Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HĐ3 KH tư vấn, hỗ trợ HS trong GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.66 KB, 6 trang )

SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT
--------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
“Hỗ trợ học sinh THPT tăng khả năng tương tác trong học trực tuyến”
1.Xác định khó khăn của học sinh/nhóm học sinh THPT trong hoạt động
giáo dục và dạy học:
- Ít tương tác với Thầy cơ và các bạn hoặc tương tác không hiệu quả.
- Dễ bị xao nhãng bởi các trị chơi trực tuyến, nhóm chat, internet, ngoài
luồng học tập.
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ:
“Hỗ trợ HS THPT tăng khả năng tương tác trong học trực tuyến”
2.1. Mục tiêu:
- Giúp HS tập trung học tập và tăng khả năng tương tác trong học tập.
- Giúp HS thay đổi cách tiếp cận kiến thức trong hoàn cảnh dịch bệnh, khác
với học tập trực tiếp.
- Hướng dẫn, tư vấn HS cách sử dụng các phần mềm học tập hứng thú như
(kahoot, Quizzize,…).
2.2. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ:
2.2.1. Nội dung:
- Tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập trực
tuyến
- Hướng dẫn học sinh các điều kiện để đảm bảo chất lượng học tập trực
tuyến:
- Học sinh cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi


tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng
nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo
khoa.
- Học sinh chọn cho mình góc học tập, khơng gian n tĩnh thoải mái phù
hợp với ngơi nhà của mình. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham
gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài họ. Để làm được như vậy học sinh


cần chủ động đọc bài, soạn bài trước mỗi tiết học, buổi học. Tập thói quen lên
lớp trước 10 phút để chào hỏi làm quen thầy, cô và các bạn tạo mối quan hệ thân
thiện trong lớp học.
- Học sinh tạo nhóm học tập trên Zalo, Facebook để chia sẻ, giải đáp thắc
mắc nội dung bài học và tham gia vận động, lao động nhẹ nhàng đi ngủ đúng
giờ, đảm bảo đủ 8 tiếng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức
khỏe học tập. Đặc biệt, rèn luyện khả năng tự lập trong học tập. Chú ý tắt một số
tính năng trên thiết bị gây ảnh hưởng đến giờ học. Điều đó sẽ mang lại cho bản
thân người học nhớ lâu hơn về kiến thức.
2.2.2. Cách thức:
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề: “Tăng khả năng tương tác trong học
trực tuyến”
- Giới thiệu 1 số phương pháp học tập trực tuyến hiệu quả.
- Hoạt động nhóm: Thảo luận về ưu điểm và hạn chế, biện pháp khắc phục
các hạn chế của học trực tuyến.
- Video minh họa một giờ học trực tuyến hiệu quả (lớp khác).
- Trải nghiệm học tập qua trò chơi trực tuyến rèn luyện kĩ năng tương tác
((kahoot, Quizzize...)
2.3. Thời gian:
- Thực hiện trong 1 tiết sinh hoạt lớp (thứ 7 ngày 27/11/2021)
2.4. Người thực hiện:
- Giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp (

2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện:
- Máy tính và các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến, máy tính có kết nối
internet
- Hạ tầng mạng ổn định cho dạy học trực tuyến
- Phối hợp cùng GV tin học, cha mẹ HS
2.6. Dự kiến (Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch):
Kết quả đạt được (thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp)
- Sau khi tư vấn: 100% học sinh đã biết sử dụng phần mềm học trực tuyến.
- Học sinh hứng thú hơn khi học trực tuyến, tương tác tốt hơn.
Hạn chế:
- Thiết bị cấu hình thấp khơng tương thích với phần mềm


- Chất lượng đường truyền internet không đáp ứng được yêu cầu.
- Vẫn còn một số học sinh chưa tự ý thức trong việc học trực tuyến.
NGƯỜI THỰC HIỆN


SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT
--------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN
TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
A. Thông tin chung
 Họ và tên học sinh: Bùi Chất Lượng - Tuổi:17 - Lớp: 12A - Trường THPT

Trần Phú
 Giới tính: Nữ
 Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Thị Lệ Hoa
 Lí do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh có khó khăn trong việc nhận thức giá trị của bản
thân dẫn đến những suy nghĩ và hành vi khơng tích cực ảnh hưởng đến cuộc sống và
hoạt động học tập của em .
Mô tả:
 Ngày đầu tiên vào lớp dạy, Giáo viên chủ nhiệm nhìn danh sách có học sinh
tên là Bùi Chất Lượng, thấy cái tên ấn tượng, thầy đã gọi học sinh đứng lên trả lời câu
hỏi, nhưng học sinh có Bùi Chất Lượng độ khơng hợp tác, thầy cố gọi học sinh trả lời,
nhưng học sinh Bùi Chất Lượng vẫn im lặng, lớp học lúc này ồn ào, rộ lên những tiếng
cười châm chọc "Chất lượng quá!". Thầy cảm thấy tình huống này có vấn đề nên đã
tạm thời chuyển câu hỏi sang học sinh khác.
 Qua tìm hiểu đã tìm hiểu thơng qua nhiều nguồn để nắm bắt thơng tin về học
sinh đó và biết được từ nhỏ em học sinh đó đã hay bị bạn bè, người xung quanh trêu
chọc, chê giễu mỗi khi gặp thất bại trong một cơng việc nào đó, đơi lúc lên bảng em
chưa thuộc bài các bạn ở dưới đều nói "Chất lượng quá! và cười ồ lên. Từ đó em thấy
mất tự tin, có khi chuẩn bị bài xong lên bảng lại qn mất vì tâm lý khơng vững.
Ngồi ra ở nhà em cũng ít giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người. Từ đó em trở lên cáu
bẳn, nói năng cộc cằn..
B. QUY TRÌNH HỖ TRỢ
Bước 1. Thu thập/Tìm hiểu thơng tin học sinh
 Hồn cảnh gia đình HS: Gia đình bố mẹ làm nơng nghiệp, Là con cả trong gia
đình có 2 chị em.
 Sức khỏe thể chất: Sức khỏe tốt, dáng người cao, tóc dài xoăn
 Suy nghĩ/ cảm xúc/ tính cách: khơng tích cực, mặc cảm với cái tên khơng
phù hợp với các khả năng của mình.
 Học tập: dành rất ít thời gian cho việc học
 Điểm mạnh: Chăm chỉ làm việc nhà, biết làm nông nghiệp từ nhỏ, có khả
năng vẽ đồ nội thất trong gia đình (Hay vẽ tranh dán lên tường nhà)



 Hạn chế: Không tự tin giao tiếp
 Mối quan hệ với thầy cơ, bạn bè : Sống khép kín, không cởi mở, không giao
du nhiều với bạn bè .
 Thu thập thông tin từ: HS, cha mẹ HS, GV, GV gần khu nhà hs ở.
Bước 2. Liệt kê những khó khăn của học sinh
 Qua thơng tin thu thập được từ bước 1, giáo viên đưa ra những vấn đề mà HS
đang gặp phải gồm:
 Khó khăn trong việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô do em sống khép kín.
 Khó khăn trong việc nhận thức giá trị chính bản thân mình.
 Khi em căng thẳng em càng chán ghét các hoạt động, thu mình khơng giao
tiếp với nhiều bạn bè, có 1 hai người bạn nhưng cũng không đi chơi.
Bước 3. Xác định vấn đề của học sinh (vấn đề chính, ngun nhân, điều kiện duy trì
vấn đề đó)
 Học sinh hay gặp thất bại, hay bị trêu đùa liên quan đến cái tên do chính em
cũng khơng tự tin với cái tên của mình.
 Ít được mọi người coi trọng .
 Học sinh chưa tìm được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Nên chưa biết phát
huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu .
Bước 4. Xây dựng KH
4.1. Mục tiêu:
 Giúp học sinh nhận ra điểm mạnh của mình.
 Nhận ra giá trị của một con người không nằm ở cái tên. Và giúp em nhận ra
giá trị của chính mình .
4.2. Hướng tư vấn, hỗ trợ:
 Quan tâm, chia sẻ, trò chuyên trực tiếp với em (Trên cơ sở tôn trọng và bảo
mật)
 Giao cho em một cơ hội thể hiện mình bằng cách giao một công việc của lớp :
Thiết kế báo tường cho lớp.

 Phân tích cho em về khả năng của mình, để em hiểu được ai cũng có điểm
mạnh và em không phải ngoại lệ , chỉ ra điểm mạnh của em bằng cách khen ngợi thành
công trong sản phẩm em trực tiếp làm . Từ đó em có niềm tiên vào khả năng của mình
, động viên để em tiếp tục phát huy điểm manh ấy.
 Kết hợp với phụ huynh để hiểu học sinh hơn.
 Trao đổi thêm voi thầy cô giáo bộ môn để cùng tạo thêm cơ hội cho em phát
huy thế mạnh của mình.
4.3. Nguồn lực:
 GVCN, TPT, GV bộ môn, các HS trong lớp, gia đình em Bùi Chất Lượng
4.4. Sử dụng kênh thơng tin phối hợp gia đình:
 Liên lạc gặp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại


5. Thực hiện tư vấn hỗ trợ:
* GVCN:
 Thường xuyên quan tâm, động viên chia sẻ với em trong mọi động của lớp,
của trường.
 Giao cho em những công việc liên quan đến vẽ thiết kế trang trí các hoạt động
của lớp.
 Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thay đổi của em
 Khen ngợi động viên những kết quả mà em đạt được
6. Đánh giá kết quả:
 Sau kì 1 lớp 12 em đã thấy tự tin rất nhiều, vui đùa cùng các bạn. Mạnh dạn
hỏi thầy cô khi cần biết về thơng tin gì.
 Nhiều bạn nhờ đến em để vẽ và thiết kế tranh ảnh.
 Hết học kì 1 em đã trở thành học sinh tích cực, kết quả học tập đều. Đặc biệt
em tham gia vào đội Văn nghệ của nhà trường và tham gia các hoạt động chung của
lớp. Do thiết kế báo tường đẹp nên em được Đoàn trường khen tặng đạt giải nhất trong
cuộc thi báo tường thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
 Tại gia đình, bố mẹ và người thân cũng thấy em thay đổi tích cực, hay hát,

hăng hái làm việc nhà và giúp em của Lượng học tập.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN



×