Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MỘT số THỦ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN vào TRONG GIẢNG dạy TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.3 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG XÁ



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ THỦ THUẬT ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO TRONG GIẢNG DẠY TRƯỜNG
MẦM NON PHÙNG XÁ

Đề tài thuộc lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Nhài
Chức vụ: Giáo viên

Nă m học: 2011 – 2012


ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Nhài
Ngày tháng năm sinh: 04- 5 – 1986
Năm vào ngành: 2007
Chức vụ, đơn vị công tác:
Trường mầm non Phùng Xá- Mỹ Đức- Hà Nội
Trình độ chuyên mơn: Cao đẳng
Trình độ đào tạo: Đại học
- Chun ngành: Quản lý giáo dục


Bộ môn giảng dạy: Giáo dục mẫu giáo


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng cơng nghệ vào
các lĩnh vực trong đời sống khơng cịn xa lạ nữa, và ngành giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét
nhất qua các “Giáo án điện tử”, bài giảng điện tử E-learning.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một
trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo
của cả giáo viên và học sinh.
Hơn thế nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực
quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, phát huy tính tích cực, sự ham mê và hứng
thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. Qua đó, giáo viên khơng chỉ mang đến cho
trẻ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú,
hình ảnh sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài giảng …Có thể
thấy rằng, việc sử dụng giáo án điện tử là một bước đột phá trong việc cải tiến, đổi
mới phương pháp dạy học và tránh lối học theo kiểu truyền thống với những bức
tranh minh họa đơn điệu và đôi khi thiếu thẩm mỹ của giáo viên mầm non.
Năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục “ Đổi mới công tác quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục”. Bản thân tôi cũng như mọi đồng nghiệp luôn nỗ lực phấn
đấu học tập, tìm kiếm các thơng tin trên mạng internet để có những phương pháp,
kĩ năng mới trong việc thiết kế bài giảng điện tử.Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc thiết
kế bài giảng điện tử đối với nhiều giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên
chưa thành thạo kĩ năng thiết kế bài giảng và việc sử dụng bài giảng điện tử vào
trong giảng dạy chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số thủ thuật ứng

dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong
q trình thực hiện chun đề “Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào trong giảng
dạy” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của
ngành giáo dục nói chung và của bậc học mầm non nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: “ Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vài trong giảng dạy”
nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non.
Đề tài cũng là cơ hội để bản thân tơi cũng như các giáo viên mầm non trong
tồn ngành có cơ hội được chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để có
những cách thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn đối với trẻ.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tìm hiểu về một số thực trạng đối với giáo viên mầm non trong
việc thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thơng tin vào trong giảng dạy
- Trao đổi, tìm ra những kĩ năng, những phương pháp mới trong việc thiết kế
bài giảng điện tử đối với giáo viên mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tui)
5. Phạm vi nghiên cứu: Lp mu giỏo ln A2- Trường mầm non Phùng Xá
6. Kế hoạch nghiên cứu:
- Xác định đề tài: Tháng 9 năm 2011
- Xây dựng đề cương : Tháng 01 năm 2012
- Tiến hành viết đề tài : Từ 01/ 3/ 2012 đến 29/4/2012
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Giáo án điện tử và bài giảng điện tử:

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó tồn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hố do giáo viên điều khiển thơng
qua mơi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức giáo viên
nói trong tiết dạy mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ
xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của trẻ. Bài giảng điện tử
càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải
đóng vai trị định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
của giáo viên trong hoạt động dạy, tồn bộ hoạt động dạy học đó đã được
multimedia hố một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi
cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy bài
giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các
mục tiêu của hoạt động dạy.
Với bài giảng điện tử, giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng. Người học
được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, người học
chủ động lĩnh hội tri thức và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, tức là các bài học được thiết kế, biên
soạn và lưu trữ trên máy tính, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu kết nối với máy tính để
trình chiếu nội dung của bài học ra một màn hình lớn để trình chiếu cho trẻ xem.
Với phương pháp dạy học này, thay việc giáo viên phải lật từng bức tranh, treo từng
hình ảnh, giáo viên chỉ cần click chuột thì nội dung bài giảng đã xuất hiện. Việc sử


dụng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc
chuyển đổi nội dung,hình ảnh, giúp giờ học được liên kết một cách nhẹ nhàng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm
non hồn tồn có ích và mang lại khơng ít những hiệu quả thiết thực trong việc
phát triển tư duy, kĩ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích

hợp cơng nghệ thơng tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power
point, flash, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mơ tả hiện tượng, hay có thể xem
các website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường khơng
thể có).
II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐƯA ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
VÀO TRONG GIẢNG DẠY.

1. Thuận lợi:
- Bản thân tơi là một giáo viên được đào tạo chính quy và đã có 5 năm kinh
nghiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, tơi nắm bắt được những khả
năng, nhu cầu, mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù
hợp với yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động.
- Được nhà trường tạo điều kiện, tạo cơ hội cho tôi được đi tập huấn về tin học,
về kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử tại phòng giáo dục, tại các huyện khác và được
đi kiến tập, dự giờ các hoạt động của các trường bạn trong toàn huyện cũng như
một số trường trong Thành phố. Đây thực sự là những cơ hội để tôi được học hỏi,
trao đổi, chia sẻ, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc
thiết kế bài giảng điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
- Nhà trường có dàn máy vi tính kết nối mạng internet, có máy chiếu, màn chiếu
và bản thân tơi cũng có máy tính xách tay, usb 3G nên tơi có thể vào mạng để tìm
kiếm thơng tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua Email với bạn bè đồng nghiệp
bất cứ lúc nào.
- Đội ngũ giáo viên trường Mầm non Phùng Xá đa số là giáo viên trẻ tuổi nên
việc tiếp cận với công nghệ thông tin rất nhạy bén.
- Trẻ lớp tôi phụ trách là trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) nên trẻ nhận thức rất nhanh
và khả năng tập trung , hứng thú của trẻ vào hoạt động rất dễ dàng tạo ra.
2. Khó khăn:
Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ
năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài giảng

điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao.
2.1. Về cách phối màu nền và màu chữ:
Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đơi khi giáo viên hay lạm dụng những
hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu chữ
không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu lên rất khó quan sát nội dung.
2.2.Về hiệu ứng:


Trong các bài giảng, giáo viên còn hay lạm dụng các hiệu ứng, cho nhiều hiệu
ứng trong một slide, hiệu ứng cho các chi tiết trong slide nhiều kiểu khác nhau hoặc
chọn hiệu ứng không phù hợp sẽ làm trẻ cũng như người xem rối mắt, không tập
trung vào bài giảng.
Ví dụ: Cho chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,
chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ hoặc đôi khi
lại chuyển động, xoay quá nhanh. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào khi
chuyển slide sẽ khiến người học, người xem cảm thấy khó chịu, gây ra những bất
lợi cho bài giảng.
Hoặc trong hoạt động giáo dục âm nhạc, khi cho trẻ nghe hát những bài hát
có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thì hiệu ứng cho các slide chứa hình ảnh minh họa lại
chạy với tốc độ quá nhanh, quá nhiều kiểu hiệu ứng khiến người nghe khơng cịn
cảm nhận được giai điệu, nội dung của bài hát nữa.
2.3. Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu:
Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dịng
văn bản ln chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân tán
cho trẻ bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng trẻ sẽ tập
trung vào hiệu ứng chuyển động của bức ảnh ,của các khung hình động trang trí
hoặc của dịng chữ đó như vậy ta đã vơ tình làm mất tập trung của trẻ vào hoạt
động, dẫn đến giờ học không đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.4. Việc lựa chọn các hình ảnh minh họa, các tư liệu liên quan trong các hoạt động:
Thực tế tôi cũng đã được đi dự nhiều tiết dạy của các giáo viên trong toàn

huyện và một số tiết dạy của giáo viên trong trường, tham khảo các giáo án điện tử
trên mạng, tôi nhận thấy: Những tư liệu giáo viên đưa vào trong bài giảng đôi khi
còn quá đơn điệu, nhiều giáo viên chưa biết khai thác hết các thơng tin trên mạng
internet để có thể tìm kiếm, lựa chọn các tư liệu phong phú, phù hợp với bài giảng
của mình.
Ví dụ: Trong hoạt động khám phá tìm hiểu một số con vật sống trong rừng, hay
những con vật sống dưới nước, con vật sống trong gia đình, hay tìm hiểu một số
loại hoa…giáo viên thường hay sử dụng những hình ảnh đơn điệu( những bức ảnh,
tranh) – trẻ không hứng thú, không được thấy sự vận động của các con vật đó như
thế nào?Điều này dẫn đến giờ học không đạt hiệu quả cao.
2.5. Về thiết kế trò chơi trên máy:
Những trò chơi trong các hoạt động dạy học nhằm củng cố, ôn luyện lại nội
dung kiến thức trong bài dạy, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
Những trị chơi này cần phải sinh động, hấp dẫn với trẻ, tạo sự thoải mái, thư giãn
cho trẻ sau một khoảng thời gian dài tập trung trong tiết học, đảm bảo phù hợp với
yêu cầu độ tuổi, với nhu cầu của trẻ trong từng lớp mà giáo viên lựa chọn thiết kế
cho phù hợp. Tuy nhiên, để thiết kế trò chơi hấp dẫn trẻ, địi hỏi giáo viên phải học
hỏi, tìm tịi các thao tác, kĩ năng nâng cao. Tuy nhiên việc này đối với nhiều giáo
viên vẫn là một vấn đề khó khăn.


2.6. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Không phải trường mầm non nào cũng có máy tính, máy chiếu và màn chiếu
để phục vụ nhu cầu giảng dạy cho giáo viên và học sinh. Đây là một vấn đề khó
khắc phục và cũng là vấn đề kìm hãm sự phát triển, đổi mới phương pháp dạy học
của giáo viên. Đơi khi giáo viên có những ý tưởng hay nhưng khơng có điều kiện
để biến ý tưởng đó thành hiện thực để có thể đưa vào trong tiết dạy của mình.
2.7. Giáo viên chưa nắm được quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
Nhiều giáo viên chưa nắm bắt được yêu cầu của một giáo án điện tử, chưa nắm
được quy trình của việc thiết kế bài giảng điện tử nên các bài giảng thường hay đơn

điệu, thiếu thẩm mỹ và thiếu tính khoa học. Dẫn đến bài học không đạt hiệu quả cao
như mong muốn.
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

1. Biện pháp 1: Lựa chọn phông nền và màu chữ phù hợp với nhau:
Hầu hết các bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, phần
mền này vốn đã có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều các hình nền bắt mắt và
nó cịn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền cho bản chiếu một cách khá đơn
giản tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa việc phối màu nền và màu chữ bảo đảm
đúng quy tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu đậm (đen, xanh đậm,
đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền đậm thì
chỉ nên sử dụng chữ có màu trắng hay vàng. Nền nên sử dụng màu đơn sắc không
nên sử dụng các bức tranh có quá nhiều màu thuộc các gam màu khác nhau hoặc
có quá nhiều chi tiết vẽ cầu kì để làm nền dễ dẫn đến khó phối màu chữ phù hợp
cho tất cả chi tiết bức tranh và gây ra phân tán cho đối tượng là trẻ mầm non, ln
thích thú với những cái mới lạ và rất dễ mất tập trung. Việc phối màu cần được
kiểm thử trên máy chiếu vì khi chiếu lên màn chiếu, độ nét của hình ảnh ít nhiều sẽ
bị giảm đi điều này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: phịng học
q sáng khơng có rèm che, máy chiếu độ phân giải và cường độ sáng thấp. Trong
trường hợp này chọn màu nền sáng trắng tự nhiên và màu chữ xanh đậm, đen, đỏ
đậm sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Ở các slide mở đầu, giới thiệu thì nên lựa chọn chữ nghệ thuật cho tiêu đề và
màu chữ cũng phải phối hợp hài hòa để người xem thấy hấp dẫn, thích thú, có ấn
tượng với bài giảng ngay lúc ban đầu.
2. Biện pháp 2: Lựa chọn hiệu ứng phù hợp:
Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức
độ, hợp lý, khơng bị lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài
học. Các hiệu ứng và âm thanh xử lý phù hợp theo độ tuổi của học sinh, độ tuổi
mầm non cần màu sắc sặc sỡ, âm thanh vui nhộn vì tuổi này cần sự hướng tập
trung hơn là chú ý tư duy vì kiến thức cịn ít và khơng có kiến thức tư duy. Việc



lựa chọn hiệu ứng quá nhiều sẽ làm trẻ phân tán chú ý, mất tập trung dẫn đến kiến
thức chính trong bài học bi ảnh hưởng bất lợi
Ví dụ: Cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,
chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc
sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào, gây khó chịu cho người học và người theo dõi.
Đối với hoạt động làm quen với toán, loại tiết đếm và nhận biết số lượng thì
chúng ta nên cho các đối tượng xuất hiện và biến mất một cách từ từ, lựa chọn hiệu
ứng khác nhau cho các đối tượng để gây hứng thú cho trẻ và để trẻ đếm, nhận biết
số lượng một cách chính xác, trẻ khơng bị cuống, lúng túng để chạy theo hiệu ứng
một cách chóng mặt.
3. Biện pháp 3: Lựa chọn hình ảnh động hay tĩnh một cách hợp lý, phù hợp
với nội dung bài dạy và ý tưởng của giáo viên:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ ln thích thú, say mê với những gì nổi bật
hoặc chuyển động.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn hoa mà có một chú bướm đang bay lượn thì trẻ sẽ
chú ý quan sát chú bướm bay lượn như thế nào chứ không tập trung quan sát bông
hoa đẹp thế nào? Màu sắc ra sao?...
Vì vậy, trong khi thiết kế bài giảng điện tử, muốn thu hút sự chú ý của trẻ vào đối
tượng nào thì chúng ta nên tìm cách để làm nổi bật đối tượng đó lên, bằng cách:
- Tạo kích thước, màu sắc nổi bật, khác biệt với các đối tượng xung quanh:
Ví dụ: Cho trẻ tham quan, quan sát vườn hoa mà cô giáo muốn trẻ tập trung vào
bơng hoa Hồng Nhung thì chúng ta sẽ đưa hình ảnh hoa Hồng Nhung đặt giữa
những bơng hoa màu vàng và màu trắng để làm nổi bật bông hoa Hồng Nhung
màu đỏ lên. Như vậy sẽ thuận tiện cho giáo viên trong việc hướng trẻ tập trung vào
đối tượng cần quan sát.
- Tạo hiệu ứng động cho vật( đối tượng) cần quan sát:
Ví dụ: Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông( các loại ô tô) trên màn
chiếu, khi muốn trẻ quan sát chiếc ô tô tải, ta chọn hiệu ứng chuyển động cho chiếc

ô tô tải và hỏi trẻ: Các con nhìn xem, chiếc ơ tơ đang từ từ chuyển bánh là ơ tơ
gì?...Như vậy trẻ sẽ không bị nhầm giữa những chiếc ô tô đang đứng yên và chiếc
ô tô đang chuyển động.
Thực tế tơi nhận thấy, nhiều giáo viên thích lựa chọn những khung hình động,
màu sắc lịe loẹt, nhấp nháy liên tục để tạo thẩm mỹ cho bài giảng của mình nhưng
đơi khi những khung hình đó lại làm mất đi sự tập trung của trẻ vào nội dung bài
dạy, dẫn đến giờ học đạt kết quả khơng cao. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này,
địi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài dạy: cần cung cấp cho
trẻ kiến thức gì? Và cần làm nổi bật chi tiết nào? Để có thể giúp trẻ nhận biết, lĩnh
hội tri thức một cách đơn giản, dễ nhất.


4. Biện pháp 4: Tìm kiếm, khai thác thơng tin, tư liệu trên mạng internet
để đưa vào bài giảng:
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên
giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện
tử. Chỉ cần "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa
đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay
ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý
và kích thích hứng thú của trẻ vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám
phá nội dung của bài dạy.
Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các
bài giảng điện tử là giaovien.net, dayhocintel.org, mammon.edu.vn. Một số
trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như
Google.com.vn, Download.com.vn...Bạn có thể tìm thấy vơ số hình ảnh, video,
âm thanh,...thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết
kế giáo án điện tử của bạn.
Tuy nhiên để vào được các trang web này, đương nhiên máy tính của bạn phải

được nối mạng hoặc thông dụng, tiện lợi hơn, bạn có thể dung USB 3G để vào mạng
bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
Trong thời đại tiến bộ khoa học như hiện nay, phần đa giáo viên nào cũng có
điện thoại di động thậm chí máy ảnh, máy quay…Đây chính là những cơng cụ giúp
chúng ta có thể sưu tập những tư liệu cho bài giảng bằng cách: ghi âm, quay các
đoạn video…Để chèn được các File âm thanh hay video từ điện thoại vào các Slide
đòi hỏi giáo viên phải biết ứng dụng một số phần mềm đổi đi như: Convert,
Fomatfactory…
Ví dụ: Tháng 12 năm 2011, sau một thời gian học tập, cùng nghiên cứu việc thiết kế
bài giảng điện tử bằng chương trình PowerPoint, tổ chuyên môn khối Mẫu giáo lớn của
trường chúng tôi, do tôi phụ trách đã thiết kế và thực hiện một tiết chuyên đề “Ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” với đề tài “Bé vui đón Xn”. Ở đề tài
này, ngồi việc thể hiện những hình ảnh về lễ Tết, các đoạn video download trên mạng
và các đoạn video chúng tôi tự quay bằng điện thoại về Chợ Tết, khơng khí chuẩn bị
đón tết, những đoạn video hoa nở rất hấp dẫn đối với trẻ để chèn vào các Slide cho trẻ
xem và quan sát.Trẻ thực sự rất hứng thú khi được quan sát những hình ảnh sống
động qua các đoạn video.


Hình ảnh minh họa hoạt động khám phá với đề tài: “ Ngày hội hoa xuân”
Trẻ được theo dõi các đoạn video về các loại hoa

Khó khăn nhất là việc lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án. Phần này
hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một giáo án điện
tử. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất rất nhiều thời gian, vì các hình ảnh được
lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách nền nhằm cho trẻ khi
trực quan chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và khơng bị phân tán bởi các chi tiết khác.
5. Biện pháp 5:Một số phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế giáo
án điện tử:
5.1. Phần mềm GIMP (Cắt sửa ảnh):

Đôi khi chúng ta chỉ cần một chi tiết nhỏ trong bức tranh nhưng không biết làm
thế nào để lấy được hình ảnh đó ra?
Phần mềm Gimp( cắt, sửa ảnh) sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Bạn chỉ
cần Dowload phần mềm Gimp về máy, cài đặt và thao tác cắt hình ảnh trong bức
tranh theo ý muốn của bạn. Sau khi đã cắt được hình, bạn sẽ Paste hình đó vào một
phơng nền phù hợp. Như vậy, bạn đã có một bức tranh như mong muốn. Nếu muốn
con vật hay hình ảnh của bạn chuyển động được, bạn lại cắt rời các bộ phận( các
chi tiết) ra và tạo hiệu ứng chuyển động cho từng chi tiết. Như vậy, bạn đã tạo
được một hình động như mong muốn.



×