Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TIỂU LUẬN học PHẦN lý THUYẾT tài CHÍNH TIỀN tệ anh chị hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.41 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
________________

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
TIỀN TỆ

TÊN ĐỀ TÀI:

Sinh viên thực hiện:
Bùi Thị Thảo Vy
Lớp: 19ĐHQT05

TP Hồ Chí Minh – 2021

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 1
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 2
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...


………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 2

2


Câu 1: Anh/ chị hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ ?
*Giống nhau:Các nhà kinh tế học vĩ mô thường chỉ ra rằng cả chính sách tiền tệ
- Sử dụng cung tiền và lãi suất để ảnh hưởng đến tổng cầu trong một nền kinh tế
- Và chính sách tài khóa
- Sử dụng mức chi tiêu của chính phủ và thuế để ảnh hưởng đến tổng cầu trong một nền kinh
tế
- Đều giống nhau ở chỗ chúng đều có thể được sử dụng để cố gắng kích thích nền kinh tế đang
suy thoái và kiềm chế nền kinh tế đang phát triển q nóng. Tuy nhiên, hai loại chính sách
khơng hồn tồn có thể thay thế cho nhau và điều quan trọng là phải hiểu sự khác nhau của
chúng để phân tích loại chính sách nào là phù hợp trong một tình hình kinh tế nhất định.
*Khác nhau
- Ảnh hưởng đến lãi suất
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khác nhau quan trọng ở chỗ chúng ảnh hưởng đến
lãi suất theo những cách trái ngược nhau. Chính sách tiền tệ, bằng cách xây dựng, làm giảm
lãi suất khi nó tìm cách kích thích nền kinh tế và tăng lãi suất khi nó tìm cách hạ nhiệt nền
kinh tế. Mặt khác, chính sách tài khóa mở rộng thường được cho là có thể dẫn đến tăng lãi
suất.
Để hiểu tại sao lại như vậy, hãy nhớ lại rằng chính sách tài khóa mở rộng, cho dù dưới hình
thức tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế, thường dẫn đến tăng thâm hụt ngân sách của chính phủ.

Để tài trợ cho sự gia tăng thâm hụt, chính phủ phải tăng cường đi vay bằng cách phát hành
thêm trái phiếu kho bạc. Điều này làm tăng nhu cầu vay tổng thể trong một nền kinh tế, khi
mà nhu cầu tăng lên, dẫn đến việc tăng lãi suất thực tế thông qua thị trường cho các quỹ có thể
cho vay. (Ngồi ra, sự gia tăng thâm hụt có thể được coi là sự giảm tiết kiệm quốc gia, điều
này lại dẫn đến việc tăng lãi suất thực tế.)
- Sự khác biệt về độ trễ chính sách

3


Chính sách tiền tệ và tài khóa cũng khác nhau ở chỗ chúng phải chịu các loại độ trễ hậu cần
khác nhau.
Thứ nhất, Cục Dự trữ Liên bang có cơ hội thay đổi chính sách tiền tệ khá thường xuyên, vì Ủy
ban Thị trường Mở Liên bang họp một số lần trong năm. Ngược lại, những thay đổi trong
chính sách tài khóa địi hỏi phải cập nhật ngân sách của chính phủ, ngân sách này cần được
Quốc hội thiết kế, thảo luận và thông qua và thường chỉ diễn ra một lần mỗi năm. Do đó, có
thể xảy ra trường hợp chính phủ nhìn thấy một vấn đề có thể được giải quyết bằng chính sách
tài khóa nhưng khơng có khả năng hậu cần để thực hiện giải pháp. Một sự chậm trễ khác có
thể xảy ra với chính sách tài khóa là chính phủ phải tìm cách chi tiêu để bắt đầu một chu kỳ
hoạt động kinh tế lành mạnh mà khơng q méo mó đến thành phần cơng nghiệp lâu dài của
nền kinh tế.
Tuy nhiên, về mặt tích cực, tác động của chính sách tài khóa mở rộng là khá ngay lập tức khi
các dự án được xác định và cấp vốn. Ngược lại, tác động của chính sách tiền tệ mở rộng có
thể mất một thời gian để lọc qua nền kinh tế và có những tác động đáng kể.
Câu 2:

PHẦN MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ cực kì quan trọng
của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến các biến
số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát … Ngoài ra, nó cịn có tác

động vào nhiều hướng nhằm: tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn
định giá, ổn định tỷ giá hối đối. Có nghĩa là, chính sách tiền tệ góp phần vào sự thành công
hay thất bại của sự phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, đại dịch COVID – 19 đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn khơng chỉ với nền
kinh tế Việt Nam mà còn với nền kinh tế thế giới. Thế nhưng, Việt Nam đã làm rất tốt với
mục tiêu kép: ‘Vừa phục hồi và phát triển kinh tế, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh’.
Năm 2020, dưới sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
ngành ngân hàng nhà nước đã sớm vào cuộc, chủ động nắm bắt, dự báo tình hình và triển
4


khai hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ. Trong giai đoạn năm 2021-2025,
Việt Nam cần phối hợp nhịp nhàng các cơng cụ chính sách tiền tệ trong kiểm soát tiền tệ,
điều hành lãi suất phù hợp với kinh tế vĩ mô, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối
kinh tế vi mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ ( Theo Bức tranh kinh tế vĩ mơ, điều hành
chính sách tiền tệ tại Việt Nam).
Để hiểu hơn về các giải pháp cho thay đổi chính sách tiền tệ giai đoạn 2021-2025, em xin
tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề như sau:

Phần 1: NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁC CƠNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TRONG NĂM 2020
Năm 2020 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2016-2020, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành
các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra cho cả giai đoạn. Tuy nhiên, từ tháng 3-2020, thế giới
chứng kiến những biến động lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch
Covid-19. Trong nước, dịch bệnh đã tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; sản
xuất, kinh doanh bị đình trệ; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, thu nhập giảm sâu...
Ðóng vai trị huyết mạch trong nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng không
tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch. Với sự vào cuộc quyết liệt, tinh thần đồn kết,
đồng lịng của hệ thống chính trị và sự nhiệt tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, nước ta
đã khắc phục khó khăn để vươn lên mạnh mẽ, thực hiện thành cơng “mục tiêu kép”: Vừa

phịng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân
dân. Nhờ đó, năm 2020, nền tảng vĩ mơ được duy trì ổn định, lạm phát bình qn được kiểm
sốt ở mức 3,23%, dưới mục tiêu 4% Quốc hội đề ra, các cân đối lớn của nền kinh tế được
bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, thuộc nhóm các nước có mức tăng cao nhất trong
khu vực và thế giới trong bối cảnh suy thoái nghiêm trọng diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Xu
hướng này tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2021, theo đó sản xuất tiếp tục hồi phục tích
cực với chỉ số sản xuất cơng nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm
2020, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,4%; đầu tư từ ngân sách Nhà nước đạt
9% kế hoạch, đây là tiến độ cao nhất trong 5 năm gần đây; đầu tư FDI thực hiện tăng 2%;
xuất, nhập khẩu tăng mạnh 23,2% và 25,9% so với cùng kỳ năm 2020;…

5


Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước điều hành đồng bộ, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ để
ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của thị
trường. Nghiệp vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động
kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng,
đảm bảo thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt
buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong
kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị
trường.
Nhờ đó, dù dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục, nhưng lạm phát được kiểm soát chặt
chẽ, bình quân cả năm tăng 3,23%, thấp hơn nhiều mục tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ
bản bình quân đạt 2,31%, cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng góp tích cực
vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình qn chung trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền kinh
tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc duy trì niềm tin của cộng đồng đầu tư đối
với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút FDI.


6


NHNN đã điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, phù hợp với thị trường
trong và ngồi nước, cân đối kinh tế vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu CSTT; góp phần hạn chế tình
trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế. Đồng thời, kết hợp
với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, can thiệp mua/bán
ngoại tệ với TCTD để bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần kiểm sốt lạm
phát.
Nhờ đó, cuối năm 2020, tỷ giá trung tâm ở mức 23.131 VND/USD, giảm -0,1% cuối năm
2019; tỷ giá bình quân liên ngân hàng khoảng 23.090 VND/USD, giảm -0,35% so với cuối
năm 2019. Thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ,
kịp thời. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao giúp gia tăng tiềm lực tài chính và củng cố uy
tín quốc gia. Thị trường ngoại tệ duy trì ổn định trong những tháng đầu năm 2021, theo đó
ngày 11/3/2021, tỷ giá trung tâm ở mức 23.204 VND/USD, tăng 0,32% so với mức cuối năm
2020; tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 23.051 VND/USD, giảm -0,17% so với cuối
năm 2020.

Phần 2: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021- 2025
2.1: Triển vọng phát triển của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam:
Các điểm sáng kinh tế có thể kể đến nơng nghiệp tăng 2,7% so mức 2% năm 2019, nhờ tích
cực xúc tiến xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu ngành (như chuyển từ trồng lúa sang các loại cây
cơng nghiệp có giá trị cao và chăn nuôi), và khu vực tư nhân năng động. Tăng trưởng công
nghiệp và xây dựng giảm nhẹ xuống 4% trong năm 2020, đóng góp 1,4 điểm phần trăm vào
tăng trưởng, nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả đã góp phần duy trì nguồn cung
lao động ổn định.Sự sụt giảm của đầu tư tư nhân được bù đắp bởi mức tăng đầu tư công ở
mức 34,5%, một trong những mức hỗ trợ đầu tư công cao nhất trong khu vực Đông - Nam Á.
Thương mại quốc tế đạt thành tích tốt bất chấp những khó khăn do Covid-19 gây ra. Xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ rịng đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng, trong đó xuất

khẩu tăng 4,4%, cao hơn so với mức tăng 3,9% của nhập khẩu.Lạm phát trung bình ở mức
3,2% trong năm 2020, chỉ cao hơn một chút so với mức 2,8% trong năm 2019, Nhu cầu nội
địa thấp và giá nhiên liệu thế giới giảm mạnh đã kiềm chế lạm phát một cách đáng kể.Kim
7


ngạch xuất khẩu tăng 7%, nhờ có các hiệp định thương mại tự do đa phương và song
phương, sự đa dạng hóa đối với các chuỗi giá trị tồn cầu và chuyển hướng thương mại.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm qua, với xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường này chủ yếu là điện thoại di động, linh kiện và hàng dệt may tăng
tới 25%.Một điểm sáng kinh tế nữa đó là thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mạnh
vào quý I - 2020 nhưng nhanh chóng phục hồi khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp cắt giảm lãi suất, kéo các nhà đầu tư trong
nước trở lại với thị trường.

2.2: Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2021-2025:
Chính sách tiền tệ được điều hành bởi ngân hàng nhà nước, do ảnh hưởng của đại dịch Covid
mà hiện nay chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Chính sách tiền tệ này nhằm kiểm soát lạm
phát năm nay trong mức trần mục tiêu khoảng 4%, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục
hồi kinh tế, đảm bảo thanh khoản, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, tạo điều
kiện giảm chi phí vốn cho người dân. các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung, quan chức
này cho biết.
NHNN sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, diễn
biến tỷ giá ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ để đưa ra tỷ giá phù hợp, đồng thời thực hiện các biện
pháp, cơng cụ chính sách bình ổn tỷ giá. tỷ giá và thị trường ngoại hối giúp đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô.
8


Thực hiện Luật NHNN năm 2010, NHNN kiên định đề xuất chỉ tiêu lạm phát hàng năm để

Chính phủ trình Quốc hội thông qua, ở mức khoảng 4% nhằm đảm bảo ổn định, neo giữ kỳ
vọng lạm phát. Các công cụ CSTT được điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng
trong kiểm soát tiền tệ; CSTT phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác để điều tiết
thanh khoản, điều chỉnh các mức giá do Nhà nước quản lý nhằm đạt được mục tiêu lạm phát
đặt ra. Kết quả cho thấy, tổng phương tiện thanh toán (M2) giai đoạn này được kiểm soát
hợp lý, hàng năm chỉ tăng trong khoảng 12,21 - 15%, qua đó ổn định lạm phát cơ bản trong
khoảng 1,41 - 2,31%, tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ Nhà
nước quản lý mà vẫn nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đặt ra.
Ngân hàng trung ương sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng để giúp giảm thiểu tình trạng cho vay nặng lãi. NHNN cho
biết từ đầu năm đã sử dụng linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo
thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường tiền tệ, giảm chi phí đầu vào cho các
tổ chức tín dụng, giảm bớt áp lực lãi tiền gửi và cho vay.Vì vậy em đảm bảo các cơng cụ
chính sách tiền thê trong trong kiểm soát tiền tệ là điều rất quan trọng và cần được đẩy mạnh
trong thời gian sắp tới.

2.3: Thách thức đối với chính sách tiền tệ năm 2021-2025:
Kinh tế thế giới giai đoạn 2021 - 2025 được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong bối cảnh
gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cùng với những yếu tố khó lường từ đại
dịch Covid-19. Cấu trúc kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi sâu sắc; theo đó, chuỗi sản xuất, tiêu thụ
dịch chuyển nhằm đa dạng hóa, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một quốc gia; xu hướng số
hóa nền kinh tế sẽ được đẩy mạnh ngay cả sau khi dịch bệnh kết thúc, tạo ra những thay đổi
lớn trong cách thức tổ chức, vận hành nền kinh tế và thúc đẩy năng suất lao động. Sự phân
cực trong cục diện kinh tế, chính trị toàn cầu sẽ đẩy mạnh xu hướng liên kết, hình thành các
nhóm nước theo các cực khác nhau, tạo thành các khối kinh tế, thương mại, tài chính. Biến
đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự kiến, tác động tiêu cực lên sản xuất nông nghiệp, kinh tế
biển, hệ sinh thái và công tác an sinh xã hội của các Chính phủ.
Ở trong nước, chúng ta có lợi thế đi tắt đón đầu các cơ hội trên cơ sở những thành cơng trong
khống chế đại dịch, duy trì nền tảng kinh tế tích cực, Việt Nam hiện là điểm sáng trong bức
9



tranh kinh tế tồn cầu và khu vực. Chính phủ kiên định chủ trương xây dựng và vận hành
“Chính phủ kiến tạo”, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và
thúc đẩy nhanh hơn q trình hồn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đẩy mạnh kinh tế tư nhân, thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngồi, tăng tốc q trình số hóa
nền kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ thế mạnh và hiện đại. Các hiệp định tự do đã ký
kết giai đoạn vừa qua dự kiến sẽ phát huy tác dụng mạnh hơn trong giai đoạn 2021 - 2025.
Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung
lưu, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, trong đó có các tiện ích và dịch vụ ngân hàng hiện
đại. Giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ định hướng tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân từ 6,5 - 7,0%/năm để có
thể vượt ra khỏi nhóm nước đang phát triển thu nhập trung bình thấp vào năm 2025.
Như vậy, nước ta đang đứng trước những thời cơ và triển vọng to lớn trong phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19, những biến chuyển phức tạp, khó lường của kinh tế, chính
trị quốc tế, xu thế CMCN 4.0, biến đổi khí hậu… địi hỏi chúng ta phải khơn khéo, linh hoạt
tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, phấn đấu đạt được mục tiêu nêu trên. Điều này cũng
có nghĩa là cần tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2016 - 2020 về
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và tính tự chủ của nền kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, quá trình cơ cấu lại
nền kinh tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

10



×