Phụ lục 1
Tiết học thư viện trong giảng dạy môn văn tại trường THCS Nguyễn Văn
Luông.
1. Đặt vấn đề (Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến, lý do viết
sáng kiến):
Tiết học thư viện nhằm khơi gợi, mở rộng và củng cố kiến thức của học
sinh qua nguồn tài ngun sẵn có bên ngồi sách giáo khoa. Bên cạnh đó, học
sinh tiếp cận được sách tham khảo của thư viện, thông tin trực tuyến và tài liệu
nghe nhìn. Tiết học thư viện cũng có thể xem là tiết học ngoài nhà trường, tránh
gây nhàm chán cho HS và phát huy được khả năng đọc, trình bày của HS. Để
học sinh tiếp thu được những kinh nghiệm.
2. Nội dung cơ bản của sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi
mới giáo dục và đào tạo ở nước ta. Đây cũng là vấn đề cấp bách mà toàn ngành
giáo dục xem là phương châm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện
nay, trong việc đổi mới giáo dục đại học thì việc đổi mới phương pháp dạy học
có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực. Trong hoạt động dạy học, vấn đề đặt ra về lí luận
cũngnhư thực tiễn là cần xem xét mối quan hệ thầy trò, dạy-học; đây là hai nhân
tố quan trọng trong quá trình dạy học làm nên chất lượng, hiệu quả của dạy học.
Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh là điều cần thiết trong sự nghiệp đổi
mới giáo dục hiện nay.
Tương tác là tác động qua lại lẫn nhau. Trong dạy học cần lắm sự tương
tác để giáo viên nâng cao trình độ của mình, để học sinh phát biểu được chính
kiến của mình. Khơng gị ép, khn mẫu. Sự tương tác giữa dạy và học là yếu tố
duy trì, phát triển sự thống nhất, toàn vẹn của QTDH, cũng là nhân tố dẫn đến
chất lượng cao của dạy học. Kết quả của dạy học tương tác là hệ dạy học tự học
- cá thể hóa - có hướng dẫn.
Xã hội ngày càng phát triển thông tin đa dạng, phong phú và người học
cũng có sự nhận thức đa chiều, ở các mức độ khác nhau thì sự tương tác giữa
giáo viên với học sinh là điều cần thiết trong việc khai thác, làm rõ nội dung bài
học. Vậy vì sao cần có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh?
Tiết học thư viện là tiết học giảng dạy tại thư viện Trường sẽ tạo sự thích
hứng thú với mơn Văn và tạo khơng khí học thoải mái cho học sinh.
Giáo viên đăng ký tổ chức tiết học thư viện để mở rộng kiến thức cho học sinh
qua sách tham khảo của thư viện, thông tin trực tuyến và tài liệu nghe nhìn.
Có thể tổ chức lớp học theo các hình thức hoạt động sau:
Tổ chức hoạt động đọc: Có thể chia học sinh theo nhóm, cùng trao đổi về
các chủ đề đa dạng, khuyến khích thể hiện cảm nhận về tác phẩm theo nhiều chủ
đề đa dạng, khuyến thích thể hiện cảm nhận theo nhiều cách khác nhau (viết, vẽ,
diễn thuyết...) và cổ vũ sự thi đua giữa các nhóm.
Tổ chức hoạt động nghe, xem băng đĩa theo chủ đề và trình bày lại cảm
nhận.
Tổ chức hoạt động khai thác thông tin qua mạng internet, đặc biệt những
đề tài mà tài liệu sách cịn ít.
Giáo viên bộ môn đứng lớp phối hợp cùng giáo viên thư viện thực hiện
tiết học thư viện. Chọn những nội dung tổ chức tiết học thư viện phù hợp với lứa
tuổi và có liên quan đến nội dung giáo dục trong chương trình đang học.
Học sinh đóng vai trị chủ đạo, trọng tâm, còn giáo viên là người hướng
dẫn, hỗ trợ và theo dõi hoạt động của học sinh.
Sản phẩm từ sách thật phong phú: clip giới thiệu sách, đóng kịch, tạo hình
nhân vật theo trí tưởng tượng, làm phim ngắn.
Giáo viên bộ môn phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý
cho mỗi nhóm học sinh trong lớp.
Bước 1: Tiến hành đến giá chọn sách (cá nhân )
Bước 2: Giới thiệu sách đã chọn trong nhóm thư kí ghi lại – Giới thiệu
trước lớp.
Bước 3: Tiến hành đọc sách
Bước 4: Ghi những cảm nhận vào sổ tay. Hoặc sử dụng sơ đồ mạng đối
với nhóm đọc cùng một loại sách.( Tên truyện – tác giả, Nhân vật
chính, nội dung chính trong sách). Đại diện nhóm trình bày.
Bước 5: Viết bài thu hoạch sau khi học tiết học thư viện.
Một số tiết học thư viện đã áp dụng và có hiệu quả:
Đối với lớp 9: tiết học thư viện với chủ đề hình ảnh người lính trong thơ hiện
đại
Giúp các em chọn được sách theo chủ đề, đọc và cảm nhận nội dung hai
bài thơ. Chọn đúng sách theo chủ đề, đọc tốt và cảm nhận được những tấm
gương anh hùng trong chiến đấu. Từ đó, học sinh biết tự hào về cuộc chiến đấu
chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta. Rèn luyện học sinh có thói quen đọc
sách theo chủ đề và vận dụng kiến thức đã đọc vào thực hành các bài tập trong
lớp.
Giáo viên và cán bộ thư viện chuẩn bị: Xếp bàn theo nhóm học sinh, danh
mục sách theo chủ đề: Về lịch sử hai cuộc kháng chiến, về hai bài thơ. Chuẩn bị
của học sinh: Nắm được nội qui sinh hoạt ở thư viện, có sổ tay đọc sách.
Học sinh tìm tư liệu để hiểu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ, từ đó hiểu về hai bài thơ. (chia nhóm cho HS thực hiện)
Trước tiên, tiến hành đến giá chọn sách (cá nhân). Giới thiệu sách đã chọn
trong nhóm thư kí ghi lại – Giới thiệu trước lớp. Tiếp theo, thực hành đọc sách
đọc mục lục và ghi số trang có nội dung đúng chủ đề;ghi lại tên sách, tên tác giả,
nhà xuất bản mà các em nghĩ là quan trọng của câu chuyện vào sổ tay hoặc trên
sơ đồ mạng.
Cuối cùng là báo cáo nội dung và cảm nhận của mình thơng qua sáng tác
nhạc hoặc kịch ngắn, thuyết trình, vẽ tranh. (Bài thuyết trình của học sinh đính
kèm).
Đối với khối lớp 7: qua kinh nghiệm thực tế từ các giờ dạy văn các tiết
dạy tục ngữ thường khô khan, ít thành cơng, ít tạo được sự lơi cuốn, hứng khởi
của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Bởi vậy, trong tiết học thư viện
giáo viên hướng dẫn học sinh tìm sách và so sánh câu tục ngữ đó với những câu
ngược nghĩa, trái nghĩa hay đồng nghĩa để tìm ra các nghĩa của nó. Ví dụ khi
dạy câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” các em sẽ tìm được rất nhiều câu
như thế: Uống nước nhớ nguồn.
Hay : Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.
Hoặc: Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng.
Hoặc những câu trái nghĩa như: Ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ.
Sử dụng dụng thông tin trực tuyến để tra tìm tài liệu liên quan, sử dụng
máy chiếu để thuyết trình.
Tiết học thư viện tạo khơng khí sơi nổi, cuốn hút học sinh trong giờ học
tục ngữ. Sau khi tìm sách và ghi lại những kiến thức lĩnh hội được từ sách học
sinh có thể thi sử dụng, vận dụng tục ngữ vào trong những tình huống giao tiếp
cụ thể hay cho các em thi sáng tác những truyện ngụ ngôn, truyện cười, vẽ tranh
từ những câu tục ngữ đây chính là những biện pháp hữu hiệu làm cho giờ học
tục ngữ trở nên sinh động và có hiệu quả hơn. Giáo viên có thể thay đổi hình
thức luyện tập bằng trị chơi xem tranh đốn tục ngữ. Tiết học thư viện vừa có
tác dụng thay đổi khơng khí giờ học vừa làm cho giờ dạy tục ngữ đỡ khô khan,
đơn điệu, tạo hứng thú cho học sinh hăng say học tập.
Trong thời gian vừa qua bằng việc vận dụng một số đổi mới trong cách
dạy và học tục ngữ cho học sinh lớp 7 tôi thấy rằng kết quả của những giờ học
tục ngữ có hiệu quả hơn hẳn những giờ học mà trước đây chỉ sử dụng các
phương pháp dạy học truyền thống.
Đối với khối lớp 6:
Tiết học thư viện cho HS lớp 6 đối với dạy truyện dân gian. Chia nhóm học
sinh tìm sách, tìm truyện, như dạy truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, giáo
viên cho học sinh phát biểu một kết cục khác của Truyện.
HS Khải cho là Con ếch đi nghênh ngang, đi vào bụi rậm không biết nên bị
một con rắn đang đói nuốt vào bụng. Cịn học sinh Như thì nói là Ếch đi nghênh
ngang, đi ra đường bị xe cán chết. Còn học sinh Thanh lại cho rằng ếch đang đi,
không biết sợ ai, có lũ trẻ nhỏ chơi gần đó thấy chàng ếch nên bắt về làm thịt
nấu cháo ăn. Cái kết cục học sinh phát biểu tuy có sự ngây ngơ nhưng trong
sáng, tự nhiên thể hiện rõ được quan điểm cá nhân của mỗi học sinh. Đó là sự
tương tác. Trước hết, người thầy phải dựa vào mục đích, nhiệm vụ chung, xác
định những yêu cầu, nhiệm vụ dạy học cụ thể cho từng mơn học mình phụ trách.
Từ đây xác định yêu cầu, nhiệm vụ cho từng phần, từng chương, thậm chí từng
đề mục. Để đạt hiệu quả dạy học tối ưu, người thầy cần cụ thể hóa các yêu cầu,
nhiệm vụ học tập trên cơ sở tính đến trình độ học vấn, trình độ tư duy, đạo đức
của học sinh từng lớp; cần xem xét tới việc khắc phục những lỗ hổng trong tri
thức và ôn tập, củng cố tri thức nhất định. Chú ý đến từng đối tượng học sinh
yếu, học sinh khá, và học sinh cá biệt. Về nội dung thông tin khoa học, giáo viên
cần tách ra từng nội dung đó những cái cơ bản, chủ yếu, lựa chọn logic hợp nhất
cho cấu trúc nội dung đề mục sẽ sử dụng; bổ sung sách giáo khoa bằng những
nội dung mới, những sự kiện, có ví dụ, bài tập, nhằm đáp ứng những yêu cầu,
nhiệm vụ nắm tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo kể cả yêu cầu lấp chỗ hổng
trong tri thức của học sinh. Sau đó giáo viên lựa chọn các hình thức học tập. Học
xong truyện cổ tích Thạch Sanh. Giáo viên đặt câu hỏi, em hãy sáng tác thơ năm
chữ hoặc vẽ tranh về nhân vật này. Các em thích thú vì được làm nhà thơ hoặc
họa sĩ. Thông qua những hoạt động đó các em sẽ nắm được nội dung bài học.
Ở trong ngục tối,
Lấy đàn ra gảy.
Cuối cùng cũng được,
Lấy vợ trong cung.
Hoàng tử khắp nước,
Lên cơn ghen tức.
Đã kêu một vạn,
Quân sĩ đến đây.
Chưa đến được đâu,
Tay chân bủn rủn.
Đành phải xin hàng,
Vợ chồng Thạch Sanh.
(Bài viết của học sinh lớp 6)
(Tranh vẽ của học sinh: nhân vật Thạch Sanh)
Tóm lại, những giờ học này học sinh được thực sự hoạt động chứ không phải
chỉ là ngồi nghe và chép. Nhờ được trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp nhận
văn bản văn chương mà các em phát huy được những năng lực chủ quan như
phân tích, đánh giá, suy luận, khái quát, tưởng tượng. Không chỉ là người học,
học sinh còn là người đồng sáng tạo, học sinh được chủ động tìm tịi khám phá
nội dung văn bản thơng qua đó nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách và kỹ năng văn
học cho bản thân. Đặc biệt văn hóa đọc của học sinh sẽ ngày càng cải thiện.
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con
người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Đọc sách vẫn ln được khẳng
định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách
thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm
giàu có vốn liếng ngơn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc
là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tịi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri
thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến
thức, nhận thức của mỗi con người.