Để phục vụ cho việc nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 7 "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá". Tòa soạn xin giới thiệu một kết quả nghiên cứu, khảo sát về thanh niên, sinh
viên tại nước ngoài của TƯ Đoàn để bạn đọc tham khảo.
1. Về tình hình thanh niên học sinh, sinh viên và tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Trung Quốc
Hiện nay, tổng số người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản khoảng 28.000 người (đứng thứ 8 về số người nước
ngoài hiện đang có mặt tại Nhật Bản), trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên và tu nghiệp sinh. Tổng số học sinh, sinh viên Việt Nam là
khoảng gần 3.000 người (đứng thứ 5 về số sinh viên nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản); trong đó, khoảng 22% số sinh viên học tập bằng
kinh phí đào tạo của Nhà nước hoặc học bổng của Chính phủ Nhật Bản, còn lại khoảng 78% số sinh viên đi du học bằng kinh phí tự túc. Hiện
nay ta đã tổ chức được chi bộ sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản trực thuộc Đảng uỷ Sứ quán và đã làm được công tác phát triển đảng viên từ
sinh viên đang học tập, làm việc tại Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, ước tính có khoảng 10.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập, trong đó gần 95% lưu học sinh đi du học tự túc.
Đa số học sinh, sinh viên, tu nghiệp sinh Việt Nam đang học tập, làm việc tại Nhật Bản và Trung Quốc đều có ý chí và quyết tâm học tập, làm
việc tốt, thể hiện qua sự đánh giá của các cơ quan chính phủ và các tổ chức cũng như nhân dân Nhật Bản. Họ luôn hướng về Tổ quốc, có
tình yêu đất nước và mong muốn trong thời gian học tập, làm việc tại nước ngoài thu nhận được nhiều kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm làm
việc, quản lý và thu nhập để sau này quay trở về Việt Nam làm việc, sinh sống. Nhìn chung, số sinh viên Việt Nam du học có học bổng
thường có kết quả học tập tốt hơn số sinh viên đi học bằng kinh phí tự túc.
Sau thời gian học tập, làm việc tại những nước công nghiệp phát triển, sinh viên, tu nghiệp sinh Việt Nam đánh giá đều học được tác phong
làm việc năng động, cụ thể, tỉ mỉ, nền nếp, kỷ luật lao động của một xã hội công nghiệp, đồng thời tiếp cận được với công nghệ hiện đại, tiếp
thu được những công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà đa số sinh viên băn khoăn là vấn đề trao đổi, giao tiếp thông tin giữa trong nước và các bạn tại nước
ngoài, nhất là xung quanh vấn đề về thông tin việc làm, cơ hội làm việc, cống hiến, phát triển và thu nhập sau khi họ học tập, có bằng cấp trở
về nước Đặc biệt, sinh viên quan tâm đến các chính sách của Nhà nước để thu hút số sinh viên này khi được tuyển dụng vào các vị trí của
các cơ quan Nhà nước. Hoạt động Đoàn, Hội của lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc gặp khó khăn là do chưa có quy chế cụ thể hướng
dẫn việc thành lập cơ sở Đoàn, Hội và tổ chức hoạt động, thiếu tài liệu hướng dẫn sinh hoạt Đoàn, thiếu kinh phí hoạt động.
2. Tại Nhật Bản
Một số vấn đề của thanh niên Nhật Bản.
Dân số trẻ Nhật Bản hiện nay giảm mạnh, tỉ lệ công dân ở độ tuổi thanh niên trong cơ cấu dân số ngày một giảm đi. Nhật Bản và một quốc
gia có tỉ lệ dân số già vào hàng cao nhất thế giới.
Ở Nhật Bản, công dân ở độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi phải thực hiện giáo dục phổ thông bắt buộc; 96% trong số nảy có thể thi đỗ vào cấp I và học
thêm 3 năm nữa. Khoảng 50% số thanh niên sau khi học hết cấp III vào đại học, 20% thi vào các trường chuyên nghiệp; khoảng 17% đi làm
ngay.
Thanh niên Nhật Bản hiện nay chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá tiêu thụ; sở thích cá nhân được đề cao, đời sống có nhiều thay đổi; các mối
quan hệ giữa người lớn với lớp trẻ cũng có những thay đổi; đặc biệt, ảnh hưởng của các phương tiện thông tin, truyền thông, báo chí và nhất
là Intemet có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan cũng như mọi hoạt động, sinh hoạt của thanh thiếu niên Nhật Bản hiện nay (ở cấp II : có
khoảng 50% học sinh có điện thoại di động và được kết nối Intemet trực tiếp; tỉ Iệ này ở cấp III là 80%, ở đại học là 100%).
Vấn đề của thanh niên Nhật Bản nổi lên hiện nay là :
Một là, việc làm, tuyển dụng, thuê mướn nhân công.
Trước đây, hầu hết thanh niên Nhật Bản sau khi tốt nghiệp đại học đều có thể tìm được việc làm với tiền lương ổn định và có thể làm việc
suốt đời. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, số lao động là thanh niên làm hợp đồng, không ổn định tăng lên; cho đến tuổi 25 có tới 1/2 số
thanh niên làm việc phi chính thức; ở độ tuổi 30, con số này là 1/3 số thanh niên cùng lứa tuổi. Nhóm này làm việc không ổn định, không có
bảo hiểm, không có phúc lợi và tiền lương không cao (đây là điểm lao động thanh niên ở Nhật Bản khác với các nước châu Âu). Chình vì vậy,
nhóm thanh niên này khó xây dựng gia đình, ngại sinh và nuôi dưỡng con cái. Đặc biệt, ở độ tuổi 30 - 39, đây là tuổi có thời gian làm việc và
lao động căng thẳng nhất ở Nhật Bản hiện nay (khoảng 60 giờ/tuần).
Mặt khác, do học phí tại Nhật Bản vào loại cao nhất thế giới với khoảng 70% sinh viên học ở các trường đại học tư, học phí khoảng 1.300.000
yên/năm (khoảng 12.000 USD/năm). Do vậy, nhiều sinh viên Nhật Bản phải vay tiền để học và phải trả nợ khi bắt đầu đi làm. Đây cũng là một
áp lực khiến nhiều thanh niên Nhật Bản không muốn xây dựng gia đình.
Hai là, sự trưởng thành của thanh niên.
Theo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản đã đánh giá thanh niên Nhật Bản hiện nay có sự tự tin thấp so với nhiều nước trên thế giới. Kết quả
điều tra dư luận đặt câu hỏi : "Tôi có giá trị tương đương với thanh niên các nước không ?". Kết quả : có tới 62% cho rằng họ không có giá trị
như thanh niên các nước khác. Câu trả lời này ở Mỹ là 9%; Trung Quốc là 3%.
Một trong những nguyên nhân là thanh niên ở Nhật Bản phải cạnh tranh nhau mạnh mẽ để vươn lên. Nhà trường không phải là nơi có thể hỗ
trợ giúp đỡ nhau mà là cạnh tranh với nhau; ở những thành phố lớn, tính cạnh tranh này thể hiện khá gay gắt. Thực tế hiện nay, trong thanh
niên Nhật Bản xuất hiện nhóm thanh niên không muốn đi học, không muốn đi làm. Đây chính là vấn đề mà Chính phủ Nhật Bản đang lúng
túng trong việc xử lý hiện tượng này.
Ba là, ý thức chính trị xã hội và niềm tin của thanh niên vào tương lai.
Năm 2006, cũng theo kết quả điều tra trên tại 53 nước thì đứng đầu là thanh niên Việt Nam về mức độ niềm tin và sự lạc quan vào tương lai;
trong khi đó, kết quả tại Nhật Bản được xếp đứng thứ 52/53 nước. Phần đông thanh niên Nhật Bản ít quan tâm đến chính trị, thiếu niềm tin và
lạc quan vào tương lai đất nước, thể hiện ở tỉ lệ cử tri là thanh niên đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tại Nhật Bản là rất thấp so với nhiều
quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Ngay đối với từng đảng phái khác nhau thì việc vận động, lôi kéo thanh niên tham gia ủng hộ
đảng mình là rất thấp. Cụ thể : ở Đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP) với gần 1,5 triệu đảng viên thì chỉ có khoảng 27 nghìn đảng viên trẻ
(dưới 30 tuổi), chiếm không quá 2% tổng số đảng viên toàn Đảng. Đây là tình trạng chung của tất cả các đảng phái chính trị tại Nhật Bản.
Về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội đối với sự phát triển của thanh niên Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, gia đình, nhà trường và xã hội là môi trường quan trọng đối với việc phát triển của thanh niên. Tuy nhiên, giữa Việt Nam và
Nhật Bản lại có sự khác biệt nhất định, đó là sự ganh đua mạnh mẽ trong nhà trường và sự thay đổi lớn về mô hình gia đình truyền thống tại
Nhật Bản. Trước đây, có nhiều thế hệ sống trong gia đình của người Nhật Bản; nay đa số chỉ còn từ 1 đến 2 thế hệ sống trong một gia đình;
người đàn ông - người chủ gia đình do sức ép công việc nên đi làm từ rất sớm (nhiều khi con cái chưa ngủ dậy) và trở về nhà rất muộn nhiều
khi con cái đã đi ngủ); trong khi người mẹ làm việc nhà cũng rất căng thẳng, dẫn đến con cái ít có sự chia sẻ với bố mẹ, không có các hoạt
động xã hội, các quan hệ bạn bè nên thanh niên Nhật Bản có xu hướng sống khép kín. Mặt khác, trong xã hội, thanh niên phải đối diện với rất
nhiều nguồn thông tin, nhất là ma tuý và tình dục qua phim ảnh, sách báo, Intemet… thực sự cha mẹ và nhà trường không thể kiểm soát nổi.
Chính những vấn đề về khủng hoảng niềm tin, các lý do kinh tế và sự căng thẳng trong học tập, việc làm, thu nhập và các quyền lợi xã hội…
nên tỉ lệ thanh niên tự tử trong xã hội Nhật Bản là khá cao.
Về chính sách phát triển thanh niên của Chính phủ Nhật Bản.
Ở Nhật Bản có thành lập Uỷ ban thanh niên của Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu; đồng thời có Văn phòng nằm trong Văn phòng Nội các
theo dõi chung về công tác thanh niên và các chính sách liên quan đến thanh niên của Nhật Bản do một bộ trưởng trong Nội các đứng đầu
Văn phòng đó. Ngoài ra, tham gia vào việc hoạch định các chính sách về thanh niên có nhiều bộ như : Bộ Giáo dục, văn hoá, thể thao, khoa
học và kỹ thuật; Bộ sức khoẻ, Lao động và phúc lợi xã hội; Bộ Tư pháp; Tổng cục cảnh sát ớ các bộ này đều thành lập một phòng hoặc một
bộ phận chuyên trách tham mưu và hoạch định các chủ trương về công tác thanh niên và các chính sách liên quan đến thanh niên của Chính
phủ nói chung và bộ, ngành mình nói riêng.
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý công tác thanh niên thuộc Văn phòng nội các là điều phối chung các hoạt động về công tác thanh niên giữa
các bộ, các cơ quan của Chính phủ, giữa chính quyền Trung ương với chính quyền các địa phương; thúc đẩy công tác thanh niên trong các
cơ quan nhà nước và xã hội.
1- Đối tượng : Chính sách phát triển thanh niên của Chính phủ Nhật Bản được áp dụng dành cho công dân từ khi mới sinh ra đến hết 20 tuổi.
2- Cấu trúc của Chính sách phát triển thanh niên của Chính phủ Nhật Bản.
a) Các vấn đề ưu tiên: Chú trọng tập trung nâng cao động lực bản thân của thanh niên và phát triển môi trường xã hội, tạo điều kiện cho
thanh niên thảo luận thẳng thắn.
b) Phương hướng cơ bản của các biện pháp đối với từng lứa tuổi :
+ Đối với trẻ em (từ 0 tuổi đến trước khi đi học): Tăng cường hỗ trợ việc nuôi dưỡng trẻ em, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục
trong nhà trẻ và mẫu giáo; tăng cường đầu tư xây các nhà trẻ, mẫu giáo góp phần khuyến khích thanh niên sinh đẻ.
+ Đối với học sinh tiểu học: Phát triển khả năng sống, khả năng học tập, bảo đảm cơ hội cho các hoạt động dẫn đến sự độc lập của các em
trong xã hội.
+ Đối với thiếu niên (bắt đầu từ cấp 2 đến 18 tuổi): Nâng cao khả năng học tập, phát triển kỹ năng và động lực làm việc, phát triển khả năng-
sống trong xã hội.
+ Đối với thanh niên : Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phát triển.kỹ năng nghề nghiệp và hỗ trợ tìm việc làm, khuyến khích tham gia
các hoạt động cộng đồng.
c) Phương hướng cơ bản của các biện pháp đối với thanh niên trong những trường hợp đặc biệt :
+ Hỗ trợ thanh niên tàn tật: Nâng cao dịch vụ gia đình, các dịch vụ đối với thanh niên tàn tật, thanh niên bị rối loạn thể chất.
+ Hỗ trợ các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ : bằng việc cung cấp các biện pháp, các dịch vụ khác nhau cho thanh thiếu niên cần được bảo vệ
và chăm sóc.
+ Chỉ ra những lệch lạc trong xã hội, bao gồm cả việc vị thành niên phạm pháp: bằng việc hướng dẫn các hoạt động, dịch vụ hồi phục và tư
vấn tự lập; các biện pháp chống lại thói côn đồ.
+ Ngăn chặn hiểm hoạ và bảo vệ thanh niên, bao gồm các biện pháp chống lại tội phạm gây hại cho phúc lợi thanh niên; hỗ trợ tìm việc làm
cho thanh niên bỏ học từ cấp 2 và thanh niên thất nghiệp.
d) Hỗ trợ thanh niên sống độc lập: Việc làm không ổn định trong nghề nghiệp và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào cha mẹ đã dẫn đến việc
cần phải có hỗ trợ để thanh niên có thể sống độc lập, đó là: hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho thanh niên; tăng cường giáo dục hướng
nghiệp trong nhà trường
e) Bảo vệ thanh thiếu nhi do tác động của thông tin đa chiều gây nên: Cụ thể, với việc lan rộng của điện thoại di động và Intemet, môi trường
thông tin xung quanh thanh thiếu niên (bộ phận dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển) đang bị xấu đi. Qua đó, cần phải có các biện pháp nhằm
bảo vệ thanh thiếu niên không bị các thông tin xấu tác động.
Tóm lại :
Do có một thời gian dài Nhật Bản đã để cho thanh thiếu niên tự do quá mức, vì vậy, trong những năm gần đây, tại Nhật Bản, sự đóng góp của
thanh niên đối với xã hội giảm đi trông thấy. Hiện tượng ngày càng có nhiều hơn những thanh niên đóng cửa ở nhà, không thích giao tiếp xã
hội; thanh niên bi quan, tự ti trước một xã hội rộng lớn và phức tạp, ít tham gia vào các hoạt động xã hội (nhiều đoàn thể được lập ra nhưng
thanh niên tham gia so với những năm ở thập niên 1960, 1970 ngày một ít đi). Vì vậy, Chính phủ chủ trương tạo ra nhiều điều kiện cho các
nhóm thanh niên này hội nhập với xã hội nhiều hơn; khuyến khích các gia đình mở rộng cửa đối với nhóm thanh niên này. Đặc biệt, Chính
phủ chủ trương xã hội hoá mạnh mẽ việc giáo dục; cố gắng tạo ra môi trường ngăn chặn những thông tin độc hại tác động liên tục qua việc
khuyến khích thanh thiếu niên đọc sách báo, tổ chức và mở rộng hoạt động giao lưu giữa thanh niên Nhật Bản với thanh niên các nước trên
thế giới bằng việc thành lập các tổ chức, các bộ phận giao lưu lớn trong toàn quốc, các hình thức thanh niên tình nguyện đi tới những nước
khó khăn như châu Phi, châu Á Chính phủ Nhật Bản chủ trương thanh thiếu niên cần phải được trải nghiệm một cách tự nhiên tại các vùng
nông thôn, đồng thời xây dựng các chương trình triển khai đưa thanh niên vào thực tiễn mạnh mẽ hơn. Cùng với nó, Chính phủ cũng có các
chính sách thoả đáng, tạo ra những vinh dự nhằm thu hút những sinh viên xuất sắc hàng đầu sau khi tốt nghiệp các trường đại học vào làm
công chức tại các cơ quan Nhà nước.
3- Tại Trung Quốc.
3.1- Đối với công tác xây dựng Đoàn
Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coi trọng, coi xây dựng Đoàn là công tác xây dựng Đảng. Bạn đề ra 4 biện pháp và 4 nguyên tắc xây dựng
Đoàn, cụ thể :
- 4 biện pháp :
+ Luôn hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo Đoàn, Điều lệ Đảng ghi rõ: Trung ương Đảng lãnh đạo Trung ương Đoàn, Đoàn cơ sở hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp cơ sở và Trung ương Đoàn.
+ Chú trọng công tác phát triển Đảng từ đoàn viên thanh niên.
+ Kiên trì phương châm Đảng lãnh đạo, quản lý cán bộ thanh niên, trong chương trình đào tạo cán bộ của Đảng quan tâm đào tạo cán bộ
Đoàn; cán bộ ưu tú của Đoàn được sử dụng tích cực.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn hoạt động.
- 4 nguyên tắc:
+ Có lợi cho tăng cường công tác Đảng lãnh đạo Đoàn.
+ Phục vụ Đại cục, phục vụ thanh niên.
+ Gắn nền công tác xây dựng cơ sở Đoàn và cơ sở Đảng.
+ Thực hiện với tinh thần cải cách, mở cửa; luôn nghiên cứu, tìm cách giải quyết vấn đề mới.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (phi công), ở đâu không có cơ sở Đảng thì chú trọng xây dựng cơ sở Đoàn, kết nạp đảng từ
đoàn viên, từ đó gây dựng và phát triển Đảng.
- Đối với sinh viên đại học, Đảng Cộng sản Trung Quốc chú trọng công tác bồi dưỡng đoàn viên, sinh viên ưu tú để phát triển Đảng; số lượng
sinh viên được giới thiệu và kết nạp vào Đảng khá nhiều.
3.2- Đối với vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên.
Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng, coi đây là vấn đề quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, coi trọng việc hoàn thiện pháp lệnh về
việc làm. Trung ương có ủy ban chỉ đạo xúc tiến việc làm với sự tham gia của lãnh đạo hơn 20 bộ, ngành, chủ nhiệm là một đồng chí lãnh
đạo của Quốc vụ viện. Chính sách giải quyết việc làm cụ thể theo 1 phương châm, 1 nguyên tắc, 6 trách nhiệm, 5 chế độ và 10 chính sách,
cụ thể như sau:
- 1 phương châm: người lao động chọn việc làm tự chủ, thị trường điều tiết việc làm, Chính phủ xúc tiến việc làm (khác với thời bao cấp
Chính phủ đảm bảo mỗi người dân đều có việc làm).
- 1 nguyên tắc : tìm việc làm. một cách công bằng.
- 6 trách nhiệm của Chính phủ :
+ Phát triển kinh tế tốc độ cao để cung cấp việc làm cho xã hội.
+ Thực hiện chính sách. việc làm tích cực, trong các lĩnh vực luôn nghĩ phát triển số lượng việc làm cho người lao động.
+ Hoàn thiện thông tin thị trường việc làm.
+ Hoàn thiện dịch vụ việc làm cho người lao động.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo việc làm cho người lao động.
+ Hoàn thiện công tác hỗ trợ, giúp đỡ người khó khăn tìm kiếm việc làm.
- 5 chế độ phục vụ cho 6 trách nhiệm trên là :
+ Chế độ trách nhiệm của Chính phủ.
+ Chế độ hỗ trợ người khó khăn tìm việc.
+ Hoàn thiện chế độ quản lý tài nguyên lao động.
+ Hoàn thiện chế độ đào tạo năng lực việc làm.
+ Hoàn thiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- 10 chính sách quốc gia về việc làm.
+ Chính sách về kinh tế chiến lược phục vụ giải quyết việc làm.
+ Chính sách về tài chính: các đơn vị phải có ngân sách để giải quyết vấn đề thất nghiệp.
+ Chính sách thuế ưu đãi với người thất nghiệp.
+ Chính sách tín dụng với người có nhu cầu làm việc hoặc tái lập nghiệp.
+ Chính sách phối hợp thành phố với nông thôn phân bổ người lao động hợp lý hơn; tránh người nông thôn về thành phố quá nhiều cùng một
lúc.
+ Chính sách tỉnh phát triển giúp đỡ các tỉnh chưa phát triển, để việc làm hai khu vực hài hòa hơn.
+ Chính sách theo từng đối tượng tìm việc làm, như: chính sách về nông dân, thanh niên ra trường không tìm được việc làm.
+ Chính sách với người làm việc một cách linh hoạt để họ yên tâm làm việc.
+ Chính sách giúp đỡ người khó khăn trong tìm việc làm.
+ Chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
3.3- Về chính sách giáo dục .
Chính phủ Trung Quốc miễn học phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Chính phủ quản lý chặt chẽ việc liên doanh, liên kết với nước ngoài
trong công tác giáo đục, không cho phép nên doanh với nước ngoài đào tạo bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Đối với sinh viên đại học : Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường đại học, đảm bảo nhu cầu học tập,
sinh hoạt, rèn luyện thân thể c?a sinh viên. Về chỗ ở, đảm bảo 100% sinh viên có nhu cầu đều được ở ký túc xá.
- Đối với lưu học sinh sau khi tốt nghiệp trở về nước : Chính phủ Trung Quốc có những chủ trương, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ đối tượng này
lập nghiệp, coi việc thu hút tài năng là một nhiệm vụ lớn. Bộ Giáo dục đào tạo đã thành lập Trung tâm kiểm tra chất lượng học tập của lưu học
sinh tốt nghiệp các trường đại học ở nước ngoài về nước và hỗ trợ lưu học sinh tốt nghiệp về nước lập nghiệp.
4- Qua nghiên cứu, khảo sát tại nước ngoài, có một số vấn để cần quan tâm, nghiên cứu
1- Phải quan tâm phát triển song song, đồng bộ cả 3 yếu tố : gia đình - nhà trường - xã hội đến sự phát triển toàn diện của thanh niên, trong
đó đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục toàn diện, giáo dục truyền thống và nhất là sự tự tin, lý tưởng sống cho thanh thiếu niên. Đặc biệt cần
phải tạo ra được một hệ thống hỗ trợ trong việc phát triển con người, trong đó có thanh thiếu niên.
2- Trong chính sách phát triển thanh niên của Nhật Bản, Chính phủ luôn đề ra những mục tiêu cụ thể, kể cả những vấn đề nhỏ nhất nhưng
liên quan trực tiếp đến thanh thiếu niên (như : chiều cao, cân nặng sau khoảng thời gian bao lâu phải đạt được ); đồng thời tăng cường các
biện pháp để thanh niên tham gia nhiều hơn các hoạt động trải nghiệm; chấn chỉnh nền nếp của thanh niên bằng các chế tài pháp luật, cảnh
báo gia đình và giáo dục ý thức của cả người lớn.
3- Thế hệ thanh niên hiện nay có nhiều điểm khác với các thế hệ thanh niên trước đây. Thanh niên tiếp cận cái mới và lượng thông tin nhanh,
nhiều hơn, có nhiều ý tưởng mới. Điều đó cần phải có sự chấp nhận của thế hệ đi trước. Nhật Bản nhận thức cần phải bắc một chiếc cầu nối
giữa các thế hệ. Đặc biệt, trong một đảng, cũng cần có nhiều biện pháp giáo dục hỗ trợ cho đảng viên trẻ; tạo cơ hội cho các đảng viên trẻ
phát biểu, cố gắng không có sự áp đặt. Điều quan trọng là phải có sự đồng cảm.
4- Trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ những kinh nghiệm thành công cũng như những
vấn để nhức nhối tồn tại trong thanh niên Nhật Bản sau quá trình tăng tốc phát triển kinh tế, chúng ta cần sớm rút ra những bài học của Nhật
Bản để quá trình phát triến của thanh niên Việt Nam sẽ không gặp phải những vấn đề mà Nhật Bản đã khuyến cáo cho chúng ta từ những
kinh nghiệm thực tiễn. Trong đó, lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu; tăng cường giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước, về truyền thống, lịch sử
đất nước cho thế hệ thanh thiếu nhi; xây dựng những chính sách khả thi, quyết liệt nhằm bồi dưỡng, phát triển và phát huy tài năng trẻ của
đất nước.
5- Cần nghiên cứu để kiện toàn và giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên cho Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam. Đồng thời,
tại mỗi cơ quan bộ, ngành, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố thành lập một phòng hoặc một bộ phận tham mưu quản lý nhà nước về công
tác thanh niên.
6- Đa số học sinh, sinh viên, lưu học sinh Việt Nam đang học tập, làm việc tại các nước ngoài đều có ý chí và quyết tâm học tập, làm việc tốt,
luôn hướng về Tổ quốc, có tình yêu đất nước; mong muốn trong thời gian ở nước ngoài thu nhận được kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm làm
việc, quản lý và thu nhập để sau này quay trở về Việt Nam làm việc, cống hiến, xây dựng đất nước. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước và các cơ quan nhà nước cần có biện pháp
để nắm chắc đội ngũ này; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, nhất là các thông tin về tình hình đất nước, các chính sách của Nhà nước
về cơ hội làm việc, cống hiến, phát triển và thu nhập sau khi tốt nghiệp trở về nước. Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nghiên cứu cơ chế phối hợp quản lý lưu học sinh đi
học ở nước ngoài; giao cho Đảng ủy Ngoài nước và Ban Bí thư Trung ương Đoàn nghiên cứu việc thành Lập lại Ban cán sự Đoàn Ngoài
nước tại một số nước có đông lưu học sinh Việt Nam đang học tập. Đồng thời, bằng con đường Chính phủ hoặc qua hoạt động của các đoàn
thể, các tổ chức xã hội, cần tăng cường hoạt động giao lưu hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm giữa thanh thiếu nhi Việt Nam và thanh thiếu nhi
các nước.
7- Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, nhất là Intemet và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhà nước và
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng cần chú ý các hình thức trao đổi, thông tin và nắm thanh thiếu niên bằng nhiều hình thức qua
chính mạng thông tin toàn cầu này. Đây là một hình thức rất quan trọng, ví dụ : nâng cấp trang Web của Đoàn thanh niên thành cổng thông tin
điện tử phục vụ hoạt động, tổ chức các hoạt động tình nguyện với sự tham gia của các sinh viên về nước trong dịp hè; tư vấn du học; thành
lập "Mạng kết nối tài năng trẻ Việt Nam"…/.