Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.83 KB, 13 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN.
3.1.Những phương hướng và nhiệm vụ của công tác quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp y tế trong những năm tới.
Trong những năm tới là những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lạng sơn lần thứ
XIII, tiếp tục thực hiện chiến lược 10 năm chăm sóc sức khoẻ nhân dân Lạng sơn
(2001 - 2010), do vậy công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải có
những biện pháp để làm sao phục vụ tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ công tác y tế
trong những năm tới.
Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng,
phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, khống chế dịch bệnh lớn xảy ra. Mở rộng,
nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ tỉnh đến cơ sở, kết hợp đẩy
mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ.
Cụ thể đó là chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải đảm bảo thực hiện và đạt
được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,
tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong, thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ
sinh đã đạt được. Không để các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, thực hiện tốt công tác
phòng chống dịch bệnh ở khu vực biên giới. Duy trì kết quả khống chế dịch sốt rét,
đẩy mạnh công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn HIV - AIDS, tỷ lệ HIV được tư vấn
đạt trên 75%. Thanh toán bệnh bướu cổ (dưới 5%) vào năm 2005 và hạ tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em, phấn đấu 100% trẻ em dưới 10 tuổi được tiêm phòng sởi và
được miễn dịch cơ bản phòng 6 bệnh truyền nhiễm.
Trong những năm tiếp theo chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng phải chú
trọng đến việc đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh an
toàn thực phẩm, đảm bảo không có bệnh dịch do ăn uống xảy ra, hạ thấp các vụ
ngộ độc thức ăn.
Trong hoạt động y tế thì khám chữa bệnh là hoạt động mang tính đặc trưng
nhất và kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của ngành y
tế. Do vậy, trong thời gian tới chi NSNN cũng phải đảm bảo sao cho hoạt động


khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao chất lượng và mở rộng, các khoản
chi NSNN phải làm sao tập trung phần lớn vào việc nâng cao chất lượng của
nghiệp vụ chuyên môn. Trong những năm tiếp theo việc khám chữa bệnh cho
người nghèo đòi hỏi phải được cải tiến và có sự phối hợp liên ngành để thực hiện
tốt và từng bước chuẩn hoá năng lực khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật.
Để tạo ra một mô hình y tế hợp lý, Sở Y tế đã đề ra việc xây dựng một mô
hình điểm trung tâm y tế huyện, triền khai thêm một số khoa phòng mới trong
những năm tới, điều đó đòi hỏi công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải
được tổ chức sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó phải làm sao đảm
bảo đủ thuốc có chất lượng cho phòng và chữa bệnh, tăng cường quản lý hệ thống
phân phối thuốc và quản lý chất lượng thuốc, nhất là ở tuyến cơ sở.
Để ngành y tế Lạng sơn có thể đáp ứng được cho yêu cầu cho công tác khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao về thể chất và trí tuệ cho nhân dân, phòng
chống dịch bệnh thì nhiệm vụ đẩy mạnh, củng cố y tế cơ sở, tiếp tục thực hiện luân
chuyển, đào tạo tại chỗ cho y tế xã tại trung tâm y tế huyện năm nâng cao trình độ
chuyên môn, nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế xã cần được quan tâm hơn nữa.
Phải tiếp tụccông tác đào tạo đội ngũ bác sỹ xã theo địa chỉ, quan tâm đào tạo nâng
cấp cán bộ y tế huyện có trình độ trung học, đồng thời có kế hoạch tạo nguồn đào
tạo dược sỹ đại học.
Xuất phát từ phương hướng và nhiệm vụ đặt ra cho ngành y tế, công tác
quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế đòi hỏi phải có những giải để thực hiện đạt
hiệu quả cao hơn.
3.2. Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn.
3.2.1.Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh.
Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế của
tỉnh đòi hỏi phải phân định được hoạt động y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của
NSNN, dịch vụ y tế nào mà người được cung cấp phải trả tiền và khoản chi nào là
một phần do Nhà nước chi và một phần do người được hưởng phải trả. Từ đó xác
định được nội dung các khoản mục y tế mà NSNN phải bù đắp. Cụ thể, ta có thể

thấy trong các hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến
người bệnh, người cần dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấy được tính hữu ích và cấp
thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền. Bên cạnh đó hoạt động khám chữa bệnh
là thị trường có khả năng thanh toán cao nên khu vực tư nhân có nhu cầu đầu tư
vào nhằm thu lợi nhuận, khi đó vai trò của Nhà nước chỉ là đầu tư một chừng mực
nhất định mang tính chất tài trợ gián tiếp cho người nghèo.
Đối với hoạt động phòng bệnh, do người dân không thấy được giá trị tức
thời của loại dịch vụ này nên họ không sẵn sàng trả tiền cho loại dịch vụ phòng
bệnh, nghĩa là khả năng thanh toán của loại dịch vụ này thấp, khu vực tư nhân
không muốn đầu tư. Do vậy vai trò của Nhà nước là phải cung cấp phần lớn chi phí
cho hoạt động phòng bệnh, phần còn lại có thể huy động từ các tổ chức quốc tế
hoặc các tổ chức khác vì chi phí là ít tốn kém nhưng lợi ích mang lại rất lớn.
Đối với hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y bác
sỹ là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động khám chữa
bệnh. Đối với bản thân những cán bộ y bác sỹ được đào tạo nâng cao trình độ sẽ
giúp họ có điều kiện thăng tiến, được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn, do vậy chi
cho đào tạo có thể huy động một phần học phí từ các hộ gia đình, một phần do
NSNN đảm bảo, có như vậy thì với một khoản chi không lớn nhưng thúc đẩy được
trình độ chuyên môn của các y bác sỹ lên cao hơn. Các hoạt động nghiên cứu khoa
học là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành và cũng đòi hỏi phải có
sự tài trợ phần lớn từ NSNN.
Xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cơ sở để vạch ra
chiến lược phát triển ngành y tế của tỉnh trong những năm tới, đây là một việc làm
hết sức quan trọngcần được quan tâm.
3.2.2.Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế.
Trong những năm qua, Lạng sơn đã chú trọng đầu tư ngày càng tăng cho sự
nghiệp y tế. Trong những năm trước mắt nguồn đầu tư từ NSNN sẽ vẫn giữ một vai
trò quan trọng, chủ yếu, nhưng về lâu dài cần phải giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu tư
này, đây cũng là một xu hướng tất yếu vì NSNN trong tương lai không thể đảm bảo
được hết các khoản chi cho sự nghiệp y tế. Vì vậy, hiện tại cũng như trong tương

lai lãnh đạo tỉnh và chính bản thân ngành y tế phải tìm ra những biện pháp huy
động vốn từ nhiều nguồn khác để đáp ứng cho hoạt động của ngành y tế. Các
nguồn khác ngoài NSNN mà trong những năm tới cần đẩy mạnh các biện pháp huy
động đó là:
- Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: nguồn vốn này trong tương lai sẽ
có một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo nguồn ngân sách cho sự nghiệp y tế tỉnh.
Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản viện phí và bảo hiểm y tế. Trong thời gian
qua nguồn vốn này trên địa bàn tỉnh chưa phát huy được một cách tốt nhất do cách
huy động còn nhiều hạn chế, do vậy để phát huy có hiệu quả nguồn vốn này cần
phải có những cách làm hợp lý.
Đối với viện phí cần phải có cách thu phù hợp với từng đối tượng theo thực
tế khám chữa bệnh và điều trị. Mở rộng diện thu viện phí với nhiều mức viện phí,
đặc biệt ở các bệnh viện trung tâm tỉnh vì đây là nơi tập trung một phần lớn dân cư
có điều kiện về kinh tế, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Tuy nhiên đối với
nguồn vốn này cũng có một số hạn chế, đó là:
Nếu chỉ dựa vào nguồn viện phí thì không thể đưa hoạt động khám chữa
bệnh đến mọi người dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, nhất là
những nơi mà tập quán sinh hoạt lạc hậu vẫn tồn tại, tư tưởng trông chờ vào bao
cấp, thụ động trong việc bảo vệ và tự chăm sóc sức khoẻ ở những người dân ở
vùng cao, vùng sâu.
Nguồn viện phí chủ yếu cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh chứ ít chú
trọng đến việc cung cấp cho hoạt động phòng bệnh.
Như vậy, để người dân sẵn sàng đóng các khoản viện phí cần phải không
ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, khi chất lượng khám chữa bệnh được
nâng cao, tạo được niềm tin cho người bệnh thì đó sẽ là điều kiện tốt để tăng nguồn
vốn do nhân dân đóng góp cho sự nghiệp y tế.
Đối với nguồn bảo hiểm y tế, để phát triển bảo hiểm y tế rộng ra các đối
tượng, không chỉ đối với cán bộ công nhân viên chức mà đối với cả các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và tất cả các tầng lớp dân cư, thì công tác tuyên truyền
cho mọi người thấy được những lợi ích của BHYT mang lại rất lớn là rất quan

trọng, nhưng quan trọng hơn nữa đó là phải làm sao người có thẻ BHYT cảm thấy
rằng họ được phục vụ thực sự chứ không phải như trong tình hình hiện nay, khám
chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ BHYT còn gặp khó khăn, phải chờ đợi rất lâu.
Phải làm cho người mua BHYT thấy được sự tiện ích khi mua thẻ BHYT, từ đó họ
sẽ tự nguyện tham gia BHYT.

×