Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.18 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là yếu tố then chốt mang lại sự phát
triển bền vững cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của GD & ĐT,
Đảng và nhà nước ta đã có những đầu tư thích đáng trong phạm vi NSNN có
thể đáp ứng. Chi NSNN, do vậy, đã trở thành động lực, là cơ sở phát triển
quốc sách này; nhất là khi mức độ xã hội hoá GD & ĐT ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay chưa cao.
Xét trên phạm vi tỉnh Nam Định, chi từ NSNN cho ngành GD & ĐT
không những chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi NSNN trên địa bàn mà
còn là khoản chi cơ bản của ngành GD & ĐT tỉnh. Vì vậy, công tác quản lý
chi ngân sách cho sự nghiệp, GD & ĐT tỉnh Nam Định cần được quản lý
chặt chẽ theo luật, khoa học, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối
ngân sách địa phương. Tuy nhiên, thực tế những yêu cầu trên vẫn chưa được
đáp ứng tốt; còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý chi từ khâu xây dựng
định mức, lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng nguồn kinh phí cho đến
khâu quyết toán chi ngân sách. Những tồn tại này bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan như: quan điểm hoàn thiện công
tác quản lý chi ngân sách; chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài chính
trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định…
Thực trạng này em lựa chon đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý
chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu của luận văn là: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chi ngân
sách cho sự nghiệp GD & ĐT; Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi
ngân sách cho ngành GD & ĐT tỉnh Nam Định; Đề ra được phương hướng,
giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trong ngành GD &
ĐT tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Hoạt động quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên


ngân sách trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận cơ bản được sử dụng đề nghiên cứu là phương
pháp thống kê, khảo sát, đối chiếu, phân tính, so sánh, biểu đồ, tổng hợp …
và một số phương pháp khác.
5. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn được kết cấu thành 3 chương; cụ thể, ngoài phần mở đầu,
luận văn gồm các chương:
Chương 1: Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
CHƯƠNG 1:
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
_____________
Chương 1 của Luận văn tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
1.1. Chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN nhằm duy trì
sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước; đảm bảo thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi
NSNN phân phối các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa
chúng đến những mục đích sử dụng cụ thể.
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN. Nó phản ánh quá
trình phân phối và sử dụng các quỹ NSNN để thực hiện nhiệm vụ thường
xuyên về quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.
1.2. Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản ở nội dung này gồm:
(1) Khái quát về hệ thống GD & ĐT của Việt Nam.

(2)Vai trò của chi ngân sách với sự nghiệp GD & ĐT
(3) Đặc điểm của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục: Trong đó, Luận
văn đã chỉ ra được những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chi NSNN
cho sự nghiệp GD & ĐT; những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng
đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
(4) Nguồn kinh phí đảm bảo chi cho sự nghiệp GD & ĐT.
Gồm hai nguồn kinh phí chính là: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và
nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp.
(5) Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT được nghiên
cứu ở các góc độ sau đây:
Nếu xem xét theo mức độ phát sinh thì có thể phân các khoản chi cho
sự nghiệp giáo dục - đào thành hai nhóm là: Nhóm các khoản chi có tính
thường xuyên và nhóm các khoản chi không có tính chất thường xuyên.
Nếu xem xét cơ cấu các khoản chi cho sự nghiệp GD & ĐT dưới góc
độ quỹ lương thì có thể chia thành: Các khoản chi lương (bao gồm các
khoản chi lương và các khoản chi có tính chất lương) và các khoản chi khác.
Nếu xem xét cơ cấu chi cho sự nghiệp giáo dục theo khoản mục chi
thì có thể phân thành các nhóm sau: Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động
hợp đồng; Chi cho học sinh, sinh viên: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền
thuởng; chi cho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh
viên; Chi quản lý hành chính; Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập....Các khoản
mục chi khác theo quy định.
1.3. Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
Đây là nội dung trọng tâm của chương I và được nghiên cứu ở các
điểm cơ bản sau đây:
Một là. Những nguyên tắc quản lý chi ngân sách trong sự nghiệp
GD & ĐT. Trong đó, trình bày những nguyên tắc cơ bản là:
Nguyên tắc quản lý theo dự toán;
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;

Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng
ngân sách;
Nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nước;
Thứ hai là. Các nội dung quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD &
ĐT.
Là một bộ phận của NSNN, công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT cũng được quản lý theo ba khâu: Lập dự toán, chấp hành và quyết
toán ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của từng khâu được Luận văn
phân tích khá kỹ trên cơ sở của Luật NSNN.
Thứ ba là. Một số phương pháp quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD
& ĐT. Luận văn nghiên cứu một số phương pháp cơ bản là:
Phương pháp quản lý và cấp phát theo theo dự toán;
Phương pháp quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT bằng định
mức chi. Có hai loại định mức cơ bản là: Định mức chi tiêu tổng hợp và
Định mức chi tiêu cho từng mục chi.
Phương pháp khoán chi.
Phương pháp quản lý theo cơ cấu chi ngân sách.
Thứ tư là. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT. Trong đó, trình bày một số nhân tố ảnh hưởng chính là: Nhóm
nhân tố về cơ chế chính sách, nhóm nhân tố về trình độ cán bộ; các nhân tố
về môi trường làm việc; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
trong quản lý, điều hành chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho
sự nghiệp GD & ĐT.
Cần phải hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT vì một số lý do sau đây:
Một là. Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT là công cụ đắc lực giúp
nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp GD &
ĐT. Tuy nhiên, công cụ đó chỉ thực sự hiệu quả nếu công tác quản lý chi
ngân sách được thực hiện tốt, đảm bảo được các yêu cầu của công tác chi

NSNN như: Chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, bám sát vào dự toán được
duyệt, chi tiết kiệm hiệu quả….
Hai là. Xuất phát từ đặc thù của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là
khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN; nội dung các khoản chi
cho sự nghiệp GD & ĐT rất đa dạng với nhiều khoản chi khác nhau; các qui
định của nhà nước liên quan đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT nhiều

×