Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SKKN Thuy MN 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.84 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI

TRƯỜNG MẦM NON 3-2

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“Giải pháp tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi chơi với các sản phẩm
tạo hình thơng qua hoạt động gấp nhằm giúp trẻ phát triển
trí tưởng tượng, tính sáng tạo tại lớp 5 tuổi B
trường mầm non 3/2 – Huyện Cát Hải”

Tác giả : Nguyễn Thị Phương Thúy
Trình độ chun mơn : Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ : Giáo viên
Nơi công tác : Trường mầm non 3-2
Điện thoại liên hệ: 0962332566

Cát Hải, ngày 15 tháng 12 năm 2017


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến : “ Giải pháp tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi chơi với các sản
phẩm tạo hình thơng qua hoạt động gấp nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng,
tính sáng tạo tại lớp 5 tuổi B trường mầm non 3/2 – Huyện Cát Hải”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Phục vụ công tác dạy trẻ 5 tuổi hoạt động
tạo hình tại lớp 5 tuổi B- Trường mầm non 3-2- Huyện Cát Hải.
3. Tác giả :
- Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thúy
- Sinh ngày: 08/08/1988
- Đơn vị công tác: Trường mầm non 3-2 - Thị trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải
- Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm mầm non
- Chức vụ: Giáo viên


- Điện thoại di động: 0962322566
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
- Tên đơn vị: Trường mầm non 3 -2
- Địa chỉ: Số 69 - Tổ dân phố 6 - Đường Hà Sen- Thị trấn Cát Bà- huyện Cát
Hải- thành phố Hải Phịng.
- Điện thoại: 0313688360.
I. MƠ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:
1. Thực trạng của giải pháp đã làm :
Trước kia khi tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình bản thân tơi
và một số giáo viên thường tổ chức theo lối mòn, chỉ quan tâm đến sản phẩm của
trẻ, không để ý đến nhu cầu mong muốn và cảm xúc của trẻ khi chơi với các sản
phẩm tạo hình. Chính vì vậy việc tận dụng và phát huy hết tác dụng của sản phẩm


tạo hình là khơng cao, khơng phát huy hết tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong
phú ở trẻ. Việc đưa các sản phẩm tạo hình của trẻ vào hoạt động vui chơi là một
bước quan trọng không những phát huy hết khả năng sáng tạo mà còn phát huy trí
tưởng tượng phong phú ở trẻ. Mà cịn giúp giáo viên phát huy khả năng sáng tạo để
tạo ra những hoạt động vui chơi cũng như tiết học mới mẻ, linh hoạt giúp trẻ hứng
thú vừa chơi vừa học để đạt hiệu quả..
+ Ưu điểm:
Giáo viên đã biết cách tổ chức xây dựng hoạt động tạo hình cho trẻ theo kế
hoạch đề ra và tổ chức một số hoạt động phát triển tạo hình cho trẻ.
Trẻ nắm được một số kỹ năng cơ bản của một số hoạt động tạo hình: Vẽ, xé
dán, nặn...đặc biệt là kỹ năng gấp.
+ Hạn chế :
Trẻ chưa hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt
động gấp.
Khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế, các sản phẩm tạo hình của trẻ cịn
thiếu tính thẩm mỹ.

Hầu hết trẻ còn sợ khi tham gia vào hoạt động gấp .
Từ thực tế công tác giảng dạy tôi đã lựa chọn “ Giải pháp tổ chức cho trẻ 5 6 tuổi chơi với các sản phẩm tạo hình thơng qua hoạt động gấp nhằm giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng, tính sáng tạo tại lớp 5 tuổi B trường mầm non 3/2 – Huyện
Cát Hải”.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN :
2.1. Tổ chức cho trẻ chơi sản phẩm tạo hình qua hoạt động gấp ở hoạt động
ngoài trời.


2.2. Tổ chức cho trẻ chơi sản phẩm tạo hình qua hoạt động gấp ở hoạt động
góc.
2. 3.Tổ chức cho trẻ chơi sản phẩm tạo hình qua hoạt động gấp ở hoạt động
học.
1. Tính cấp thiết :
Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình thơng qua hoạt động gấp là một
trong những cách để lôi kéo, thu hút sự hứng thú, phát triển trí tưởng tượng và khả
năng sáng tạo của trẻ. Giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp có tính kích
khả năng sáng tạo của trẻ để trẻ hứng thú tích cực hơn trong giờ hoạt động tạo hình.
Sử dụng hình thức gấp trong hoạt động tạo hình sẽ nâng cao tính chủ động cho trẻ,
nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo
ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong
cuộc sống.
Tôi đã áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy đã đạt được kết quả
tốt, việc lựa chọn giải pháp tổ chức cho trẻ chơi với các sản phẩm tạo hình qua hoạt
động gấp nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ ngày
càng phong phú, hấp dẫn , phù hợp với trẻ. Đặc biệt là trẻ thêm u thích mơn học
tạo hình bởi trẻ được chính tay tạo ra những sản phẩm của mình.
2. Tính mới,tính sáng tạo
a. Tính mới
Các giải pháp trên thể hiện rõ tính mới qua các hình thức tổ chức, nội dung

triển khai được xây dựng và thực hiện đều nhằm khắc phục tối ưu những tồn tại của
các giải pháp đã biết. Trước kia khi chưa sử dụng nhiều hoạt động gấp vào việc
phát triển thẩm mĩ cho trẻ thì giải pháp còn giúp nâng cao khả năng sáng tạo của
giáo viên. Giúp phụ huynh hiểu thêm về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động
tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.


Tính mới ở đây là tổ chức cho trẻ vui chơi với các sản phẩm tạo hình qua
hoạt động gấp nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ giúp
trẻ thỏa sức vui chơi với các sản phẩm do chính bản thân trẻ tạo ra, qua đó phát huy
tối đa sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Phát huy tính tích cực của phương pháp
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôn trọng ý tưởng của trẻ đồng thời tích cực hóa
hoạt động vui chơi giúp trẻ cảm nhận và phát triển thẩm mỹ ở trẻ một cách tích cực
nhất. Từ đó trẻ ln hứng thú trong các hoạt động gấp, trẻ khơng cịn sợ hoạt động
gấp nữa.
b. Tính sáng tạo
Tổ chức cho trẻ chơi sản phẩm tạo hình qua hoạt động gấp ở hoạt động ngồi
trời. Ln tạo cơ hội cho trẻ vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ thực sự
thoải mái, tự do vui chơi sau giờ hoạt động chung. Trước kia khi xây dựng một
hoạt động ngoài trời, tôi và đồng nghiệp chỉ thực hiện theo nội dung và khn khổ
hoạt động ngồi trời đúng với cấu trúc gồm quan sát, trò chơi vận động, trẻ chơi tự
do. Đồ dùng đồ chơi đơn điệu chủ yếu là vòng, bóng ... khơng kích thích sự hứng
thú của trẻ, với những trăn trở đó tơi đưa các sản phẩm tạo hình đặc biệt là sản
phẩm tạo hình của hoạt động gấp vào hoạt động ngồi trời tơi thấy trẻ có sự tích
cực và chuyển biến rõ rệt. Trẻ hứng thú và có trí tượng phong phú và rất sáng tạo.
Việc tổ chức hoạt động ngoài trời đưa các sản phẩm gấp của trẻ hướng cho
trẻ chơi điều đó rât có hiệu quả cho hoạt động ngồi trời nó làm sinh động và gây
hứng thú cho trẻ và trẻ chơi rất là vui vẻ, hứng khởi. Kích thích trí sáng tạo và tính
tưởng tượng của trẻ
Tổ chức cho trẻ chơi sản phẩm tạo hình qua hoạt động gấp ở hoạt động góc.

Bản thân tơi nhận thấy rằng muốn kích thích trí sáng tạo, tưởng tượng phong phú
của trẻ thì hoạt đơng góc là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát huy
điều đó. Khi trẻ chơi góc trẻ có thể được tưởng tượng, sáng tạo những điều thường


xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nắm bắt được điều đó tơi đã lồng ghép các sản
phẩm tạo hình qua hoạt động gấp vào trong hoạt động góc cho trẻ chơi.
Hoạt động góc mục đích chính là học mà chơi, chơi mà học tơi ln để trong
hoạt động góc ở dạng mở để trẻ có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn.
Bên cạnh việc tạo môi trường mở tơi hướng lái cho trẻ ln chuyển sản phẩm
góc sang góc chơi khác để tạo sự liên kết và để trẻ tưởng tượng sáng tạo trong khi
chơi .
Điều thành công đáng kể đến trong việc lồng ghép các sản phẩm tạo hình của
hoạt động gấp vào trong hoạt động góc mang lại hiệu quả và bứt phá cho trẻ trẻ
chơi rất hứng thú. Qua buổi chơi tôi quan sát thấy trẻ có trí tưởng tượng và tính
sáng tạo rất cao như trẻ chơi trẻ có ước mơ lớn lên trẻ sẽ được làm những nhà thiết
kế tài ba và sáng tạo không những để gấp đẹp mà những sản phẩm đó trẻ có thể
dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Tổ chức cho trẻ chơi sản phẩm tạo hình qua hoạt động gấp ở hoạt động học.
Hoạt động học với trẻ mầm non là hoạt động chính cung cấp kiến thức cũng như kỹ
năng chính cho trẻ mầm non. Đối với trẻ học mà chơi chơi mà học trẻ sẽ thụ động
nếu giáo viên thực hiện, điều kiển hoạt động học theo phương pháp lối mịn, cứng
nhắc bắt trẻ hồn thành các bước theo yêu cầu của cô giáo. Sau khi triển khai ở
hoạt động ngồi trời, hoạt động góc được nhiều hiệu quả nhất định, tôi tiếp tục áp
dụng phương pháp trên vào hoạt động học của trẻ với từng chủ đề, từng thể loại tiết
tôi áp dụng một cách linh hoạt để trẻ được chơi và được cảm nhận với sản phẩm
mình tạo ra.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng.
Sáng kiến “ Giải pháp tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi chơi với các sản phẩm tạo
hình thơng qua hoạt động gấp nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, tính sáng

tạo tại lớp 5 tuổi B trường mầm non 3/2 – Huyện Cát Hải”.Có khả năng áp dụng


cho tất cả các giáo viên mầm non khi cho trẻ tham gia hoạt động học tại khối 5 tuổi
trên địa bàn huyện.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp :
a. Hiệu quả kinh tế :
Trên thị trường có rất nhiều mặt hàng đồ chơi cho trẻ em đa dạng về kích
thước, chất lượng, chủng loại và giá tiền. Tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ lại khơng rõ
ràng, giá thành lại cao. Trong khi đó, trẻ có thể gấp được rất nhiều đồ chơi từ
những nguyên vật liệu phế thải, dễ kiếm tìm,đảm bảo tính an tồn, là ngun liệu
sẵn có ở địa phương, khơng tốn tiền, chất liệu thông dụng , chất liệu tạo ra nhiều
sản phẩm đa dạng, phát huy được tính tích cực ở trẻ.
Sử dụng từ những nguyên vật liệu là các loại giấy khác nhau để gấp các đồ
dùng đồ chơi lên chi phí thấp, giúp tiết kiệm được nguồn kinh phí cho mua sắm các
loại đồ chơi làm sẵn.
b. Hiệu quả về mặt xã hội :
Thứ nhất về phía giáo viên: Nắm chắc phương pháp của bộ mơn tạo hình đặc
biệt là hoạt động gấp cho trẻ một cách tích cực. Nâng cao được uy tín của giáo viên
đối với phụ huynh, nhân dân .
Thứ hai về phía trẻ: Trẻ hứng thú, chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động
phát triển tạo hình nói chung và hoạt động gấp nói riêng, giúp cho trẻ hoạt động
khéo léo, sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng khi tham gia vào các hoạt động.
Cũng như phát triển tính khéo léo của đơi bàn tay trẻ.
Thứ ba về phía nhà trường: Các giáo viên trong trường đã áp dụng kinh
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình và đạt được
kết quả tốt, say sưa tìm tòi sáng tạo những nội dung mới vào tổ chức các hoạt động
tạo hình cho trẻ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân cũng như
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.



c. Giá trị hàm lợi khác :
Khi triển khai đề tài, giáo viên nhận được sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt về
vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động tạo hình nói chung
và hoạt động gấp của trẻ nói riêng ngày càng phát triển tích cực hơn. Đề tài thúc
đẩy tốt cơng tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo được uy
tín, thương hiệu, niềm tin yêu của các bậc cha mẹ học sinh. Đặc biệt là kích thích
hứng thú với hoạt động gấp, trẻ khơng cịn sợ hoạt động gấp nữa.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng

Lương Thị Bông

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Phương Thúy



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×