ĐỀ TÀI :
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỐI VỚI TOÁN THCS
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Nâng cao chất lượng dạy và học”đã và đang là vấn đề được rất nhiều nhà
khoa học về giáo dục quan tâm.Đối với phương pháp dạy học là vấn đề cấp
bách và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục,đã được đưa ra ở các
cấp học ,ngành học.Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải đưa ra nhiều
phương pháp giảng dạy mới mẻ,đem lại hiệu qua cao,trong đó phương pháp dạy
học theo nhómlà một trong những phương pháp đang được áp dụng phổ biến
trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nayvà đang được đánh giá cao ở tất cả
các cấp học, nhất là ở cấp học THCS.
B.NỘI DUNG:
I.Lý luận cơ sở:
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay thì dạy
học theo nhóm là một hình thức dạy học rất có ý nghóa.
Phương pháp dạy học theo nhóm ở môn toán cấp THCS là một phương pháp
mới.Trong khi thực hiện phương pháp này, trong một tiết dạy ta phải xen kẽ với
các phương pháp khác, chứ nó không phải là một phương pháp lớn.
Trong một lớp học không có sự đồng đều về tư duy,về nhận thức của học
sinh.Cho nên, học theo nhóm sẽ giúp học sinh hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung những
khiếm khuyết cho nhau, chia sẻ những khó khăn, những kinh nghiệm của bản
thân và giúp cho HS bộc lộ những khả năng nhận thức của mình để cùng xây
dựng kiến thức mới, tiếp thu nhận thức mới. Trong dạy học ngoài sự giao lưu
giữa thầy và trò, thì sự giao lưu giữa trò và trò rất quan trọng góp phần không
nhỏ thúc đẩy quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của các em.Dạy học theo
nhóm là một hình thức và điều kiện cho sự giao lưu giữa trò và trò được thực
hiện một cách triệt để,có hiệu quả nhất. Trong quá trình giao lưu đó các em có
dòp bộc lộ mình, có dòp tranh cãi. Từ đó các em sẽ rút ra những điều bổ ích về
kiến thức và kỹ năng để hoàn thiện mình.
Ngoài ra học tập theo nhóm còn rèn luyện cho HS khả năng tổ chức, khả
năng điều hành, phân công công việc hợp lý, khả năng diễn đạt, trình bày một
vấn đề trước tập thể và rèn luyện cho các em ý thức hợp tác.Dạy học theo
nhóm giúp HS tính tự tin và những đức tính cần thiết khác của người lao động
trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
1
Dạy học theo nhóm sẽ đảm bảo được nguyên tắc “tự thống nhất” giữa tính
đồng loạt và tính cá thể trong quá trình dạy học. Qua đó tạo ra sự đồng đều về
nhận thức, tạo tiền đề cho việc triển khai kiến thức mới.
II. Thực trạng và giải pháp:
1. Thực trạng:
Phương pháp học tập theo nhóm đòi hỏi HS phải nghó nhiều hơn,làm việc
nhiềuhơn, thảo luận nhiều hơn. Đó có nghóa là HS phải có sự cố gắng về trí tuệ
và nghò lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận kiến thức mới, phải thực sự làm
việc một cách tích cực, độc lập.Đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác cá nhân
trên con đường tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Phương pháp học tập theo
nhóm tạo điều kiện cho mỗi HS nâng cao trình độ vận dụng vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nhóm một số em HS vẫn chưa phát
huy tính tích cực, chưa chòu tìm tòi nghiên cứu,các em vẫn chưa thảo luận,tranh
luận một cách sôi nổi trong hoạt động nhóm, chưa phát huy được hết tác dụng
trong hoạt động nhóm.
2.Giải pháp:
Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ta phải xác đònh nội dụng dạy
học có cần phải phân nhóm hay không, nếu phân nhóm thì có tác dụnh như thế
nào?
Theo tôi thì những bài có dạng sau đây nên tổ chức học theo nhóm:
-Dạng kiến thức mà có nhiều cách tiếp cận, từ hai cách trở lên.
-Dạng kiến thức mà ta có thể đưa ra được tình huống có vấn đề.
-Dạng kiến thức có nhiều bài cùng rèn luyện một kỹ năng.
-Dạng kiến thức cần sự hợp tác của tập thể.
và dựa trên các hình thức phân nhóm của phương pháp hoạt động theo nhóm
như sau:
-Chia mỗi nhóm từ 4 đến 6 người, loại nhóm này là để tiến hành làm các
công việcvới nội dung tương đối rộng và mang tính tìm hiểu kiến thức hay rèn
luyện kỹ năng như các bài có nhiều câu có? Để dẫn đến kiến thức mới.
- Chia mỗi nhóm gồm 2 người ngồi chung một bàn, đây là phương pháp
thầm thì, thường chỉ trao đổi rất nhỏ với nhau,một nhận xét, một đánh giá, hay
thống nhất cách trình bày một vấn đề nào đó.
Tuỳ mục đích, yêu cầu của tiết học, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên,
hoặc có chủ đònh, ổn đònh trong cả tiết học, hoặc thay đổi theo từng phần của
tiết học. Trong quá trình hoạt động theo nhóm để đảm bảo sự đồng đều về mức
độ nhận thức ở mỗi nhóm thì giáo viên bộ môn phải kết hợp với GVCN phân
chia nhóm và sắp xếp chỗ ngồi ngay từ đầu, tao sự đồng đều về khả năng giữa
2
các nhóm, yêu cầu này là rất cần thiết, nó sẽ tạo ra tính thi đua giữa các nhóm
với nhau, và cũng từ đó HS học tập tích cực hơn.
Trong một nhóm, GV cũng phải phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ của
mỗi thành viên trong nhóm chọn ra nhóm trưởng, thư ký. Nói cho các em biết
cách thức hoạt động nhóm. Trong nhóm có thểphân công mỗi thành viên hoàn
thành một phần việc. Mỗi thành viên phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào
một vài thành viên có hiểu biết và năng động hơn trong nhóm. Các thành viên
trong nhóm phải giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các
nhóm khác. Trong quá trình dạy học theo nhóm GV phải đònh ra được thời gian
cho mỗi hoạt động một cách hợp lý. Có như vậy GV mới đảm bảo được tiến
trính tiết dạy lại vừa phát huy được tính tích cực của HS.
Trong quá trình tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm, thông thường
phải theo các bước sau:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Trong bước này GV thực hiện các vấn đề.
-Nói rõ mục đích của hoạt động.
- Nói rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành trong nhóm
- Thời gian để các nhóm hoàn thành vông việc
* Làm việc ở trong nhóm
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên
- Từng cá nhân độc lập hoàn thành công việc của mình hoặc trao đổi thảo
luận để đi đến thống nhất trong nhóm.
_ Cử đại diện trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. GV có
thể kiểm tra bất cứ HS nào của nhóm để đánh giá việc hợp tác của nhóm.
* Tổng kết trước lớp các nhóm lần lượt báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Thảo luận chung cho cả lớp
-GV tổng kết và đặt ra vấn đề tiếp theo
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV có thể đưa ra các tình huống có vấn
đề để HS bàn cãi, Thảo luận sâu hơn. Nên để HS trong một nhóm thay
phiên nhau trình bày ý kiến của nhóm mình chứ không nhất thiết phải là
nhóm trưởng, để từ đó rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt trước lớp.
GV có thể gợi ý với các nhóm yếu hơn, Muốn vậy giáo viên phải nắm vững
tình hình học sinh mỗi nhóm và xem xét khó khăn của mỗi nhóm,để kòp thời
đưa ra biện pháp hợp lý.
3
Sau đây là một số nội dung kiến thức trong sách giáo khoa toán 6
của một số tiết học tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm có kết
quả tốt.
Ví dụ: Bài “khi nào thì AM + MB = AB?
Đây là dạng kiến thức mà ta có thể đưa ra nhiều tình huống có vấn đề để
dẫn dắt vào kiến thức mới. Tôi lấy ngay tựa bài là một tình huống có vấn đề
để yêu cầu HS thảo luận nhóm làm?1. Hai nhóm làm hình 48a và hai nhóm
làm hình 48b. HS thảo luận trong vòng 2 phút. GV quan sát sự hoạt động
của các nhóm sau đó cử đại diện của các nhóm lên trình bày kết của của
nhóm mình.
Nhóm I,II AM = 2cm
MB = 3cm
AB = 5cm
Nhóm III,IV AM = 1.5 cm
MB = 4.5 cm
AB = 5cm
AM + MB = 1.5cm + 4.5cm = 5cm = AB
GV chốt lại vấn đề : M nằm giữa A và B dù ở vò trí nào thì ta đều có
AM + MB = AB
Vậy nếu ta có AM + MB = AB thì các em thử vẽ hình và so sánh vò trí của
điểm M và hai điểm A,B.
HS các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả M nằm giữa A và B
GV: Từ hai kết quả trên em nào có thể đưa ra nhận xét gì?
HS đưa ra nhận xét.
Qua hoạt động nhóm giúp các em tiếp cận với kiến thức mới một
cách dễ dàng va thấu đáo hơn.
Khi hình thành khái niệm số nguyên tố (toán 6 – tập 1) ta có thể
tiếp cận dạng mới bằng cách cho bảng hình thức như ở SGK. Nhưng các số a
cho các nhóm tự chọn trong khoảng các số từ 2 đến 20 mỗi nhóm 4 số. Như
vậy ta sẽ có nhiều số liệu để phân tích.
* Dạy các khái niệm: Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. GV
ghi tên 4 khái niệm lên bảng cho HS toàn lớp nghiên cứu SGK về 4 khái
niệm trong thời gian 3 phút.3 phút sau trao đổi nhóm, cử đại diện nhóm ghi
câu trả lời ra giấy.
_ Hai nhóm dãy I: Thế nào là hai góc kề nhau,vẽ hình và chỉ rõ hai góc
kề nhau trên hình.
_ Hai nhóm dãy II: Thế nào là hai góc phụ nhau? Tìm số đo của góc phụ
với góc 30
0
, 40
0
.
_ Hai nhóm dãy III: Thế nào là hai góc bù nhau?
4
cho góc A = 150
0
và góc B = 30
0
, hai góc A và B có bù nhau không? Vì
sao?
_ Hai nhóm IV: Thế nào là hai góc kề bù? Hai góc kề bù có tổng số đo
là bao nhiêu? Vẽ hình minh hoạ.
GV cho đại diện từng dãy lên trình bày câu trả lời.
HS đại diện các dãy lên trình bày ý kiến, các thành viên trong dãy
có thể bổ sung nếu cần. HS trong lớp theo dõi câu trả lời của các nhóm và
nhận xét.GV chốt lại vấn đề.
Trên đây là một số tiết dạy tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo
nhómđể giảng dạy nhưng cũng chưa được hoàn thiện lắm.Rất mong sự đóng
góp của các đồng nghiệp.
C.KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Kết quả:
Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học rất mới cho cả GV và HS
nen phải chuẩn bò thật chu đáo. Phải tập cho HS có thói quen học tập. Dạy
học theo nhóm là một phương pháp mới đáp ứng nhu cầu đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay là lấy HS làm trung tâm và phát huy được tính tích
cực của HS. Trong quá trình dạy học, chúng ta không nên lạm dụng việc
dạy học theo nhóm, mà chỉ áp dụng khi thấy cần thiết và đạt hiệu quả cao.
Phương pháp dạy học theo nhóm áp dụng trong quá trình dạy môn
toán ở lớp yếu – kém cũng thu được những kết quả khả quan.Các em đã
làm quen được với phương pháp học tập hợp tác và thi đua giữa các nhóm
với nhau, làm cho không khí học tập sôi nổi hơn.
II. Kiến nghò:
Đồ dùng dạy học còn quá hạn chế. Chưa có giấy trong, phiếu học
tập, nên đôi khi áp dụng phương pháp này còn mất nhiều thời gian và chưa
phát huy hết tác dụng của phương pháp.
5