Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nguyên lý dùng người của Piter docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.12 KB, 2 trang )

Nguyên lý dùng người của Piter
Nhà quản lý nổi tiếng người Mỹ Piter Donark nói: ”Người quản lý có năng lực có thể
khiến người ta phát huy sở trường của họ, góp phần vào thành công chung, chứ
không phải là lấy điểm yếu của con người để làm nền tảng".

Sau đây là bốn điều cần tránh khi dùng người là:
1. Tuyệt đối không dùng những người tự xưng cái gì cũng biết
Người càng có khả năng thì khuyết điểm nếu có càng nổi bật. Như có núi cao, thì cũng có
vực sâu. Tự cho là mình cái gì cũng biết thực thất là chẳng hiểu sâu sắc điều gì. Không
thể có con người hoàn thiện, không thể có con người cái gì cũng biết, cái gì cũng hay. Chỉ
có thể giỏi giang ở một lĩnh vực nào đó mà thôi.
2. Không nên nói “ Nghe lời tôi anh sẽ là cán bộ tốt”
Người có khả năng quản lý tự hiểu rõ rằng mình dùng người để làm việc, chứ không phải
là kiếm cho mình một kẻ a dua, khen nịnh. Người quản lý tốt không bao giờ tự hỏi "liệu
anh ta làm được những việc gì?", không hỏi người đó "anh không thể làm những việc gì?"
mà là hỏi “anh có thể làm được những việc gì?”
3. Ghi nhớ đừng vì người chọn việc mà hãy nhìn việc dùng người.
Khi dùng người phải lấy nhiệm vụ làm trọng tâm, tuyệt đối không được lấy người làm trọng
tâm. Dùng người không thể chỉ chú ý "ai tốt ai xấu" mà phải thấy cái gì tốt cái gì xấu.
Dùng người không thể chú ý “ta thích người này hay không” “người này có được hay
không” mà không tự hỏi “người này có đảm nhiệm việc này, có thể thành công không?”
4. Không đố kị người hiền tài, không dùng cái tài của người khác.
Không nên cho rằng tài năng của anh ta có thể sẽ lấn át mình. Trên tấm bia của Kaned
ông tổ của ngành đường sắt Mỹ ghi một câu thật sâu sắc: " Ở đây yên nghỉ - một người
biết dùng người có năng lực hơn mình làm việc cho mình, Kaned biết thu nạp và sử dụng
người có năng lực hơn mình làm việc cho mình. Ông là nhà quản lý có tài trí."
Bốn bí quyết dùng người đó là:
1. Đừng biến cương vị làm việc nào trở thành những cương vị mà chỉ những ông thánh
mới đảm đương nổi, đừng biến nó trở thành cương vị mà những người bình thường
không đảm đương nổi. Một doanh nghiệp tồn tại được không phải dựa vào sức các “thiên
tài” mà doanh nghiệp đó do khả năng khiến những người bình thường làm được những


việc phi thường.
2. Mỗi công việc đảm nhận phải có mức độ khó và độ rộng về nghiệp vụ nhất định. Mức
độ khó nghĩa là mỗi công việc phải có sự thử thách nhất định, như vậy mới khiến nhân
viên phát huy hết khả năng. Độ rộng nghĩa là công việc trong phạm vi phụ trách phải có
nội dung rộng nhất định. Như vậy mới khiến những kỹ năng có liên quan khi thực hiện
công việc này được mở rộng và phát huy, đồng thời mang lại hiệu quả tích cực.
3. Khi dùng người trước hết phải biết rõ khả năng của người đó làm được những việc gì,
chứ không phải là công việc yêu cầu những năng lực gì. Đây là điều người quản lý chú ý
thực hiện trước khi sắp đặt, bổ nhiệm nhân sự mới.
4. Người có tài quản lý khi sử dụng cái tài của người biết chấp nhận cái hạn chế, điểm yếu
của họ và cũng không tìm cách chỉnh đốn nó. Hãy ghi nhớ câu ngạn ngữ phương tây
“không có vĩ nhân trong con mắt người hầu phòng”
Nói tóm lại, nhiệm vụ của người quản lý là phát huy hết tài năng của mọi người, khiến một
người địch lại mười người, mười người bằng cả trăm người, manh lại hiệu quả theo cấp
số nhân, tổng hợp và lớn mạnh.

(Vietnambranding - Theo Unicom)

×