Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

---------------

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
CĨ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

---------------

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
CĨ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU
Chun ngành: Tâm lí học
Mã số: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC SƠN
TS. GIÁP BÌNH NGA

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, tơi đã hồn thành xong luận án tiến sĩ với đề tài “Ứng phó với
stress của học sinh trung học phổ thơng có kiểu nhân cách khác nhau”. Bằng tất cả
tấm lịng chân thành, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
* PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, TS. Giáp Bình Nga - là những người Thầy đã tận
tình hướng dẫn tơi về học thuật và động viên mỗi khi tơi gặp khó khăn trong cơng
việc, trong cuộc sống. Sự chân thành và sâu sắc của các Thầy đã giúp tôi trưởng
thành không chỉ về chuyên môn mà cịn giúp tơi hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
* Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lí
- Giáo dục, Hội đồng khoa học Khoa và q Thầy Cơ Khoa Tâm lí - Giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tơi về thủ tục hành chính
và tận tình chia sẻ cùng tơi về kiến thức chun mơn trong suốt q trình thực hiện

luận án.
* Các em học sinh trường THPT L.Đ.B, trường THPT H.H2 (huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và các em học sinh trường THPT Đ.M, trường THPT T.V
(Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) và cùng Ban giám hiệu nhà trường, quý Thầy Cô
chủ nhiệm đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
* Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lí - Giáo dục cùng
các anh chị em đồng nghiệp của tôi tại Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học
Hồng Đức, Tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tôi cả về vật
chất lẫn tinh thần, giúp tơi có đủ điều kiện học tập, nghiên cứu để hồn thành luận
án tiến sĩ của mình.
* Gia đình tơi, bạn bè tôi đã luôn ở bên quan tâm, động viên, ủng hộ tơi trong
suốt q trình thực hiện luận án.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm yêu thương mà tất cả
mọi người đã dành cho tôi, tôi thật sự trân quý!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................5
8. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................6
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHĨ VỚI STRESS CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU ..8
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ..............................................................8
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về ứng phó với stress .............................................8
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiểu nhân cách ................................................22
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng
phó với stress ...........................................................................................28
1.2. Lý luận về ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thơng có kiểu
nhân cách khác nhau ..............................................................................................31
1.2.1. Ứng phó ....................................................................................................31


iv

1.2.2. Stress .........................................................................................................40
1.2.3. Ứng phó với stress ....................................................................................48
1.2.4. Học sinh trung học phổ thông ..................................................................51
1.2.5. Kiểu nhân cách .........................................................................................55
1.2.6. Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thơng có kiểu nhân cách
khác nhau .................................................................................................67
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh trung học phổ
thơng có kiểu nhân cách khác nhau.........................................................71

Tiểu kết chương 1......................................................................................................76
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................77
2.1. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................77
2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu .........................................................................77
2.1.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu .............................................................79
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ...........................................................................80
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................80
2.2.2. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................81
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................81
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................90
2.2.5. Phương pháp quan sát ..............................................................................92
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ......................................................92
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học .................................94
Tiểu kết chương 2......................................................................................................97
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ỨNG PHÓ VỚI
STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CĨ KIỂU NHÂN
CÁCH KHÁC NHAU .............................................................................................98
3.1. Thực trạng về kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông ...............98
3.1.1. Kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thơng nói chung .................98
3.1.2. Sự khác biệt về kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thơng ........100
3.2. Thực trạng về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông......103


v

3.2.1. Đánh giá chung về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông ...103
3.2.2. Sự khác biệt về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thơng .110
3.3. Thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thơng có
kiểu nhân cách khác nhau ....................................................................................113
3.3.1. Thực trạng chung về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ

thơng có kiểu nhân cách khác nhau.......................................................113
3.3.2. Thực trạng về mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với
stress của học sinh trung học phổ thông ...............................................119
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh trung học
phổ thơngcó kiểu nhân cách khác nhau ..............................................................123
3.4.1. Mối quan hệ giữa cách ứng phó với stress và một số yếu tố liên quan..123
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh trung
học phổ thơng có kiểu nhân cách khác nhau .........................................133
3.5. Nghiên cứu trường hợp điển hình ................................................................138
3.5.1. Trường hợp thứ nhất: N.T.L.H ...............................................................138
3.5.2. Trường hợp thứ hai: L.M.V ....................................................................141
3.6. Các biện pháp góp phần nâng cao khả năng ứng phó với stress của học
sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau ...........................................................145
Tiểu kết chương 3....................................................................................................151
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................153
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................159
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

NXB


Nhà xuất bản

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐHQG

Đại học quốc gia

KHXH

Khoa học xã hội

ĐTB/M

Điểm trung bình

ĐLC/SD

Độ lệch chuẩn

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

THPT

Trung học phổ thơng


TP

Thành phố

VTN

Vị thành niên


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu ......................................80
Bảng 3.1. Thực trạng kiểu nhân cách của học sinh THPT........................................98
Bảng 3.2. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính .............100
Bảng 3.3. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo khối lớp .............102
Bảng 3.4. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT ..........................................103
Bảng 3.5. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT dưới góc độ giới tính .......110
Bảng 3.6. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT dưới góc độ khối lớp .......112
Bảng 3.7. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau..114
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học
sinh THPT .............................................................................................119
Bảng 3.9. Các chỗ dựa xã hội .................................................................................123
Bảng 3.10. Hệ số tương quan giữa chỗ dựa xã hội và các cách ứng phó với stress
của học sinh THPT ................................................................................124
Bảng 3.11. Điểm tinh thần lạc quan của học sinh THPT ........................................127
Bảng 3.12. Hệ số tương quan giữa tinh thần lạc quan và các cách ứng phó với stress
của học sinh THPT ................................................................................128
Bảng 3.13. Mức độ stress của học sinh THPT ........................................................130
Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa mức độ stress và các cách ứng phó với stress của

học sinh THPT .......................................................................................131
Bảng 3.15. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của chỗ dựa xã hội đến cách ứng phó với
stress của học sinh THPT ......................................................................134
Bảng 3.16. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của các thành phần trong chỗ dựa xã hội
đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT ...................................135
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của tinh thần lạc quan – bi quan đến cách
ứng phó với stress của học sinh THPT ..................................................136
Bảng 3.18. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của mức độ stress đến cách ứng phó với
stress của học sinh THPT ......................................................................137


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại ứng phó theo quan điểm của Ayers, Sandler, West và
Roosa (1996) ...........................................................................................37
Sơ đồ 1.2: Phân loại ứng phó theo quan điểm của Walker, Smith, Garber và Van
Slyke (1997).............................................................................................37
Sơ đồ 1.3: Phân loại ứng phó theo quan điểm của Connor-Smith và các cộng
sự (2000) .................................................................................................38
Sơ đồ 1.4: Các biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu
nhân cách khác nhau ................................................................................70
Sơ đồ 1.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu
nhân cách khác nhau ................................................................................73

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thực trạng kiểu nhân cách của học sinh THPT ...................................99
Biểu đồ 3.2. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính .........101
Biểu đố 3.3. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo khối lớp .........102
Biểu đồ 3.4. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT......................................107

Biểu đồ 3.5. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác
nhau .....................................................................................................118


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người ngày càng được nâng
cao, nhu cầu vật chất ngày càng được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, con người cũng
phải đối mặt với mọi khó khăn của cuộc sống ln ln thay đổi. Đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến các rối loạn về mặt tâm thể như: rối loạn lo âu, trầm cảm,
stress… Những rối loạn này ngày càng phổ biến và ảnh hưởng tới chất lượng công
việc, cuộc sống. Mỗi người có thể sử dụng những cách ứng phó khác nhau và mỗi
cách ứng phó đó đem lại hiệu quả khác nhau về mặt cảm xúc đối với việc giải quyết
những vấn đề khó khăn.
Ứng phó của cá nhân là một trong những hướng nghiên cứu nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Theo quan điểm của Lazarus và
Folkman (1984) - một trong những nghiên cứu lý luận quan trọng về ứng phó cho
rằng: “ứng phó là những nỗ lực khơng ngừng nhằm thay đổi về nhận thức và hành
vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong
môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt q
nguồn lực của họ” [101]. Theo đó, cá nhân sẽ giải quyết được vấn đề của mình nếu
biết cách ứng phó phù hợp khi gặp phải những tình huống khó khăn trong cuộc
sống. Stress cũng là một vấn đề tâm lí mang tính chất nguy cơ mà khơng ít học sinh
phải ứng phó ở các trường học. Khi đối mặt với những vấn đề gây stress trong cuộc
sống, cách mà học sinh ứng phó đóng vai trị rất quan trọng bởi nếu học sinh có
cách ứng phó chủ động và tích cực, sẽ giúp các em giải quyết được vấn đề và có
thêm kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên, nếu học sinh sử dụng những cách ứng
phó chưa phù hợp khơng những khơng giải quyết được stress mà cịn làm cho vấn

đề ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần và hiệu quả học tập của các em.
Học sinh trung học phổ thơng (THPT) là lứa tuổi học tập phải đối phó với
nhiều áp lực, các em cần phải kết thúc chương trình học phổ thơng, chuẩn bị vào đại
học để lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ


2

thông là một áp lực lớn đối với học sinh trung học phổ thông. Bên cạnh những áp
lực về học tập, học sinh trung học phổ thông phải chịu áp lực lớn trong quan hệ với
bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Ở lứa tuổi này các em hay gặp phải các mâu thuẫn trong
tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò điều này làm các em mệt mỏi, thiếu tập
trung trong học tập. Sự kì vọng quá lớn của cha mẹ đối với các em cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống tâm lý của học sinh… Tất cả những điều đó nhiều khi tạo
nên một sức ép lớn đến các em, tạo nên stress trong cuộc sống và điều này ảnh
hưởng vô cùng lớn đến không chỉ hoạt động học mà cả trong q trình hồn thiện
nhân cách của các em.
Thực tế hiện nay cho thấy, đã có những trường hợp các em bị stress nặng, rối
loạn sinh lý thậm chí tự tử. Đa phần các trường hợp này đều thiếu kiến thức cũng
như chưa có khả năng ứng phó tốt với stress trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng những cách ứng phó thiếu thích ứng với stress của học sinh có mối liên
hệ với nhiều vấn đề, chẳng hạn như kết quả học tập giảm sút (Struthers, Perry, &
Menec, 2000), trầm cảm (Aktekin và c.s, 2001); lo âu (Renk & Eskola, 2007), rối
loạn ăn uống (Wichianson và c.s, 2009), hay sử dụng đồ uống có cồn (Pritchard,
Wilson, & Yamnitz, 2007). Ngược lại, với những chiến lược ứng phó chủ động và
tích cực, học sinh có thể có mức độ mức độ stress thấp hơn (Coiro, Bettis, &
Compas, 2017), ít lo âu hơn (Renk & Eskola, 2007), có khả năng thích ứng với mơi
trường cao hơn (Leong, Bonz, & Zachar, 1997), và sức khỏe thể chất tốt hơn (Park &
Adler, 2003). Những kết quả này cho thấy, tình trạng stress của học sinh có thể sớm

được cải thiện nếu các em đánh giá đúng trạng thái tinh thần của bản thân và biết sử
dụng các chiến lược ứng phó hiệu quả một cách kịp thời, thì có thể góp phần làm
giảm thiểu và ngăn chặn được những hành vi tiêu cực xảy ra với các em.
Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu cơng phu và kỹ lưỡng về stress cũng
như các chương trình hành động kiểm soát stress nhưng phần lớn đều hướng vào
đối tượng cơng nhân viên chức, sinh viên; cịn chưa thật nhiều nghiên cứu chú trọng
đến stress trên đối tượng học sinh THPT. Mặc khác, các nghiên cứu trên đối tượng
học sinh THPT thường chỉ tập trung vào tìm hiểu mức độ, biểu hiện và nguyên


3

nhân gây ra stress mà ít quan tâm nghiên cứu cách ứng phó của họ; cũng như chưa
xác định được mối liên hệ giữa các cách ứng phó với những biến số về tâm lý, sinh lý,
hay xã hội. Vì thế, các biện pháp đề xuất còn thiếu thiết thực và không sát đối tượng
(Robotham, 2008).
Để đề xuất được các biện pháp hiệu quả giúp học sinh THPT có kiểu nhân
cách khác nhau ứng phó tốt với stress, cần thiết có những nghiên cứu về thực trạng
ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau. Tiếp cận
những vấn đề khá cấp thiết về ứng phó với stress trên học sinh THPT, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu “Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thơng có kiểu
nhân cách khác nhau” như một hướng tiếp cận có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về ứng phó với stress của học sinh
THPT có kiểu nhân cách khác nhau, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh
THPT tăng khả năng kiểm sốt và ứng phó với stress phù hợp với kiểu nhân cách
của mình.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thơng có kiểu

nhân cách khác nhau.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể gồm 571 học sinh THPT.
4. Giả thuyết khoa học
- Khi đối mặt với những vấn đề gây stress trong cuộc sống, học sinh THPT đã
sử dụng nhiều cách ứng phó khác nhau, bao gồm cả cách ứng phó hiệu quả và kém
hiệu quả như cấu trúc lại nhận thức, đổ lỗi bản thân, mơ tưởng, tìm kiếm hỗ trợ xã
hội, giải quyết vấn đề, lảng tránh vấn đề và cơ lập bản thân.
- Học sinh THPT có các kiểu nhân cách khác nhau thì cách thức ứng phó với
stress cũng có sự khác biệt. Trong đó, những học sinh có kiểu nhân cách nhạy cảm


4

có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó kém hiệu quả hơn so với những học
sinh có kiểu nhân cách khác.
- Một số yếu tố chủ quan của học sinh (đặc điểm lứa tuổi, giới tính, tinh thần
lạc quan, bi quan, mức độ stress…) và yếu tố khách quan (chỗ dựa xã hội: gia đình,
bạn bè, mơi trường học tập trong nhà trường) có ảnh hưởng và có thể tác động làm
thay đổi các cách ứng phó của học sinh THPT khi gặp phải stress. Trong đó, chỗ
dựa xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT
có kiểu nhân cách khác nhau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu
nhân cách khác nhau như: tổng quan vấn đề nghiên cứu, xây dựng các khái niệm
công cụ, các mặt biểu hiện và các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có
kiểu nhân cách khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học
sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng phó với stress của học sinh
THPT có kiểu nhân cách khác nhau; cùng những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách khác
nhau ứng phó với stress tốt hơn.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Đề tài lựa chọn cách phân loại kiểu nhân cách của học sinh THPT theo mơ
hình 5 yếu tố lớn của nhân cách (big-five model) hay còn gọi là Big-Five; với thang
đo năm nhân tố rút gọn Big Five Inventory – Short Form (BFI –S) của tác giả
Frieder R. Lang và đồng nghiệp (2011).
- Đề tài dựa trên quan điểm của Tobin và các cộng sự (1989) để tìm hiểu thực
trạng các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau
với thang đo Bảng kiểm Chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI)
của Garcia và các cộng sự (2007).


5

- Tìm hiểu một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến cách ứng phó
với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau qua ba thang đo sau: (1)
Thang đo lạc quan, bi quan (Life Orientation Test – Revised – LOT - R) của Scheier
và Carver (1985); (2) Thang đo stress (Percieved Stress Scale – PSS) của Cohen &
Williamson (1988); (3) Thang đo hỗ trợ xã hội (The multidimensional Scale of
perceived social support – MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988).
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên khách thể là học sinh THPT, bao gồm 571 học sinh
nam và học sinh nữ, học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 02 trường THPT thuộc quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội (trường THPT Đ.M, trường THPT T.V) và 02 trường THPT thuộc huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (trường THPT L.Đ.B, trường THPT H.H.2).

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận cơ bản của tâm lí học như:
7.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động - nhân cách
Nghiên cứu ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác
nhau khơng tách rời các hoạt động - giao tiếp của học sinh THPT nhằm thỏa mãn
nhu cầu của học sinh THPT khi các em gặp phải stress trong cuộc sống, đồng thời
cũng dựa trên những đặc điểm nhân cách của học sinh THPT.
7.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển
Nghiên cứu ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác
nhau khơng phải là một hiện tượng tâm lí bất biến, mà nó có thể thay đổi trước sự
tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.
7.1.3. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác
nhau trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố chủ quan và khách quan.


6

7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (được trình bày ở chương 2)
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Những vấn đề cơ bản của phương pháp nghiên cứu, chúng tơi sẽ trình bày chi
tiết trong chương 2 của luận án.

8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lí luận
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ứng phó với stress của học
sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; xác định các khái niệm cơng cụ (ứng phó,
stress, ứng phó với stress, kiểu nhân cách, ứng phó với stress của học sinh THPT có
kiểu nhân cách khác nhau); xác định được 08 cách ứng phó với stress của học sinh
THPT có kiểu nhân cách khác nhau bao gồm: cấu trúc lại nhận thức, đổ lỗi bản
thân, mơ tưởng, tìm kiếm hỗ trợ xã hội, giải quyết vấn đề, lảng tránh vấn đề và cô
lập bản thân; chỉ ra một số yếu tố chủ quan (tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ
stress…) và yếu tố khách quan (chỗ dựa xã hội: gia đình, bạn bè, mơi trường học
tập trong nhà trường) có ảnh hưởng đến các cách ứng phó với stress của học sinh
THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
8.2. Về thực tiễn
Luận án đã chỉ rõ thực trạng các cách ứng phó với stress của học sinh THPT
trên toàn mẫu nghiên cứu và ở các kiểu nhân cách khác nhau. Trong đó, đề tài phát
hiện ra học sinh THPT có các kiểu nhân cách khác nhau thì việc sử dụng các cách
ứng phó với stress cũng có sự khác biệt như: kiểu nhân cách nhạy cảm có khuynh
hướng sử dụng các cách ứng phó như “đổ lỗi cho bản thân”, “mơ tưởng” và “cô lập
bản thân”; kiểu nhân cách hướng ngoại thì thường sử dụng cách ứng phó “tìm kiếm


7

hỗ trợ xã hội”; kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thì thường chọn cách ứng phó
“giải quyết vấn đề” hơn kiểu nhân cách dễ mến và tận tâm...
Luận án làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh
THPT có kiểu nhân cách khác nhau, bao gồm các yếu tố khách quan đó là chỗ dựa
xã hội (gia đình, bạn bè, mơi trường học tập trong nhà trường…) và một số yếu tố
chủ quan đó là: tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ stress… Trong đó, yếu tố chỗ
dựa xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất và có thể tác động làm thay đổi các cách ứng

phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
Luận án đã đề xuất một số biện pháp giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách
khác nhau phịng ngừa và ứng phó tích cực với stress.
9. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu
nhân cách khác nhau.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ứng phó với stress của học sinh
THPT có kiểu nhân cách khác nhau.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CĨ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về ứng phó với stress
Trên thế giới, vấn đề ứng phó với khó khăn tâm lý nói chung và ứng phó với
stress nói riêng được nghiên cứu theo nhiều xu hướng khác nhau. Qua nghiên cứu
tài liệu, chúng tơi tổng hợp, phân tích theo một số xu hướng chính sau đây:
Xu hướng thứ nhất là nghiên cứu các mơ hình ứng phó (coping model), chiến
lược ứng phó (coping strategies) và kỹ năng ứng phó (coping skills).
Theo tác giả Compas và các cộng sự (2001) cho rằng, nhìn chung có 3 mơ
hình ứng phó phổ biến ở lứa tuổi trẻ em và VTN: 1/ ứng phó tập trung vào vấn đề
và tập trung vào cảm xúc, 2/ ứng phó kiểm sốt lần thứ nhất và ứng phó kiểm sốt
lần thứ hai, 3/ ứng phó đối đầu và lảng tránh. Tuy nhiên, các cách phân loại này bị
chỉ trích là quá khái quát nên chưa phản ánh rõ một số cách ứng phó đặc trưng ở trẻ

VTN. Trên cơ sở đó, Compas và các cộng sự (2001) đã đưa ra mơ hình kết hợp
được các nhóm ứng phó trên, đó là chia ứng phó thành 02 nhóm ứng phó là: ứng
phó có ý thức và ứng phó khơng ý thức [81].
Ngồi ra cịn có một số mơ hình ứng phó của Oláh như ứng phó đồng hóa,
thích nghi và lảng tránh (1995) [116] hay ứng phó đặt trọng tâm vào vấn đề, vào
cảm xúc và lảng tránh của Cox và Ferguson (1991) [83]; ứng phó tập trung vào
nhận thức, vào vấn đề và cảm xúc (Moos và Billings, 1982) [111].
Trước đó, Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989) cho rằng có hai phương
án ứng phó với hồn cảnh, đó là ứng phó đối đầu và lảng tránh. Ứng phó đối đầu
gồm có đối đầu tập trung vào vấn đề và đối đầu tập trung vào cảm xúc; ứng phó
lảng tránh gồm lảng tráng tập trung vào vấn đề và lảng tránh tập trung vào cảm xúc.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả này phân chia các phương án ứng phó một cách chi tiết
hơn thành 8 nhóm: 1/ Giải quyết vấn đề; 2/ Cấu trúc lại nhận thức; 3/ Tìm kiếm chỗ


9

dựa xã hội; 4/ Bộc lộ cảm xúc; 5/ Lảng tránh vấn đề; 6/ Mơ tưởng; 7/ Đổ lỗi cho
bản thân; 8/ Cô lập bản thân [130].
Trong nghiên cứu “Đánh giá các chiến lược ứng phó của thanh thiếu niên: có
sự khác nhau theo tuổi và theo giới tính hay không?” của các tác giả Bolognini
Monique, Plancherel Bernard và Halfon Olivier đã tìm hiểu các cách ứng phó theo
đặc trưng giới, mối tương quan giữa việc lựa chọn các cách ứng phó với sức khỏe
tâm trí theo giới tính và theo độ tuổi. Các tác giả đã đưa ra những cách thức ứng phó
như: sử dụng quan hệ xã hội, gia đình, tình cảm sự giải trí, hài hước, cam kết, tiêu
xài... Các kết quả khẳng định nữ giới tự điều chỉnh tùy theo khó khăn bằng cách
tham gia nhiều hơn vào các quan hệ xã hội (bạn bè, anh chị em, bố mẹ và các người
lớn khác). Trong khi đó, nam giới lại cố gắng nhiều hơn trong việc giữ ý nghĩa của
sự hài hước và tiến hành một hoạt động thể lực mạnh mẽ. Về mối quan hệ sức khỏe
tâm trí và các cách thức ứng phó, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa nam và nữ [69, tr. 329 –337].
Các tác giả Nezu và Ronan (1988) khi nghiên cứu về kỹ năng ứng phó của trẻ
VTN đã chỉ ra rằng nếu VTN khơng có kỹ năng phịng ngừa những tác động của
hồn cảnh có thể dẫn đến stress, trầm cảm và lo âu. Để giải quyết được các vấn đề,
VTN cần có niềm tin dựa vào năng lực, xác lập được những kỹ năng ứng phó với
hồn cảnh khó khăn của bản thân [74, tr.1].
Ngoài ra, tác giả Frydenberg (2008) đã đề cập đến một số chương trình hình
thành kỹ năng ứng phó tích cực như: Chương trình cách ứng phó tốt nhất (The Best
of Coping); Chương trình ứng phó với cơn giận (The Anger Coping); Chương trình
thời cơ cho sự phát triển (Seasons for Growth); Chương trình ứng phó với cảm xúc
cho trẻ VTN (The Adolescent Coping with Emotions). Hầu hết các chương trình
hình thành cách ứng phó tích cực cho trẻ VTN đều dựa trên tiếp cận nhận thức hành vi [91]. Có thể thấy, đây là hướng nghiên cứu có tính ứng dụng và thực tiễn
cao, vì vậy nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu có liên quan (dẫn theo
Nguyễn Văn Tường, 2019) [59].


10

Xu hướng nghiên cứu thứ hai rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cao khi
nghiên cứu về ứng phó là phát triển các thang đo (scale) hay bảng kiểm (inventory)
đánh giá hành vi ứng phó. Theo Frydenberg (2002), xu hướng này ra đời nhằm chỉ
rõ cách thức con người đã nỗ lực ứng phó trong các tình huống, trên cơ sở đó đề
xuất các chương trình hỗ trợ cá nhân phát triển và điều chỉnh khả năng ứng phó của
họ. Động cơ thứ hai thúc đẩy hướng nghiên cứu này là sự cần thiết có những cơng
cụ đánh giá cho các nhà tâm lí nói chung và tâm lí lâm sàng nói riêng trong việc
chẩn đốn và can thiệp [90].
Theo Compas và cộng sự (2001), có 4 phương pháp đã được sử dụng để đánh
giá cách ứng phó nói chung và ứng phó với các cảm xúc âm tính nói riêng: 1/ bảng
hỏi tự thuật, 2/ phỏng vấn bán cấu trúc, 3/ quan sát hành vi và 4/ những báo cáo từ
những người thân thích, gần gũi (bố mẹ, thầy cơ, bạn bè). Trong 4 phương pháp đó,

bảng hỏi tự thuật được sử dụng nhiều nhất và phát triển khá mạnh. Các hình thức
phổ biến của bảng hỏi để đo các cách ứng phó là thang đo hoặc bảng kiểm [81].
Theo Compsa (1988) và Frydenberg (2008), việc nghiên cứu những cơng cụ
đo lường, đánh giá cách ứng phó của con người được quan tâm từ những năm cuối
thập niên 1980, từ đó cho đến nay có nhiều thang đo và bảng kiểm đã được xây
dựng và phát triển. Cụ thể:
Thang đo cách ứng phó (Way of Coping Scale, WCS) của Folkman và
Larazus (1980) đã đo hai kiểu ứng phó cơ bản nhất là: kiểu ứng phó tập trung cảm
xúc và kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề. Trong đó, kiểu ứng phó tập trung
cảm xúc là kiểu ứng phó chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân, nhằm mục đích làm
giảm mức độ stress của con người khi họ rơi vào những tình huống khó khăn. Cịn
kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề là kiểu ứng phó hướng vào việc giải quyết
vấn đề hay định hướng để thay đổi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, cách ứng phó của con người trên thực tế khơng chỉ đơn giản là hai
cách như Folkman và Lazarus đã nêu, mà nó mang tính đa dạng. Nên, một thang đo
khác được ra đời. Đó là trắc nghiệm COPE của Carver, Sheier và Weintraub (1989).
Trong trắc nghiệm này, các tác giả đã đề nghị năm thang đo là những khía cạnh


11

khác nhau của cách ứng phó tập trung vào vấn đề (ứng phó tích cực, lập kế hoạch,
che dấu hoạt động cạnh tranh, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, kiềm chế), năm thang đo về
cách ứng phó tập trung vào cảm xúc (tìm kiếm chỗ dựa tình cảm, diễn giải dương
tính, chấp nhận, phủ nhận, đi theo tơn giáo) và ba thang đo cách ứng phó được cho
là khơng hữu ích (hành vi tiêu cực, quá nhấn mạnh vào cảm xúc, tinh thần tiêu cực).
Tiếp đến là một thang đo khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là
“thang đo cách ứng phó của trẻ vị thành niên” ACS (The Adolescent Coping Scale)
được Frydenberg và Lewis xây dựng năm (1993). Thang đo này bao gồm 8 items,
được chia thành 3 nhóm ứng phó cơ bản: giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự hỗ trợ, và

các kiểu ứng phó khơng hiệu quả.
Ngoài những thang đo được liệt kê ở trên cịn có nhiều trắc nghiệm và bảng
kiểm khác được xây dựng và ứng dụng trong hơn hai thập niên qua là; Bảng kiểm
chiến lược ứng phó của Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989); Bảng hỏi về
ứng phó qua các tình huống – CASQ (Coping Cross Situation Questionaire) của
Seiffge-Krenke (1995); Bảng kiểm về hệ thống ứng phó (Coping Schemas
Inventory, CIS) của Peacok và Wong (1996); Cơng cụ đánh giá ứng phó với tổn
thương và vấn đề sức khỏe (Coping with Heath Injuries and Problems, CHIP) của
Endler và Parker (2000)…[dẫn theo 60]. Các thang đo này tạo điều kiện cho hàng
loạt các nghiên cứu về thực trạng ứng phó được thực hiện một cách khoa học và
rộng rãi trên nhiều đối tượng khác nhau. Một số nghiên cứu về ứng phó với stress
trên học sinh – sinh viên đã được tiến hành nhưng chưa thật nhiều. Đặc biệt, một số
nghiên cứu về ứng phó với stress trên học sinh cịn khá tản mạn, chủ yếu sử dụng
các bảng hỏi mà không tận dụng các thang đo đã được chuẩn hóa (Barba & các
cộng sự, 2004).
Xu hướng thứ ba khá phổ biến khi tiếp cận vấn đề ứng phó với stress là nghiên
cứu các yếu tố tác động đến hành vi ứng phó của học sinh. Các nghiên cứu theo
hướng này đã chỉra rằng, trong các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của học
sinh, có các yếu tố thuộc về cá nhân học sinh và những yếu tố thuộc về môi trường
sống (như gia đình, nhà trường và xã hội).


12

Các tác giả trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến các đặc điểm tâm lí, nhân
cách. Các nghiên cứu đã chứng tỏ cách ứng phó có mối quan hệ với khí chất (Ebata
và Moos, 1994; Kurdek và Sinclair, 1988); tính cách (Flachsbart, 2007; Bolger và
Zuckerman, 1995; Grant và Langan-Fox, 2007; Gunthert và các cộng sự, 1999;
Penley và Tomaka, 2002; Suls và Martin, 2005) [dẫn theo Carver và cộng sự,
2010]; tính lạc quan - bi quan (Solberg Nes và Segerstrom, 2006; theo Carver và J.

Connor-Smith, 2010; Scheier và Carver, 1985), tự đánh giá về giá trị bản thân
(Chapman và Mullis, 1999; Mary, 1998; Ni và các cộng sự, 2012), đánh giá về sự
kiện gây ra cảm xúc âm tính (Compas và các cộng sự, 1988; Mikulincer và Florian,
1995) [dẫn theo 60].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy những đặc điểm cá nhân khác
cũng chi phối đến cách ứng phó của cá nhân như giới tính (Frydenberg và Lewis,
1993) [88], độ tuổi (Compas và các cộng sự, 1988; Frydenberg và Lewis, 1993;
Frydenberg 1997, 2002, 2008)… [80], [88], [89], [90], [91].
Một yếu tố cá nhân khác cũng ảnh hưởng đến hành vi ứng phó của học sinh là
vấn đề sức khỏe tâm thần. Theo Kovacs (1989), có nhiều vấn đề tâm thần của học
sinh, trẻ VTN liên quan đến sự kém hiểu biết về kỹ năng xã hội, đây cũng là một
trong những nguyên nhân làm tăng ý tưởng và hành vi tự sát của trẻ VTN [dẫn theo
13]. Compas và các cộng sự (2001) đã tóm tắt 63 nghiên cứu về ứng phó ở trẻ em
và trẻ VTN từ năm 1988 đến năm 2001, trong đó có hơn 50 nghiên cứu đã tìm hiểu
mối quan hệ giữa ứng phó và những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những thang đo
khảo sát về sức khỏe tâm thần được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu theo xu
hướng này như bảng kiểm về các hành vi của trẻ (CBCL) - bảng tự thuật của thanh
thiếu niên (YSR) của Thomas M. Achenbach; thang đo lo âu (RCMAS) của Cecil
và Bert; bảng kiểm trạng thái lo âu (SSAI) của Speiberger, bảng kiểm trầm cảm
(BDI) của Beck… Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ứng phó có mối liên quan
đến các vấn đề về cảm xúc như lo âu, căng thẳng, giận dữ, trầm cảm và các vấn đề
về hành vi như xâm kích, tăng động, khơng tập trung chú ý, hành vi phạm pháp,
lệch lạc, sử dụng rượu và các chất kích thích [dẫn theo 60].


13

Cách ứng phó của trẻ VTN, học sinh khơng chỉ chịu sự chi phối bởi các yếu tố
cá nhân mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố xã hội. Chỗ dựa xã hội là
một yếu tố xã hội lôi cuốn được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Có khá nhiều

nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó ở lứa tuổi VTN
(Bal, Crombez, Van Oost và Debourdeaudhuij, 2003; Frydenberg, 2008) [65], [91].
Theo các tác giả Cohen, Kamarck & Mermelstein, 1983 đã chỉ ra hiệu lực của
hỗ trợ xã hội trong việc làm giảm nhẹ tính nhạy cảm với stress. Khi có những người
khác đến với mình thì ta có nhiều khả năng hơn ứng phó với các tác nhân gây stress
nghề nghiệp, với nạn thất nghiệp, sợ đổ vỡ của hơn nhân, tình trạng đau ốm nghiêm
trọng, và những tai họa khác, cũng như ứng phó với những vấn đề thường nhật
trong cuộc sống thiếu một hệ hỗ trợ xã hội rõ là làm gia tăng tính nhạy cảm với
bệnh và tử vong. Tình trạng giảm sút hỗ trợ xã hội trong gia đình và các mơi trường
lao động thấy có liên quan đến gia tăng kém thích nghi về mặt tâm lý [77].
Nhiều tác giả khác cũng đã tiến hành nghiên cứu so sánh cách ứng phó của trẻ
VTN trước các tác nhân khác nhau (Bal và các cộng sự, 2003) [65]. Kết quả cho
thấy, với mỗi loại tác nhân, trẻ VTN có những cách ứng phó đặc thù, riêng biệt.
Ngồi ra, cách ứng phó cịn chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội khác như mơi
trường gia đình, giáo dục của nhà trường… [dẫn theo 60].
Một xu hướng khác góp phần mở rộng phạm vi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến cách ứng phó với stress là nghiên cứu hành vi ứng phó xun văn hóa. Mục
đích của những nghiên cứu này tìm ra sự khác biệt và tương đồng trong cách ứng
phó với những khó khăn trong cuộc sống con người đến từ các nền văn hóa hay các
quốc gia khác nhau. Theo Naughton (1997), các nghiên cứu này thường so sánh
sựkhácnhau giữa các dân tộc trong q trình ứng phó với stress. Sự khác nhau này
được lý giải trong mối tương quan với đặc điểm tính dân tộc, các đặc điểm về kinh
tế, văn hóa và xã hội [113]. Kết quả của các nghiên cứu theo hướng này cho thấy
người phương Tây thường sử dụng các kiểu ứng phó tập trung vào vấn đề (problem
– focused), trong khi đó, người phương Đơng lại thường sử dụng các kiểu ứng phó
tập trung vào cảm xúc (emotion - focused) (Oláh, 1995; O’Connor và Shimizu,


14


2002) [116], [115]; người Mỹ và người châu Âu thường sử dụng các kiểu ứng phó
mang tính cá nhân hơn người Nhật Bản (Kashima và Triandis, 1986; O’Connor và
Shimizu, 2002) [dẫn theo 60]. Việc người Mỹ hay người châu Âu thường có khuynh
hướng sử dụng các kiểu ứng phó mang tính cá nhân hơn người Á Đơng vì ở xã hội
Tây Âu, vai trị của cá nhân và tính cá nhân thường được nhấn mạnh hơn trong xã hội
phương Đông - nơi những giá trị tập thể và cộng đồng được đề cao [115].
Không chỉ dừng lại ở những nghiên cứu mang tính lý luận hay điều tra thực
trạng (survey research), nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu hành động (action
research) về ứng phó với stress dưới dạng các dự án (projects) nhằm tăng cường nội
lực ứng phó cho học sinh. Có thể kể đến một số dự án điển hình như “Sisterhood” ở
trường trung học quận Windham - Hoa Kỳ do Tummers, Lance và Norell (2008)
tiến hành hay diễn đàn Campus Calm ở Hoa Kỳ do Maria Passcuci – một chuyên
gia được mệnh danh là “Người huấn luyện cho học sinh một cuộc sống ít stress
hơn” chủ trương (dẫn theo Chen, Wong, Ran & Gilson, 2009). Đây có thể được
xem là xu hướng nghiên cứu rất thiết thực và có ý nghĩa xã hội cao.
Ở Việt Nam, vấn đề ứng phó với khó khăn tâm lý nói chung và ứng phó stress
nói riêng cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, từ những
nghiên cứu lí luận, đến những nghiên cứu thực tiễn. Có thể xếp những nghiên cứu
này theo một số xu hướng sau đây:
Xu hướng thứ nhất là nghiên cứu các mô hình ứng phó, chiến lược ứng phó và
kỹ năng ứng phó. Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam có một số tác giả tiêu
biểu như sau:
Đỗ Thị Lệ Hằng (2004, 2009) với nghiên cứu “Cách ứng phó với những khó
khăn trong học tập của các nhóm trẻ có hồn cảnh khác nhau”; “Các tác nhân gây
stress và cách ứng phó với stress của trẻ vị thành niên” đã chỉ ra bốn nguyên nhân
chính gây ra stress cho trẻ VTN là: học tập, quan hệ với cha mẹ, bạn bè và trong
những tình huống bất thường. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra cấu trúc tâm lí của ứng
phó gồm 3 thành phần: 1/ Ứng phó tập trung vào tình cảm; 2/ Ứng phó tập trung
vào suy nghĩ; 3/ Ứng phó tập trung vào hành động [20, 21].



15

Nghiên cứu “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách ứng
phó của các em” của tác giả Lưu Song Hà đã tập trung tìm hiểu về những khó khăn
tâm lý của trẻ VTN khi có sự thay đổi về mơi trường học tập từ cấp tiểu học lên
trung học cơ sở và chỉ ra các kiểu ứng phó của trẻ VTN khi gặp khó khăn trong học
tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi gặp khó khăn, trẻ VTN thường sử dụng trước
hết là những cách ứng phó bằng hành động, tiếp đến là ứng phó về tình cảm và cuối
cùng là suy nghĩ [15].
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2007) và các cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu
“Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hồn cảnh khó khăn”. Đề tài đã được tiến
hành với mục đích tìm hiểu cách ứng phó của trẻ VTN hiện nay trong những tình
huống khó khăn và những nhân tố góp phần hình thành các cách ứng xử này nhằm
đề xuất những kiến nghị đối với chương trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống
cho trẻ vị thành niên. Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm của các cách ứng phó mà trẻ sử
dụng trong những tình huống khác nhau như. Có những cách ứng phó mang tính ổn
định nhưng cũng có cách ứng phó mang tính hồn cảnh, đồng thời cho thấy vai trị
vơ cùng quan trọng của chỗ dựa xã hội, niềm tin, khả năng nhận thức đối với việc
lựa chọn hành động trong những hồn cảnh khó khăn [32].
Tác giả Nguyễn Hữu Thụ, Nguyễn Bá Đạt (2009), với nghiên cứu “Các kiểu
ứng phó với stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đã chỉ ra
rằng: khi đứng trước các tình huống gây stress trong học tập sinh viên chủ yếu sử
dụng phương thức thay đổi nhận thức và hành vi của mình. Từ đó các em chủ động
hơn trong học tập, giảm bớt sự lo lắng và stress nảy sinh trong quá trình học tập.
Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các kiểu ứng phó với
stress trong học tập được một số sinh viên sử dụng, chưa chỉ ra được kiểu ứng phó
nào của sinh viên là có hiệu quả cao nhất [52].
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Thủy thu được kết quả học sinh
lớp 12 ứng phó với stress qua 4 cách chủ yếu. Các hành vi giải tỏa stress cho thấy

những học sinh bị stress càng nặng càng ít có khả năng ứng phó với stress ở cả 4
cách giải trí bằng xem phim, nghe nhạc, chia sẻ với người khác, khẳng định bản


×