TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Ngọc
Giáo viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc
Hòa
Lớp: ĐH Tiểu học B K6
Gmail:
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng việt ơ
trường tiểu học.
Bài làm
1.Nguyên tắc phát triển tư duy:
- GV hình thành và phát triển tư duy cho học sinh qua các hình thức
+Phân tích, so sánh.
VD: trong tiết dạy học vần iêu/ yêu GV đặt ra một hệ thống câu hỏi như: vần
yêu gồm những âm nào?( HS phân tích), vần êu và iêu có gì giống nhau và có gì
khác nhau? ( HS so sánh),
+Làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ
VD1: trong tiết dạy học vần iêu/yêu GV đưa hình ảnh để HS hiểu ý nghĩa từ
khóa và từ ứng dụng có trong bài, ngoài ra GV còn cho HS xem video thả diều
sáo giúp HS nhận biết diều sáo được làm bơi những ống tre nứa tạo, khi thả sẽ
tạo ra âm thanh.
VD2: trong tiết dạy LTVC bài: Tính từ, GV đưa hình ảnh một tòa nhà và đặt
câu hỏi : tòa nhà như thế nào?=> đồ sộ, đồ sộ là gì=> to lớn, đẹp. Như vậy với
hình ảnh cụ thể và câu hỏi khai thác GV giúp HS thông hiểu được ý nghĩa của
từ.
+Tạo điều kiện cho HS nắm nội dung và biết thể hiện nội dung :
VD: trong tiết dạy LTVC bài : Tính từ, sau khi hình thành khái niệm GV cho
HS thi đua đặt câu để khắc sâu kiến thức, GV yêu cầu HS đặt câu miêu tả hình
dáng ( GV đưa gợi ý một số tính từ miêu tả hình háng), tương tự với miêu tả tư
chất, đặc điểm tính tình GV cũng đưa ra một số tính từ gợi ý để HS đặt câu.
2.Nguyên tắc giao tiếp:
- Lấy giáo tiếp làm mục đích hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho
HS, tổ chức hoạt động kết hợp cả ba kỹ năng để giải quyết vấn đề
+ Trong các tiết dạy nói chung hay tiết học vần nói riêng GV đều sử dụng hình
thức GV hỏi - HS trả lời – HS khác nhận xét (HS được nêu lên ý kiến của mình,
GV là người chốt ý, HS khác nhận xét để tập nhận xét bạn và tự nhận xét để biết
cách dùng từ khi nhận xét )
+ Trong các tiết dạy GV tổ chức rất nhiều hoạt động nhóm tạo điều kiện cho
HS trao đổi hình thành kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. VD:
Trong tiết LTVC, GV đưa yêu cầu HS làm việc nhóm và đưa hệ thống câu hỏi
để hình thành khái niệm: đưa câu” Đi lại vẫn nhanh nhẹn” và hỏi đâu là động
từ? Nhanh nhẹn là như thế nào?Nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
3. Nguyên tắc chú ý tâm lý và trình độ Tiếng Việt của HS tiểu học:
_ GV nắm bắt rõ trình độ của từng học sinh lớp mình từ đó tổ chức các hoạt
động dạy học phù hợp
-Ngoài ra GV còn tổ chức tổ chức trò chơi để thu hút sự chú ý của học sinh,vì
khả năng tập trung của HS tiểu học còn kém nên GV thường cho nghỉ giữa giờ .
- Khi giảng dạy GV sử dụng từ ngữ, câu cú ngắn gọn dễ hiểu để truyền đạt.
- Ngoài ra trong tiết dạy, khi HS làm việc nhóm GV sẽ bật nhạc không lời thay
vì nhạc có lời để tránh sự phân tán của HS. Trong thiết kế powerpoint GV cũng
chú ý chèn hình ảnh hay clip ơ những chỗ thích hợp và không chèn quá nhiều
vào phần nội dung chính để HS không bị phân tán.
- Hầu hết các GV đều sử dụng lời khen, động viên nhiều hơn là chê trách các
em.
Yêu cầu 2: Những băn khoăn thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với tiết
dạy học Tiếng Việt ơ các trường tiểu học.
-Em thấy tất cả những tiết dạy trên lớp đều cắt bước các bước, VD trong phân
môn Học vần, GV không khai thác tranh dẫn vào bài hay giới thiệu vần mới
trước mà đưa hết tất cả vần, từ khóa, từ ứng dụng lên bảng luôn và giới thiệu,
GV không đọc mẫu vần mới mà gọi một HS giỏi đọc, các từ ứng dụng GV
cũng chỉ giải thích bằng lời nói chứ không sử dụng hình ảnh. Ngoài ra bước viết
bảng con hay bảng cài cũng bị bỏ qua, GV chỉ chú trọng cho HS đọc nhiều.
Việc cắt bớt các bước như vậy liệu có đảm bảo HS tiếp thu tốt bài học hay
không?
-Việc trình bày kế hoạch dạy học ơ trường tiểu học GV không soạn phân chia
theo cột hoạt động của học sinh, hoạt động của GV mà soạn theo hình thức xuôi
từ trên xuống.
-GV thường chọn bảng của HS sinh đúng làm mẫu, còn những học sinh viết sai
hay cài sai GV chỉ nhắc nhơ chứ không chỉ cho các em cài lại hay viết lại.
Bên cạnh những thắc mắc của bản than em cũng đưa ra nhứng biện pháp
của mình để giải quyết các bất cập như sau:
-Theo em trong tiết dạy học vần em sẽ đọc mẫu vần mới trước và không
cắt bước bảng con và bảng cài, vì việc viết bảng con và cài bảng giúp học
sinh vừa luyện viết đúng và vừa nhớ bài.
-Em cũng sẽ chỉ ra những HS viết bảng sai hay cài bảng sai và lấy bảng
chữ đúng hướng dẫn những em đó sửa ngay.