Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.36 KB, 2 trang )
Ngân hàng không người phục vụ
Tham quan một số nhà băng ở châu Âu cách đây không lâu, Vụ phó Vụ
Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Đại Lai không
khỏi ngạc nhiên khi thấy quầy giao dịch chỉ có vài nhân viên, khách hàng
cũng rất thưa thớt.
Hỏi ra, mới biết phần lớn giao dịch đều được tự động hoá, điện tử hoá, khách hàng có thể thanh
toán cước phí dịch vụ, hoá đơn, chuyển khoản vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà không
nhất thiết phải tới ngân hàng. Trông người mà ngẫm đến ta, ông ước mơ đến ngày nào đó,
người dân Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện như vậy.
Các ngân hàng VN đến nay chưa cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến một cách đầy đủ, song
bước đầu đã cho phép truy vấn thông tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất, điểm đặt ATM thông qua
điện thoại, điện thoại di động hay Internet. Những khái niệm Phone banking, Mobile banking,
Home banking và thậm chí cả E-banking giờ đây không còn xa lạ. Đặc biệt, Ngân hàng Đông Á
mới đây đã cho phép khách hàng mở (khoá) tài khoản, chuyển khoản và mua thẻ cào (điện thoại
di động, cố định, Internet) và thậm chí là chơi chứng khoán với dịch vụ Mobile banking của mình.
Trong bối cảnh thanh toán tiền mặt còn phổ biến, các nhà băng cũng trú trọng tới kênh giao dịch
tự động (ATM), nhằm mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24h
của khách hàng. Trên ATM, khách hàng không chỉ rút tiền, truy vấn thông tin tài khoản, chuyển
khoản, mà có thể thanh toán cước phí điện, nước, điện thoại, Internet, bảo hiểm và mua thẻ trả
trước.
Với lô hàng hơn 100 ATM thế hệ mới nhập về hôm 24/9, Đông Á hy vọng sẽ sớm cho phép
khách hàng gửi tiền mặt, đổi ngoại tệ, gửi tiết kiệm và tiến tới biến chiếc ATM trở thành một điểm
với đầy đủ chức năng của một phòng giao dịch ngân hàng.
Sợ rủi ro
"Kinh doanh dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng hiện nay quả là vô lý. Và nếu chiếu theo các tiêu
chuẩn kinh doanh quốc tế, có thể gọi đó là sự vô lễ. Khách hàng muốn gửi tiết kiệm, phải mang
tiền đến ngân hàng, thậm chí phải xếp hàng chờ đến lượt mới được gửi. Lẽ ra ngân hàng phải
cử người tới tận nhà của khách, bởi những đồng tiền tiết kiệm đó mang lại lợi nhuận cho chính
ngân hàng", vị cố vấn cấp cao của Ngân hàng Đông Á, ông Đỗ Đức Cường tâm sự.
Trăn trở ấy là một động lực để ông Cường giúp Đông Á và một số ngân hàng hiện đại hoá công
nghệ thanh toán theo hướng có lợi cho khách hàng. Nhưng những nỗ lực ấy chưa đủ để biến mô