Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn huyện Phú Tân, An Giang giai đoạn 2015 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

DƢƠNG TUẤN KIỆT

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH
GIÁ THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH
GIÁ THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 7850103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN


PGS.TS. VÕ QUỐC TUẤN

Họ tên: DƢƠNG TUẤN KIỆT
MSSV: B1802259
Lớp Quản Lý Đất Đai K44

Cần Thơ – 2021

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Dƣơng Tuấn Kiệt

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MƠN
Xác nhận của Bộ mơn Tài ngun Đất đai về đề tài:
“Ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020”

Sinh viên thực hiện: Dƣơng Tuấn Kiệt

MSSV: B1802259

Lớp Quản lý đất đai Khóa 44 thuộc Bộ môn Tài nguyên Đất đai – Khoa Môi trƣờng &
Tài nguyên Thiên nhiên – Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ 23/08/2021 đến 20/12/2021. Ý kiến của Bộ mơn:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2021
TRƢỞNG BỘ MƠN

iii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Xác nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai với đề tài:

“Ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020”
Sinh viên thực hiện: Dƣơng Tuấn Kiệt

MSSV: B1802259

Lớp Quản lý đất đai Khóa 44 thuộc Bộ môn Tài nguyên Đất đai – Khoa Môi trƣờng &
Tài nguyên Thiên nhiên – Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ 23/08/2021 đến 20/12/2021. Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2021
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Võ Quốc Tuấn

iv


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Xác nhận của Bộ môn Tài nguyên Đất đai về đề tài:
“Ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020”
Sinh viên thực hiện: Dƣơng Tuấn Kiệt

MSSV: B1802259

Lớp Quản lý đất đai Khóa 44 thuộc Bộ mơn Tài ngun Đất đai – Khoa Môi trƣờng &
Tài nguyên Thiên nhiên – Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ 23/08/2021 đến 20/12/2021. Kính trình Hội đồng xem xét.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá mức: ………………………….
Ý kiến của Hội đồng:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2021
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

v


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. Lý lịch sơ bộ

Họ và tên sinh viên: Dƣơng Tuấn Kiệt

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 12/08/2000

Dân tộc: Kinh

Lớp: Quản lý đất đai (MT1825A1) Khóa 44
MSSV: B1802259
Quê quán: Ấp Phú Quí, xã Phú An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0941467977
Email:
Họ và tên cha: Dƣơng Hoài Phong

Năm sinh: 05/05/1971

Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lƣu Điều

Năm sinh: 27/02/1970

II. Quá trình học tập
- Giai đoạn 2006 – 2011: Học sinh cấp I tại Trƣờng Tiểu học B Phú An
- Giai đoạn 2011 – 2015: Học sinh cấp II tại Trƣờng Trung học cơ sở Phú Thọ
- Giai đoạn 2015 – 2018: Học sinh cấp III tại Trƣờng Trung học phổ thông Chu Văn
An
- Giai đoạn 2018 – 2022: Sinh viên lớp Quản lý đất đai (MT1825A1) – Khóa 44, Khoa
Mơi Trƣờng và Tài Ngun Thiên Nhiên, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Tên đề tài: “Ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng
đất huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020”.

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Võ Quốc Tuấn
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2021
Tác giả luận văn

Dƣơng Tuấn Kiệt

vi


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp và hồn thành khóa học ngành Quản lý
Đất Đai. Bản thân đã đƣợc sự chỉ dạy tận tình của các quý Thầy Cô trƣờng Đại học
Cần Thơ. Cùng với đó là sự động viên tinh thần của gia đình, sự giúp đỡ của tất cả bạn
bè và mọi ngƣời xung quanh.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên hƣớng dẫn Võ Quốc Tuấn đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi trong q trình học tập, đặc biệt trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn tốt nghiệp. Nhƣng do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên tơi
rất mong sự giúp đỡ và góp ý kiến của q Thầy, Cơ cho bài báo cáo của tôi thực sự
thiết thực và khoa học hơn
Qua đây tôi cũng xin gửi những lời biết ơn sâu sắc nhất đến với gia đình và những
ngƣời thân xung quanh đã luôn động viên, cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để bản
thân tơi có thể đƣợc học tập và rèn luyện cùng bạn bè.
Cảm ơn tất cả những ngƣời bạn đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm để
tơi ngày càng hồn thiện bản thân, ngày càng chững chạc hơn trong con đƣờng học tập
và phát triển.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả những ngƣời mà tôi biết ơn. Chúc
tất cả mọi ngƣời gặt hái đƣợc nhiều thành công trên con đƣờng mình đã chọn.
Tác giả luận văn

Dƣơng Tuấn Kiệt


vii


TĨM LƢỢC
Hiện trạng thay đổi sử dụng đất đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác lập quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho các địa phƣơng khác nhau. Ngày nay công nghệ
viễn thám đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng và
bản đồ biến động sử dụng đất để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến
đất đai trong thực tiễn. Mục tiêu đề tài là sử dụng ảnh viễn thám Sentinel – 2 để thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng năm trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, từ
đó sẽ đánh giá tình hình biến động sử dụng đất cho địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang. Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân đoạn đa độ phân giải (multi - resolution
segmentation) và phân loại theo chỉ số khác biệt thực vật NDVI bằng phƣơng pháp
phân loại ảnh dựa theo đối tƣợng (object – based approach) đƣợc sử dụng trên phần
mềm eCognition Developer 64. Kết quả đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng
đất từ năm 2015 đến năm 2020 với 5 đối tƣợng sử dụng đất gồm lúa, rau màu; cơng
trình xây dựng; cây lâu năm; thủy sản; sơng, kênh. Theo đó, kết quả đánh giá biến
động sử dụng đất cho thấy đối tƣợng lúa, rau màu giảm mạnh nhất (1.632,24 ha) và đất
cơng trình xây dựng tăng mạnh nhất (987,14 ha). Với kết quả đánh giá độ chính xác
toàn cục (T) và hệ số Kappa (K) dựa trên 317 điểm khảo sát thực địa tƣơng ứng với
từng năm là: T = 84,2 % và K = 0,68 (năm 2015); T = 87,7 % và K = 0,75 (năm 2016);
T = 85,8 % và K = 0,72 (năm 2017); T = 85,2 % và K = 0,70 (năm 2018); T = 86,4 %
và K = 0,73 (năm 2019); T = 82,3 % và K = 0,65 (năm 2020), đề tài đã chứng tỏ đƣợc
khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám trong phân tích biến động hiện trạng sử dụng
đất và cần đƣợc đầu tƣ sử dụng rộng rãi hơn nữa để kịp thời cập nhật tình hình sử dụng
đất trong thời đại mà có nhiều sự thay đổi và biến động nhƣ hiện nay.

viii



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

ii

Xác nhận của bộ mơn

iii

Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn

iv

Xác nhận của hội đồng báo cáo

v

Lý lịch khoa học

vi

Lời cảm ơn

vii

Tóm lƣợc


viii

Mục lục

ix

Danh sách hình

xi

Danh sách bảng

xii

Các từ viết tắt

xiii

MỞ ĐẦU

xiv

CHƢƠNG 1 . LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1

1.1 Tổng quan về Viễn Thám

1


1.1.1 Định nghĩa

1

1.1.2 Nguyên lý hoạt động

1

1.1.3 Phƣơng pháp phân loại ảnh viễn thám

2

1.1.4 Dữ liệu ảnh Sentinel – 2

3

1.2 Tổng quan về GIS

4

1.2.1 Định nghĩa

4

1.2.2 Thành phần và chức năng

4

1.2.3 Tích hợp giữa viễn thám và GIS


4

1.3 Các nội dung cơ bản về hiện trạng sử dụng đất

5

1.3.1 Định nghĩa

5

1.3.2 Ý nghĩa của đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất

5

ix


1.4 Giới thiệu các phần mềm

6

1.4.1 Phần mềm ENVI

6

1.4.2 Phần mềm eCognition

6

1.4.3 Phần mềm QGIS


7

1.5 Một số nghiên cứu có liên quan

8

1.5.1 Một số nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài

8

1.5.2 Một số nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài

9

1.6 Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.6.1 Khái quát về huyện Phú Tân, An Giang
1.6.2 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN – PHƢƠNG PHÁP

9
9
10
12

2.1 Phƣơng tiện tiến hành nghiên cứu

12

2.2 Phƣơng pháp


12

2.2.1 Tham khảo và thu thập dữ liệu có liên quan

12

2.2.2 Phƣơng pháp xử lý ảnh

12

2.3 Lƣu đồ phƣơng pháp thực hiện
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

19
20

3.1 Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

20

3.2 Đánh giá độ chính xác kết quả phân loại hiện trạng sử dụng đất

25

3.4 So sánh với số liệu thống kê đất đai của huyện

29

3.5 Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất


32

3.5.1 Biểu đồ quá trình biến động diện tích

32

3.5.2 Lập bản đồ và biểu đồ biến động hiện trạng sử dụng đất

36

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

40

4.1 Kết luận

40

4.2 Kiến nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

PHỤ LỤC

45

x


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

1.1

Ngun lý thu nhận và quy trình xử lý dữ liệu viễn thám

2

1.2

Bản đồ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

10

2.1

Trƣớc và sau khi tiền xử lý ảnh

13

2.2


Kết quả phân đoạn ảnh

16

2.3

Ảnh sau khi phân loại

17

2.4

Lƣu đồ phƣơng pháp thực hiện

19

3.1

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015

20

3.2

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016

21

3.3


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017

22

3.4

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018

23

3.5

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019

24

3.6

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020

25

3.7

Bản đồ phân bố điểm khảo sát

26

3.8


Biểu đồ so sánh diện tích của nhóm đất lúa, rau màu

29

3.9

30

3.10

Biểu đồ so sánh diện tích của nhóm đất cơng trình xây
dựng
Biểu đồ so sánh diện tích của nhóm đất cây lâu năm

3.11

Biểu đồ so sánh diện tích của nhóm đất thủy sản

31

3.12

Biểu đồ so sánh diện tích của nhóm đất sơng, kênh

32

3.13

Biểu đồ q trình biến động diện tích của nhóm đối tƣợng
lúa, rau màu

Biểu đồ q trình biến động diện tích của nhóm đối tƣợng
cơng trình xây dựng
Biểu đồ q trình biến động diện tích của nhóm đối tƣợng
cây lâu năm
Biểu đồ q trình biến động diện tích của nhóm đối tƣợng
thủy sản
Biểu đồ q trình biến động diện tích của nhóm đối tƣợng
sơng, kênh
Bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2015 –
2020
Biểu đồ biến động diện tích các loại hiện trạng sử dụng
đất giai đoạn 2015 – 2020

33

3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19

xi

31

34
35
35
36

37
38


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Tựa bảng
Các thông số cơ bản về ảnh Sentinel – 2
Dữ liệu ảnh Sentinel – 2 thu thập
Khóa giải đốn cho các nhóm hiện trạng sử
dụng đất
Xác định chỉ số NDVI cho các nhóm hiện
trạng sử dụng đất
Kết quả đánh giá độ chính xác năm 2015
Kết quả đánh giá độ chính xác năm 2016
Kết quả đánh giá độ chính xác năm 2017
Kết quả đánh giá độ chính xác năm 2018
Kết quả đánh giá độ chính xác năm 2019
Kết quả đánh giá độ chính xác năm 2020


xii

Trang
3
12
14
17
26
27
27
27
28
28


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

DVMTR

Dịch vụ môi trƣờng

DCXTC

Độ chính xác tồn cục


ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ENVI

Environment for Visualizing
Images

Phần mềm xử lý ảnh viễn thám

GIS

Geographic Information
Systems

Hệ thống thông tin địa lý

NDVI

Normalized Difference
Vegetation Index

Chỉ số khác biệt thực vật

NQ/HU

Nghị quyết/Huyện ủy


QĐ - BTNMT

Quyết định – Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng

QĐ – BXD

Quyết định – Bộ Xây dựng

QGIS

Quantum Geographic
Information Systems

Hệ thống thông tin địa lý
lƣợng tử

USGS

United States Geological
Survey

Khảo sát địa chất Hoa Kỳ

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất là một việc quan trọng và cần thiết, vì đây sẽ

là nguồn thơng tin hiện thời để hỗ trợ cho việc thống kê, kiểm kê đất đai cũng nhƣ
giúp việc quản lý và định hình hƣớng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu trở nên hiệu
quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện trƣớc đây vẫn cịn mang nhiều tính
thủ cơng, tốn kinh phí nên việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để đánh giá biến động
là một việc rất cần đƣợc quan tâm và nên đƣợc phổ biến rộng rãi.
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều ngành nghề và lĩnh vực cũng không ngừng phát
triển theo. Đối với ngành quản lý đất đai thì cơng nghệ viễn thám và GIS chính là một
trong những công cụ hiện đại và đắc lực để hỗ trợ các cán bộ địa chính trong việc nắm
bắt, đánh giá tình hình sử dụng đất tại khu vực mình quản lý. Trong giai đoạn hiện nay
thì việc sử dụng đất có nhiều biến động phức tạp và khó kiểm sốt. Do đó, ứng dụng
cơng nghệ viễn thám và GIS để đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đã ngày
càng đƣợc ƣa chuộng vì những hiệu quả mà nó mang lại cho nhà quản lý.
Ngồi ra, trƣớc tình hình biến đổi khí hậu phức tạp nhƣ hiện nay cũng gây ra nhiều tác
động lớn đến hiện trạng sử dụng đất tại khu vực huyện Phú Tân. Cụ thể nhƣ dƣới sự
diễn biến thất thƣờng của thời tiết, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và dịng chảy xốy
đã gây ra nhiều điểm sạt lở có thể kể đến là đoạn sạt lở ở bờ sông Cái Vừng, tỉnh lộ
954 dài 44 m thuộc xã Long Hòa, huyện Phú Tân và nguy cơ sạt lở gần 3.100 m ở
đoạn sông Tiền chảy qua xã Phú An, huyện Phú Tân (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang,
2021). Ngoài ra, nhiệt độ tăng lên, hạn hán gay gắt vào mùa khô làm ảnh hƣởng đến
hơn 4.200 ha đất nông nghiệp ở vùng đất gò cao của thị xã Tân Châu, thành phố Châu
Đốc và kể cả khu vực nghiên cứu huyện Phú Tân (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang,
2020). Từ những thông tin trên đã cho thấy phần nào ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
đến đời sống cũng nhƣ sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân thuộc khu vực nghiên cứu.
Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại Phú Tân cũng đã có những thay đổi lớn về hiện
trạng sử dụng đất cần đƣợc quan tâm và đánh giá.
Để làm rõ hơn về những tiện ích, sự hiệu quả của công nghệ viễn thám kết hợp cùng
với GIS trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời với mong muốn giúp xây
dựng một nguồn thông tin tham khảo cho việc định hƣớng sử dụng đất của huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang, nên đề tài “ Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá thay
đổi hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2015 -2020”

là một đề tài cấp thiết .

xiv


2. Mục tiêu đề tài
a) Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất đối với các loại đất chính tại huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.
b) Mục tiêu cụ thể
Thành lập bản đồ các nhóm hiện trạng sử dụng đất chính của huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang giai đoạn 2015 -2020
Phân tích, đánh giá xu hƣớng biến động diện tích của từng nhóm đối tƣợng hiện trạng
sử dụng đất qua các giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020
Thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 và đánh giá
kết quả của quá trình biến động trên.
3. Nội dung nghiên cứu
a) Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang
b) Vùng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
c) Thời gian nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài từ 23/8/2021 – 20/12/2021

xv


CHƢƠNG 1 . LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về Viễn Thám

1.1.1 Định nghĩa
Viễn thám là một khoa học công nghệ mà nhờ nó các tính chất của vật thể đƣợc xác
định, phân tích mà khơng cần tiếp xúc trực tiếp với chúng (Nguyễn Đức Thuận, 2012).
Viễn thám là khoa học nghiên cứu các phƣơng pháp về đo lƣờng thông tin, cũng nhƣ
thu thập và phân tích thơng tin của vật thể quan sát mà không cần tiếp xúc trực tiếp với
vật thể đó (Lê Văn Trung, 2015).
1.1.2 Nguyên lý hoạt động
Trong viễn thám thì nguyên tắc hoạt động của nó liên quan giữa sóng điện từ của
nguồn phát và vật thể quan tâm. Theo Trần Thống Nhất và Nguyễn Kim Lợi (2009) thì
tồn bộ q trình thu nhận và xử lý ảnh viễn thám đƣợc chia thành 7 bộ phận cơ bản
(Hình 1.1), cụ thể nhƣ sau:
+ Nguồn phát năng lƣợng (A) - yêu cầu đầu tiên cho viễn thám là có nguồn năng
lƣợng phát xạ để cung cấp năng lƣợng điện từ tới đối tƣợng quan tâm.
+ Sóng điện từ và khí quyển (B) - khi năng lƣợng truyền từ nguồn phát đến đối tƣợng,
nó sẽ đi vào và tƣơng tác với khí quyển mà nó đi qua. Sự tƣơng tác này có thể xảy ra
lần thứ 2 khi năng lƣợng truyền từ đối tƣợng tới bộ cảm biến.
+ Sự tƣơng tác với đối tƣợng (C) - một khi năng lƣợng gặp đối tƣợng sau khi xuyên
qua khí quyển, nó tƣơng tác với đối tƣợng. Phụ thuộc vào đặc tính của đối tƣợng và
sóng điện từ mà năng lƣợng phản xạ hay bức xạ của đối tƣợng có sự khác nhau.
+ Việc ghi năng lƣợng của bộ cảm biến (D) - sau khi năng lƣợng bị tán xạ hoặc phát
xạ từ đối tƣợng, một bộ cảm biến để thu nhận và ghi lại sóng điện từ.
+ Sự truyền tải, nhận và xử lý (E) - năng lƣợng đƣợc ghi nhận bởi bộ cảm biến phải
đƣợc truyền tải đến một trạm thu nhận và xử lý. Năng lƣợng đƣợc truyền đi thƣờng ở
dạng điện từ. Sau đó, trạm thu nhận sẽ xử lý năng lƣợng này để tạo ra ảnh.
+ Sự giải đốn và phân tích (F) - ảnh đƣợc xử lý ở trạm thu nhận sẽ đƣợc giải đoán
trực quan hoặc đƣợc phân loại bằng máy để tách thông tin về đối tƣợng.
+ Ứng dụng (G) - thông tin sau khi đƣợc tách ra từ ảnh có thể đƣợc ứng dụng để hiểu
tốt hơn về đối tƣợng, khám phá một vài thông tin mới hoặc hỗ trợ cho việc giải quyết
một vấn đề cụ thể.


1


(Nguồn: Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2013)

Hình 1. 1: Nguyên lý thu nhận và quy trình xử lý dữ liệu viễn thám

1.1.3 Phương pháp phân loại ảnh viễn thám
Phƣơng pháp phân loại ảnh viễn thám đƣợc thực hiện bằng cách gán tên loại thông tin
đối tƣợng theo các giá trị độ sáng của điểm ảnh nhất định thuộc một nhóm đối tƣợng
nào đó có các tính chất tƣơng đồng nhau về phổ, để có thể phân biệt các nhóm đó với
nhau trong một ảnh. Dựa vào số loại thông tin đối tƣợng cần xác định thì việc tách đặc
trƣng phổ của các loại đối tƣợng yêu cầu sẽ thực hiện dựa trên dữ liệu huấn luyện, để
phục vụ công tác phân loại ảnh theo các đối tƣợng tƣơng ứng dựa trên thuật toán phân
loại (luật quyết định) đƣợc xác định từ trƣớc (Lê Văn Trung, 2015).
Theo Lê Văn Trung (2015), có hai phƣơng pháp phân loại ảnh cơ bản là phân loại có
giám định và phân loại phi giám định:
Phân loại có giám định là gán nhãn (chỉ định) các điểm ảnh vào từng loại đối tƣợng cụ
thể dựa trên thông tin phổ của chúng. Thuật toán đƣợc tiến hành dựa trên dữ liệu huấn
luyện thu đƣợc trên từng vùng mẫu. Các vùng mẫu là những khu vực trên ảnh mà
ngƣời giải đoán biết đƣợc các đặc trƣng phổ hay đặc tính của nó. Đây đƣợc xem là
phƣơng pháp phân loại mà các chỉ tiêu xác định đối tƣợng của bề mặt đất đƣợc xác lập
dựa trên các vùng mẫu.
Phân loại phi giám định sử dụng kỹ thuật ghép nhóm theo giá trị điểm ảnh nhằm tạo
các nhóm có đặc trƣng phổ đồng nhất từ các mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên. Sau đó, từng
nhóm đƣợc gán tên và màu sắc ứng với từng đối tƣợng cụ thể. Phƣơng pháp này chỉ sử
dụng thuần túy thông tin do ảnh cung cấp và đòi hỏi ngƣời phân tích phải có kinh
nghiệm về việc chỉ định số cụm phổ ban đầu.
2



1.1.4 Dữ liệu ảnh Sentinel – 2
a) Giới thiệu
Vệ tinh Sentinel – 2 là một hệ thống gồm hai vệ tinh Sentinel – 2A và Sentinel – 2B
quay quanh cực và đƣợc đặt nằm trong cùng một quỹ đạo đồng bộ mặt trời. Mục đích
của vệ tinh là để theo dõi sự thay đổi điều kiện mặt đất (European Union, 2020).
Có hệ thống chụp ảnh ở 13 kênh phổ trong khoảng bƣớc sóng từ 443 nm – 2.202 nm
(Sentinel – 2A) và 442 nm – 2.186 nm (Sentinel – 2B). Độ phân giải có thể lên đến 10
m và thời gian lập lại nhanh, trong 5 ngày nếu kết hợp cả hai vệ tinh và 10 ngày với
một vệ tinh (Santo, J. C. D và Zande, D. V. D., 2018).
Bảng 1.1: Các thông số cơ bản về ảnh Sentinel – 2
Bƣớc sóng trung tâm (nm)
Kênh phổ

Độ phân giải
Sentinel – 2A

Sentinel – 2B

Kênh 1 – Coastal aerosol

443

442

60

Kênh 2 – Blue

496


492

10

Kênh 3 – Green

560

559

10

Kênh 4 – Red

665

665

10

Kênh 5 – Vegetation Red Edge

704

704

20

Kênh 6 – Vegetation Red Edge


740

739

20

Kênh 7 – Vegetation Red Edge

783

780

20

Kênh 8 – Near-Infrared

835

833

10

Kênh 8A – Vegetation Red Edge

865

864

20


Kênh 9 – Water vapor

945

943

60

Kênh 10 – Short-wave infrared – Cirrus

1.373

1.377

60

Kênh 11 – Short-wave infrared

1.614

1.610

20

Kênh 12 – Short-wave infrared

2.202

2.186


20

(Nguồn: Santo, J. C. D và Zande, D. V. D., 2018)

3


b) Ứng dụng
Dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel – 2 có thể đƣợc ứng dụng để lập bản đồ những thay đổi về
bề mặt Trái đất và giám sát các khu rừng trên thế giới. Ngoài ra, dữ liệu này cũng cung
cấp thông tin về ô nhiễm nguồn nƣớc. Vệ tinh Sentinel cũng đóng vai trị trong việc
cung cấp thơng tin về an ninh dân sự bằng cách giám sát lũ lụt, các hoạt động núi lửa,
sạt lở đất, và có thể đƣợc sử dụng cho các nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong thiên
tai (Phòng khoa học và hợp tác quốc tế, 2017).
1.2 Tổng quan về GIS
1.2.1 Định nghĩa
Hệ thống thông tin địa lý – GIS là một hệ thống thơng tin có khả năng nhập, truy tìm,
xử lý, phân tích và xuất các dữ liệu tham chiếu địa lý hoặc dữ liệu không gian để phục
vụ cho quá trình ra quyết định trong cơng tác quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên
nhiên và môi trƣờng (Bùi Mạnh Hƣng, 2020).
Hệ thống thơng tin địa lý - GIS có thể coi là một hệ thống hỗ trợ việc ra quyết định,
tích hợp dữ liệu khơng gian trong một cơ chế thống nhất. Giúp việc cung cấp thông tin
nhanh và hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ
cũng dùng GIS trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động
quy hoạch, mơ hình hóa và quan trắc (Trần Thị Băng Tâm, 2006).
1.2.2 Thành phần và chức năng
Thành phần chính của hệ thống thơng tin địa lý – GIS gồm có: Phần cứng, phần mềm,
dữ liệu, ngƣời sử dụng, quy trình và tổ chức (Lê Văn Trung, 2015).
GIS đƣợc định nghĩa là hệ thống có bốn chức năng chính: nhập, quản lý, phân tích và

hiển thị dữ liệu địa lý. Nhằm hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý về đất đai, môi trƣờng,
thiên nhiên, cơ sở hạ tầng cũng nhƣ là hỗ trợ thực thi các vấn đề liên quan đến quy
hoạch, quản lý và phát triển kinh tế, xã hội, v.v (Lê Văn Trung, 2015).
1.2.3 Tích hợp giữa viễn thám và GIS
Sự tích hợp dữ liệu của viễn thám vào GIS là rất khả thi dựa trên dữ liệu raster vì cấu
trúc dữ liệu của chúng tƣơng tự nhau. Cùng với sự tƣơng đồng về kỹ thuật xử lý ảnh
viễn thám và GIS vì thực tế cả hai kỹ thuật này điều xử lý dữ liệu khơng gian và có thể
thành lập bản đồ số. Khi một ảnh vệ tinh đƣợc xử lý và cung cấp dƣới dạng tƣơng
thích với GIS thì những chức năng của GIS có thể áp dụng hiệu quả với ảnh viễn thám.
Vì vậy cơng nghệ tích hợp viễn thám và GIS có thể giúp sử dụng ảnh viễn thám phối
hợp với dữ liệu vector của GIS ( ranh giới, tọa độ, v.v), phối hợp các chức năng sẵn có
4


của 2 cơng nghệ và có thể giúp khai thác tối đa dữ liệu thuộc tính nhằm đạt hiệu quả
cao nhất trong việc cung cấp thông tin về quy hoạch, quản lý tài nguyên, theo dõi biến
động sử dụng đất cũng nhƣ thành lập bản đồ chuyên đề cụ thể nhƣ bản đồ hiện trạng
sử dụng đất của đề tài (Lê Văn Trung, 2015).
1.3 Các nội dung cơ bản về hiện trạng sử dụng đất
1.3.1 Định nghĩa
a) Sử dụng đất và biến động hiện trạng sử dụng đất
Sử dụng đất là cách thức con ngƣời sử dụng bề mặt trái đất vào mục đích sản xuất,
thay đổi hoặc duy trì hiện trạng (Phùng Văn Tiến, 2009 trích dẫn của Lê Văn Tiên,
2017).
Thay đổi hiện trạng sử dụng đất là sự tăng hay giảm diện tích của nhóm đất nào đó
trong một khoảng thời gian nhất định (Phùng Văn Tiến, 2009 trích dẫn của Lê Văn
Tiên, 2017).
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ vào Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban hành kèm theo
quyết định số 22/2007/QĐ – BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài ngun

và Mơi trƣờng thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc hiểu nhƣ sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ đƣợc lập theo đơn vị hành chính các cấp,
vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nƣớc. Để thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy
định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai.
+ Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đầy đủ, trung thực hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm lập bản đồ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là
các bản đồ đƣợc thành lập bằng công nghệ số hoặc đƣợc số hóa từ các bản đồ hiện
trạng sử dụng đất đã có.
Theo khoản 5 điều 3 Luật đất đai 2013 thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể
hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, đƣợc lập theo từng đơn vị
hành chính (Quốc hội, 2013).
1.3.2 Ý nghĩa của đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất
Thay đổi sử dụng đất đã đƣợc công nhận là một trong những động lực chính dẫn đến
thay đổi mơi trƣờng toàn cầu (Dale et al.,1993; McDonnell và Pickett, 1993; Meyer và
Turner, 1994 trích dẫn của Tewabe và Fentahun, 2020). Ngồi ra, đất đai không chỉ là
một yếu tố thiết yếu sản xuất mà nó cịn là nguồn tài ngun hữu hạn chủ yếu cho hầu
hết các hoạt động của con ngƣời, ví dụ nhƣ nơng nghiệp, cơng nghiệp, lâm nghiệp,
5


định cƣ, giải trí, v.v (Tewabe và Fentahun, 2020). Chính vì thế việc đánh giá sự thay
đổi của hiện trạng sử dụng đất đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc lập ra
các kế hoạch, các định hƣớng phát triển và sử dụng đất một cách hiệu quả với ba trụ
cột chính cho sự phát triển bền vững đó là kinh tế, mơi trƣờng và xã hội.
Việc ứng dụng viễn thám và GIS đã giúp tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian cũng nhƣ
kinh phí trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Cùng với tính đa thời gian
của viễn thám mà thơng tin đƣợc tách chiết, từ tƣ liệu viễn thám có khả năng phản ánh
khách quan và đảm bảo tính thời sự, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu biến động đất
đai (Lê Văn Tiên, 2017).
1.4 Giới thiệu các phần mềm

1.4.1 Phần mềm ENVI
ENVI (The Environment for Visualizing Images) đƣợc viết bằng ngôn ngữ IDL
(Interactive Data Language) là dạng ngơn ngữ lập trình cấu trúc rất mạnh, dùng để xử
lý ảnh tổng hợp. Đây là một phần mềm chuyên nghiệp và có rất nhiều chức năng xử lý
ảnh quang học và ảnh radar do công ty Better Solutions Consulting Limited Liability
Company ở Mỹ thiết kế và phát triển. Hiện nay phần mềm đƣợc sử dụng rất phổ biến
trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trƣờng (Lê Văn Trung,
2015).
Theo Nguyễn Khắc Thời (2011) thì phần mềm ENVI có những điểm nổi trội sau:
+ Phần mềm hỗ trợ các cơng cụ thực hiện các chức năng chính nhƣ là chuyển đổi dữ
liệu (Transforms), lọc ảnh (Filtering), phân loại ảnh (Classification), đăng ký ảnh
(Registration), hiệu chỉnh hình học (Geometric corrections), các cơng cụ phân tích ảnh
có độ phân giải cao và các công cụ xử lý ảnh radar.
+ ENVI hỗ trợ cho phép xử lý những dữ liệu không phải là dữ liệu chuẩn, hiển thị và
phân tích các ảnh lớn, cho phép mở rộng khả năng phân tích dữ liệu bởi các hàm của
ngƣời dùng (Plug – in functions).
+ ENVI đƣợc thiết kế trên ngơn ngữ lập trình IDL (Interactive Data Language) đây là
ngơn ngữ lập trình có cấu trúc và hỗ trợ cho xử lý ảnh tích hợp.
+ Khả năng làm việc với dữ liệu vector và raster cho phép dễ dàng tích hợp kết quả
phân tích ảnh vào cơ sở dữ liệu và quy trình ứng dụng bản đồ GIS.
1.4.2 Phần mềm eCognition
Phần mềm eCognition phát triển dựa trên phƣơng pháp phân tích ảnh hƣởng đối tƣợng
theo lý luận mờ. Cho phép làm việc trên dữ liệu có độ phân giải rất cao hoặc dữ liệu
6


radar với chức năng phát triển và cơ sở thông tin cho việc phân loại tỉ mỉ trong phạm
vi cục bộ và trong việc sử dụng đất (Lê Văn Trung, 2015).
Theo Lê Văn Trung (2015), phần mềm eCognition có những đặc điểm sau:
+ Sử dụng nhiều thuộc tính bổ sung của các đối tƣợng ảnh nhƣ: hình dạng, cấu trúc, và

thực hiện thông qua mạng lƣới hay một tập trọn vẹn các thông tin quan hệ, ngữ cảnh.
+ Phân đoạn đa phân giải cho phép tách rời các vùng gần kề nhau tạo sự tƣơng phản
mạnh những vùng mà có đặc tính cấu trúc hoặc độ nhiễu nhất định cũng đƣợc phân
tích.
+ Mỗi tác vụ phân loại có một tỷ lệ xác định. Chỉ các đối tƣợng ảnh có độ phân giải
phù hợp mới đƣợc phân tích để dễ dàng thích nghi độ phân giải đối tƣợng ảnh với yêu
cầu.
+ Các đối tƣợng đồng nhất đƣa ra một tỷ lệ “tín hiệu – độ nhiễu” nhƣ là các thuộc tính
dùng cho phân loại, vì thế kết quả phân loại tránh đƣợc ảnh hƣởng “muối và tiêu” cho
phân loại.
+ Có thể để sản xuất các đối tƣợng ảnh ở các độ phân giải khác nhau, tạo ra mạng
phân cấp với các cấp độ đối tƣợng khác nhau ứng với độ phân giải khác nhau. Hiển thị
đồng thời các thông tin ảnh ở các tỷ lệ khác nhau, để gộp các đối tƣợng lại cho ra đƣợc
đối tƣợng quan tâm.
+ Việc phân loại trở nên nhanh và đơn giản với sự hỗ trợ của phƣơng pháp phân loại
mờ bằng cách dùng một bộ phân loại lân cận nhất. Biểu thức hóa các khái niệm và
thơng tin về nội dung ảnh thích hợp bởi phƣơng tiện các quy luật mờ có thể xử lý các
thông tin ngữ cảnh phức tạp.
1.4.3 Phần mềm QGIS
QGIS (tên gọi trƣớc đây là Quantum GIS) là một phần mềm GIS mã nguồn mở đƣợc
bắt đầu xây dựng từ năm 2002 và đƣợc phát triển nhanh chóng với một cộng đồng phát
triển lớn trên cơ sở tự nguyện. Đây là phần mềm tƣơng đối mạnh và dễ sử dụng, chạy
đƣợc trên các hệ điều hành: Windows, Linux, Android, v.v (Bùi Mạnh Hƣng, 2020).
Theo Bùi Mạnh Hƣng (2020) thì QGIS có các tính năng cơ bản sau:
+ Quản lý dữ liệu, đọc đƣợc nhiều định dạng dữ liệu, biên tập và xuất bản bản đồ,
xuất, nhập dữ liệu và phân tích khơng gian, v.v.
+ Hỗ trợ xử lý dữ liệu vector và đọc đƣợc dữ liệu raster, định dạng dữ liệu trên cả ảnh
vector và raster.

7



+ Tạo bản đồ và thao tác dữ liệu không gian.
+ Tạo, chỉnh sửa và xuất dữ liệu cho ngƣời dùng.
1.5 Một số nghiên cứu có liên quan
1.5.1 Một số nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel – 2 và Landsat – 7 trong đánh giá sự thay đổi hiện trạng
sử dụng đất khu vực vùng đệm vƣờn quốc gia Tràm Chim giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2018, kết quả của đề tài đã xây dựng bản đồ hiện trạng biến động sử dụng đất giai
đoạn 2008 – 2018 với 7 đối tƣợng sử dụng đất là cây lâu năm, lúa – hoa màu, cơng
trình xây dựng, mặt nƣớc, rừng, thủy sản, đất trống. Trong đó hiện trạng đối tƣợng lúa
– hoa màu và đất mặt nƣớc biến động nhiều nhất. Nghiên cứu đã cho thấy đƣợc khả
năng ứng dụng hiệu quả của cơng nghệ viễn thám trong phân tích thay đổi hiện trạng
sử dụng đất (Nguyễn Kiều Diễm và ctv, 2019).
Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi diện tích đất rừng tại huyện đảo Phú Quốc từ năm
2015 đến 2018 bằng ảnh viễn thám Sentinel – 2, đề tài đã nghiên cứu và thành lập bản
đồ hiện trạng rừng ở hai thời điểm và đánh giá sự thay đổi diện tích rừng trong thời
gian nghiên cứu cũng đã cho ra kết quả thay đổi diện tích rừng đã giảm 11.825,3 ha
trong giai đoạn 2015 – 2018. Đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng đƣợc khai
thác từ ảnh viễn thám để làm cơ sở theo dõi diện tích đất rừng tại huyện Phú Quốc
trong thời gian tới (Võ Quốc Tuấn và ctv, 2019).
Kế tiếp là đề tài xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ bằng cách
tích hợp ảnh radar và ảnh quang học. Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp Gram-Schmidt
để tích hợp ảnh và phƣơng pháp phân loại dựa trên đối tƣợng (object-based
classification) đƣợc dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần
Thơ năm 2019. Kết quả đã phân loại đƣợc 5 kiểu sử dụng đất chính là đất trồng cây
lâu năm, đất trồng lúa, sông rạch, đất ở và đất ni trồng thủy sản. Với độ chính xác
toàn cục đạt 83,8% và hệ số Kappa là 0,68 thì nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng lớn
của việc sử dụng ảnh viễn thám hay cụ thể hơn là tích hợp ảnh radar và ảnh quang học
trong xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ (Võ Quốc Tuấn và

ctv, 2020).
Những nghiên cứu trên đã cho thấy đƣợc hiện nay dữ liệu ảnh viễn thám đã và đang
đƣợc áp dụng rất phổ biến trong việc theo dõi cũng nhƣ đánh giá hiện trạng sử dụng
đất trên nƣớc ta. Việc ứng dụng đã mang lại những kết quả khả quan và hữu ích.

8


1.5.2 Một số nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
Theo Phiri et al (2020), đã cho thấy đƣợc tiềm năng và hứa hẹn sự đóng góp đáng kể
của nguồn ảnh viễn thám Sentinel – 2 theo hƣớng giám sát sử dụng đất và che phủ đất
qua nghiên cứu đánh giá và khám phá hiệu suất của dữ liệu Sentinel – 2 trong các ứng
dụng khác nhau nhƣ giám sát cây trồng, rừng, đô thị và thiên tai.
Theo Lobo et al (2018) nghiên cứu việc lập bản đồ các khu khai thác ở Amazon của
Brazil bằng cách sử dụng ảnh viễn thám Sentinel – 2 tích hợp với hệ thống thơng tin
địa lý GIS với độ chính xác cao và ít tốn thời gian lập bản đồ. Đã giúp phát hiện đƣợc
các mối lo ngại tác động đến môi trƣờng và ngƣời dân ở gần khu vực khai thác.
Theo Wang et al (2020) đã thực hiện nghiên cứu phân tích lại các bài báo nghiên cứu
liên quan đến việc sử dụng viễn thám và GIS trong lĩnh vực sử dụng đất và thay đổi
lớp phủ từ năm 2000 đến 2020. Tổng quan đã cho thấy đƣợc sự gia tăng ổn định và
chính xác về độ chi tiết của các bản đồ chuyên đề dựa trên sự tăng độ phân giải không
gian của ảnh vệ tinh và việc sử dụng công nghệ GIS. Đã cho thấy đƣợc tầm quan trọng
của việc cải thiện và sử dụng nhiều hơn nữa dữ liệu ảnh viễn thám và GIS trong giải
quyết các vấn đề liên quan đến đất đai.
1.6 Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.6.1 Khái quát về huyện Phú Tân, An Giang
Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, nằm trên cù lao Kết có hình
con Quy giữa sơng Tiền và sơng Hậu. Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh An Giang, phía Bắc
giáp với thị xã Tân Châu; phía Nam giáp huyện Chợ Mới; phía Đơng giáp tỉnh Đồng
Tháp; phía Tây giáp thành phố Châu Đốc và huyện Châu Phú (Ủy ban nhân dân huyện

Phú Tân, 2019).
Về hệ thống giao thông, đối với đƣờng bộ Phú Tân có các tuyến đƣờng nhƣ đƣờng tỉnh
954, đƣờng tỉnh 951 đƣợc xem là hai tuyến đƣờng huyết mạch của huyện, kết hợp với
các đƣờng huyện, xã tạo nên hệ thống giao thông đƣờng bộ liên vùng rất thuận lợi.
Cùng với hệ thống các sông lớn nhƣ Vàm Nao, sông Tiền, sông Hậu và những hệ
thống kênh rạch chằng chịt khác đã tạo nên một điều kiện lƣu thông và trao đổi kinh tế
vô cùng thuận lợi cho địa phƣơng này. Ngoài ra, Phú Tân cũng đƣợc xác định là huyện
trọng điểm về phát triển nông nghiệp của tỉnh An Giang do có địa hình tƣơng đối bằng
phẳng, có lƣợng phù sa dồi dào cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, ít thiên
tai. Từ đó huyện cũng đƣợc xem là nơi có vai trị quan trọng trong thúc đẩy phát triển
công nghiệp của tỉnh nên trong tƣơng lai sẽ nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ mạnh mẽ từ
những vùng lân cận, sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội của địa bàn.
9


×