Bài học kinh nghiệm từ Barings Bank (Phần đầu)
Chỉ trong vòng có một tuần lễ, Nicolas Leeson, một nhân viên ngân
hàng Barings đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số
tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm
thành lập đến này. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân
hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng và rất có uy
tín tại Anh. Nhiều cuộc phân tích sự việc đã được tiến hành để tìm
ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ở
châu Ậu
Lúc đó, Peter Barings, 59 tuổi, thế chân người anh ruột nắm cương vị giám đốc Ngân hàng
Baring, đang rất thành công trên thị trường tài chính ngân hàng châu Âu. Cũng năm đó, Nicolas
Leeson được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của Barings tại Singapore, một vị trí được đánh
giá là cũng rất quan trọng. Điều trái ngược trong đợt bổ nhiệm này là Peter Baring tốt nghiệp ở
trường Eton, một trường chỉ dành riêng con nhà giàu; còn Nicolas Leeson mặc dù tốt nghiệp ở
Cambridge nhưng đã từng trượt phổ thông tại một trường trung học ngoại ô London và “dốt
đặc” về môn toán như mọi người thường nói. Thế nhưng, vào giữa thập kỷ 90, chính một mình
Nicolas Leeson lại thu về 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings. Điều này lúc đó được
đánh giá là một nỗ lực phi thường!
Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lối cũ chưa bao giờ đem lại được số lợi nhuận lớn như
vậy. Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường dẫn xuất có thể
bán lại với giá cao hơn 200 lần. Thị trường này cũng được đánh giá là rất nhiều rủi ro, được ví
như những cuộc đua ôtô công thức I đầy rẫy những tai nạn trên đường đua. Chính bản thân
Peter Barings đã phải thốt ra: “Thị trường mới này cần được kiểm tra và làm chủ, đó là điều
chúng tôi đang làm ở đây”. Tuy nhiên, trên thực tế Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để
mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm. Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn
khâu kiểm soát, thật là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng. Tại Singapore, Nicolas
Leeson thực sự là một ngôi sao, mọi nhà kinh doanh ngân hàng đều thán phục Nicolas Leeson
và giành giật nhau vinh hạnh được thân quen với anh ở quán rượu Harry, nơi mọi người
thường được mời đến uống một ly nhỏ sau giờ đóng cửa thị trường chứng khoán.
Nicolas Leeson thường vừa cười vừa nói với mọi người rằng: “Có lẽ tôi sắp phải nghỉ hưu”.
Năm đó, Nicolas Leeson đã được lĩnh tới 4 triệu USD kể cả tiền thưởng. Thế nhưng Nicolas
Leeson chẳng có vẻ kiêu ngạo; vốn xuất thân từ con trai một công nhân trát thạch cao ở Kent,
Nicolas Leeson thường thích vui đùa với bạn bè hơn là thi cử. Điều xa hoa duy nhất mà Nicolas
Leeson có thể tìm được là chiếc đồng hồ Rolex và bộ comlê hiệu Armani. Ở Singapore, ngày
nào cũng vậy, Nicolas Leeson ngồi trước máy tính từ 8 giờ sáng, có khi cả buổi tối nữa sau khi
ăn uống rất đạm bạc cùng vợ Lisa cũng là nhân viên ngân hàng Barings. Hai người sống với
nhau trong một căn hộ tiện nghi ở Angula View, với giá thuê là 7000 euros một tháng do ngân
hàng Barings trả.
Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản. Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản
(tương tự chỉ số Dow Jones) bất ngờ sụt thấp trong khi Nicolas Leeson lại đặt cược là lên. Lẽ
ra phải dừng ngay lại, Nicolas Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên
đến 180 nghìn bảng Anh khiến tổng số tiền tung ra lên tới 21 triệu euros. Cách làm này của
Nicolas Leeson chẳng khác gì hành động của một con bạc đang khát nước. Nicolas Leeson đặt
hết tiền vào con bài đỏ thì nó lại về con bài đen.
Một ngày sau đó, Peter Barings bị chuông điện thoại réo vang đánh thức. Từ đầu dây bên kia
người ta báo là Nicolas Leeson đã biến mất. Cùng ngày hôm đó, ban giám đốc Barings đã họp
khẩn cấp. Bước đầu, các chuyên gia của Barings ước tính ngân hàng bị thua lỗ khoản 800 triệu
euros. Đến cuối ngày thì con số này tăng lên gấp đôi.
Peter Barings vội vã tìm cách liên lạc với Thống đốc ngân hàng Anh, Eddir George, người đang
đi trượt tuyết vào dịp nghỉ cuối tuần ở Avoriaz. Eddie George đang chuẩn bị đi ra khỏi nhà thì
có điện thoại. Nghe qua sự việc, ông quyết định bỏ ngay buổi trượt tuyết để về Geneve đón
ngay chuyến bay đầu tiên đi London. Vừa về đến nơi, ông vội nghe ngân hàng Barings trực tiếp
trình bày sự việc. Theo tờ Financial Times, một cuộc họp được triệu tập với sự có mặt của đại
diện các ngân hàng và thống đốc Ngân hàng Anh Eddie George. Peter Barings báo cáo hành
động của Nicolas Leeson, “ám chỉ” một âm mưu phá hoại được tiến hành với sự đồng loã của
Nicolas Leeson và yêu cầu “phải tái tích luỹ vốn cho Barings”. Đáp lại đề nghị của ông là sự im
lặng. Một số người đã biết tịnh trạng nguy kịch của Barings Singapore từ trước đó nhiều tháng
và họ đã trả lời giám đốc Barings một cách lạnh nhạt: “Chúng tôi phải tham khảo ý kiến của Hội
đồng quản trị”. Nói một cách khác là từ chối. Thống đốc Ngân hàng Anh tìm hiểu và phân tích
tình hình xung quanh. Peter Barings chờ đợi Eddie George “ra tay cứu giúp”. Còn nhờ hồi cuối
những năm 1980, Ngân hàng quốc gia Anh đã giúp đỡ Barings sau vụ nước sôi lửa bỏng tài
chính? Nhưng vị Thống đốc lần này im lặng. Eddie George biết rằng Ngân hàng Barings chưa
phải là tầm cỡ mà sự suy sụp của ngân hàng có thể đe doạ toàn bộ hệ thống ngân hàng Anh.
Eddie hẹn họp lại vào hôm sau. Peter Baring liên lạc với các bạn bè trong giới báo chí tố cáo
Nicolas Leeson là tên cướp ngân hàng. Những nhân viên ngân hàng Barings liene tục yêu cầu
tìm Nicolas Leeson về để hỏi tội. Nhiều người còn cho biết nữ hoàng Anh Elizabeth cũng bị
thiệt hại gần 500.000 euros trong vụ này tại Barings.
Bài học kinh nghiệm từ Barings Bank (Tiếp theo và hết)
Chỉ trong vòng có một tuần lễ, Nicolas Leeson, một nhân viên ngân
hàng Barings đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số
tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm
thành lập đến này. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân
hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng và rất có uy
tín tại Anh.
Còn Leeson được công bố đã chạy trốn, sau khi để lại một tờ fax có nội dung “rất lấy làm phiền
lòng”. Interpol cũng chỉ thu được những thông tin nghèo nàn về tung tích của Leeson. Theo
Interpol, hình như Leeson đã vội vã lên một chiếc xe Porsche để đến chỗ chiếc tàu thuỷ của
anh ta. Thực tế thì Leeson đã cùng vợ rời khỏi Singapore. Trong lúc đợi taxi, vợ của Leeson
còn trả cho người giúp việc nội trợ 350 USD tiền công.
Chiến dịch che dấu sự thật ở Ngân hàng Barings vẫn tiếp tục được tiến hành. Vào thời gian ở
London đang diễn ra cuộc họp thứ hai tại trụ sở Ngân hàng Barings, Peter Barings đề nghị
nhường chức chủ tịch Ngân hàng Barings cho ai đó có thể cứu giúp. Nhưng giờ đây cái chức
vụ này chẳng còn đáng giá lắm, nên không ai dám liều lĩnh. May sao đến cuối buổi họp, Peter
Barings lại rút lui ý kiến. Tất cả mọi người lại vào phòng kín họp tiếp. Đúng là ngày tận số của
Ngân hàng Barings đã điểm. Thống đốc Ngân hàng Anh từ chối ký séc cho Barings vay.
Sau đó vài ngày, các báo công bố kết quả kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Barings cho thấy
tình trạng nguy hiểm do hậu quả các hoạt đông ngân hàng mà Leeson gây ra ở Singapore.
Peter Barings cố gắng không bình luận gì về bản báo cáo này. Peter còn phải giữ thể diện và
danh tiếng. Tờ Financial Times công bố tình trạng tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Barings
ở Singapore, theo đó có ngày chi nhánh này đã lỗ gần 100 triệu euros. Theo ý kiến của nhiều
người, các máy tính ở các chi nhánh Ngân hàng Barings đều được nối với Trung tâm ở London
miễn là người ta phải hỏi ý kiến về các hoạt động ngân hàng. Rõ ràng Peter Barings phải là một
trong số những người chỉ đạo thiếu tỉnh táo các hoạt động ngân hàng ở Singapore.
Sau đó một tháng, Deustche Bank đã đề nghị mua lại Barings với giá 1 tỷ bảng Anh. Đến lúc
này, chẳng còn cần đề cập đến vấn đề này với ai hết.
Trong thời gian này, hai vợ chồng Leeson đang sống những giờ phút tuyệt diệu bên bể bơi của
một khách sạn sang trọng tại Malaysia. Họ thuê buồng số 428 với giá 400 euros một ngày. Điều
rất ngạc nhiên là Leeson, người mà cảnh sát toàn thế giới truy tìm, vẫn thuê buồng dưới cái tên
thật của mình.
Khi ở khách sạn, Leeson đã đọc lướt qua một tờ báo địa phương viết về vụ phá sản của Ngân
hàng Barings, Leeson muốn trở về London trong thời gian sớm nhất. Leeson quyết định đi
chuyến bay đầu tiên về châu ÂU, đó là chuyến 454 về Franfurt, Đức. Trong lúc xếp hành lý,
Leeson còn gọi điện thoại cho một người bạn và nói: “Người ta đã để cho tôi đánh bạc và bây
giờ lại muốn để mình tôi phải chịu trách nhiệm sao”. Sáng hôm sau, chuyến bay chở hai vợ
chồng Leeson hạ cánh ở Frankfurt, Đức. Cảnh sát ở đây đã được báo trước sau khi nhân viên
bán vé cho Leeson phát hiện ra anh. Đầu đội chiếc mũ chơi bóng chày, trên tay cầm quyển
truyện trinh thám, Leeson bước xuống máy bay với một vẻ thanh thản. Leeson nói ngắn gọn
với cảnh sát đứng đó: “Tôi là người mà các ông đang truy tìm”. Người ta nói rằng anh đã khai
với các nhà chức trách Đức hầu hết sự thật. Đủ đến mức dù bị giam ở Frankfurt, Leeson vẫn
nhận được nhiều đề nghị ký hợp đồng làm việc của những ngân hàng quốc tế lớn nhất.
Barings chỉ là một trong vô số những vụ bê bối tài chính của các ngân hàng trên thế giới. Lòng
tin của người tiêu dùng vào ngân hàng giảm thì các ngân hàng cũng khó có thể tồn tại được.
Mặc dù chịu sức ép rất lớn trong việc cải tổ, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới vẫn rất “ung
dung” coi mình đang “ngồi chiếu trên” với số lượng tài sản khổng lồ. Điều này thật là nguy
hiểm, bởi có lẽ nhiều người cũng biết rằng Barings đã là một trong những ngân hàng lớn nhất
nước Anh nhưng khi lâm vào tình trạng nguy kịch thì “cây đại thụ” này cũng sụp đổ rất nhanh.
Xu hướng của các ngân hàng trên thế giới hiện nay đang là mở rộng kinh doanh ra phạm vi
toàn cầu. Nhiều tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới đã chuyển công việc sang Đông Âu, Ấn
Độ hay Trung Quốc và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, đó là thiểu số còn đối với
các ngân hàng nói chung thì chuyện này không phải dễ dàng bởi đặc thù tiền tệ vốn có của
mình. Các ngân hàng thường kinh doanh tại những đô thị lớn và phát triển. Việc chuyển hoạt
động kinh doanh đến những nơi khác thì quả thật là rất mạo hiểm mà bất cứ ngân hàng nào
cũng phải chấp nhận. Và bài học từ Barings Bank là minh chứng rõ nhất của sự mạo hiểm để
chuyển một phần hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Theo đánh giá của giới phân
tích thì việc này có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của toàn quốc gia, sự kiểm soát
các hoạt động tài chính sẽ khó khăn hơn nhiều. Không những thế độ rủi ro tài chính của các
ngân hàng tăng cao và quản lý nhà nước đối với các ngân hàng sẽ không thể thực hiện được,
đơn giản bởi các cơ quan chức năng của Anh không thể nào can thiệp vào công việc làm ăn
của các công ty Singapore hay của các quốc gia khác.
Từ Barings, nhiều ngân hàng khác cần thấy rằng sẽ rất mạo hiểm nếu chỉ vì những lợi ích
trước mắt để chuyển bớt hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Điều này tuy nhiều
doanh nghiệp đã thực hiện rất thành công nhưng đối với các ngân hàng thì cần phải xem xét kỹ
lưỡng bởi xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, ngân hàng cần có những
chiến lược cẩn trọng để hạn chế tối đa mọi rủi ro trong kinh doanh.
Dù sao thì cơ quan chức năng ở Singapore cũng tố cáo Leeson có mở tài khoản giả mang số
88888 để giấu gần 100 triệu euors là một phần khoản tiền thất thoát của Ngân hàng Barings,
mã số của tài khoản này thật buồn cười vì con số 8 vẫn được giới doanh nhân châu Á cho là
con số may mắn. Singapore đã đòi dẫn độ Leeson, còn London không thấy lên tiếng gì cả. Và
những bài học trong vụ phá sản này vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay đối với nhiều
ngân hàng trên toàn thế giới.
Admin (Theo
www.bwportal.com
)