KẾT CẤU MỘT BÀI TIỂU LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu để làm gì?
- Nhiệm vụ NC: làm những gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng NC là ai? Cái gì?
- Phạm vi NC ở đâu? Thời gian nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
7. Bố cục của đề tài
Chương 1.
1.1
1.2
Chương 2
2.1
2.2
Chương 3
3.1
3.2
CÁCH VIẾT PHẦN MỞ ĐẦU (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI)
Tầm quan trọng và các yêu cầu khi viết lý do chọn đề tài
Trước khi quyết định thực hiện một việc gì đó chắc chắn bạn sẽ phải hiểu
được lý do tại sao nó đáng để làm. Trong viết tiểu luận, luận văn nói riêng và các
văn bản học thuật nói chung cũng vậy, trước khi thực hiện đề tài, bạn cũng nên tự
đặt ra câu hỏi vì sao mình nên làm đề tài này, đề tài này có gì đặc biệt hơn so với
các đề tài khác. Từ đó đánh giá từng chủ đề tiềm năng và chọn ra một đề tài hay
nhất, phù hợp nhất với mình. Việc viết lý do chọn đề tài trong bài luận cũng
chính là “bằng chứng” để bạn “thuyết phục” độc giả của mình về tính đúng đắn khi
chọn đề tài đó. Một lý do đủ sức thuyết phục sẽ giúp bài luận của bạn được giáo
viên đánh giá cao hơn, đạt kết quả tốt hơn. Để làm được điều đó, phần lý do chọn
đề tài cần giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
- Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
- Tính cấp thiết của đề tài
- Những bất cập hạn chế của những đề tài trước đó cũng như của địa phương
nơi bạn thực hiện đề tài.
Cách viết lý do chọn đề tài nghiên cứu
Lý do chọn đề tài là một phần nội dung trong phần mở đầu. Để viết được một
phần lý do lựa chọn đề tài sao cho thật hay, hấp dẫn cũng như đúng trọng tâm của
vấn đề, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
1/ Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng khi viết lý do chọn đề tài. Chỉ khi bạn
đã lựa chọn được đúng đề tài phù hợp với mình và tìm hiểu kỹ về đề tài mà mình
nghiên cứu thì bạn mới có thể viết được một lý do chọn đề tài hay và đúng trọng
tâm nhất. Chính vì vậy, nếu vẫn còn đang phân vân về đề tài mà mình muốn viết
thì hãy tạm dừng tất cả mọi việc và suy nghĩ thật kỹ về đề tài trước nhé.
2/ Thu thập các thông tin cần thiết
Sau khi đã lựa chọn được đề tài mà mình nghiên cứu thì việc tiếp theo là bạn hãy
thu thập những thông tin cần thiết về đề tài này nhé. Việc thu thập thông tin này
giúp bạn hiểu rõ hơn về đề tài để từ đó làm căn cứ viết lý do chọn đề tài. Bên cạnh
đó, khi thu thập thơng tin bạn cũng nên tổng hợp lại thông tin để tham khảo trong
quá trình viết bài luận sau này nhé.
3/ Tiến hành viết sơ khảo lý do chọn đề tài
Nếu đã tổng hợp xong các thơng tin cần thiết thì hãy bắt tay vào viết sơ khảo lý do
chọn đề tài.
4/ Chỉnh sửa bản sơ thảo, viết bài hoàn chỉnh
Sau khi hoàn thành xong tất cả các bước trên, việc cuối cùng mà bạn cần làm là
chỉnh sửa lại bản sơ thảo, xem xét thật cẩn thận xem có gì cần phải bổ sung, chỉnh
sửa gì khơng, giữa các ý đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau chưa...
MỘT SỐ MẪU VIẾT LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài Tiểu luận Marketing
2. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam
Du lịch là một ngành kinh tế có vị trí và vai trị quan trọng đối với sự phát triển
trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu
Á và Thái Bình Dương. Nó là ngành kinh tế “khơng ống khói” có sức thu ngoại tệ
mạnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và kích thích đầu tư ở nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành
du lịch: Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở
rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế.”. Chính phủ xác định du lịch
là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là phương hướng chiến lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Phát triển du lịch nhằm
góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, khuyến khích các
thành phần kinh tế kinh doanh du lịch phát triển dưới sự quản lý thống nhất của
nhà nước.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc
biệt là hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Tính đến nay, hoạt
động kinh doanh lữ hành quốc tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên,
khơng phải khơng gặp khó khăn trong q trình phát triển và hội nhập tồn cầu.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu và từ những kiến thức thu được trong
quá trình học tập và thực tế, em đã chọn đề tài: “………………”
3. Thái độ của cha mẹ đối với với việc giáo dục giá trị cho con
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục giá trị luôn là vấn đề rất quan trọng, cần thiết đối với toàn nhân
loại và với mỗi quốc gia. Giáo dục giá trị có vai trị vơ cùng to lớn đối với sự
hình
thành và phát triển nhân cách cũng như đạo đức, lối sống, hành vi… của mỗi
người,
nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện
nay.
Với sự biến đổi khơng ngừng của cuộc sống, nền kinh tế xã hội phát triển
nhanh chóng, những giá trị cũ có phần bị lung lay, thay vào đó là những giá trị
mới
đang nảy sinh, hình thành trong xã hội. Thực tế đó cần được nhận thức, đánh
giá để
khẳng định những giá trị đúng đắn, phù hợp với giai đoạn mới và truyền đạt
chúng
trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khơng chỉ riêng Việt Nam, mà toàn cầu
đang
trong thời kì khủng hoảng các giá trị để chuyển sang kỷ nguyên của sự xác định
những hệ giá trị mới phù hợp với thế kỉ XXI.
Samuel Smiles đã từng nói: “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động
gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Như vậy
mỗi suy nghĩ, hành động, thói quen và tính cách ngay từ khi cịn nhỏ đều ảnh
hưởng
tới số phận của mỗi người. Có thể thấy việc xác định và hình thành nên những
giá
trị sống ngay từ khi cịn nhỏ có vai trị vơ cùng quan trọng trong suốt cuộc đời
con người.
Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức và lựa chọn đúng các giá trị
sống cho bản thân, và một thực trạng đáng lo ngại là giá trị sống của khơng ít
thiếu
niên hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng ngày càng đa dạng, mang tính
tồn
cầu, song đơi khi lệch lạc, phù phiếm.
Vì vậy giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ nói chung và lứa tuổi trung học cơ sở
nói riêng để trẻ nhận diện đúng đâu là giá trị sống đích thực, đúng đắn, quan
trọng…là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Một trong những môi trường chiếm ưu thế cho việc giáo dục giá trị chính là
gia đình. Trong gia đình các em được thu nhận những tri thức, thái độ và chuẩn
mực
đầu tiên quan trọng nhất về tất cả các mặt trong cuộc sống. Những quan hệ đạo
đức
trong gia đình là cơ sở gần gũi đầu tiên và quan trọng nhất của việc giáo dục giá
trị
cho các em. Cha và mẹ là những người có ưu thế đặc biệt trong giáo dục giá trị
đối
với con cái trong suốt q trình khơn lớn để trở thành con người có nhân cách
tồn
diện, theo chuẩn mực của xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế quan niệm của ba mẹ về giáo dục giá trị cho con mặc
dù đã có những thay đổi, tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, sai
lệch.
Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm đến việc giáo dục giá trị cho con, hoặc đã có
sự
quan tâm nhưng cịn thiếu những phương pháp, cách thức giáo dục đúng đắn.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục giá trị cho con” làm đề tài của
mình. Theo tôi đây là một đề tài mang nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là nét
phác
họa về hệ thống những giá trị, cũng như cách nhìn,cách nghĩ và phương pháp,
hành
động cụ thể trong giáo dục giá trị cho con của cha mẹ Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với giáo dục giá trị cho con nhằm đề
xuất những kiến nghị, góp phần định hướng thái độ của cha mẹ đối với việc
giáo
dục giá trị cho con một cách phù hợp, tích cực hơn.
3. Đối tuợng và khách thể nghiên cứu:
3.1. 3. Đối tuợng nghiên cứu: các mặt biểu hiện của thái độ của cha mẹ đối với
việc giáo dục giá trị cho con.
3.1.2. Khách thể nghiên cứu: 234 cha mẹ và 120 trẻ em là con của họ ở hai khu
vực: nội thành và ngoại thành Hà Nội.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Phần lớn cha mẹ đã có thái độ tích cực, phù hợp trong giáo dục giá trị cho
con.
Thái độ giáo dục giá trị cho con của cha mẹ thành thị và nơng thơn có nhiều
đặc điểm khác nhau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục
giá trị cho con.
2
5.2. Nghiên cứu thực trạng thái độ của cha mẹ ở nội thành và ngoại thành
Hà Nội đối với giáo dục giá trị cho con trong độ tuổi trung học cơ sở.
5.3. Đề xuất các kiến nghị giúp cho các bậc cha mẹ có thái độ tích cực đối
với giáo dục giá trị cho con.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Nghiên cứu nhận thức, sự quan tâm và hành vi của cha
mẹ trong việc giáo dục giá trị cho con.
6.2. Về khách thể: 234 cha mẹ và con của họ đang học lớp 8 và lớp 9 (14 và
15 tuổi) trên địa bàn Hà Nội
6.3. Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm từ năm 2013 đến
năm 2014
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.