Quản lý nhà nước về kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, theo cơ chế thị trường. Mọi hoạt động diễn ra rất phức tạp, các thành phần kinh
tế hoạt động đan xen, vừa thúc đẩy hợ tác vừa cạnh tranh mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế
thường xuyên xảy ra và những khuyết tật của nó là điều không thể tránh khỏi. Do đó cần
phải có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước để hạn chế những khuyết tật này. Nhưng nhiều khi
Nhà nước lại thực hiện một cách quá lỏng lẻo chức năng quản lý của mình và nhiều khi
Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính sự
chồng chéo này làm cho cả hoạt động quản lý về kinh tế của Nhà nước và hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả gây ách tắc và lãng phí. Vấn đề này được
đặt ra cần phải làm rõ chức năng chức năng quản lý về kinh tế của Nhà nước như thế nào
và giới hạn chức năng kinh doanh là ở đâu.
Với mục đích trau dồi kiên thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về chức
năng quản lý Nhà nước về kinh tế, nhóm chúng em đã làm đề tài: “ Chức năng tạo lập
môi trường cho các mục đích kinh tế cuả quản lý Nhà nước về kinh tế. Liên hệ thực tiễn
vấn đề này trong lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam hiện nay.”
Trong quá trình thực hiện, do sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài làm
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của giảng viên và các bạn
học viên.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Quản lý nhà nước về kinh tế
PHẦN 1: CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.1. Khái niệm, vị trí cuả Quản lý Nhà nước về kinh tế
1.1.1. Khái niệm
Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản
lý khu vực kinh tế nhà nước mà quan trọng hơn là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân
bao gồm cả kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu
chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để quản lý được nền
kinh tế quốc dân, Nhà nước phải thực hiện rất nhiều loại công việc khác nhau. Những công
việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và
giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân. Là tập hợp
những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền
kinh tế quốc dân.
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cách là
một hệ thống lớn phức tạp. Đó là tổng thể các ngành kinh tế, các vùng, các địa phương
cùng các cơ sở kinh tế của chúng. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn
xã hội với việc thực hiện hàng loạt chức năng, có sự phân biệt với chức năng quản lý sản
xuất – kính doanh của các cơ sở kinh tế.
Mục đích của việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là xác định hệ thống
mục tiêu quản lý nền kinh tế quốc dân cũng như phương thức thực hiện các mục tiêu đã
định cho từng thời kỳ nhất định của phát triển đất nước.
1.1.2. Vị trí của quản lý Nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế trong thời đại ngày nay trở thành nhân tố cơ bản quyết
định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, kế cả các nước tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ
nghĩa, nước đang phát triển hay đang phát triển. Phân tích chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế không chỉ góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở và hoàn thiện bộ máy
quản lý nền kinh tế quốc dân có hiệu lực và hiệu quả.
Việc nâng cao quản lý kinh tế của Nhà nước là cần thiết đối với tất cả các nước
không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, nó được thể hiện:
- Mọi Nhà nước sinh ra phải nắm giữ quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế nhằm
điều tiết mối quan hệ kinh tế - xã hội. Để thực hiện quyền lực Nhà nược phải tiến hành
Quản lý nhà nước về kinh tế
quản lý mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý kinh tế đối với nền kinh tế
quốc dân.
- Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng
cao do cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ tạo ra, cho nên cần thiết có sự
quản lý của Nhà nước về kinh tế.
- Nhà nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của mỗi nước. Trong lịch sử kinh tế thế giới, có hai mô hình kinh tế đặc trưng tương
ứng với vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Thứ nhất là mô hình kinh tế chỉ huy – vai trò
quản lý cùa Nhà nước được tuyệt đối hóa. Thứ hai là mô hình kinh tế thị trường, nó là kết
hợp giữa vai trò của Nhà nước với vai trò của cơ chế thị trường.
Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới không một Nhà nước nào đứng ngoài việc quản lý
kinh tế. Nhà nước nào cũng có chức năng quản lý kinh tế, tuỳ mỗi nước mà cách quản lý sẽ
khác nhau.
1.2. Chức năng cuả Quản lý Nhà nước về kinh tế
1.2.1. Tạo lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế
a) Khái niệm
Pháp luật về kinh tế theo nghĩa rộng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nông dân lao
động nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và
sản xuất – kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế với nhau và với các cơ quan quản lý
nhà nước.
b) Vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường
Xác định khuôn khổ pháp luật đùng đắn cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế
thị trường được xem như điều kiện tiên quyết hơn, đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu
quả. Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể trên thị
trường. Vấn đề cơ bản của kinh tế là sở hữu và lợi ích kinh tế. Chế độ sở hữu và lợi ích
kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể trên thị trường.. Vai trò của pháp luật
kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Pháp luật kinh tế xác định vị trí pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinh tế. Ở nước
ta pháp luật kinh tế thể hiện đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
trong từng giai đoạn theo đường lối phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đường lối đó phải được cụ thể hóa trong nền kinh tế, phản ảnh thể chế kinh tế mới.
Tạo lập các quyền kinh tế của chủ thể thị trường phải được đảm bảo bằng hệ thống pháp
Quản lý nhà nước về kinh tế
luật nhà nước. Bằng việc ban hành và thực thị một hệ thống pháp luật về các loại hình
doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, địa
vị pháp lý của các chủ thể kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau được xác định.
+ Bằng pháp luật kinh tế, nhà nước điều chỉnh hành vi kinh tế trên thị trường, xác
định hành vi nào là hành vi hợp pháp, hành vi nào là hành vi phi pháp. Luật pháp kinh tế
tạo ra luật chơi cho các chủ thể trên thị trường. Môi trường kinh tế luôn có ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động của các chủ thể kinh tế. Nếu môi trường thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực
và ngược lại. Thành tố đầu tiên và quyết định môi trường kinh doanh là pháp luật mà trước
hết là pháp luật về kinh tế. Thông qua pháp luật về kinh tế, nhà nước quy định những
chuẩn mực hoạt động cho các chủ thể trên thị trường.
+ Luật pháp về kinh tế là công cụ của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Đặc
trưng của luật pháp là tính cưỡng bức và là sản phẩm đặc thù của nhà nước. Buông lỏng
luật pháp là trên thực tế Nhà nước mất đi một công cụ sắc bén nhất trong quản lý xã hội
cũng như quản lý nền kinh tế. Hệ thống pháp luật phải đáp ứng được 3 yêu cầu: yêu cầu về
tính khách quan, tính quy luật, yêu cầu về tính cưỡng chế và yêu cầu về tính hệ thống.
Chức năng luật pháp của Nhà nước được thực hiện bởi cả 3 cơ quan: cơ quan luật pháp, cơ
quan hành pháp, cơ quan tư pháp và bao gồm cả quá trình xây dựng, quyết định ban hành
và tổ chức thực hiện.
1.2.2. Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
a) Khái niệm môi trường cho sự phát triển:
Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp các yếu tố, các điều kiện tạo nên
khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế. nói cách khác, là tổng thể các yếu tố và
điều kiện khách quan, chủ quan; bên ngoài, bên trong; có mối liên hệ mật thiết với nhau,
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả
kinh tế. Một môi trường thuận lợi được coi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh
nghiệp nói riêng; ngược lại, môi trường kinh doanh không thuận lợi không những sẽ kìm
hãm, cản trở mà còn làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ và các
doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt. Vì vậy, việc tạo lập môi trường cho sự
phát triển kinh tế chung của đất nước và cho sự phát triển sản xuất-kinh doanh của doanh
nghiệp là một chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
Môi trường kinh doanh là tồng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các quyết
định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Nhóm các yếu tố bên ngoài tác
động gián tiếp đến đơn vị được gọi là nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô. Nhóm các yếu tố
Quản lý nhà nước về kinh tế
bên ngoài có tác động trực tiếp đến các đơn vị kinh tế là các yếu tố môi trường vi mô. Nhà
nước có vai trò đặc biệt với các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
b) Các loại môi trường cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là một bộ phận của môi trường vĩ mô.
Môi trường kinh tế được hiểu là một hệ thống hoàn cảnh kinh tế được cấu tạo nên bởi một
loạt nhân tố kinh tế. Các nhân tố thuộc về cầu như sức mua của xã hội và các nhân tố thuộc
về cung như sức cung cấp của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển kinh tế.
+ Đối với sức mua của xã hội. Nhà nước phải có: Chính sách nâng cao thu nhập
dân cư; Chính sách giá cả hợp lý; Chính sách tiết kiệm và tín dụng cần thiết; Chính sách
tiền tệ ổn định, tránh lạm phát;
+ Đối với sức cung của xã hội, Nhà nước cần phải có: Chính sách hấp dẫn đối với
đầu tư của các doanh nhân trong nước và nước ngoài để phát triến sản xuất kinh doanh;
Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho xuất kinh doanh, giao lưu
hàng hoá; Yêu cầu chung căn bản nhất đối với môi trường kinh tế là ổn định, đặc biệt là gía
cả và tiền tệ. Giá cả không leo thang, tiền tệ không lạm phát lớn.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là tổng thể các hoàn cảnh luật định được
Nhà nước tạo ra để điều tiết sự phát triển kinh tế, bắt buộc các chủ thể kinh tế thuộc các
thành phần hoạt động trong nền kinh tế thị trường phải tuân theo. Môi trường càng rõ ràng,
chính xác, bình đẳng càng tạo ra cho sự hoạt động sản xuất kinh doanh tránh sai phạm, bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng. Nhà nước cần tạo ra môi
trường pháp lý nhất quán đồng bộ từ việc xây dựng Hiến pháp, các Luật và các văn bản
duới luật để làm căn cứ pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế. Do đó:
+ Đường lối phát triển kinh tế của Đảng, các chính sách kinh tế của Nhà nước phải
được thể chế hoá.
+ Công tác lập pháp, lập quy, xây dựng các luật kinh tế cần được nhà nước tiếp tục tiến
hành, hoàn thiện các luật kinh tế đã ban hành, xây dựng và ban hành các luật kinh tế mới.
- Môi trường chính trị: Môi trường chính trị là tổ hợp các hoàn cảnh chính trị, nó
được tạo bởi thái độ chính trị nhà nước và của các tổ chức chính trị, tương quan giữa các
tầng lớp trong xã hội, là sự ổn định chính trị để phát triển. Môi trường chính trị có ảnh
hướng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước ta phải tạo ra môi trường chính trị ổn định, rộng mở cho
sự phát triển kinh tế, tạo sự thuận lợi tối đa cho phát triển nền kinh tế đất nước, và cho sự
hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp.
Quản lý nhà nước về kinh tế
Việc tạo lập môi trường chính trị phải thực hiện trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc,
thể chế chính trị dân chủ, thể chế kinh tế có phù hợp đối với kinh tế thị trường, bình đẳng
đối với mọi thành phần kinh tế, tôn vinh các doanh nhân, các tổ chức, chính trị và xã hội,
ủng hộ doanh nhân làm giàu chính đáng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao
động.
- Môi trường văn hoá-xã hội: Môi trường văn hoá-xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến
việc phát triển của nền kinh tế nói chung, đến sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nói riêng. Môi trường văn hoá là không gian văn hoá được tạo nên bởi các quan niệm về
giá trị, nếp sống, cách ứng xử, tín ngưỡng, hứng thú, phương thức họat động, phong tục tập
quán và thói quen. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người do
luật lệ, các thể chế, các cam kết, các quy định của cấp trên của các tổ chức, của các cuộc
họp cấp quốc tế và quốc gia, của các cơ quan, làng xã, các tổ chức tôn giáov.v… Môi
trường văn hoá-xã hội ảnh hưởng đến tâm lý, đến thái độ, đến hành vi và đến sự ham nuốn
của con người.
Trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh luôn phải
tính đến môi trường văn hoá-xã hội. Nhà nước phải tạo ra môi trường văn hoá-xã hội đa
dạng; đậm đà bản sắc dân tộc của cả dân tộc Việt Nam và của riêng từng dân tộc sống
trên lãnh thổ Việt Nam, quý trọng, giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp và
tiếp thu nền văn hoá hiện đại một cách phù hợp, tôn trọng và tiếp thu tinh hoa của nền
văn hoá thế giới, xây dựng nền văn hoá mới thích ứng với sự phát triển kinh tế và sản
xuất kinh doanh.
- Môi trường sinh thái: Môi trường sinh thái hiều một cách thông thường, là một
không gian bao gồm các yếu tố, trước hết là các yếu tố tự nhiên, gắn kết với nhau và tạo
điều kiện cho sự sống của con người và sinh vật. Chúng là những điều kiện đầu tiên cần
phải có để con người và sinh vật sống và dựa vào chúng, con người mới tiến hành lao động
sản xuất để tồn tại và phát triển như không khí để thở; nước để uống; đất để xây dựng,
trồng trọt và chăn nuôi; tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu, hoặc những thứ vật liệu để
phục vụ cuộc sống hàng ngày, cảnh quan thiên nhiên để hưởng ngoạn v.v… Môi trường
sinh thái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước và hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước phải tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp,
đa dạng sinh học, bền vững để bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững. Nhà nước phải có
biện pháp chống ô nhiễm, chống hủy hoại môi trường tự nhiên sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên bằng các biệp pháp và các chính sách bảo vệ, hoàn thiện môi trường sinh thái.
- Môi trường kỹ thuật: Môi trường kỹ thuật là không gian khoa học công nghệ bao
gồm các yếu tố về số lượng, tính chất và trình độ của các ngành khoa học công nghệ: về
Quản lý nhà nước về kinh tế
nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; về chuyển giao khoa
học công nghệ v.v… Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển với tốc độ cao. Những
thành tựu khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực đã xuất hiện. Tiến bộ khoa học công
nghệ đã mở ra môi trường rộng lớn cho nhu cầu của con người. Chúng ta không thể không
tính đến ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, đến
quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước bằng chính sách của mình
phải tạo ra một môi trường kỹ thuật hiện đại, thích hợp, thiết thực phục vụ cho sự phát triển
của nền kinh tế nước ta.
- Môi trường dân số: Môi trường dân số là hệ thống các yếu tố tạo thành không
gian dân số, bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, sự di chuyển dân số, tốc độ gia tăng
dân số và chất lượng dân số. Môi trường dân số là một trong những môi trường phát triển
kinh tế. Nhà nước phải tạo ra một môi trường dân số hợp lý cho phát triển kinh tế bao gồm
các yếu tố số lượng và chất lượng dân số, cơ cấu dân số. Nhà nước phải có chính sách điều
tiết sự gia tăng dân số với tỷ lệ hợp lý, thích hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; nâng cao
chất lượng dân số trên cơ sở nâng cao chỉ số H.D.I (Human development index) bố trí dân
cư hợp lý giữa các vùng, đặc biệt giữa đô thị và nông thôn, phù hợp với quá trình công
nghệip hoá và hiện đại hoá.
- Môi trường quốc tế: Môi trường quốc tế là không gian kinh tế có tính toàn cầu,
bao gồm các yếu tố có liên quan đến các hoạt động quốc tế, trong đó có hoạt động kinh tế
quốc tế. Môi trường quốc tế là điều kiện bên ngoài của sự phát triển của nền kinh tế đất
nước. Nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đến sự
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó tuỳ thuộc và tính chất của môi trường
quốc tế thuận lợi hay không thuân lợi cho sự phát triển.
1.2.3. Chức năng đảm bảo cho cơ sở hạ tầng phát triển.
Tính tất yếu của chức năng Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế các dịch vụ cơ sở hạ
tầng xuất phát từ ba lý do:
+ Dịch vụ kết cấu cơ sở hạ tầng có vai trò to lớn đối với tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Cơ sở hạ tẩng được xem như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế.
+ Dịch vụ cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài và
việc thu hồi vốn khó khăn, thường thu hồi gián tiếp và ít thu hồi trực tiếp.
+ Dịch vụ cơ sở hạ tầng phần lớn là những hàng hóa công cộng. Những hàng hóa
này không được các nhà sản xuất tư nhân quan tâm vì lợi ích của người sản xuất ra nó ít
hơn nhiều so với lợi ích xã hội và vấn đề sử dụng không phải trả tiền của hàng hóa công
cộng.
Quản lý nhà nước về kinh tế
Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển thuận lợi, Nhà nước tất yếu phải có trách
nhiệm cung cấp các dịch vụ hạ tầng cho xã hội. Nhà nước có thể thực hiện bằng một trong
hai hướng:
Cung cấp trực tiếp thông qua các doanh nghiệp hoặc các cơ quan sự nghiệp của Nhà
nước. Theo hướng này, Nhà nước trực tiếp dùng vốn đầu tư để đảm bảo cung cấp các dịch
vụ cơ sở hạ tầng.
Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích tư nhân cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng
như trợ cấp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng. Nhìn chung cả hai hướng khi giải
quyết vấn đề cơ sở hạ tầng đều cân đối ngân sách Nhà nước.
1.2.4. Chức năng hỗ trợ phát triển.
Bảo trợ sản xuất là sự can thiệp của Nhà nước vào các ngành kinh tế nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi hơn cho những ngành đó trong quá trình phát triển.
Bảo trợ sản xuất là việc làm cần thiết của Nhà nước. Các nhà đầu tư sẽ không tiến
hành các dự án đầu tư tuy đáp ứng yêu cầu của xã hội nhưng cần phải mất thời gian hay
cần phải có một quá trình học hỏi lâu dài. Vấn đề là cung cấp tài chính cho một dự án như
thế nào trong giai đoạn đầu làm ăn thua lỗ hoặc các đầu vào, đầu ra cho các nhà sản xuất
trong giai đoạn khi họ còn nhỏ bé hoặc chưa thể đứng vững được.
Một nguyên tắc chung đối với sự can thiệp của Nhà nước là phải xử lý tận gốc
những thất bại của thị trường. Đó là chính sách nhằm làm cho thị trường tài chính hoạt
động tốt hơn, chính sách giáo dục hay chính sách hoàn thành luật bản quyền chứ không
phải là những biện pháp nhằm vào từng công ty, từng ngành. Để thực hiện vai trò bảo trợ
thành công, Nhà nước cần đảm bảo 3 yếu tố cơ bản:
+ Sự bảo trợ phải giảm dần theo từng giai đoạn lớn mạnh của ngành được bảo trợ.
+ Chính phủ phải có thực lực, có năng lực và không tham nhũng.
+ Chính phủ phải là người chủ yếu đóng vai trò người điều phối và cung cấp thông
tin rõ ràng.
1.2.5. Các chức năng khác
+ Định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế thông qua kế hoạch, chính sách và
các công cụ quản lý vĩ mô
+ Tổ chức sắp xếp lại các đơn vị kinh tế, tái cơ cấu các ngành, các loại hình kinh tế
cho phù hợp với xu thế mới
Quản lý nhà nước về kinh tế
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đất nước, góp phần thúc đẩy hoạt
động có hiệu quả của doanh nghiệp
+ Chức năng điều tiết thông qua các công cụ tài chính ngăn chặn tác động tiêu cực;
+ Cung cấp thông tin, kiểm tra giám sát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong các
hoạt động kinh tế.
PHẦN 2: VẬN DỤNG CHỨC NĂNG TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như
những khó khăn nội tại ở trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng
Quản lý nhà nước về kinh tế
đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ. Trước
tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nhờ đó, GDP năm 2011 ước tăng trưởng 5,89%. Công
tác quản lý ĐT được tăng cường và chấn chỉnh, đã có những chuyển biến và đóng góp tích
cực cho nền kinh tế Việt Nam.
a.Tình hình đầu tư công.
Đầu tư công ở Việt Nam hiện được hiểu là đầu tư từ các nguồn vốn của Nhà nước,
bao gồm đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước
(thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam), vốn viện trợ phát triển chính thức, đầu tư phát
triển của các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác của Nhà nước.
Đầu tư công có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phần vốn này được Nhà
nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ
chức chính trị và chính trị - xã hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư công đạt khoảng 286 nghìn
tỉ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; trong giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt
trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, tỷ trọng
vốn nhà nước đầu tư cho các dự án công, các chương trình mục tiêu là rất lớn. Chính vì
vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả phần vốn đầu tư này là rất quan trọng và cần thiết.
Đầu tư công so với GDP (%)
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2000
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
20,2
21,2
21,4
20,6
19,5
19,3
19,0
17,3
14,1
17,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009
Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình
phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất
là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức
độ ngày càng nặng nề... Việc Tập đoàn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng để mua
tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, đang được nhắc
đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công. Hay, đầu tư cảng biển dọc 600km
ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại có 1 cảng), song, các cảng
biển này lại không hoạt động hết công suất. Thực tế đó cho thấy, mức độ thiếu hiệu quả
Quản lý nhà nước về kinh tế
của các dự án đầu tư công của Việt Nam rất đáng báo động. Với kiểu xin cấp phép xây
dựng tràn lan như hiện nay, thì tỉnh nào cũng đều sẽ có sân bay, cảng biển, khu công
nghiệp, khu du lịch sinh thái, sân gôn, khu đô thị cao cấp,... mà hiệu quả thì chưa biết
được, mới chỉ thể hiện trên báo cáo nghiên cứu khả thi.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, như: quản lý kém, đầu tư không hợp lý,
đầu tư nhiều vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; thiếu đầu tư tương xứng cho những
ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư thiếu tập trung,
không dứt điểm cho các công trình trọng điểm... Ngoài ra, hiệu quả đầu tư công thấp còn
chịu ảnh hưởng của cơ chế khép kín, lợi ích cục bộ, phe nhóm, địa phương, sự nể nang cảm
tính và tư duy nhiệm kỳ. Thủ tục hành chính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch;
chất lượng quy hoạch và lập dự án thấp; tình trạng không hoặc chỉ đấu thầu hình thức, năng
lực và trách nhiệm nhà thầu kém; nạn tham nhũng, thiếu kiểm soát và có chế tài kịp thời,
nghiêm khắc, trách nhiệm; sự chưa rõ ràng và nhất là thiếu phối hợp đồng bộ các chính
sách, giữa các cấp, ngành và các bên hữu quan trong bối cảnh còn thiếu vắng một Luật Đầu
tư công ở nước ta... đều là những nguyên nhân khiến đầu tư công thiếu hiệu quả. Nhìn
chung, chất lượng thấp và thất thoát vốn trong đầu tư công do sự chậm trễ và thường đi
kèm với việc xin được điều chỉnh tăng vốn của các dự án đầu tư công trong triển khai
dường như cặp bài trùng đã quá quen mặt.
Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội
bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: tăng sức ép
lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất
- nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn
chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập.
Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực của
chiếc bẫy nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Về tổng
thể, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam nhờ gia tăng đầu tư công đã lên tới
đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở rộng quy
mô vốn, giá trị gia tăng thấp và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ... thì nền kinh
tế càng mất khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng, đất nước và người dân càng
bị nghèo đi và thiếu bền vững.
b.Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ( Vốn FDI)
Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế:
Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn
đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu
tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc,
Quản lý nhà nước về kinh tế
Nhật Bản và Đài Loan. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút
FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và
Bình Dương.
Về vốn đăng ký năm 2011:
Tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD,
bằng 74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010
nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn đăng ký năm 2011 tập trung
76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này
năm 2010 (54,1%). Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2011 chỉ chiếm
5,8% tổng vốn đăng ký (trong khi năm 2010 lĩnh vực này chiếm 34,3% tổng vốn đăng ký).
Vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm
2010 (1,89 tỷ USD). Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích
cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Về vốn thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2011:
Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng
với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng
xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI
(không kể dầu thô) ước đạt 47,2 tỷ USD. Góp phần làm giảm gánh nặng cho cán cân
thương mại. Nhập khẩu của khu vực FDI là 47,8 tỷ USD, tăng 29,3% so với năm 2010.
Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm
2010 (3,04 tỷ USD). Thu từ dầu thô vượt dự toán năm gần 44% và ước đạt 4,8 tỷ USD.
Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách
nhà nước.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư đối
với các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của Diễn
đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Nam đã thăng
hạng 3 bậc, đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền
kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư
Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại của JETRO
đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo
Kinh doanh Nikkei, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở
Quản lý nhà nước về kinh tế
sản xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan. Với tư cách là thị trường tiêu thụ, Việt Nam là điểm
đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia.
Năm 2011, giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do chúng ta đã chú
trọng việc thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án, phối hợp với các Bô%3ḅ ngành, địa phương
tiến hành rà soát, phân loại dự án và tập trung hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho nhà
đầu tư. Đồng thời kiên quyết xử lý các dự án chiếm dụng đất lớn, nhà đầu tư chậm triển
khai, tiến hành thu hồi đất và thu hồi giấy CNĐT.
Một trong những điểm nổi bật của năm 2011 là xu hướng cấp GCNĐT cho những
dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất
động sản, đã giảm hẳn. Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức 71,7 tỷ USD, cao
nhất trong 25 năm thực hiện thu hút FDI có đến 11 dự án có quy mô vốn đăng ký từ 1 tỷ
USD trở lên với tổng vốn đăng ký của các dự án này là 45,7 tỷ USD (chiếm tới 64% tổng
vốn đăng ký năm 2008) thì năm 2011, chỉ có 2 dự án có mức vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.
Hơn nữa, các dự án quy mô lớn của năm 2011 đều là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp,
dự án BOT điện lực Jak Hải Dương với quy mô vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, dự án sản xuất
pin mặt trời First Solar tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.
c.Tình hình đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam.
Lũy kế đến thời điểm 30/12/2011:
Có 627 dự án đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu
tư Việt Nam đăng ký đạt 10,8 tỷ USD tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu
tại Lào (3,4 tỷ USD), Campuchia (2,1, tỷ USD), Venuezela (1,8 tỷ USD), Nga (776 triệu
USD), Peru (508 triệu USD), Malaysia (412 triệu USD), Modambic (345 triệu USD)...
Vốn thực hiện lũy kế đến nay ước đạt khoảng 2,7 tỷ USD; trong đó khoảng 1,4 tỷ USD
trong lĩnh vực dầu khí; Lào đạt khoảng 480 triệu USD; Campuchia đạt khoảng trên 200
triệu USD...
Về vốn thực hiện các dự án đầu tư
Thống kê từ báo cáo của các Tập đoàn, doanh nghiệp có nhiều dự án đầu t ra nước
ngoài cho thấy trong năm 2011, vốn thực hiện ước đạt khoảng 950 triệu USD. Trong đó,
đứng đầu là Tập đoàn dầu khí Việt Nam, với tổng vốn chuyển ra nước ngoài khoảng 347
triệu USD; thứ hai là Tập đoàn Viettel với tổng vốn đầu t chuyển ra nớc ngoài khoảng 185
triệu USD; thứ ba là Tập đoàn cao su Việt Nam với tổng vốn đầu t chuyển ra nớc ngoài
khoảng 134,6 triệu USD; thứ t Tập đoàn Sông Đà, với tổng vốn đầu tư chuyển ra nước
ngoài khoảng 161 triệu USD
Quản lý nhà nước về kinh tế
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là 39 triệu USD, Công ty CP Đông Dương xanh là
23,7 triệu USD..
Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài, có một phần đáng kể
vốn được thực hiện trong nước (không chuyển ra nước ngoài). Theo báo cáo của Tập đoàn
dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn cao su Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng
sản, Viettel, Hoàng Anh - Gia Lai… một phần vốn đầu tư ra nước ngoài được thực hiện để
trả cho các nhà thầu của Việt Nam hoặc mua háng hóa, dịch vụ của Việt Nam để chuyển ra
nước ngoài thực hiện dự án.
Phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra
nước ngoài nên hiện đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Một số dự án đầu tư khác đã
đi vào hoạt động, đạt hiệu quả tốt như dự án của Viettel tại Campuchia và Lào (Viettel là
một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn và hiệu quả nhất tại Campuchia và Lào); dự án
10.000 ha cao su của Công ty cao su Đăk Lăk đã đi vào khai tác được trên 1.000 ha; dự án
5.000ha cao su của Hoàng Anh Gia Lai sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2012; dự án Thủy
điện Sekaman 3, với công suất 250 MW, dự kiến sẽ phát hành tổ máy đầu tiên trong Quý
I/2012..
2.2 Vai trò của Nhà nước trong tạo lập môi trường cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam
trong thời gian qua.
2.2.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư.
a. Sự cần thiết của QLNN đối với các hoạt động đầu tư tư nhân
Nhà nước phải quản lý các hoạt động đầu tư tư nhân, vì các hoạt động đó nếu được
thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước.
- Đầu ra của dự án. Đầu ra của ác dự án đầu tư là sản phẩm, dịch vụ và chất thải các
loại. Với đầu ra là chất thải như rác thải, nước thải, tiếng ồn…nếu không có biện pháp xử
lý sẽ có hại cho cộng đồng, tác động xấu đến môi trường. Ngay cả những sản phẩm, hoặc
dịch vụ được tạo ra từ dự án, không phải đều có lợi cho cộng đồng, mà có thể có những sản
phẩm hoặc dịch vụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, vi phạm đạo đức… Do đó,
ở cả mặt nàu của đầu ra, Nhà nước cũng phải quản lý.
- Đầu vào của dự án. Đó là các yếu tố được sử dụng trong quá trình xây dựng và vận
hành dự án, như tài nguyên, lao động, máy móc, thiết bị và công nghệ… Việc sử dụng các
đầu vào đó của chủ dự án đôi khi gây ảnh hưởng đến cộng đồng về nhiều mặt như lãn phí
tài nguyên, bóc lột người lao động, sử dụng công nghệ đã hết khấu hao… nên Nhà nước
phải quản lý để định hướng cho các chủ đầu tư, khi sử dụng các yếu tố đầu vào phải tuân
theo các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước.
Quản lý nhà nước về kinh tế
- Các nội dung khác của dự án đầu tư như: Quy mô đầu tư, địa điểm phân bố công
trình, kết cấu kiến trúc công trình (độ cao, hình khối, mầu sắc, phản quang, …), do đều có
ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… rất sâu sắc, nên
nhà nước cần phải quản lý xem xét kỹ trước khi cho phép đầu tư.
b.Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với các hoạt động đầu tư quốc gia
Sở dĩ nhà nước phải quản lý các dự án nhà nước là vì đó là vốn của nhà nước bỏ ra
hoặc vốn tín dụng của nhà nước, hoặc vống viện trợ do nhà nước đứng ra tiếp nhận và sử
dụng. Đối với mọi dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đều thành lập Ban quản lý dự án
(BQLDA) thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý sử dụng vốn của nhà nước.
Tuy vậy, hoạt động quản lý của các Ban QLDA chỉ giới hạn trọng phạm vi quản trị
dự án, chứ không phải là hoạt động QLNN đối với các dự án nhà nước. Các Ban QLDA
vẫn phải chịu sự QLNN của tất cả các cơ quan quản lý khác vì hai lý do:
- Ban QLDA thực hiện trách nhiệm với tư cách chủ đầu tư. Họ là người đại diện cho
nhà nước về mặt vốn đầu tư, có nhiệm vụ làm cho vốn đó sớm biến thành mục tiêu đầu tư.
Như vậy, các ảnh hưởng khác của dự án như tác động của môi trường, an ninh quốc phòng,
trình độ công ghệ… họ không có trách nhiệm và không đủ khả năng để quan tâm đến. Nếu
không có sự QLNN đối với các Ban QLDA này, các DA nhà nước trong khi theo đuổi các
mục đích chuyên ngành có thể làm tổn hại quốc gia ở các mặt mà họ không lường hết hoặc
không quan tâm.
- Mặt khác, bản thân các Ban QLDA cũng có thể không thực hiện trọn vẹn trách
nhiệm đại diện sở hữu vốn, từ đó sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí tham
ô, chiếm đoạt vốn của nhà nước
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư.
a.Hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách đầu tư tạo một môi trường đầu tư
lành mạnh.
Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt trong nền kinh tế thì hoạt
động đầu tư tại Việt Nam cũng có nhu cầu bức thiết để hội nhập.Để làm được điều đó thì
khung khổ pháp lý về các hoạt động đầu tư cũng như các chính sách đầu tư tư nhân hay
đầu tư nhà nước cần phải hoàn thiện và linh hoạt hơn với luật pháp quốc tế. Đặc biệt là luật
Doanh nghiệp, luật Thương mại, Luật Đầu tư.Điều này càng cần thiết hơn khi chúng ta gia
nhập tổ chức thương mại thế giới.
b.Xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm tạo lợi thế thu hút đầu tư.
Quản lý nhà nước về kinh tế
Hiện nay cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đã được hoàn thiện đáng kể nhưng nhìn chung
chúng ta vẫn phát triển chậm so với các nước trong khu vực và thế giới.Chúng ta phải hoàn
thiện hệ thống đường xá, điện nước, ngân hàng viễn thông…Để làm được điều đó Nhà
nước cần có những chính sách và chương trình dài hạn,nhưng cần phải triển khai ngay.
c.Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư .
Hoạt động đầu tư đổi mới và triển khai theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các
đối tác tiềm năng, thể hiện tính khu vực, liên vùng, liên ngành cao và mang tính chuyên đề;
Bộ KHĐT đang cùng các Bộ, ngành soạn thảo đề án đối tác chiến lược, Danh mục quốc gia
kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết của Chính phủ về ban hành
Quy về quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
d. Công tác quản lý nhà nước được tăng cường:
- Công tác cấp phép đầu tư: Các cơ quan cấp phép trong năm qua nhìn chung đã
xem xét kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém hiệu quả và các nhà đầu tư thiếu
năng lực. Thời gian cấp phép và cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, cấp GCNĐT đã
có những chuyển biến tích cực theo hướng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại một số những bất cập do luật pháp còn chưa đồng bộ, quy hoạch chưa rõ
ràng.
- Về quản lý sau cấp phép: Trong năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
ở địa phương tuy đã có cố gắng nhưng đôi khi còn quá tải, chưa chủ động nên chưa sâu sát
tình hình triển khai thực hiện dự án. Năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các Bộ,
ngành tiến hành một số cuộc kiểm tra trong lĩnh vực xi măng, bất động sản, chuyển giá; rà
soát việc vay vốn trong nước... để nắm bắt tình hình thức tế, khó khăn vướng mắc của
doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.
- Về công tác phối hợp giữa các cơ quan: Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cũng đã triển khai công tác phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thông qua các
cuộc giao ban định kỳ về ĐTNN; tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại chính sách với cộng
đồng doanh nghiệp thông qua kênh diễn đàn doanh nghiệp, Sáng kiến chung Việt Nam Nhật Bản, gặp mặt với một số Hiệp hội doanh nghiệp.. nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp.
- Về công tác thông tin: Để tăng cường công tác quản lý, hệ thống thông tin quốc
gia về ĐTNN đang được xây dựng. Các thông tư quy định về báo cáo thống kê; kiểm tra,
giám sát hoạt động đầu tư đã được dự thảo, chuẩn bị ban hành. Làm tốt công tác này cũng
sẽ phục vụ tốt cho việc phân tích xây dựng chính sách. Năm 2012 Bộ KHĐT sẽ triển khai
hệ thống thông tin nối mạng với các địa phương để thực hiện tốt công tác báo cáo thông kê,
Quản lý nhà nước về kinh tế
từ đó có thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính
sách
e.Nhà nước cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc quản lý các
hoạt động đầu tư và dự án đầu tư.
- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi đầu ra của các hoạt động đầu tư.
- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án dầu
tư không đứng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước.
- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực khác mà có thể gây ra như các công trình xây
dựng được tạo ra bởi dự án cảnh quan, thuần phong, mỹ tục, an ninh quốc gia.
- Hỗ trợ các ban ngành, các chủ dự án thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của người đại diện sở hữu nhà nước trong các hoạt động đầu tư.
- Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà
nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chế độ cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án .
Không cần đăng ký đầu tư: áp dụng đối với những dự án đầu tư trong nước có quy
mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Những dự án này chủ đầu tư không cần phải xin Giấy
chứng nhận đầu tư.
Đăng ký đầu tư: áp dụng đối với những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu
tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng; những dự án đầu tư FDI có vốn đầu tư dưới 300 tỷ
đồng. Theo quy trình này, chủ đầu tư không cần trình bản dự án đầu tư (giải trình kinh tế kỹ thuật) cho cơ quan quản lý đầu tư của nhà nước mà chỉ cần lập hồ sơ hợp lệ, theo mẫu
và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư: Áp dụng đói với nhứng dự án ( cả trong
nước và nước ngoài) có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên hoặc những dự án đầu tư
vào các lĩnh vực có điều kiện như an ninh quốc phòng, văn hoá thông tin, giải trí, bất động
sản, khai thác tài nguyên, tài chính ngân hàng… Đối với những dự án này, chủ đầu tư phải
trình bản Dự án đầu tư lên cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để thẩm tra, xem xét, sau
một thời gian quy định, nếu các cơ quan này đồng ý sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư.
-Thực hiện chế độ phê duyệt nhiều bước
Biện pháp này áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, các cơ quan đầu tư phê
duyệt dự án theo nhiều bước để ra quyết định đầu tư (không phải cấp GCNĐT).Phê duyệt
theo nhiều bước là phê duyệt nhiều lần cho một dự án, trong đó ở mỗi lần phê duyệt, DA
phải được chuẩn bị ở mức cao hơn, cụ thể, chính xác hơn lần trước.
Quản lý nhà nước về kinh tế
-Thực hiện chế độ phân loại dự án để ấn định chế độ phê duyệt.Phân loại dự án để
thẩm định chế độ phê duyệt là việc phân chia dự án thành các loại, tuỳ theo quy mô của
vốn đầu tư, tầm quan trọng của từng dự án, theo đó mỗi loại dự án được phê duyệt theo
một số lần nhất định. Dự án quốc gia áp dụng chế độ phê duyệt 3 lần; dự án nhóm A áp
dụng chế độ phê duyệt 2 lần; dự án nhóm B, C áp dụng chế độ phê duyệt 1 lần.
-Thực hiện chế độ phân loại dự án để phân cấp quyết định đầu tư.Phân loại dự án để
phân cấp phê duyệt là phân chia dự án thành các loại, theo đó mỗi loại được phê duyệt tại
một cấp trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước. Cũng tương tự như biện pháp trên, tiêu
chí để phân loại dụ án trong biện pháp này cũng căn cứ vào quy mô tính chất của dự án.
Theo đó dự án sử dụng vốn nhà nước cũng được phân chia thành 4 nhóm tương tự:
Dự án quan trọng quốc gia: Thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tư
Dự án A, B, C: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh
(NĐ 16CP/2005).
Dự án B, C có thể phân cấp QĐ ĐT cho cơ quan cấp dưới trực tiếp, chẳng hạn hội
đồng quản trị Tổng công ty, Tổng cục trưởng, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã.
-Thực hiện chế độ đầu thầu bắt buộc .Biện pháp này được thực hiện đối với các dự
án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, DAĐT sử dụng vốn hỗn hợp trong đó vốn nhà nước
chiếm từ 30% trở lên.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về kinh tế
Qua nghiên cứu về lí luận và thực tiễn ở trên chúng ta một lần nữa có thể khẳng
định được vai trò quan trọng của quản lí nhà nước đối với nền kinh tế nói chung đối với
hoạt động đầu tư nói riêng. Đặc biệt trong chức năng tạo lập môi trường kinh doanh cho
các hoạt động kinh tế thì vai trò của nhà nước càng được thể hiện rõ ràng. Hơn nữa các cơ
quan quản lí nhà nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng cuả mình. Vì thế họ đã cố gắng phát
huy và nâng cao hơn nữa vai trò quản lí, đưa hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu
tư nói riêng đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên , do những nguyên nhân chủ
quan cũng như khách quan , hoạt động quản lí nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc
phục .
Trong thời gian gần đây , khi quan hệ mở cửa kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày
càng mở rộng , đặc biệt sau hội nghị thượng đỉnh Á- Âu (ASEM 50 , khi Việt Nam gia
nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, hội nhập AFTA và sắp tới là WTO , chúng
ta hi vọng các hoạt động kinh tế sẽ phát triển tốt hơn, ổn định hơn, lành mạnh hơn đặc biệt
trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngày càng tăng lên . Để phát huy
hiệu quả nguồn vốn đó , việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lí nhà nước là rất quan trọng .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản lý nhà nước về kinh tế
1.Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Thương mại
2.Trường Đại học Kinh tế quốc dân, GS.TS Nguyễn Hoàng Toàn-PGS.TS Mai Văn Bưu,
Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế.
3.Lê Thanh Bình,Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa,NXB Chính trị quốc gia.
4.Niên giám thống kê, Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư năm 2011
5.Lập và quản lý dưj án đầu tư,NXB Thống kê 2000
6.Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 24, năm 2011
7.Thời báo kinh tế số 70
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Quản lý nhà nước về kinh tế
STT
Họ và tên
Nhiệm vụ được giao
1
Lê Thị Huyền
Vận dụng chức năng tạo lập
khuôn khổ pháp luật trong quản
lý nhà nước lĩnh vực đầu tư
2
Phạm Thị Thu Huyền
Nghiên cứu hiện trạng đầu tư
hiện nay tại Việt Nam
3
Phạm Viết Hùng
Lý thuyết chức năng quản lý
nhà nước về kinh tế
4
Nguyễn Thị Hương
-Tổng hợp bài thảo luận chức
năng quản lý nhà nước về kinh
tế: cơ sở lý thuyết, vận dụng vào
lĩnh vực đầu tư tại VN
Thực trạng đầu tư hiện nay ở
Việt Nam
5
Phạm Thị Hương
Nghiên cứu chức năng tạo lập
môi trường kinh tế thuận lợi
trong lĩnh vực đầu tư
6
Phạm Thị Thanh
Hương
Vận dụng chức năng tạo lập
khuôn khổ pháp luật trong quản
lý nhà nước lĩnh vực đầu tư
7
Phạm Thu Hương
1981
8
Phạm Thu Hương
1982
9
10
Trần Thu Hương
(1990)
Trần Thu Hương 1987
Các giải pháp cần thiết để nhà
nước quản lý kinh tế trong lĩnh
vực đầu tư theo đúng định
hướng của nhà nước
Chức năng của Nhà nước trong
tạo lập môi trường cho hoạt
động đầu tư tại Việt Nam trong
thời gian qua
Nghiên cứu hiện trạng đầu tư
hiện nay tại Việt Nam
Chức năng của Nhà nước trong
tạo lập môi trường cho hoạt
động đầu tư tại Việt Nam trong
thời gian qua
Chức
vụ
Nhóm
trưởng
Thư ký
Mức độ
hoàn
thành
(%)
Đánh
giá của
nhóm
(điểm)
Đánh giá
của giáo
viên