Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tuan 24 Tu ay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.62 KB, 8 trang )

Ngày soạn:15/02/2019
Ngày dạy:
Tiết: 89

TỪ ẤY
-Tố Hữu A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng
cộng sản và tác dụng của lí tưởng đối với cuộc đời của nhà thơ.
2. Về kĩ năng
- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.
3. Về thái độ
- Biết sống có lí tưởng và say mê lí tưởng.
- Yêu mến, kính trọng Tố Hữu
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Phương pháp thuyết giảng
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nêu vấn đề
2. Phương tiện
- SGK Ngữ văn 11, tập 2
- Phấn, bảng
C. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên đọc sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, sách thiết kế bài giảng
chương trình Ngữ Văn lớp 11 tập 2.
- Soạn giáo án.
- Rút kinh nghiệm từ những bài giảng được dự giờ, bài giảng tiết trước
- Sưu tầm tư liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa phù hợp với bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:


- Ôn bài cũ, tìm hiểu thêm bài để hiểu bài, làm đầy đủ những bài tập tiết trước giáo viên
cho về nhà.
- Đọc- tìm hiểu SGK, SBT, sách tham khảo để củng cố kiến thức, soạn bài mới theo
định hướng SGK.
- Chuẩn bị các đồ dùng học tập cần thiết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp
2. Bài mới
* Giới thiệu bài mới
Mỗi con người trong chúng ta, ai cũng có một thời để nhớ, một khoảnh khắc không
thể nào quên. Và Tố Hữu cũng vậy, ông luôn ghi nhớ thời khắc được giác ngộ lí tưởng
Đảng. Những cảm xúc và tâm trạng khi được giác ngộ đã được ông gửi gắm vào bài thơ
“Từ ấy”. Ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng các em tìm hiểu bài thơ này để cảm nhận
được niềm vui cũng như thấy được sự thay đổi cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm của Tố
Hữu.
*Tiến trình bài dạy:


HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Dựa vào phần tiểu dẫn SGK trang 43, em hãy
nêu những nét chính về tác giả Tố Hữu?
- HS: Trả lời.
-GV: Nhận xét và chốt ý
Quê hương và gia đình là yếu tố chi phối rất lớn
đến hồn thơ của Tố Hữu. Q hương là nơi có
sơng Hương núi Ngự, phong cảnh thiên nhiên thơ

mộng đậm chất trữ tình, nơi có điệu nam ai nam
bình. Và đây cũng là nơi có nhiều triều đại gắn
bó, là vùng đất văn hóa và là cố dơ của dân tộc ta.
Tố Hữu viết bài Quê mẹ:
“Gởi Huế yêu

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920- 2002), tên thật là
Nguyễn Kim Thành.
- Quê hương: Thừa Thiên Huế
- Gia đình: Nhà Nho nghèo.
- 1938: Được kết nạp Đảng.
- Sự nghiệp thơ ca luôn gắn liền với sự
nghiệp cách mạng.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt
Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và
hoa”, “Một tiếng đờn”…

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi...
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!
Mái nhì man mác nước sông Hương
Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường!
Cịn về gia đình, cha ơng là một nhà Nho nghèo,
không đỗ đát rất mực yêu thương con nhưng lại

rất nghiêm khắc không việc dạy con. Khi ông
mới lên 5 tuổi đã tập cho ông làm thơ 5 chữ. Cịn
mẹ ơng cũng là người có xuất thân trong một gia
đình nhà Nho và bàcũng thuộc rất nhiều ca dao,
dân ca. Chính vì những yếu tố trên mà thơ của Tố
Hữu mang đậm yếu tố dân ca.
-Bạn nào có thể cho cơ và cả lớp biết một vài tác
phẩm tiêu biểu của Tố Hữu?
- HS: Trả lời.
-GV: Nhận xét và chốt ý, bổ sung:
Với tài năng cùng sự tâm huyết của mình thì ông
đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho đời cho
người.
2. Tác phẩm
a) Xuất xứ:
- GV hỏi: Theo các em, bài thơ có xuất xứ từ - Bài thơ “Từ ấy” thuộc phần “Máu


đâu?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét và chốt ý
- GV hỏi: Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, bạn nào
trả lời cho cô và các bạn biết bài thơ ra đời trong
hoàn cảnh nào?
Cả lớp lưu ý, tập thơ “Từ ấy” khác với bài thơ
“Từ ấy” .
- “Từ ấy” là tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng
xích, Giải phóng.
Bài thơ ra đời vào thời kì Mặt trận dân chủ 19361939, hồn cảnh đất nước ta vơ cùng khó khăn,
do phải gánh chịu hậu quả của cuộc khai thác

kinh tế năm 1929 đến 1933. Trong khi đó bọn
cầm quyền Đông Dương thì vẫn ra sức bốc lột vơ
vét. Các thanh niên bấy giờ vô cùng hoang man
không biết lối đi nào là đúng đắn, sự lựa chọn
nào là phù hợp. Trong hồn cảnh đó Chế Lan
Viên thốt lên:
“Với tơi tất cả như vơ nghĩa
Tất cả khơng ngồi nghĩa khổ đau”.
Còn Tố Hữu thì lại vui sướng vì được cách mạng
giác ngộ. Ngày được đứng vào hàng ngũ của
Đảng, của những người cùng phấn đấu vì lí tưởng
cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời
Tố Hữu, ghi nhận lại kỉ niệm đáng nhớ ấy với
những cảm xúc, suy tư sâu sắc. Năm 1938 Tố
Hữu viết “Từ ấy”.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc – hiểu văn bản
Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ. Chú ý đọc với
giọng điệu say sưa, phấn chấn hạnh phúc, thể
hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả như
trong mối duyên đầu với cách mạng, với Đảng.
- GV hỏi: Theo em, bài thơ có bố cục như thế
nào?
- Học sinh lắng nghe và trả lời.

lửa” của tập “Từ ấy”(1938).
b) Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 1938, Tố Hữu viết “Từ ấy” -> kỉ
niệm đáng nhớ: ngày được đứng vào
hàng ngũ của Đảng.


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Bố cục
+Khổ đầu: Niềm vui sướng, say mê khi
gặp lí tưởng của Đảng.
+Khổ thứ 2: Những nhận thức mới về lẽ
sống, về con đường cách mạng.
+Khổ thứ 3: Sự chuyển biến sâu sắc
trong tình cảm.

Vậy niềm vui sướng say mê được tác giả bày tỏ
như thế nào thì chúng ta tìm hiểu khổ thứ nhất.
- Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, bạn nào cho cơ
2. Phân tích:
biết “Từ ấy” là thời gian nào? Nó có ý nghĩa như
thế nào mà tác giả lặp lại nhan đề?
a/ Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí


- Học sinh lắng nghe và trả lời.
- GV nói thêm: “Từ ấy” là trạng từ chỉ thời gian,
đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của
Tố Hữu – 7/1938, Tố Hữu được đứng vào hàng
ngũ của Đảng.Năm ấy, ông vừa tròn18 tuổi. Tuổi
trẻ giàu ước mơ, khát khao lí tưởng đang “băn
khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” thì được giác ngộ lí
tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Đây là
sự gặp gỡ của hai mùa xuân: mùa xuân của tuổi

trẻ của nhà thơ và mùa xuân của lý tưởng, của
tương lai.
- Theo các em, khi bắt gặp lí tưởng nhà thơ đã
dùng hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và niềm vui ?
- HS: trả lời
- Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ đã
sử dụng ở hai câu thơ này ?
- HS: trả lời
- Em hiểu thế nào là “nắng hạ”? Dùng hình ảnh
“nắng hạ” ở đây có ý nghĩa gì ?
- HS: trả lời
- Gv bổ sung, bình giảng:
Tố Hữu cũng viết nhiều về nắng nhưng hầu hết là
ánh nắng nhẹ nhàng:
“Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh”
Hay:
:
“Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa”
Trong bài này cũng xuất hiện nắng nhưng đó
khơng phải là ánh thu vàng nhẹ và cũng khơng
phải là nắng xuân dịu dàng mà là cái nắng rực rỡ
mạnh mẽ của mùa hè.
- GV hỏi: Có sự tương đồng như thế nào giữa
“nắng hạ” và lí tưởng của Đảng?
+ “Mặt trời chân lí” diễn đạt điều gì ? Hãy phát
hiện nét tương đồng giữa mặt trời thiên nhiên và
mặt trời chân lí?
- HS: trả lời


tưởng của Đảng
- “Từ ấy”: Thời gian có ý nghĩa quan
trọng : được giác ngộ vào Đảng.

- Hình ảnh: “ nắng hạ” và “mặt trời
chân lí”
+ Ẩn dụ “nắng hạ” : là thứ nắng chói
chang, rực rỡ, mạnh mẽ .
→ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng
→ niềm vui sướng của nhà thơ được
đón nhận lí tưởng cộng sản.

+ Ẩn dụ “Mặt trời chân lí” :
 Mặt trời thiên nhiên đem lại cho
nhân gian ánh sáng, hơi ấm và sự
sống cho mn lồi.
 Chân lí của Đảng, của Cách
mạng: nguồn sáng kì diệu mở ra
trong tâm hồn nhà thơ chân trời
mới về tư tưởng, nhận thức, tình
+GV hỏi: Em hãy xác định những động từ trong
cảm.
hai câu thơ trên? Em có nhận xét gì về những - Sử dụng các động từ mạnh:
động từ này? Những động từ đó có ý nghĩa như + “Bừng” : Ánh sáng phát ra đột ngột.
thế nào trong việc thể hiện nội dung?
+ “Chói”: Ánh sáng có sức xuyên
- HS: trả lời
mạnh.
→ Khẳng định lí tưởng cộng sản như



-GV chuyển ý:
Tâm trạng, niềm vui suớng hân hoan của nhà thơ
khi đón nhận lí tưởng cách mạng tiếp tục được
thể hiện ở hai câu thơ sau. Tố Hữu không chỉ đón
nhận lí tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình
cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của
nó?
Các cụm từ “đậm hương”, “rộn tiếng chim” diễn
tả điều gì?
Các từ gợi tả: "đậm", r"ộn"thể hiện sức sống và vẻ
đẹp của vườn hoa lá. Với cách so sánh độc đáo
này, nhà thơ đã khiến một thứ vô hình trở nên
hữu hình, sinh động trước mắt người đọc. Tâm
hồn người chiến sĩ trẻ, được ví như một vườn hoa
lá, được tắm ánh mặt trời ấm áp và đang sinh sôi
nảy nở rất tươi tốt, đầy những thứ hoa thơm quả
ngọt, rất “đậm hương”, thu hút bao nhiêu chim
chóc về đây, rộn ràng ca hót.
GV: Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng thì
tâm hồn tác giả như thế nào?
- Học sinh lắng nghe và trả lời.
* GV hỏi: Ý nghĩa của khổ thơ đầu?

một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả
trí tuệ và tâm hồn nhà thơ.

* GV dẫn: Niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ

khi được đón nhận lí tưởng cách mạng được thể
hiện sâu sắc ở khổ thơ đầu.Và nó đã nhanh chóng
chuyển biến thành những nhận thức mới về lẽ
sống ở khổ thơ thứ hai.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 2.
* GV hỏi:
+ Khi được ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi
rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ
sống như thế nào?
Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua
những từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết như:
“Buộc”, “trang trải”, “trăm nơi”, “khối đời”
+Những từ ngữ ấy có ý nghĩa gì? Từ “buộc” có ý
nghĩa bắt buộc, miễn cưỡng hay không?
- HS: trả lời

b/ Những nhận thức mới về lẽ sống.

- “Hồn tôi” – “vườn hoa lá”: so sánh
- “Đậm hương” – “rộn tiếng chim”

→ Tâm hồn: căng tràn nhựa sống như
một vườn cây lá xanh tươi, toả hương
ngào ngạt và ríu rít tiếng chim kêu.
=> Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ
trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng
sản.

- Lẽ sống mới được thể hiện qua những
từ ngữ:

- “Tôi” – “mọi người” : Cái tôi
Cái ta

+ “Buộc” : buộc chặt, gắn bó với mọi
người
→ Tự nguyện, muốn sống chan hịa với
mọi người. → Thốt khỏi giới hạn của
“cái tôi” cá nhân để hướng vào “cái ta”.
+ “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn ra
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là “trang trải” và với đời
“trăm nơi”?
+ “Trăm nơi” (Hoán dụ): chỉ mọi người
- Học sinh lắng nghe, trả lời và ghi bài.
sống ở khắp nơi.


- Gv hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào đuợc sử dụng
ở đây? Và nêu tác dụng của nghệ thuât ấy?
- Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- Gv bổ sung, mở rộng, bình giảng: “Hồn khổ” là
ẩn dụ lấy bộ phận để diễn tả cái toàn thể, là hình
ảnh của người lao động khổ cực.Tố Hữu đã đặt
mình giữa dòng đời và môi trường của quần
chúng lao khổ. Ở đây ta thấy có sự đồng nhất
giữa cá nhân, nhân dân và tổ quốc.
GV hỏi: Thông qua việc sử dụng động từ “buộc”
cùng với các động từ chỉ số đông quần thể đã cho
thấy nhà thơ có một nhận thức mới về lẽ sống.
Vậy theo các em đó là lẽ sống như thế nào?
- HS trả lời.

-GV nhận xét, chốt ý, bổ sung:
Sự hài hòa giữa các mối quan hệ là tiền đề của sự
đồn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu
tranh cách mạng.
Đó là thái độ của người thanh niên đầy nhiệt
huyết quyết tâm hành động vì lí tưởng.
Liên hệ với các nhà thơ Mới thì họ cũng thể hiện,
bộc lộ cái tôi cá nhân. Nhưng cái tơi của họ muốn
thốt khỏi thực tại muốn trở về quá khứ hoặc
thoát lên tiên, vào ốc đảo vũ trụ, mang nỗi buồn
vì chưa được giác ngộ, không muốn ràng buộc
với cái ta. Cịn thơ Tố Hữu nói riêng và thơ văn
cách mạng nói chung thì cái tơi hịa vào cái ta,
gắn bó với cuộc đời. Chính vì vậy mà Xuân Diệu
từng khẳng định:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta”
Chế Lan Viên thì lại cầu khẩn rằng:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!”
* GV dẫn: Lẽ sống cộng đồng của nhà thơ thể
hiện rất rõ nét ở khổ thơ thứ 2. Sau khi được đón
nhận lí tưởng cách mạng, trong lịng Tố Hữu
khơng chỉ về nhận thức cịn diễn ra sự chuyển
biến mãnh mẽ về tình cảm. Điều này được thể
hiện ở khổ thơ thứ 3.
* Gv hỏi:
+ Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ

được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật gì?

- Điệp từ “để”, “với” -> nhịp thơ dồn
dập, thôi thúc, hăm hở.
- “Hồn tôi” – “hồn khổ” -> tình cảm
giai cấp-> quan tâm đặc biệt đến quần
chúng lao khổ.
+ “Khối đời” (Ẩn dụ): chỉ một khối
người đơng đảo, cùng chung lí tưởng.
→ Sức mạnh của tập thể nhân dân.
=> Lẽ sống mới là “cái tôi” hòa vào
“cái ta”, mối quan hệ hài hòa giữa
riêng - chung, cá nhân - cộng đồng.

c/ Sự chuyển biến sâu sắc trong tình
cảm.

- Điệp từ “là”
- Số từ ước lệ “vạn” lặp lại.(đông đảo)


+ Tác dụng của biện pháp đó?
- HS: trả lời
- GV hỏi: Em hãy chỉ ra các đại từ xưng hô ruột
thịt? Điệp từ là kết hợp với các đại từ thân tộc có
tác dụng nhấn mạnh điều gì?
Nhấn mạnh tình yêu thương ruột thịt, tình cảm
chân thành, gia đình đầm ấm.
- Học sinh lắng nghe và ghi bài.
- GV bình giảng:

Kiếp phôi pha là những người dãi dầu sương gió,
ngụ ý kiếp sống vất vả cơ cực như chị vú em, lão
đầy tớ đến cô gái giang hồ trên sông Hương,
những em bé bán dạo vất vưởng kiếm sống trong
cuộc đời.
“Cù bất cù bơ”: bơ vơ không chốn nương thân,
lang thang kiếm sống.
“Trời ơi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vị năm canh
Tình ơi gian dối là tình
Thuyền em rách nát cịn lành được khơng?”
Rồi ơng tin rằng:
“Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ”
Viết về người đầy tớ:
“Đến già, còn bửa củi
Gánh nước, cuốc vườn cau
Đất bụi lấm đầy đầu
Mà chủ cịn hất hủi!”
Hay trong bài Hai đứa trẻ, ơng phản ánh sự bất
công qua việc miêu tả cuộc sống của một đứa bé
con nhà chủ với một đứa con người ở :
Ồ lạ chửa đứa tròn xinh mũm mĩm
Ngồi trong chăn và nũng nnịu nhìn me
Dứa ngồi sân trong các bẩn bị lê
Ghèn nhầy nhụa ruồi bu trên mơi tím
*GV hỏi: Có sự chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3
so với khổ 2? Vậy sự chuyển biến trong tình cảm
của nhà thơ có thể khái quát như thế nào?
- Học sinh lắng nghe, trả lời.

- GV chốt ý và bổ sung: Dấu chấm lửng cuối bài
thơ báo hiệu chỉ là mới khởi đầu cho viễn cảnh
sắp tới. Liên hệ với thanh niên ngày nay: phải
sống và học tập làm theo đường lói chính sách
của Đảng, góp phần phát triển đất nước vững
mạnh, đưa đất nước sánh vai cùng các cường
quốc năm châu.
Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn HS tổng
kết những kiến thức cơ bản đã phân tích trong

- Từ xưng hô: “con”, “anh”, “em”
-> Khẳng định mình là một thành viên
ruột thịt trong đại gia đình quần chúng
lao khổ.
- Tác giả đặc biệt quan tâm “những kiếp
phôi pha”, “Em nhỏ khơng áo cơm”
-> Đồng cảm, xót thương, xúc động
chân thành, căm phẫn trước bao cảnh
bất công ngang trái của cuộc đời cũ
-> Tin tưởng tuyệt đối vào con đường
mình đã chọn-> Hăng say hoạt động
cách mạng.

=>Tình cảm cá nhân chan hòa vào tình
cảm rộng lớn của vạn vạn người.

III. TỔNG KẾT


bài về nội dung và nghệ thuật.

- GV chuyển ý: Cô và cả lớp vừa tìm hiểu xong
bài thơ, vậy bài thơ có giá trị gì về nội dung và
nghệ thuật, chúng ta cùng đi qua phần tổng kết.
- GV hỏi: Qua phần tìm hiểu và phân tích vừa rồi,
em hãy khái quát nội dung chính của bài thơ?
- GV: nhận xét, đúc kết vấn đề.
- HS: trả lời
- GV : Tương tự như vậy, một bạn hãy khái quát
những giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, đúc kết vấn đề.

1. Nội dung:
Bài thơ “Từ ấy” là tâm nguyện của một
thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng
cách mạng.
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa
tượng trưng.
- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.
- Giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm
hở.
- Cách dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng
tạo; cách nói trực tiếp khẳng định.
- Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn
dụ, hốn dụ, điệp từ.

E. CỦNG CỐ, DẶN DỊ
1. Bài vừa học:
- Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng

cộng sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng như những chuyển biến trong nhận thức
và hành động của Tố Hữu.Tác phẩm giúp thế hệ sau có cơ hội hiểu rõ hơn về thời kì
nhận đường, thời kì đấu tranh gian khổ nhưng đầy tự hào của dân tộc. Bài thơ chính là
tun ngơn về lẽ sống, tun ngơn về nghệ thuật của nhà thơ
- Thuộc lòng bài thơ, phần ghi nhớ SGK
2. Bài sắp học: Chuẩn bị bài Tiểu sử tóm tắt.
- Mục đích của việc viết tiểu sử tóm tắt?
- Yêu cầu của viết tiểu sử tóm tắt?
- Cách viết tiểu sử tóm tắt?
G. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×