Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

So sánh các từ chỉ mức độ màu sắc trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.34 KB, 5 trang )

SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ MỨC ĐỘ MÀU SẮC TRONG TIẾNG NHẬT VÀ
TIẾNG VIỆT
Trần Hữu Nhẩn, Mai Ngọc Trúc Phƣơng, Phạm Thu Sƣơng,
Trần Ngọc Điệp, Hoàng Lê Diễm Quỳnh
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Màu sắc có ở khắp nơi trên thế giới, gắn liền với sự hiện hữu của bao sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
kể cả ở Việt Nam và Nhật Bản nói riêng Điều đặc biệt thú vị là trong tiếng Việt chúng ta và cả tiếng Nhật
cũng có nhiều sự tương đồng về từng mức độ màu sắc. Và cả sự phong phú đối lập trong cách biểu thị
về mức độ màu thông qua ngôn ngữ giữa hai đất nước. Tiếng Việt đa dạng với bao la vốn từ để biểu thị
về các cấp độ màu còn tiếng Nhật thì sao? Với chút vốn kiến thức được trau dồi và tinh thần nhiệt huyết,
nhóm sinh viên chúng tôi sẽ hướng cho các bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về từ chỉ mức độ màu sắc trong
tiếng Nhật (tên gọi: “色”: iro) và tiếng Việt bằng những sự so sánh và đối chiếu cụ thể và chi tiết.
Từ khóa: Màu sắc, màu sắc trong tiếng Nhật, màu sắc trong tiếng Việt, so sánh từ chỉ mức độ màu sắc,
từ chỉ mức độ màu sắc.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất mà thị giác con
người có thể nhận biết được. Sự vật có màu sắc khác nhau là do chúng có tần số ánh sáng khác nhau,
còn sắc tức là trạng thái màu của sự vật, mỗi màu có sắc thái riêng.
Từ chỉ màu sắc là từ ngữ chỉ màu sắc là những từ có tính chất miêu tả sự vật hiện tượng mang màu hoặc
là cách gọi tên màu sắc của sự vật trong sự so sánh với sự vật hiện tượng khác. Từ ngữ miêu tả màu vì
thế được xem là khơng mang tính võ đốn và có thể giải thích lý do. Nhóm từ ngữ này ngồi những tính
từ chỉ màu sắc cịn có những từ loại như danh từ, thành ngữ chỉ màu sắc.
Từ chỉ mức độ màu sắc là từ ngữ chỉ mức độ màu sắc là những từ ngữ được mở rộng, phát sinh từ các
từ ngữ chỉ màu cơ bản. Mỗi màu cơ bản được mở rộng theo các hướng khác nhau để phản ánh các dạng
cũng như các gam bậc khác nhau của màu cơ bản đó Một màu cơ bản có thể có hàng chục màu phụ
kèm theo. Trong tiếng Việt, có thể chia ra các từ chỉ màu sắc cơ sở, từ chỉ màu sắc phát sinh, từ chỉ màu
sắc cụ thể Trên cơ sở từ chỉ màu sắc cơ bản, người Việt thêm yếu tố phụ để tạo ra cụm từ chỉ màu sắc
kết hợp với nhau theo kiểu quan hệ chính phụ, đẳng lập.



2. SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ MỨC ĐỘ MÀU SẮC TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
2.1 Các từ chỉ mức độ màu Đen
墨色 (sumi-iro) – đen mực: Màu đen mực, ở cả trong tiếng nhật lẫn tiếng việt đều có ngh a là màu đen
tựa như màu mực dùng để viết. Mức độ màu này thường được dùng để biểu thị trạng thái của sự vật,
hiện tượng. Ví dụ: 墨で描かれた (Được vẽ bằng màu mực đen ); Trời tối đen như mực. Tuy nhiên, trong
tiếng Việt màu đen mực còn được dùng để ám chỉ việc cân nhắc chọn bạn để chơi như có trong câu tục
ngữ: “ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng; “朱に交われば赤くなる “ (dịch sát: cho những vật có màu khác
vào màu đỏ thì vật đó cũng sẽ trở thành màu đỏ).
920


濡れ羽色 (nureba-iro) – màu lông ướt, màu cánh quạ. Trong tiếng nhật cịn có màu烏羽色 (karasuba-iro)
với ý ngh a tương tự màu 濡れ羽色(màu đen cánh quạ .Ví dụ: 濡羽色(ヌレバイロ)の髪はすっきりとした
銀杏返しに。Trong tiếng Việt, màu tương ứng với mức độ này là màu đen huyền, đen nhánh Nó cũng là
màu đen có vẻ sáng bóng, trơng như ướt. Vì vậy cũng được dùng để miêu tả tóc hay mắt. Ví dụ: “ Ba
thương mái tóc đen huyền/Bốn thương má lúm đồng tiền xinh sao ”( Trích Thơ LỤC BÁT MƯỜI
THƯ NG).
黒黒 / 黒々 (kuroguro) – đen thẫm: Ở Nhật Bản và Việt Nam, màu này được sử dụng nhiều nhưng ở Việt
Nam thường xuất hiện trong văn nói với cách đọc là “đen thui” “hay” “đen thủi đen thui” Nó mang ngh a
là 1 màu đen đậm, thường dùng để miêu tả, nhấn mạnh các trạng thái, hình dáng, tính chất của sự vật,
hiện tượng. Ví dụ: "Cơ kia đen thủi đen thui, Phấn đánh vơ hồi, đen vẫn hồn đen " (Ca dao); 地平線の黒
々とした雲 (mây đã chuyển đen ở phía chân trời).
真っ黒 / 真黒 (makkuro) – đen đậm: Đây là màu có mức độ đen nhất, mức độ màu này gần giống với黒黒
/ 黒々. Ví dụ: 雲が真っ黒 ( Mây đen kịt); “bóng đèn bị bụi bám đen sì”
焼け野の鴉 (yakenonokarasu): Màu này được hiểu là đen hơn cả đen, tức chỉ mức độ cực kỳ đen Trong
tiếng Việt cũng xuất hiện hiện cụm từ này với cùng ý ngh a, nhưng người Việt ít dùng, đơi khi chỉ xuất
hiện trong văn nói “đen hơn màu đen”
Trường hợp đặc biệt: Trong tiếng Nhật và tiếng Việt, màu đen không chỉ dùng để chỉ màu sắc mà được
chuyển ngh a, mang ý ngh a biểu trưng là đen đủi, kém may mắn, hay bất hợp pháp. Ví dụ: 闇商人

(yamishōnin) – người bn bán chợ đen: chỉ những người làm ăn bất hợp pháp; đỏ tình đen bạc: chỉ tình
trạng may mắn trong tình yêu nhưng lại xui rủi trong cờ bạc.
Đặc biệt, trong tiếng nhật cịn có từ 珍中の珍 (chinchū no chin) hiểu sát ngh a là “Thiên nga đen”, nhưng
vì Thiên Nga đen là loài hiếm gặp nên cụm từ này được dùng để chỉ sự hiếm có. Ví dụ: 非常に珍しい中央
アメリカ産の鳥 (Lồi chim Trung Mỹ rất quý hiếm). Ngoài ra, trong Tiếng Việt, khi gọi tên những con vật
có màu đen hồn tồn, thì màu đen chuyển thành danh từ khác. Ví dụ: Ngựa đen là "ngựa ơ", Chó đen là
"chó mực”, Mèo đen là "mèo mun", Gỗ đen cũng là "gỗ mun", dế đen là “dế than”, gà đen là “gà quạ”. Hơn
nữa, màu đen trong tiếng Việt cịn có các từ chỉ mức độ như “đen đúa”, “đen nhẻm” “đen giòn” với ý ngh a
là miêu tả làn da người.

2.2 Các từ chỉ mức độ màu Trắng
白紙 (hakushi) – trắng như giấy: Trong tiếng Nhật và tiếng Việt, đều mang mức độ là màu trắng tinh, trắng
như tờ giấy. Ví dụ: 白紙の答案 (nộp giấy trắng); trắng như giấy Hơn đó, trong tiếng Việt còn được hiểu là
“trắng tinh”, cũng đều là mức độ màu sắc mang ý ngh a rất trắng, có cảm giác sạch sẽ. Ví dụ: Tờ giấy
trắng tinh, áo trắng tinh Ngồi ra, Hakushi cịn mang ngh a là hủy (hủy hợp đồng...), ví dụ: 取引を白紙す
る: hủy hợp đồng.
真白 (mashiro ) – trắng thuần khiết: Trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt, màu này đều là màu trắng thuần,
không bị pha tạp. Ví dụ: まあ、山は真っ白だこと、ここから雪になるんだわ. (Chà, ngọn núi màu trắng,
tuyết đang rơi từ đây; Một đàn cò trắng phau phau/Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Trích: Đố vui Tiếng
Việt )
象牙色 (zōge-iro) – trắng ngà: Ở Nhật Bản, đây không phải là màu truyền thống mà là một tên được dịch
ra từ tiếng Anh. Vì vậy, người Nhật thường dùng màu này với tên gọi là 「アイボリー色」( ivory ) hơn là
象牙. Ví dụ: 部屋の雰囲気に合わせて、アイボリー色の壁紙を選びました. (Để phù hợp với khơng khí
trong phịng, tơi đã chọn giấy dán tường màu ngà); Rõ màu trong ngọc trắng ngà, dày dày sẵn đúc một
tòa thiên nhiên. (câu 1311-1312 Truyện Kiều, Nguyễn Du ).
921


白百合色 ( shirayuri-iro) – trắng hoa huệ: đây là mức độ màu khá đặc biệt trong tiếng Nhật, đây là màu
trắng hơi vàng như hoa Lily trắng, không phải là màu trắng truyền thống, được bắt nguồn từ tên màu

“Lilly White” truyền từ phương Tây sau triều đại Meiji Được sử dụng với ý ngh a ám chỉ làn da trắng,
mang ý niệm về “sự thuần khiết” và “trinh tiết” như hình tượng hoa huệ trắng. Trong tiếng Việt, để miêu tả
làn da trắng, người ta thường so sánh ví von như “trắng hoa bông bưởi” hay “trắng trẻo”, “trắng nõn”, cịn
khi nói đến trinh tiết của người phụ nữ thì dùng từ “trong trắng”. Tiếng Nhật cũng mang ý ngh a này, ví dụ:
白百合色のような彼女のスキンを見て! (Anh hãy nhìn làn da trắng nõn của cơ ấy kìa!)
純白 (junpaku) – trắng như tuyết: Trong văn hóa Việt, cụm từ “trắng như tuyết” thường được dùng để so
sánh với vẻ ngoài của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Một cơ con gái da trắng như tuyết, mơi đỏ như son và
tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. (Trích truyện Bạch Tuyết và Bảy Chú
Lùn ). Còn trong tiếng Nhật, màu trắng này mang ý ngh a tượng trưng nhưng thật ra khơng hề có màu
này Do đó, mặc dù khơng hề tồn tại một thứ màu trắng tinh khiết về mặt logic, nhưng thực tế, nó được
thể hiện ở “một chiếc váy trắng tinh khiết’ Người ta cho rằng ý ngh a của “sự sạch sẽ”, hình ảnh tích cực
thương được biểu hiện bằng màu trắng, trong khi đó màu đen lại mang ý ngh a tiêu cực.Ví dụ: 今度は白
蓮の群落であったが、その白蓮は文字通り純白の蓮の花で、紅の色は全然かかっていない。(Lần này là
một bụi hoa sen trắng, Hoa sen trắng đó đúng ngh a là một bơng hoa sen trắng tinh khiết, khơng có màu
đỏ nào cả Trích “Hoa sen ở hồ Okura” 和辻哲郎「巨椋池の蓮」青空文庫).
Trường hợp đặc biệt: 白髪 (shiraga) - màu tóc trắng: Trong tiếng nhật, để chỉ màu tóc trắng do thiếu sắc
tố, hay cịn gọi là tóc bạc, thì gọi là Shiraga, màu tóc trắng. Cịn trong tiếng Việt, để nói đến mái tóc trắng
của người già thì gọi là “ tóc bạc “ bạc trong màu bạc.
Trong văn hóa Việt, từ chỉ mức độ tóc bạc đa dạng và phong phú. Ví dụ: Tóc bạc phơ hay bạc trắng; Tóc
muối tiêu. Trong văn hóa nhật, từ shiraga khơng chỉ dùng để nói đến tóc bạc, mà nó cịn có ngh a là sợi


2.3 Các từ chỉ mức độ màu Xanh
水色 (mizudori) -xanh nhạt: trong tiếng Nhật và tiếng Việt đều có ngh a là màu xanh rất nhạt, giống như
màu của nước, hay còn gọi là "làn nước trong xanh", là đại diện cho màu nước trong vắt và tinh khiết và
là biểu tượng của nước tự nhiên như sông, hồ và suối, nhưng nó khác với màu xanh thẳm đại diện cho
đại dương Ví dụ: 夕月は水色なせり黐の花 (草間時彦- Thơ Haiku ); Nước xanh trong vắt một màu/ Hồ
nằm trên núi, hồ gì hỡi em ? (Hồ Núi Cốc - Đố vui Việt Nam) .
濃紺 (nōkon) - xanh thẫm: Đây là màu xanh ngã sang đen Trong tiếng Việt, màu xanh đậm này thường
được gọi là “xanh thẳm” hay “xanh thăm thẳm” Ví dụ: 久留米絣の着物にハンチング、濃紺の絹の襟巻を

首にむすんで、下駄だけは、白く新しかった。妻にもコオトがなかった; “...Xanh kia thăm thẳm tầng
trên/Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
紺色 (kon-iro) – xanh đậm: Trong tiếng Nhật, đây là mức độ màu sâu nhất, nó là màu xanh pha màu tím.
Ví dụ: その眉間の白毫や青紺色の目を知っているものには確かに祇園精舎にいる釈迦如来に違いなかった
からである. Trong tiếng Việt, mức độ màu này được gọi chung là màu xanh sẫm, xanh thẳm, hay xanh
đậm, ví dụ: “ Cỏ cây xanh đậm tràn muôn lối/Chim bay vịt lội khắp các miền ” (Hạ Còn Ngắn Ngủi –
Nguyễn Cao Quốc Hùng )
紺青 (konshō) – xanh đậm: Là màu xanh đậm và thanh lịch với tơng màu tím Đây là một màu tối, và rất
khó xử lý vì nó có màu mạnh (nó sẽ ảnh hưởng mạnh đến khi trộn với các sắc tố và sơn khác), và nó
được cho là màu hổ phách. Ví dụ: 晩秋の冷たい靄が地に低くよどんで、空は紺青に澄んだ美しい宵.
Trong văn hóa Việt Nam, mức độ màu xanh hơi ngã sang tím khơng được thể hiện.

922


空色(sora-iro) - xanh da trời: Cả trong tiếng Nhật và tiếng Việt, màu xanh da trời là màu xanh lam nhạt
như nền trời quang mây. Màu xanh da trời hay còn gọi là màu thiên thanh là màu nằm giữa màu xanh
lam và màu xanh lơ, được coi là màu của bầu trời trong những ngày nắng đẹp. Ví dụ: 卓子を並べて、謡
本少々と、扇子が並べてあったから、ほんの松の葉の寸志と見え、一樹が宝生雲の空色なのを譲りうけて
、その一本を私に渡し、「いかが。」「これも望む処です。」 つい私は莞爾した; “ Có một lần nào đó
em xúng xính trong chiếc áo gấm màu xanh da trời, anh chơi bi màu ve chai như hai hòn bi mắt em, lăn
loanh quanh ngờ nghệch ” (Âm Sắc Thời Gian - Thái Thụy Vy)
碧色 (hekishoku) – xanh bích: Trong văn hóa Nhật Bản và Việt Nam, vì đây là màu sắc xuất phát từ loại
đá q nên nó cũng được xem là màu cao quí, sang trọng. Ví dụ: 青葉の杜を見ても、碧色へきしょくの空
を見ても何となく、こう恋人にでも待たるるような、苦しいかと思うと悲しいような、又物哀れな慕わし
げな気持のする頃であった; “Anh đã đến q em Ban-tích/ Sóng ngời xanh, ngọc bích biển khơi ” (Em
ơi Ba Lan-Tố Hữu)
黄緑 (kimidori) – màu xanh vàng, xanh nõn chuối: Trong văn hóa Nhật lẫn Việt, màu này được xem là
màu dịu nhẹ, đầy sức sống vì màu này như màu của những nụ cây, lõi lá non. Tuy nhiên, trong vài trường
hợp trong văn hóa Việt thì màu này cịn gọi là “xanh lét” hay “xanh lè” khi được nhắc đến với thái độ khó

chịu vì sắc tố xanh q nhiều dẫn đến sự chói mắt khi nhìn vào. Ví dụ: 三吉が家から二つばかり横町を隔
てた河岸かしのところには、黄緑きみどりな柳の花が垂下った; Mùa xn nhú nụ giao duyên/ Lòng xuân
rộn rã khắp miền yêu thương/ Xuân về xanh nõn quê hương/ Xanh trong mái tóc điểm sương khơ cằn...
(Nụ Xn – Mặc Tiêu Phong)
草色 (kusa-iro) – xanh cỏ: Là màu xanh xuất phát từ màu của cỏ. Ví dụ: 貧血症で顔は青ざめ、手は草色;
若草が成長して色濃くなった緑色。若葉の色より濃い色。青みのある緑色。Trong văn hóa Việt Nam,
màu xanh cỏ còn được gọi là màu xanh rêu, tuy nhiên có phần đậm màu hơn Ngồi ra, cùng với mức độ
màu, trong tiếng việt cịn có những từ chỉ mức độ như “xanh rì”, “xanh um” “xanh rờn” đều miêu tả màu
xanh của cây cối. Ví dụ: “Trên đường đi/ Anh đặt em trên đồng cỏ/ Thấy em đẹp mãi màu xanh cỏ dại”
(Khuôn mặt em – Văn Cao); Xào xạc vàng rơi ngập lối đi/ Sương ngậm hơi thu lúa xanh rì (Đợi em –
Ngọc Thạch).
Trường hợp đặc biệt: Trong văn hóa Việt, màu xanh cịn được dùng để biểu thị trạng thái tái mét, nhợt
nhạt khi bệnh, gọi là “xanh xao”. Với Nhật Bản, từ “xanh xao” được dùng với từ 青白. Ví dụ: 彼女は青白い
顔をしているね。
Trong văn hóa Nhật Bản, Màu xanh dương và xanh lục thường được sử dụng lẫn lộn, vì màu xanh lục là
màu xuất hiện sau màu xanh dương, người Nhật đã quen sử dụng màu xanh dương thay cho màu xanh
lá, ví dụ như đèn giao thông ở Nhật Bản dùng màu xanh dương thay thế cho màu xanh lá.

2.4 Các từ chỉ mức độ màu Đỏ
暗紅色 (ankoushoku) – đỏ bầm, đỏ sẫm: đây là màu đỏ tươi nhưng tối màu, trong tiếng Nhật thường dùng
để ám chỉ sự vật và trạng thái.. Ví dụ: 川の危険を知らせる色が暗紅になったら避難を考えて; Cậu ấy bị
đánh đến nổi tay đỏ bầm cả lên.
浅紅 (senkō) – đỏ ửng, đỏ nhẹ: Màu đỏ ửng ở Việt và Nhật đều chỉ mức độ màu sắc nhẹ nhẹ của của
màu đỏ, mỏng nhẹ chút ửng hồng trơng dịu nhẹ, gây cảm giác ưa nhìn Thường dùng để miêu tả sự vật
hay trạng thái khi say rượu hay ngại ngùng. Trong tiếng Việt, sử dụng từ đỏ ửng, ửng hồng như biểu lộ
biểu cảm của một người vì ngại ngùng xấu hổ nên bộc lộ màu sắc ửng hồng trên mặt, đỏ ửng có thể chỉ
vết thương khi bị thương Cịn ở Nhật thì chỉ sử dụng mức độ đỏ nhè nhẹ, chỉ một màu đỏ nhẹ nhẹ ngã
hồng khơng có biểu thị cảm xúc trong đó nếu bên tiếng Nhật sử dụng ửng đỏ thì dùng từ : akaramu. Ví

923



dụ: 彼女は薄肉の口紅を使います; “Nắng giăng mênh mông/Nắng trôi trên song/ Nắng tươi môi son/ Nắng
hôn má em/ Hôn má em ửng hồng” (bài hát: Nắng Sài Gòn)
桜色( sakura-iro) – màu hoa anh đào: màu này xuất phát từ màu của hoa anh đào của Nhật Bản, nó có
màu hồng nhạt hơi tím Ví dụ: 白い頬に薄い桜色が射し、恋をしているように艶かし. Trong tiếng Việt,
màu này được gọi chung là màu hồng, xét về mức độ thì “màu hồng cánh sen” tương ứng với màu hồng
hoa anh đào
桃色 (momo-iro) – Màu hồng đào: Ở Nhật Bản, nó cũng được sử dụng như một thuật ngữ thể hiện những
điều liên quan đến cảm xúc màu sắc giữa nam và nữ, chẳng hạn như "sự cố màu hồng" và "giải trí màu
hồng". Có thể nói. Tuy 2 màu 桜色 (sakura-iro) (màu hoa anh đào) và 桃色 (momo-iro, màu hồng đào) có
nguồn gốc từ 2 vật khác nhau nhưng đều thể hiện màu hồng nhạt, tươi sáng, có thể nói nó cùng một
nhóm màu nhưng biểu lộ một mục đích mức độ đưa ra khác nhau Ở Nhật Bản ta thấy rằng 2 màu này nó
gắn liền với văn hóa màu sắc và truyền thống của người Nhật, nhưng ở Việt Nam thì đơn thuần là màu
sắc chỉ mức độ của sự vật sự việc và gọi chung là màu hồng.

2.5 Các từ chỉ mức độ màu Vàng
浅黄 (asagi) – vàng nhạt: Đây là màu vàng nhạt, Thời cổ đại còn gọi là Asagi, vì vậy thường nhầm lẫn với
màu Asagi (xanh lam), nhưng đây là màu hồn tồn khác Ví dụ: 浅黄色のペンキ塗の壁は汚れる.
黄鉛 (ōen / kōen) – màu vàng tươi, màu chì vàng: Đây là màu vàng nhạt, màu của chất Chrome vàng và
chì Nó được dùng nhiều trong nền cơng nghiệp Nhật Bản. Ví dụ: またフェリシアン化物を検出する純度
試験の際に硝酸鉛溶液が試薬の一部として用いられる。 黄鉛の原料の一つでもある。 加熱すると軋轢音
を伴って分解し、酸化鉛になる。Trong văn hóa Việt, màu vàng tươi còn gọi là vàng nhạt, thể hiện cho
màu của nắng, bầu trời trong tự nhiên khi ngã nắng, ví dụ: “bình minh bng, bầu trời ngã nắng một màu
vàng nhạt thật thơ mộng”
黄土色 ( oudoshoku) – vàng đất: Màu Vàng đất là màu của loại đất màu màu được tìm thấy ở nhiều nơi
Ví dụ: 黄土色の黄土自体は、ありふれた帯黄の土であり、様々な場所で見受けられる。Trong tiếng Việt,
màu vàng đất được dùng với tên gọi là màu nâu.
Trường hợp đặc biệt: Trong văn hóa Việt, màu vàng được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, thể hiện ý
ngh a và biểu cảm khác nhau. Ví dụ: vàng rực, vàng hoe, vàng khè, vàng hươm,vàng son... Trái ngược

là Nhật Bản, vì màu vàng khơng được xếp vào bốn màu cơ bản của Nhật Bản nên màu vàng khơng có
nhiều từ chỉ mức độ.

3. KẾT LUẬN
Qua tất cả phần so sánh đối chiếu trên, ta có thể hiểu thêm phần nào về ý ngh a cũng như sự đa dạng
của các mức độ chỉ màu sắc trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Mỗi mức độ màu đều biểu thị cho từng sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống; nó khơng những làm tơn lên đặc điểm nổi bật của các sự vật hiện tượng mà
cịn tơn lên cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi quốc gia (danh từ riêng).
Nhờ các từ chỉ mức độ màu sắc mà giúp cho mọi người có cách nhìn khách quan và sử dụng chính xác
hơn đối với các sự vật, hiện tượng. Trong tương lai, các mức độ về màu sắc sẽ được phát triển lên theo
một khía cạnh khác (khoa học hơn, đa dạng về từ ngữ hơn, nhiều màu sắc hơn…) Chúng tôi hy vọng bài
nghiên cứu khoa học này sẽ cung cấp thêm kiến thức về mức độ màu sắc cũng như cách sử dụng và lý
giải được ý ngh a của nó.

924



×