống liều cao vitamin A, ctv đến tại nhà để
theo dõi phát hiện các triệu chứng bất thường bao gồm: Ở mẹ: đau đầu, buồn
nôn, nôn, tiêu chảy. Ở trẻ: thóp phồng, bú kém, nôn, tiêu chảy, kích thích.
2.3. Xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được đưa vào xử lý theo chương trình Epi Info 6.04,
chương trình Medcal (MedCalc Software for windows; version 4.31.010,
Belgium).
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được hội đồng khoa học Đại học Y Hà Nội thông
qua. Nội dung nghiên cứu và can thiệp được nhất trí của địa phương và đối
tượng nghiên cứu. Các dụng cụ lấy máu xét nghiệm đảm bảo vô trùng, sử
dụng 1 lần. Đối tượng nào bị thiếu vitamin A nặng (có biểu hiện thiếu
vitamin A lâm sàng) được loại khỏi nghiên cứu và được điều trị theo phác
đồ hiện hành.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Giới và cân nặng trung bình khi sinh: nhóm can thiệp có 58 nam, 42
nữ; nhóm chứng nam 54, nữ 46. Cân nặng TB sinh
)( SDx ±
: chứng 3,08±
0,34, can thiệp 3,07± 0,35. Không có sự khác biệt về giới và trung bình
cân nặng khi sinh giữa 2 nhóm.
3.1.2. Nghề nghiệp mẹ: đa số là mẹ làm nghề nông, tiếp đến là nghề buôn
bán, tiểu thủ công. Số mẹ là cán bộ, công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất
Không có sự khác biệt nghề nghiệp mẹ giữa 2 nhóm.
8
3.1.3. Thời gian mẹ cho trẻ bú mẹ lần đầu tiên sau sinh: Phần lớn các bà
mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên vào thời gian sau 30 phút - 3 giờ sau sinh (77%
nhóm chứng và 81% nhóm can thiệp). > 3-6 giờ là 23% nhóm chứng và
19% nhóm can thiệp. Không có sự khác biệt về thời gian bú mẹ lần đầu
giữa 2 nhóm (p>0,05).
3.1.4. Tình hình bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu
Trong 4 tháng đầu chỉ có ≈40% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn (39% nhóm
chứng và 42% nhóm can thiệp). Không có sự khác biệt về tỷ lệ bú sữa mẹ
hoàn toàn giữa 2 nhóm.
3.1.5. Thời gian bắt đầu ăn dặm: Hơn 1/3 trẻ trong nghiên cứu được cho
ăn bổ sung sớm ≤ 4 tháng. Vào thời điểm 5 tháng 100% trẻ trong nghiên
cứu đã được cho ăn dặm. Không có sự khác biệt về thời gian ăn dặm giữa
2 nhóm (p>0,05).
3.1.6. Thức ăn bổ sung và tần suất sử dụng thức ăn của trẻ lúc 5 tháng
- Không có trẻ nào trong cả 2 nhóm ăn dặm thiếu chất đạm
- Chỉ có ≈30% trẻ trong 2 nhóm được cho ăn dặm đủ 4 nhóm thức ăn.
- Thiếu dầu mỡ hoặc thiếu rau trong thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ cao.
- Vẫn còn 7-8% bà mẹ cho trẻ ăn thiếu cả dầu mỡ và rau. Không có sự
khác biệt về phân bố thức ăn dặm giữa 2 nhóm. (p>0,05)
- Thức ăn nguồn gốc động vật chủ yếu là thịt được các mẹ cho trẻ ăn hàng
ngày với tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm.
- Trứng gà và gan giàu vitamin A nhưng bà mẹ ít cho trẻ ăn.
3.1.7. Thức ăn bổ sung và tần suất sử dụng thức ăn của trẻ lúc 11 tháng
Vào thời điểm 11 tháng vẫn còn >50% trẻ không được cho ăn đủ 4 nhóm
thức ăn, đặc biệt số bà mẹ không cho dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ chiếm tỷ
lệ cao (32% nhóm can thiệp và 37% nhóm chứng). (p>0.05)
- Thức ăn động vật ngoài thịt các bà mẹ đã cho trẻ ăn thêm cá, tôm. Trứng
vẫn được dùng cho trẻ rất ít ở cả 2 nhóm.
3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp đến tình trạng retinol trong huyết thanh
trẻ và retinol trong sữa mẹ
3.2.1. Hiệu quả can thiệp đến tình trạng retinol trong huyết thanh trẻ
Vào thời điểm 5 tháng chúng tôi thu thập được mẫu máu của toàn bộ
trẻ (100 mẫu cho mỗi nhóm). Tuy nhiên đến thời điểm trẻ 11 tháng chỉ thu
được 88 mẫu của nhóm can thiệp và 92 mẫu của nhóm chứng do gia đình
trẻ không chấp nhận cho trẻ lấy máu.
9
Bảng 3.11. Hiệu quả can thiệp đến nồng độ retinol huyết thanh của trẻ vào
thời điểm 5 tháng và 11 tháng tuổi
Retinol huyết thanh con
)( SDx ± (µmol/L)
Thời điểm
Nhóm
chứng
(n
5 tháng
=100
n
11 tháng
=92)
Nhóm CT
(n
5 tháng
=100
n
11 tháng
=88)
p
(T test)
Lúc 5 tháng 0,80±0,38 1,32±0,84 <0,01
Lúc 11 tháng 0,99±0,46 1,29±0,93 <0,05
p (T test cặp) <0,01 <0,05
Có sự khác biệt rõ rệt về nồng độ trung bình retinol huyết thanh con giữa
2 nhóm nghiên cứu đặc biệt vào thời điểm lúc 5 tháng.
- Lúc 5 tháng: Nhóm can thiệp nồng độ trung bình retinol huyết thanh
1,32±0,84 µmol/L; nhóm chứng 0,80±0,38 µmol/L (p<0,01).
- Lúc 11 tháng: Nhóm can thiệp nồng độ trung bình retinol huyết thanh
1,29±0,93 µmol/L; nhóm chứng 0,99±0,46 µmol/L (p<0,05).
- Nồng độ trung bình retinol huyết thanh của nhóm chứng vào thời điểm
11 tháng cao hơn so với thời điểm 5 tháng (p<0,01).
Bảng 3.12. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ trẻ có nồng độ retinol huyết thanh
thấp <0,7µmol/L vào thời điểm 5 tháng và 11 tháng tuổi
Retinol huyết thanh <0,7
µmol/L
Nhóm chứng Nhóm CT
Thời điểm
n % n %
RR
p
(T test)
Lúc 5 tháng
(n
CT
=n
chứng
=100)
51 51 26 26 1,63
<0,01
Lúc 11 tháng
(n
CT
=88;
n
chứng
=92)
36 39,1 17 19,3 1,73
<0,01
- Tỷ lệ trẻ có nồng độ retinol huyết thanh thấp <0,7µmol/L ở nhóm
chứng cao hơn rõ rệt so với nhóm can thiệp ở cả 2 thời điểm nghiên cứu
(p<0,01).
10
3.2.2. Retinol huyết thanh trẻ và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.16. Liên quan nồng độ retinol huyết thanh thấp và tình trạng dinh
dưỡng của trẻ vào thời điểm 5 tháng tuổi
Retinol huyết thanh <0,7
µmol/L
(n=77)
Chỉ tiêu
<-2 SD
n (%)
≥ -2 SD
n (%)
p
WAZ
(n
<-2 SD
=4;
n
≥ -2 SD
=196)
4 (100) 73 (37,2) <0,05
HAZ
(n
<-2 SD
=7;
n
≥ -2 SD
=193)
3 (42,9) 74 (38,3) >0,05
WHZ
(n
<-2 SD
=4;
n
≥ -2 SD
=196)
3 (75) 74 (37,8) >0,05
Có sự liên quan về chỉ tiêu cân nặng theo tuổi (WAZ) và retinol huyết
thanh thấp: 100% trẻ có chỉ tiêu WAZ <-2 SD có nồng độ retinol huyết
thanh thấp so với trẻ ≥ -2 SD tỷ lệ này là 37,2% (p<0,05).
Không có sự liên quan về chỉ tiêu chiều cao theo tuổi (HAZ ) và cân
nặng theo chiều cao (WHZ) với nồng độ retinol huyết thanh thấp.
Bảng 3.17. Liên quan nồng độ retinol huyết thanh thấp và tình trạng dinh
dưỡng vào thời điểm 11 tháng tuổi
Retinol huyết thanh <0,7
µmol/L)
(n=53)
Chỉ tiêu
<-2 SD
n (%)
≥ -2 SD
n (%)
p
WAZ
(n
<-2 SD
=17
n
≥ -2 SD
=163)
11 (64,7) 42 (25,8) <0,01
HAZ
(n
<-2 SD
=19;
n
≥ -2 SD
=161)
10 (52,6) 43 (26,7) <0,05
WHZ
(n
<-2 SD
=10;
n
≥ -2 SD
=170)
7 (70) 46 (27,1) <0,05
11
Ở thời điểm 11 tháng chúng tôi chỉ lấy được 180 mẫu máu để đo nồng độ
retinol huyết thanh nên phân tích mối liên quan giữa tình trạng retinol
huyết thanh thấp và tình trạng dinh dưỡng chỉ ở những trẻ có lấy máu.
Có sự liên quan rõ rệt về retinol huyết thanh thấp và tình trạng dinh
dưỡng của trẻ ở thời điểm 11 tháng:
- 64,7% trẻ có WAZ <-2SD có nồng độ retinol huyết thanh <0,7µmol/L
so với trẻ ≥ -2SD tỷ lệ này là 25,8 % (p<0,01).
- 52,6% trẻ có HAZ <-2SD có nồng độ retinol huyết thanh thấp so với trẻ
≥ -2SD tỷ lệ này là 26,7% (p<0,05).
- 70% trẻ có WHZ <-2SD có nồng độ retinol huyết thanh thấp so với trẻ ≥
-2SD tỷ lệ này là 27,1% (p<0,05).
Bảng 3.18. Nồng độ trung bình retinol huyết thanh và tình trạng nhiễm
khuẩn
Thời gian Loại bệnh
Nồng độ trung bình
retinol huyết thanh
)( SDx ± (µmol/L)
Tiêu chảy
0,86±0,53*
NKHH 1,3±0,62**
TC+NKHH 0,73±0,3*
6 tháng đầu
Không bị bệnh 1,93±0,94
Tiêu chảy 0,98±0,36
+
NKHH 1,1±0,36
+
TC+NKHH 0,85±0,3
+
6 tháng sau
Không bị bệnh 1,59±0,76
*p (của nhóm TC hoặc TC+NKHH so với nhóm không bị bệnh) <o,o1
**p (của nhóm NKHH so với nhóm không bị bệnh) >o,o5
+ p (của nhóm bị bệnh so với nhóm không bị bệnh) <o,o1
- Có sự khác biệt rõ rệt về nồng độ trung bình retinol huyết thanh ở trẻ bị
bệnh nhiễm khuẩn và trẻ không bị bệnh đặc biệt là ở 6 tháng sau.
- Nồng độ trung bình retinol huyết thanh thấp nhất ở trẻ bị phối hợp cả 2
loại bệnh là tiêu chảy và NKHH, tiếp đến là trẻ bị bệnh tiêu chảy đơn
thuần.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ trung bình retinol
huyết thanh giữa nhóm trẻ bị NKHH đơn thuần so với nhóm trẻ không bị
nhiễm khuẩn ở thời điểm 6 tháng đầu.
3.2.3. Hiệu quả can thiệp đến tình trạng retinol sữa mẹ
Vào thời điểm 5 tháng chúng tôi thu thập được mẫu sữa của toàn bộ
bà mẹ (100 mẫu cho mỗi nhóm). Tuy nhiên đến thời điểm 11 tháng chỉ thu
12
được 78 mẫu của nhóm can thiệp và 77 mẫu của nhóm chứng. Phân tích
nồng độ retinol sữa mẹ cho kết quả như sau:
Bảng 3.20. Hiệu quả can thiệp đến nồng độ trung bình retinol trong sữa mẹ
Nồng độ trung bình retinol sữa
mẹ
)( SDx ± (µmol/L)
Thời điểm
Nhóm chứng
(n
5 tháng
=100
n
11 tháng
=77)
Nhóm CT
(n
5 tháng
=100
n
11 tháng
=78)
p
(T test)
Lúc 5 tháng 1,41±0,85 1,70±0,95 <0,05
Lúc 11 tháng 1,60±0,85 1,75±0,76 >0,05
p (T test cặp) >0,05 >0,05
- Vào thời điểm lúc trẻ 5 tháng tuổi, nồng độ trung bình retinol sữa mẹ của
bà mẹ nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. (p<0,05).
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ trung bình retinol sữa mẹ
giữa 2 nhóm ở thời điểm trẻ 11 tháng tuổi cũng như nồng độ trung bình
retinol sữa mẹ trong cùng 1 nhóm ở 2 thời điểm 5 tháng và 11 tháng
(p>0,05).
Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ bà mẹ có nồng độ retinol sữa mẹ
thấp <1,05 µmol/L
Retinol sữa mẹ <1,05
µmol/L
(n
5 tháng
=67; n
11 tháng
=36)
Nhóm chứng
Nhóm CT
Thời điểm
n % n %
p
Lúc 5 tháng
(n
CT
=n
nhóm
chứng
=100)
43 43 24 24 <0,01
Lúc 11 tháng
(n
CT
=78; n
nhóm
chứng
=77)
23 29,9 13 16,7 >0,05
- Tỷ lệ bà mẹ có nồng độ retinol thấp trong sữa ở nhóm chứng cao
hơn rõ rệt so với nhóm can thiệp vào thời điểm trẻ 5 tháng tuổi. (p<0,01)
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ bà mẹ có nồng độ retinol thấp trong sữa
của 2 nhóm vào thời điểm trẻ 11 tháng tuổi (p>0,05)
13
3.3. Tình hình tăng trưởng của 2 nhóm trong 12 tháng
2.2
4.6
5.5
5.4
6.5
5.3
5.1
4.9
4.5
4.2
4
3.5
3
1.2
6.2
5.9
5.6
4.9
4.7
4.3
4
3.1
2.3
1.3
0
1
2
3
4
5
6
7
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhóm chứng
Nhóm CT
Thời
gian
(tháng
Tăng
cân nặng
TB
(kg)
Hình 3.6. Tăng cân tích lũy trong 12 tháng
Kể từ tháng thứ 4 nhóm can thiệp có sự tăng cân nặng nhanh hơn nhóm
chứng.Trung bình trong năm đầu tiên nhóm can thiệp tăng 6,5±0,7 kg so
với nhóm chứng là 5,5±0,8kg. (p<0,01)
3.1
14.4
19
16
20.9
17.8
16.7
15.5
13.3
12
10.4
8.5
6.2
19.9
18.6
17.4
14.4
12.8
10.9
8.8
6.3
3.4
0
5
10
15
20
25
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhóm chứng
Nhóm CT
Thời
gian
(tháng
Tăng
chiều caoTB
(cm)
Hình 3.7. Tăng chiều cao tích lũy trong 12 tháng
Bắt đầu từ tháng thứ 6 nhóm can thiệp có sự tăng chiều cao nhanh hơn
nhóm chứng. Trung bình từ tháng thứ 1 đến tháng 12, trẻ trong nhóm can
thiệp tăng 20,9±2,8 cm so với trẻ nhóm chứng là 19,0±2,6 cm (p<0,01).
14
Bảng 3.24. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng lúc 6 tháng tuổi
WAZ HAZ WHZ
TTDD
Nhóm
chứng
(n=100)
Nhóm
CT
(n=100)
Nhóm
chứng
(n=100)
Nhóm
CT
(n=100)
Nhóm
chứng
(n=100)
Nhóm
CT
(n=100)
≥-2 SD 96
b
100
a
89
d
97
c
95
b
95
a
<-2SD 4 0 11 3 5 5
*p nhóm CT so với nhóm chứng >0,05
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng dinh dưỡng của
2 nhóm lúc 6 tháng tuổi ở cả 3 chỉ tiêu: WAZ, HAZ và WHZ
Bảng 3.25. Tình trạng dinh dưỡng của 2 nhóm lúc 12 tháng tuổi
WAZ HAZ WHZ
TTDD
Nhóm
chứng
(n=100)
Nhóm
CT
(n=100)
Nhóm
chứng
(n=100)
Nhóm
CT
(n=100)
Nhóm
chứng
(n=100)
Nhóm
CT
(n=100)
≥-2 SD 88
99
*
79
100
*
97
99
**
<-2SD đến-3SD
11 1 17 0 3 1
<-3SD 1 0 4 0 0 0
* p (nhóm CT so với nhóm chứng)<0,01, ** p (nhóm CT so với nhóm chứng)>0,05
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu cân nặng theo tuổi và
chiều cao theo tuổi của 2 nhóm vào thời điểm 12 tháng tuổi:
- Nhóm chứng : tỷ lệ trẻ có WAZ < -2SD : 12% trong khi nhóm can thiệp 1%.
- Nhóm CT: không có trẻ nào có chỉ số HAZ <-2SD, trong khi nhóm
chứng tỷ lệ này là: 21%.
3.4. Tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn trong 12 tháng
Bảng 3.26. Tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ
khi sinh đến 12 tháng
Thời gian
Nhóm chứng
(n=100)
(%)
Nhóm CT
(n=100)
(%)
p
Tiêu chảy 35 28
NKHH 19 23
TC+NKHH
37 30
6 tháng
đầu
Tổng cộng
91 81
>0,05
Tiêu chảy 0 0
NKHH 8 19
TC+NKHH
92 81
<0,05 12 tháng
Tổng cộng
100 100
15
- Trong 6 tháng đầu: số trẻ nhóm can thiệp bị mắc bệnh nhiễm khuẩn
(NKHHC hoặc/và tiêu chảy) 81% so với nhóm chứng là 91%. (p>0,05).
- Trong 12 tháng theo dõi, 100% trẻ của cả 2 nhóm đều ít nhất là một lần
mắc bệnh nhiễm khuẩn (hoặc tiêu chảy hoặc NKHHC).
- Tỷ lệ trẻ bị mắc cả 2 bệnh ở nhóm can thiệp 81% và nhóm chứng 92%
(p<0,05)
3.4.1. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy
8.0
19.0
26.0
34.0
39.0
37.0
27.0
10.0
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Kô mắc bệnh 1 đợt 2 đợt >=3 đợt
Nhóm chứng
Nhóm CT
Tỷ lệ
%
Hình 3.8. Tần suất tiêu chảy trong 12 tháng
- Tỷ lệ trẻ ở nhóm can thiệp không bị mắc bệnh tiêu chảy lần nào trong 12
tháng theo dõi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (19% so
với 8%) (p<0,05).
- Nhóm chứng có tỷ lệ 27% trẻ bị tiêu chảy ≥3 đợt/12 tháng, cao hơn so
với nhóm can thiệp (p<0,01)
Bảng 3.27. Số đợt tiêu chảy trung bình trong 12 tháng theo dõi
Nhóm chứng
(n=100)
Nhóm CT
(n=100)
Thời
gian
Số trẻ
số đợt
)( SDx ±
Số trẻ
số đợt
)( SDx ±
p
(T
test)
6 tháng
đầu
72 96 1,3±0,3 58 66 1,1±0,4 <0,05
12 tháng
92 192 2,1±0,9 81 140 1,7±0,7 <0,01
- Trẻ ở nhóm can thiệp có số đợt tiêu chảy trung bình trong vòng 6 tháng
đầu (1,1±0,4), nhóm chứng là 1,3±0,3. (p<0,05)
- Trong 12 tháng trẻ nhóm can thiệp có 140 đợt tiêu chảy (trung bình
1,73±0,74 đợt/trẻ), thấp hơn so với nhóm chứng: 192 đợt (2,1±0,9 đợt/trẻ)
(p<0,01).
16
Bảng 3.28. Số ngày tiêu chảy trung bình/trẻ
Nhóm chứng
(n=100)
Nhóm CT
(n=100)
Thời gian
Số
ngày
Số
trẻ
)( SDx ±
Số
ngày
Số
trẻ
)( SDx ±
p
(T
test)
6 tháng
đầu
459 72 6,4±3,3 268 58 4,6±2,1
<0,01
12 tháng 945 92 10,3±6,0
578 81 7,1±3,7
<0,01
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số ngày tiêu chảy trung bình
trong 12 tháng theo dõi của 2 nhóm.
- Số ngày tiêu chảy trung bình/trẻ/12 tháng nhóm can thiệp vitamin A
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (7,1±3,7 so với 10,3±6,0)
(p<0,01)
Bảng 3.29. Thời gian tiêu chảy trung bình/đợt của 2 nhóm
Nhóm chứng
)( SDx ±
(ngày)
Nhóm CT
)( SDx ±
(ngày)
p
(T test)
5,6±2,0 4,1±1,3 <0,01
Nhóm có can thiệp vitamin A sớm, thời gian tiêu chảy trung bình
(ngày/đợt) là 4,1±1,3, nhóm chứng 5,6±2,0. (p<0,01).
Bảng 3.30. Phân loại tiêu chảy của 2 nhóm
Trong thời gian theo dõi trẻ từ khi sinh đến khi 12 tháng tuổi, nhóm can
thiệp có 140 đợt tiêu chảy, nhóm chứng có 192 đợt tiêu chảy (xem bảng
3.27). Sự phân loại các đợt tiêu chảy như sau:
Nhóm chứng
(n=192)
Nhóm CT
(n=140)
Nhóm
Loại
tiêu chảy
số đợt % số đợt %
p
Cấp * 187 97,4 139 99,3 >0,05
Kéo dài 5 2,6 1 0,7 >0,05
* Trong tiêu chảy cấp ở nhóm can thiệp có 2 trường hợp lỵ và nhóm chứng
có 6 trường hợp lỵ. Sự khác biệt của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
- Trong 12 tháng theo dõi, nhóm chứng có 5 đợt tiêu chảy kéo dài (2,6%)
trong khi nhóm can thiệp chỉ có 1 đợt tiêu chảy kéo dài. (p>0,05).
17
3.4.2. Tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
45.0
59.0
37.0
32.0
18.0
9.0
0
10
20
30
40
50
60
1 đợt 2 đợt >=3 đợt
Nhóm chứng
Nhóm CT
Tỷ lệ
%
Hình 3.9. Tần suất nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 12 tháng
Tất cả trẻ của 2 nhóm trong 12 tháng đều bị ít nhất 1 đợt NKHHC. Nhóm
can thiệp số trẻ bị NKHHC ≥3 đợt/ 12 tháng là 9%, nhóm chứng là 18%
(p>0,05).
Bảng 3.31. Số đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp trung bình /trẻ của 2 nhóm
Nhóm chứng Nhóm CT
Thời gian
Số
trẻ
số đợt
)( SDx ±
Số trẻ
số đợt
)( SDx ±
p
(T
test)
6 tháng
đầu
56 68 1,2±0,4 53 64 1,2±0,4 >0,05
12 tháng 100
173 1,7±0,8 100 150 1,5±0,7 <0,05
Trong 6 tháng đầu chưa có sự khác biệt về số đợt NKHHCT nhưng theo
dõi trong 12 tháng thì đã có sự khác biệt giữa 2 nhóm:
- Trung bình, trong 12 tháng, 1 trẻ trong nhóm can thiệp có 1,50±0,7 đợt
NKHHC, nhóm chứng có 1,7±0,8 đợt (p<0,05)
Bảng 3.32. Thời gian ho và sốt trung bình /đợt của 2 nhóm
Nhóm
Triệu chứng
Nhóm chứng
)( SDx ±
(ngày)
Nhóm CT
)( SDx ±
(ngày)
p
(T test)
Ho 5,6±4,3 5,1±3,5 >0,05
Sốt 3,8±3,4 3,5±1,1 >0,05
Không có sự khác biệt về thời gian ho và sốt trung bình /đợt của 2 nhóm.
18
Bảng 3.33. Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp /năm theo nhóm
Trong thời gian theo dõi từ khi sinh đến 12 tháng, trẻ nhóm can thiệp có
150 đợt NKHH, nhóm chứng có 173 đợt (bảng 3.31). Phân loại các đợt
NKHH như sau:
Nhóm chứng
(n=173)
Nhóm CT (n=150)
Nhóm
Loại NKHHC
số đợt
%
số đợt
%
p
VHH trên 86 49,7 115 76,7 <0,01
Viêm phổi * 87 50,3 35 23,3 <0,01
* Trong phân loại viêm phổi: nhóm can thiệp có 1 trường hợp viêm phổi
nặng, nhóm không can thiệp có 7 trường hợp viêm phổi nặng. Sự khác biệt
không có nghĩa thống kê (p>0,05)
- Tỷ lệ phân loại viêm phổi ở nhóm trẻ chứng cao hơn so với nhóm có can
thiệp vitamin A sớm (23,3% so với 50,3%) (p<0,01).
3.5. Tính an toàn của bổ sung vitamin A liều cao và sớm cho trẻ
Chúng tôi theo dõi trong thời gian 1 tuần ở 100 trẻ và bà mẹ được cho
uống vitamin A liều cao. Tất cả các trẻ đều không có các triệu chứng thóp
phồng, nôn, tiêu chảy hoặc quấy khóc. Tất cả các bà mẹ cũng không có
biểu hiện đau đầu hay buồn nôn, nôn sau khi uống thuốc.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
- Mẫu nghiên cứu được lựa chọn đã có sự tương đồng về giới và cân
nặng khi sinh giữa 2 nhóm. Số trẻ nhóm can thiệp: 100 (58 nam và 42 nữ)
và số trẻ nhóm chứng: 100 (54 nam và 46 nữ). Cân nặng trung bình khi
sinh của nhóm CT là 3,07±0,35kg và nhóm chứng là 3,08±0,34 kg.
- Do 2 nhóm cặp mẹ - con được chọn nghiên cứu trong cùng địa điểm và
thời gian nên đã có sự tương đồng về điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh
tế của gia đình.Giữa hai nhóm không có sự khác biệt về nghề nghiệp của
mẹ và cũng không có sự khác biệt về thời gian bú mẹ lần đầu sau sinh, bú
mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, thời gian ăn dặm và thức ăn dặm của trẻ
cũng như tần suất sử dụng thức ăn trong tuần, trong tháng.
Qua nghiên cứu cho thấy mặc dù chương trình GDDD của nước ta đã
được triển khai từ rất lâu nhưng cho đến nay tại địa phương nghiên cứu chỉ
có ≈ 40% trẻ của 2 nhóm được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu.
Không có bà mẹ nào của cả 2 nhóm cho trẻ bú sữa mẹ trước 30 phút sau
sinh. Phần lớn bà mẹ cho trẻ bú lần đầu sau sinh ở khoảng thời gian >30
phút-3 giờ sau. Vẫn còn ≈ 20% bà mẹ cho trẻ bú lần đầu sau 3 giờ.
19
Về ăn dặm, trong nghiên cứu chỉ ≈ 30% trẻ trong 2 nhóm được cho ăn dặm
đủ 4 nhóm thức ăn. Các bà mẹ vẫn không cho con ăn thêm dầu, mỡ (> 30-
40%) hoặc không có thói quen cho con ăn rau (> 20%). Vẫn còn 7- 8% bà
mẹ cho trẻ ăn thiếu cả dầu mỡ và rau. Không có sự khác biệt về phân bố
thức ăn dặm giữa 2 nhóm (p>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với ghi
nhận của nhiều tác giả khác khi nghiên cứu về chế độ ăn cho trẻ < 12 tháng
đặc biệt những trẻ sống ở vùng nông thôn. Điều này cho thấy vấn đề cho
trẻ ăn dặm bị ảnh hưởng rất lớn bởi phong tục, tập quán, đòi hỏi chương
trình GDDD cần phải liên tục và kiên trì.
Như vậy giữa hai nhóm cặp mẹ-con trong nghiên cứu đã có sự tương
đồng về giới, về trung bình cân nặng khi sinh, về điều kiện sinh hoạt, hoàn
cảnh kinh tế của gia đình nên các kết quả có được của hai nhóm có giá trị
về thống kê.
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp đến tình trạng retinol huyết thanh và
retinol sữa mẹ
4.2.1. Đánh giá về hiệu quả can thiệp đến tình trạng retinol huyết thanh
trẻ : Định lượng vitamin A trong huyết thanh và trong sữa bằng kỹ thuật
HPLCtheo khuyến nghị của WHO tại Labo “Nghiên cứu và ứng dụng Vi
chất dinh dưỡng”, VDD cho thấy: có một sự cải thiện rõ rệt về tình trạng
vitamin A huyết thanh của con và tình trạng vitamin A trong sữa mẹ ở
nhóm được can thiệp sớm vitamin A.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy có một sự khác biệt rõ rệt có ý
nghĩa về nồng độ trung bình retinol huyết thanh của con giữa 2 nhóm tại
thời điểm lúc trẻ 5 tháng tuổi (thời điểm trẻ ở nhóm chứng chưa được bổ
sung vitamin A theo chương trình, ngoại trừ bà mẹ của trẻ được uống 1
liều 200.000 đơn vị vào tháng đầu sau sinh). Trẻ ở nhóm can thiệp có nồng
độ trung bình retinol huyết thanh cao hơn nhóm chứng (nhóm can thiệp:
1,32±0,84 so với nhóm chứng: 0,80±0,38; p<0,01).
Không những thế, kết quả ở bảng 3.12 cho thấy việc bổ sung sớm vitamin
A cho trẻ ở nhóm can thiệp làm giảm tỷ lệ trẻ thiếu vitamin A tiền lâm
sàng (retinol huyết thanh <0,7µmol/L). Vào thời điểm 5 tháng tuổi, tỷ lệ
trẻ thiếu vitamin A tiền lâm sàng của nhóm can thiệp là 26% so với nhóm
chứng là 51%; lúc 11 tháng tuổi, tỷ lệ này giảm xuống ở cả 2 nhóm, tuy
nhiên nhóm chứng tỷ lệ này vẫn cao hơn so với nhóm can thiệp (39,1% so
với 19,3%) (p<0,01).
So sánh về nồng độ trung bình retinol huyết thanh và tỷ lệ thiếu
vitamin A tiền lâm sàng của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi với một số
nghiên cứu khác cho thấy: Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ < 6
tháng tuổi ở nhóm không được can thiệp vitamin A sớm ở mức cao so với
20
kết quả điều tra chung của VDD năm 2000 (VDD: 32,7%, chúng tôi:
51%). Tỷ lệ trẻ < 6 tháng bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng của nhóm chứng
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với điều tra của Nguyễn
Xuân Ninh ở trẻ em Đồng Hỷ Thái Nguyên (38,7%). Tuy nhiên nồng độ
trung bình retinol huyết thanh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đương với nghiên cứu khác. Ở thời điểm 11 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ thiếu
vitamin A tiền lâm sàng chung cho cả 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng
tôi là 29,4% (nhóm chứng: 39,1%, nhóm can thiệp 19,3%). Thiếu vitamin
A tiền lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn nhiều hơn so với kết
quả điều tra của VDD năm 2000 (16,5%) dẫu trẻ ở nhóm được can thiệp
sớm vitamin A hay ở nhóm chứng. Điều này cho thấy tại địa phương
chúng tôi nghiên cứu tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ < 6
tháng ở mức độ rất nặng theo phân loại của WHO-1996. Vấn đề này cần
phải đặc biệt được quan tâm và có biện pháp giải quyết.
4.2.3. Đánh giá về tình trạng retinol sữa mẹ
Vitamin A trong sữa mẹ, được WHO/IVACG coi là chỉ số rất có giá trị
phản ánh lượng vitamin A trong khẩu phần. Tình trạng vitamin A của
người mẹ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn, trừ trường hợp có bổ sung viên
nang vitamin A cho bà mẹ sau sinh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bà
mẹ ở nhóm chứng được uống 1 liều vitamin A 200.000 UI vào tháng đầu
sau sinh (theo chương trình phòng chống thiếu vitamin A hiện nay), bà mẹ
của nhóm can thiệp được uống 400.000 UI, nghĩa là gấp đôi so với nhóm
chứng. Kết quả ở bảng 3.20 và 3.21 cho thấy lúc 5 tháng nồng độ trung
bình retinol trong sữa của bà mẹ ở nhóm can thiệp cao hơn (1,70±0,95 so
với 1,41±0,85) (p<0,05) và tỷ lệ bà mẹ thiếu vitamin A tiền lâm sàng
(retinol sữa <1,07µmol/L) thấp hơn có ý nghĩa so với bà mẹ không được
bổ sung thêm 1 liều vitamin A 200.000 UI. Vào thời điểm 5 tháng, tỷ lệ bà
mẹ có thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở nhóm chứng là 43%, nhóm can
thiệp 24%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng chung trong nghiên cứu là
33,5%. Theo phân loại của WHO thì thuộc vùng có thiếu vitamin A tiền
lâm sàng ở mức trầm trọng (>25%).
Sự khác biệt về tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và nồng độ trung bình
retinol sữa mẹ của 2 nhóm chỉ có ở thời điểm lúc trẻ 5 tháng tuổi; còn vào
thời điểm trẻ 11 tháng tuổi thì lại không thấy sự khác biệt mặc dù tỷ lệ bà
mẹ có nồng độ retinol trong sữa thấp ở nhóm chứng cao hơn so với nhóm
can thiệp nhưng không có ý nghĩa thống kê (xem bảng 3.20, 3.21). Tỷ lệ bà
mẹ có retinol sữa thấp lúc 11 tháng cũng ít hơn so vói lúc 5 tháng. Điều này
được lý giải chế độ ăn của bà mẹ lúc 11 tháng đặc biệt là sự sử dụng thức ăn
giàu vitamin A cao hơn so với lúc 5 tháng
21
Như vậy mặc dù được uống 1 liều 200.000 UI vitamin A sau sinh
nhưng tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng của bà mẹ trong nghiên cứu của
chúng tôi vẫn rất cao (43%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho
rằng uống 1 liều 200.000 UI sau sinh không đủ để nâng cao nồng độ
vitamin A trong sữa mẹ và không thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trong 6
tháng đầu mặc dù trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn.
4.3. Hiệu qủa can thiệp sớm vitamin A đến tình trạng tăng trưởng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vitamin A liều cao và cho
ngay sau khi sinh có ảnh hưởng tốt tới phát triển cân nặng và chiều cao của
trẻ. Về cân nặng, nhóm can thiệp có sự tăng cân nặng nhanh hơn nhóm
chứng từ tháng thứ 4 trở đi. Trung bình trong năm đầu tiên nhóm can thiệp
tăng 6,5±0,7 kg so với nhóm chứng là 5,5±0,8kg. (p<0,01).
Về chiều cao, nhóm can thiệp vitamin A có sự tăng chiều cao nhanh
hơn nhóm chứng bắt đầu từ tháng thứ 6. Trung bình từ tháng thứ 1 đến
tháng 12, trẻ trong nhóm can thiệp tăng 20,9±2,8 cm so với nhóm chứng là
19,0±2,6 cm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Về cơ chế tác động đến tăng trưởng của bổ sung vitamin A trong nghiên
cứu của chúng tôi có thể là: Do vitamin A tác động trực tiếp lên tăng
trưởng: điều này đã được ghi nhận trên động vật thực nghiệm cho thấy
động vật ăn thiếu vitamin A ngừng trệ tăng trưởng về cân nặng cũng như
chiều cao, và nếu được bổ sung vitamin A thì thấy sự sụt cân ngừng lại,
cân nặng được phục hồi và khả năng sống còn của súc vật thí nghiệm gia
tăng. Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự bất thường sulfation của sụn
xương của chuột thiếu vitamin A cũng giống như thiếu sản xuất
somatomedin ở trẻ thiếu vitamin A. Do tác động gián tiếp: sự bổ sung
vitamin A làm tăng miễn dịch, giảm tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn, trẻ
ăn tốt hơn, hấp thu nhiều hơn nên làm trẻ nhóm can thiệp tăng trưởng tốt
hơn.Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề tăng trưởng của trẻ em đặc biệt là tăng
trưởng chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng,
bệnh lý đặc biệt bệnh nhiễm khuẩn, điều kiện sinh hoạt, môi trường sống
vv Và các yếu tố này đan xen, tác động lẫn nhau không tách rời. Hơn
nữa, nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ theo dõi trong một thời gian ngắn
với một số lượng đối tượng nghiên cứu nhỏ nên cũng chưa thể khẳng định
chắc chắn rằng vitamin A đã tác động rõ rệt đến sự tăng trưởng mà đây chỉ
là một sự gợi ý.
4.4. Tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 12 tháng theo dõi tất cả trẻ của cả 2
nhóm đều bị ít nhất là 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn, hoặc tiêu chảy, hoặc viêm