Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.42 KB, 44 trang )

Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
TTCK là một trong những thị trường đầy nhạy cảm và luôn đứng ở vai trò đầu
tàu trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, TTCK
đã thực sự nằm trong khuôn khổ hội nhập chung của cả nền kinh tế và mở ra nhiều cơ
hội cho Việt Nam.
Thứ nhất, việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tạo cơ hội khuyến khích
phát triển cơ sở NĐT (investors base), gia tăng đầu tư gián tiếp nước ngoài. Chính
phủ cũng đã có những chính sách mở rộng, khuyến khích NĐT nước ngoài tham gia
vào TTCK Việt Nam. Tỷ lệ tham gia của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam
trong tương lai sẽ được nới rộng hơn đối với những ngành nghề mà Nhà nước không
cần nắm cổ phần chi phối…
Cơ hội thứ hai là việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán cho các nhà cung
cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ tạo cơ hội gia tăng số lượng và chất lượng
dịch vụ trên thị trường, tạo môi trường cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích tối đa cho
NĐT, cũng như thúc đẩy thị trường phát triển
Một cơ hội nữa là rất tốt cho các DN Việt Nam nếu như họ có thể nắm bắt được,
đó là cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ không chỉ giúp các DN
cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, mà còn giúp quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận
hành của TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000, đã thể hiện sự nỗ lực
lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây
dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng
đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ
thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức
kinh tế - xã hội và đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các
doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền
kinh tế.
1 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền


Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
Có thể nói từ năm 2005 đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có
những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động động vốn hiệu quả cho các
doanh nghiệp và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người, tạo tính thanh
khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường
giúp cho chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên từ giữa năm 2007, lạm
phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp
phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng.
Chính vì thế, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường
chứng khoán và các giải pháp khắc phục.”
2 .MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu chung:
-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về những ảnh hưởng của lạm phát tới
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra các giải pháp khắc
phục các ảnh hưởng ấy đối vơi việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp cũng
như giải pháp cho các nhà đầu tư.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- phân tích giá của 5 cổ phiếu cụ thể tiêu biểu cho 5 ngành trên sàn giao dich
Tp.HCM 2007-2008
- Các giải pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế
lạm phát.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Không gian:
- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát
đến thị ttrường chứng khoán của Việt Nam và các giải pháp khắc phục.
3.2.Thời gian:
- Phạm vi về thời gian: 5 cổ phiếu tiêu biểu được khảo sát trên sàn GDCK
TP.HCM (HOSE); trong khoảng thời gian 2007-2008

3.3.Đối tượng nghiên cứu:
2 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
-Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán nói chung và đến 5 loại
cổ phiếu tiêu biểu của các ngành như: Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC),
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín (STB), Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần phát triển
đầu tư công nghệ (FPT).
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ internet, trên
các tạp chí, sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài chuyên đề.
- Phương pháp xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh với
những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như đồ thị minh hoạ.
3 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Giới thiệu chung về Thị Trường Chứng Khoán
1.1.1 Khái niệm và bản chất của TTCK
a. Khái niệm:
Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin
để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
b) Bản chất:
Thị trường chứng khoán phản ánh các quan hệ trao đổi, mua bán quyền sở hữu
tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền, tức là mua bán quyền sở hữu vốn. Trong nền kinh tế
thị trường, vốn được lưu thông như một loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Thị
trường chứng khoán là hình thái phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của TTCK
a. Đặc điểm:

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, được chuyên
môn hóa về mua bán các chứng khoán trung và dại hạn. Thị trường chứng khoán ra
đời là một tất yếu khách quan.
b) Vai trò:
- Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân cư tiết kiệm và sử dụng
tiền tiết kiệm này vào đầu tư, từ đó xã hội hóa việc đầu tư.
- Thị trường chứng khoán thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
- Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành trong nền
kinh tế, tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều trong nền kinh tế.
- Thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước
ngoài.
1.1.3. Phân loại Thị Trường Chứng Khoán
a) Căn cứ vào phương diện pháp lý của Thị trường
4 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
- Thị trường chứng khoán chính thức (The stock Exchange):Hay còn gọi là thị
trường chứng khoán tập trung là thị truờng hoạt động theo đúng quy định của pháp
luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đăc biệt được biệt
lệ.
-Thị trường chứng khoán phi tập trung(OTC): Là thị trường mua bán chứng
khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung nhà môi giới, những
người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. Các giao dịch ở đây chủ yếu là
dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội
Đồng Chứng Khoán.
b) Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán của thị trường
- Thị truờng sơ cấp:Hay còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát
hành, hàm ý nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần
đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.

- Thị trường thứ cấp: Hay còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu
thông, là nói đến nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần
đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng
khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.
c) Căn cứ vào phương thúc giao dịch của thị trường
-Thị trường giao ngay:Là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời
điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau đó
một vài ngày theo thoả thuận.
- Thị trường giao sau:Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp
đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và
giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng
khoán còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ
phái sinh.
1.2 Giới thiệu chung về lạm phát
1.2.1. Khái niệm và bản chất của lạm phát
5 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
a) Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá cả chung (mức chung
bình của giá cả hàng hóa) của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất
định (từ vài tháng trở lên).
b) Bản chất: Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên
của giá cả diễn ra trong một thời gian dài.
1.2.2. Tác động của lạm phát
Thông thường, chỉ số tiêu dùng (CPI) ôn hòa, ổn định ở mức khoảng 5% là
điều kiện lý tưởng để TTCK hoạt động bình thường, tránh sốc nóng, lạnh trong giả
định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi. Còn khi CPI tăng gây ảnh
hưởng đến TTCK qua 4 cơ chế sau:
1. CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc
phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác,từ đó làm tăng chi

phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trường và nguy cơ đổ vỡ các kế
hoạch, các hợp đồng kinh doanh nhiều hơn.
Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, các Báo cáo tài
chính kém sáng sủa và Chứng khoán của các doanh nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn
hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tư và sự sôi động của TTCK…
2. CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng
thắt chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và lãi
chiết khấu ngân hàng,các điều kiện tín dụng khác cũng ngặt nghèo hơn, khiến các nhà
đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm
đầu tư vào TTCK…
3. CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân
hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi tiết
kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng khiến làm
thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK…
4. CPI tăng có thể còn gây 2 tác dụng trái chiều khác là :Tăng bán ra các chứng
khoán "xấu" để rút vốn khỏi TTCK, và tăng mua vào những chứng khoán "tốt" để "ẩn
nấp" lạm phát. Xu hướng bán tháo chứng khoán thường xảy ra khi trên TTCK có
nhiều hàng hoá-chứng khoán chất lượng thấp và xuất hiện nhiều các tín hiệu làm giảm
6 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
sút lòng tin của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, vốn
mỏng…
1.2.3. Các nhân tố của lạm phát ảnh hưởng tới TTCK
a.Nhân tố giá cả
Lạm phát gia tăng thì giá phải trả để sử dụng vốn của người khác sẽ tăng lên
để tương xứng với mức độ gia tăng của giá cả. Chính vì vậy, lãi suất huy động của
ngân hàng phải tăng lên dẫn tới lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng lên, nó
tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các
doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và
cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp

dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư
tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng
cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự
đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số
lượng doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét
toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm.
b.Nhân tố lãi suất
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược
chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị
trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến
giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan
hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu
sẽ sụt giảm.
Không chỉ vậy, quan hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất chứng khoán là mối
quan hệ gián tiếp tác động đến giá của chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao hơn
lãi suất chứng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên
thị trường chứng khoán giảm sút vì người ta thích gởi tiền vào ngân hàng hơn lao vào
mua chứng khoán.
1.2.4. Các chính sách của nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát
7 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc
a.Thay đổi lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là chi phí mà các ngân hàng thuơng mại phải trả cho việc
vay tiền từ ngân hàng trung ương. Nói rõ ràng hơn thì khi các ngân hàng thương mại
cần tiền, họ có thể vay ở ngân hàng trung ương bằng cách mang chiết khấu các giấy
tờ có giá với một lãi suất do ngân hàng trung ương công bố từ trước, gọi là lãi suất
chiết khấu.
Bởi đó là một trong những cách hữu hiệu nhất mà ngân hàng trung ương nỗ
lực để kiểm soát lạm phát. Không một quốc gia nào muốn để lạm phát ở mức cao.

Việt Nam cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, chúng ta đang cố gắng khống chế tỷ lệ
lạm phát ở mức 8%. Bằng việc thay đổi lãi suất chiết khấu, ảnh hưởng đến lượng
cung tiền trong xã hội, ngân hàng trung ương hy vọng có thể kiểm soát lạm phát. Đây
cũng là cách làm phổ biến của hầu hết các quốc gia.
b. Qui định mức dự trữ bắt buộc
Lạm phát cao thì điều tất nhiên là thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt.
khi ngân hàng nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ ( nâng tỉ lệ dự trữ bắt
buộc) sẽ làm cho lãi suất tăng lên, lãi suất tăng khiến cho chi phí đi vay nhiều hơn làm
giảm đầu tư, giảm cầu nền kinh tế, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn nữa việc tăng
dự trữ bắt buộc khiến lượng tiền lưu thông giảm và gián tiếp làm giảm lượng tiền vào
chứng khoán, khiến TTCK giảm.
NHNN tăng dự trữ bắt buộc là hạn chế một phần nguồn vốn của ngân hàng
được cho vay với mục đích tiêu dùng. Nếu tổng tiền của nền kinh tế là M, tiền dành
cho chứng khoán là M1, tiền khác là M2 thì việc làm trên của NHNN chỉ thay đổi một
phần giảm trong M1 và M2 tuy nhiên lượng tiền đầu tư vào chứng khoán sẽ tăng lớn
hơn phần giảm này vì thế thực chất M1 sẽ lớn hơn với ban đầu, chứng khoán muốn
tăng phải có tiền.
c. Chỉ thị 03 về thắt chặt cho vay chứng khoán
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 28/5/2007 và có hiệu lực thi
hành từ đầu tháng 7/2007, Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn các tổ
chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư CK dưới 3%,
đã trở thành vấn đề nóng nhất trên TTCK Việt Nam. Đặc biệt, khi NNHN có văn bản
8 SVTH: Võ Nguyễn Thu Hiền

×