Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.59 KB, 3 trang )
Ra tay, gạo xay ra cám: Ra tay là bắt tay vào làm một cách cẩn thận, cố gắng. Ra tay,
gạo xay ra cám nghĩa đen là không làm thì thôi, đã cố gắng làm thì gạo xay ra cám
(Xay gạo xưa nay chỉ ra hột gạo mà thôi, đây nói xay ra cám là nói cái kết quả tốt
đẹp không ngờ, cái kết quả bằng cả việc xay gạo lẫn việc giã gạo).
Nghĩa bóng câu này muốn nói công việc cố gắng chu đáo, thì kết quả sẽ gấp đôi
cái kết quả của công việc thường. Cũng có người cho câu này có ý diễu người khoác
lác quá đáng (xay gạo thì xay ra cám thế nào được).
2. Rát ( nhát ) như cáy : Cáy là một giống cua nhỏ ở nước mặn, hình thù giống con cua
đồng, nhưng ở cẳng nó có những cái lông nhỏ (Người ta vẫn gọi lông mọc trên mình
sơ sinh là lông con cáy, ý nói lông nhỏ và non). Giống cáy rất nhát, thấy bóng người
là thụt xuống cát hay khe đá. Nên rát như cáy nghĩa là nhát lắm.
3. Rau nào sâu ấy: Thứ rau nào có thứ sâu của rau ấy.
Người ta cũng vậy, cha mẹ thế nào thì con cái cũng thế. Cha mẹ hiền thì con
cũng hiền, cha mẹ ác thì con cũng ác, cha mẹ xấu thì con cũng không đẹp.
Ảnh hưởng của rau đối với sâu cũng như ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái.
4. Rậu ( giậu ) đổ bìm bìm leo : Bờ rào bờ rậu đổ xuống thì dây bìm bìm leo lên, ý nói đã
suy lại càng suy thêm.
Cũng có nghĩa thấy người ta sa sút thì đè nén thêm, y như giây bìm bìm leo lên bờ
rậu đã đổ. Câu này ý nghĩa cũng na ná như câu “tre lướt cò đỗ”.
5. Rỏ ( giỏ ) nhà ai, quai nhà ấy : Cái rỏ của nhà ai, thì cái quai rỏ cũng của nhà ấy. Ý
nói con cái nhà ai thì giống nhà nấy, không lẫn được.
Người ta thường dùng câu này để nói rằng con cái người nào thì mặt mũi, tính
tình cũng giống hệt người ấy.
6. Rình nhau như miếng mộc: Mộc là một thứ võ khí cổ, làm hình bầu dục, trong bằng
giấy bồi, ngoài kèm mây bó sơn, làm hơi khum khum mui luyện, phình ra phía ngoài,
phía trong có cái dây để xâu vào cánh tay, dùng giơ lên đỡ mũi gươm giáo. Miếng
mộc tức là những miếng chống đỡ bằng cái mộc.
Người đeo mộc luôn luôn phải rình xem đối thủ định đâm vào chỗ nào, để giơ
mộc lên che đỡ chỗ đó. Người ta thường dùng câu này để nói việc hai người hoặc
nhiều người, lúc nào cũng tìm cơ hội để làm hại nhau.
Cũng có người giảng: Rình nhau như miếng mộc là rình nhau như một bên đánh