A. Mở đầu
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế- xã hội tương ứng
với bốn kiểu nhà nước, đó là: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư
sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa
trên bối cảnh xã hội tư bản chủ nghĩa không thể tự giải quyết những mâu thuẫn về
kinh tế, chính trị- xã hội ngày càng gay gắt bên trong chính xã hội đó. Như một điều
tất yếu, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp
vô sản và nhân dân lao động tiến hành. Cuộc cách mạng này không chỉ để lật đổ sự
thống trị của các giai cấp bóc lột mà cịn là xây dựng một kiểu nhà nước mà mọi sự
áp bức đều bị xóa bỏ. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước
mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử.
Việc nghiên cứu bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và liên hệ với bản chất nhà
nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt nhận
thức và thực tiễn đối với cơng dân nói chung và với những sinh viên như chúng em
nói riêng. Đây là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và nắm vững bản chất tiến bộ của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, củng cố niềm tin vào chế độ nhà nước và vào tương
lai của đất nước “dân chủ– công bằng – văn minh - tiến bộ”, một đất nước “của dân,
do dân, vì dân” và có một thái độ tỉnh táo, phê phán trước những quan điểm sai trái,
phủ nhận nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Thế nhưng, bất chấp thực
tế đó, trong những năm qua, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu
thiện chí vẫn cố tình thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng vu cáo, xuyên tạc để
tác động tiêu cực đến Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm méo mó
nhận thức của người dân Việt Nam. Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Bản chất
của nhà nước xã hội chủ nghĩa và liên hệ với bản chất của nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam” để phân tích trong bài tập lớn này.
B. Nội dung
1.
Nhà nước, chủ nghĩa xã hội và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1. Nhà nước
Nhà nước nói chung, ra đời và tồn tại với một mục đích duy nhất là để duy trì và
bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Do đó, khi một nhà nước bị lật đổ thì ngay
lập tức một nhà nước mới của giai cấp thống trị mới sẽ được thành lập để thay thế
nhà nước cũ.
1.2.
Chủ nghĩa xã hội
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất
hiện năm hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là: công xã nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa. Theo
đó, chủ nghĩa xã hội khơng phải là một hình thái kinh tế - xã hội mà chỉ là một thời
2
kỳ, một giai đoạn. Từ hình thái tư bản chủ nghĩa lên cộng sản chủ nghĩa thì cần phải
trải qua giai đoạn chủ nghĩa xã hội. Việt Nam ta từ hình thái kinh tế - xã hội phong
kiến đã khơng trải qua hình thái tư bản chủ nghĩa mà đến chủ nghĩa xã hội nhưng
phải trải qua một thời kỳ cịn đen tối hơn nhiều, đó là chủ nghĩa thực dân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam lúc bấy giờ là mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước và tay sai của chúng và để
giải quyết mâu thuẫn đó thì cần phải tiến hành cách mạng. Thời cơ cách mạng đến,
bằng sức lực, trí tuệ của dân ta và cũng nhờ sự lãnh đạo anh minh của Đảng, Cách
mạng Tháng Tám 1945 thành công, đưa Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.3.
Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện
từ lâu trong lịch sử. Khát vọng này xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động
muốn thốt khỏi sự bất cơng, bạo lực và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội
dân chủ, trong đó những giá trị chân chính của con người được tơn trọng, mọi người
đều có điều kiện để tự do phát triển với tất cả mọi năng lực của mình. Những cuộc
đấu tranh khơng ngừng của nhân dân lao động trong lịch sử đã chứng minh cho điều
đó. Trong lịch sử, khi xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện, khi mà những mâu thuẫn
giữa quan hệ sản xuất tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính chất xã hội hóa
ngày càng cao của lực lượng sản xuất ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc khủng
3
hoảng về kinh tế và mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản. Chính
vì thế nên đã làm xuất hiện các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Sự ra đời
của của nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng xã
hội của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sứ mệnh đó là xây dựng thành cơng chủ nghĩa
xã hội và đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ. Bên cạnh vai trò của Đảng
Cộng sản, giai cấp cơng nhân cịn được trang bị bởi vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác
– Lênin với tư cách cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà
nước của giai cấp mình sau chiến thắng. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã
hội khoa học, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã
hội loài người; sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất
yếu khách quan, phù hợp với các quy luật vận động và phát triển của xã hội.
2.
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và liên hệ với bản chất nhà nước
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất
của giai cấp thống trị xã hội. Do đó, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa trước
hết là mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai
cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu cho phương thức sản xuất mới hiện đại,
có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của tồn thể nhân dân lao động và dân tộc.
Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân mà
4
cịn có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Nếu so sánh với nhà nước tư
sản, thì nhà nước tư sản với nền dân chủ tư sản chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư
sản mà thơi. Ví dụ như là ở các nước phương Tây, luật pháp của họ có chế độ bảo
lãnh bằng tiền. Khi hai người cùng mắc một tội giống nhau và phải chịu mức phạt
giam giữ như nhau thì chỉ người có nhiều tiền thì mới được thả tự do. Tuy nhiên, ở
một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam chúng ta thì khơng như vậy. Pháp luật
được thực thi cơng bằng với tất cả mọi cơng dân.
Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên ba
phương diện là chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội.
2.1.
Về chính trị
Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp cơng nhân, giai cấp có
lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội
xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị. Tuy
nhiên, sự thống trị của giai cấp vơ sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của
các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống t rị của
thiểu sổ đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm
bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Cịn sự thống trị về chính trị của giai cấp vơ sản là
sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp
mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó,
nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động. Đặc
5
điểm này của nhà nước là một tất yếu, sự tất yếu đó đến từ bản chất của phong trào
cách mạng vô sản. Mác viết: “ Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay,
đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là
phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”.
Liên hệ với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản chất của nhà
nước về mặt chính trị là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp năm 2013,
điều 2 đã nói rõ: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng
dân và đội ngũ trí thức.”. Theo đó, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà
nước. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân là người bầu ra và giám sát những
người trong bộ máy nhà nước và những người đó có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào,
căn cứ vào những quyết nghị của các cử tri đã bầu ra họ. Theo Điều 6 Hiến pháp
năm 2013 của Việt Nam quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Bên cạnh đó, tại Điều 3 của Hiến pháp
cũng quy định: “ Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Hiện nay, tại các
6
cơ quan Chính phủ Việt Nam đã có các cổng thơng tin điện tử, người dân có thể
đóng góp ý kiến, cập nhật thông tin, làm các thủ tục hành chính và từ đó xây dựng
được nền hành chính phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Mới đây, theo Chỉ thị số
35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, thông báo Kết luận số
159-TB của Bộ Chính trị, thực hiện xin ý kiến rộng rãi của nhân dân vào Dự thảo
các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Khi đó, các ý kiến của nhân dân sẽ được
lắng nghe, hoàn thiện, tiếp thu triệt để và sau đó mới trình ra Đại hội. Lần xin ý kiến
này đã khẳng định lại một lần nữa về quyền làm chủ của nhân dân, các chính sách
của Đảng, của Nhà nước ta ln đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
2.2.
Về kinh tế
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của
xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do
đó, khơng cịn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột
khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của
thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì
nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan
cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó
khơng cịn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “ nửa nhà nước”. Điểm khác biệt
so với các nhà nước khác là bộ máy chính trị - hành chính cưỡng chế là của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột và các phần tử
7
phản động để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số
nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nói
tóm lại, bản chất về mặt kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế thì vẫn tuân theo bản
chất chung của các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, Việt Nam phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên chế độ công
hữu. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trước tình trạng
sản xuất đình đốn, thương mại trì trệ, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng
kinh tế rất thấp, lực lượng sản xuất lạc hậu... Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, quyết tâm từ bỏ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XI của Đảng (2011) đã xác định:
“Nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ
chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo
pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển.
8
Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở
hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng
phát triển”.Bên cạnh đó, trong Điều 15 của Hiến pháp 1992 đã quy định: “ Nhà
nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ
sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể là nền tảng”. Bởi vì mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho
dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của
nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của
các thành phần kinh tế.
Thứ hai, khi giải quyết quyền lợi thì sẽ giải quyết theo ngun tắc: lợi ích của cá
nhân hài hịa với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Bác Hồ đã từng giải thích trong
“Bài nói tại buổi bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính các cơ quan trung
ương” như sau: “Mọi người nhận rõ lợi ích chung của dân tộc phát triển và củng cố
thì lợi ích riêng của cá nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích cá
nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ quyết khơng thể đặt lợi ích cá nhân
trên lợi ích dân tộc. Đó là một tiến bộ”. Sau này, trong tác phẩm “Đạo đức cách
mạng”, Người khẳng định: “Trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là
9
chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ
một vị trí nhất định và đóng góp một phần cơng lao trong xã hội. Cho nên lợi ích cá
nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích
chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để
được thoả mãn”. Và do đó, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta thì lợi ích
của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể, của xã hội.
Thứ ba, đặt con người vào vị trí trung tâm của tổng thể phát triển. Mác - Lênin cho
rằng, con người là sản phẩm của tự nhiên và của xã hội, con người là yếu tố quan
trọng nhất trong lực lượng sản xuất góp phần vào phát triển xã hội. Đảng ta cũng đã
chỉ rõ: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế xã hội, chỉ có con người mới hồn thành được các mục tiêu đề ra”. Đảng và nhà
nước ta luôn chăm lo, phát triển con người, để nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc. Trong 30 năm đổi mới, mỗi năm nhà nước tạo bình quân 1,5 đến 1,6
triệu việc làm mới để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình
quân 1,5 – 2%/ năm. Tất cả đều nhằm mục tiêu phát huy hiệu quả nguồn lực con
người, bởi vì con người chính là nguồn lực trung tâm của sự phát triển.
2.3.
Về văn hóa, xã hội
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại,
đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp,
10
tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp
cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.
Ở Việt Nam, thứ nhất, nền văn hóa tập trung vào xây dựng và phát triển quyền con
người và cũng đặt con người vào vị trí trung tâm chủ thể của sự phát triển giống
như trong lĩnh vực kinh tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI) đã nêu rõ: “ Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con
người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng
tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính
cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo”.
Thứ hai, nhà nước Việt Nam ta thực hiện phát triển một nền văn hóa có giá trị nhân
văn. Trước đây phạm trù đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
không được nhắc tới nhiều và cũng không được quá quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay,
khi phát triển doanh nghiệp thì những yếu tố này lại rất được Nhà nước, doanh
nghiệp và người tiêu dùng coi trọng. Một doanh nghiệp thường xuyên xả chất thải
độc hại ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khơng khí khiến đời sống
người dân khổ sở, khó khăn hay một doanh nghiệp ln tìm đủ mọi cách để trốn
thuế thì chắc chắn sẽ khơng nhận được sự tin cậy, ủng hộ của người tiêu dùng cũng
như là sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Các doanh nghiệp cần xác định rõ là
không thể tiếp tục làm mọi cách để tối đa hóa doanh thu nữa mà phải là tối đa hóa
doanh thu và đi kèm với việc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm. Bên cạnh đó,
11
nhà nước ta luôn tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp kinh doanh,
phát triển. Ðại hội X của Ðảng đã khẳng định: "Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc
quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường". Đó chính là bản chất của nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta, nhà nước ln có những chính sách để bảo vệ,
giúp đỡ cơng dân Việt Nam bởi vì trong các doanh nghiệp kinh doanh ln có cơng
dân Việt Nam đang làm việc và kiếm sống. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp kinh
doanh trong khuôn khổ luật pháp quy định, có đạo đức và trách nhiệm trong kinh
doanh thì sẽ có thể vừa làm giàu cho mình vừa làm giàu cho nhà nước vừa phục vụ
được khách hàng.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát triển một nền văn hóa có giá trị nhân văn,
điều này đã được thể hiện rõ trong đợt cả nước đồng lòng chống lại đại dịch Covid19 và trận lũ lụt lịch sử tại miền Trung vừa qua. Khi đại dịch nổ ra, những người
kiểu bào ta về nước, Nhà nước ta giống như một người mẹ nghèo, dù cũng rất khó
khăn nhưng vẫn ln dang rộng vịng tay đón những đứa con trở về để bảo vệ, giúp
đỡ. Nhân dân ta đoàn kết, trên dưới một lòng thực hiện theo các chủ trương của
Chính phủ; cùng nhau san sẻ khó khăn, chia nhau từng cái khẩu trang đến nhường
lại những khoản hỗ trợ vật chất cho những hồn cảnh khó khăn hơn mình. Kết quả
là một đất nước nhỏ bé nhưng đã chiến thắng được đại dịch. Tuy nhiên, khơng lâu
sau thì mảnh đất miền Trung đã lại phải hứng chịu những cơn bão cùng với những
trận lụt lịch sử, cụm từ “ rất nhiều” không thể mô tả hết được những thiệt hại mà
12
người dân phải gánh chịu. Ngoài những giúp đỡ của các chiến sĩ, người dân khắp cả
nước thì cịn có những hỗ trợ từ phía nhà nước. Khi đến gặp và làm việc với các cán
bộ ở miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Khơng được để dân đói.
Khơng được để dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không được để học sinh không
được đi học". Về hỗ trợ tài chính, 500 tỉ đồng từ nguồn dự phịng ngân sách trung
ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 5 tỉnh miền Trung để thực hiện nhiệm vụ cứu
hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai. Ngồi ra cịn
có các chỉ đạo, phương án giải quyết vô cùng cấp thiết đến từ phía các nhà lãnh đạo
đất nước để có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của với phương châm
“khơng để ai bị bỏ lại phía sau” . Thiên tai, bão lũ rồi sẽ qua, chính sự nhân văn đã
giúp thổi đi sự lạnh lẽo của dòng nước, lau đi những giọt nước mắt trên má và đem
lại niềm tin, hy vọng cho người dân miền Trung. Truyền thống “ thương người như
thể thương thân” , “ lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta cùng những bản chất nhân
văn tốt đẹp của Nhà nước sẽ còn tồn tại mãi và là minh chứng cho tinh thần dân tộc
đáng tự hào của dân tộc Việt Nam chúng ta.
13
C. Kết luận
Kể từ khi ra đời đến nay, nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn giữ được trọn vẹn bản
chất tốt đẹp, tiến bộ của mình. Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
sau hơn 70 năm thành lập, mặc dù đã phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách,
Nhà nước ta vẫn đứng vững và cịn khơng ngừng lớn mạnh về mọi mặt, giữ vững
bản chất giai cấp cơng nhân của mình, đồng thời ln ln thể hiện được vai trị
đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân và giai cấp công nhân Việt Nam là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và Nhà
nước, là lực lượng nịng cốt trong khối liên minh cơng - nơng - trí thức và khối
đại đồn kết tồn dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng
4.0 hiện nay, giai cấp công nhân cần phát triển cả về số lượng và chất lượng;
nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp,
tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động của mỗi cơng nhân. Có như vậy
thì giai cấp công nhân Việt Nam mới xứng đáng là giai cấp làm chủ, lãnh đạo đất
nước, có thể đưa đất nước trở thành một quốc gia lớn mạnh, sánh ngang với các
cường quốc trên thế giới.
Với đề tài “ Phân tích bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa và liên hệ với bản chất
nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, em muốn nhấn mạnh về bản chất tiến
14
bộ và tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà nước ở Việt Nam
nói riêng. Mọi hành vi phản động, xuyên tạc với động cơ chính trị đen tối đều
phải bị lên án và mọi người dân Việt Nam đều cần có ý thức để không bị những
thông tin sai trái làm lệch lạc tư tưởng, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Là
mội sinh viên, một công dân Việt Nam, em thấy việc được sinh ra, lớn lên và
sinh sống tại một đất nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam là một điều may mắn
và thật tự hào. Chúng em sẽ cần cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để mai sau
xây dựng đất nước, đưa đất nước ta trở thành một cường quốc trên thế giới.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. C.Mác và Ăngghen, tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia.
2. Chỉ thị số 35 – CT/TW của bộ chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
3. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học ( sử dụng trong các trường đại học – hệ
thống không chuyên lý luận chính trị ), xuất bản năm 2019
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia.
5. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
6. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
7. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam.
8. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
15
9. Văn bản 1640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/10/2020
10. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia
16