Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo trình May áo sơ mi nam, nữ (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 112 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

Mơ đun: May áo sơ mi nam, nữ
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số:/QĐ-........ ngày..... tháng .... năm 20
của........................................)

Hà Nội, năm 2021


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


2

LỜI GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao thì nhu
cầu về cách mặc sản phẩm áo sơ mi nam, nữ ngày càng được chú trọng và quan
tâm hơn và không thể thiếu trong mỗi một cá nhân , một đơn vị.... Trang phục áo
sơ mi nam, nữ không những phù hợp với xu thế xã hội hiện nay, nhã nhặn, nền nã,


lịch sự, biểu tả được vẻ đẹp, sự lịch lãm và phong cách của người mặc và phù hợp
với tính chất cơng việc. Bên cạnh đó, trang phục áo sơ mi nam, nữ còn đem lại cho
người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu khi làm việc. Xuất phát từ nhu cầu trên
đồng thời để phục vụ cho quá trình đào tạo.
Giáo trình May áo sơ mi nam nữ được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu tài
liệu, học tập của giáo viên và sinh viên nghề May thời trang. Giáo trình cung cấp
những kiến thức cơ bản về may các đường may máy cơ bản, các bộ phận chủ yếu
trong sản phẩm áo sơ mi nam, nữ, đồng thời hướng dẫn cách may lắp ráp cơ bản
các sản phẩm áo sơ mi nam, nữ Từ các kiểu áo sơ mi nam, nữ cơ bản này, người
học có khả năng phát triển ra nhiều các loại sản phẩm đa dạng, phong phú hơn
nữa.
Giáo trình May áo sơ mi nam, nữ được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ
sở chương trình dạy nghề của nghề May thời trang đã được ban hành theo quyết
định…………...
Ban biên soạn giáo trình Khoa May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ
thuật công nghệ đã tiến hành biên soạn giáo trình May áo sơ mi nam, nữ với thời
lượng 120 giờ. Giáo trình gồm 8 bài: Bài mở đầu - Giới thiệu mô đun May áo sơ
mi nam, nữ, bài 1 – Các đường may máy cơ bản, bài 2 - May các kiểu nẹp áo, bài
3 – May các kiểu túi áo sơ mi, bài 4 – May các kiểu cổ áo, bài 5 – May các kiểu
thép tay, măng sét, bài 6 – May áo sơ mi nữ, bài 7 – May áo sơ mi nam
Tuy nhiên, các đường may, các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ, các
sản phẩm áo sơ mi nam, nữ vô cùng phong phú, đa dạng theo mùa, theo lứa tuổi,
do vậy mặc dù ban biên soạn đã hết sức cố gắng để hoàn thành giáo trình với chất


3
lượng cao, song giáo trình sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì
vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả.
Hà Nội, ngày......tháng........ năm 2021
Tham gia biên soạn

1. Chủ biên: Đào Thị Thủy
2. Biên soạn: GV. Phùng Thị Nụ
Trần Thị Ngọc Huế


4
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................... 2
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM, NỮ ................ 10
BÀI 1: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN .................................................................. 11
1. Khái niệm – Phân loại đường may máy cơ bản .............................................. 11
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 11
1.2. Phân loại................................................................................................... 11
2. Các đường may máy cơ bản............................................................................ 11
2.1. Đường may can. ....................................................................................... 11
2.1.1. Đường may can rẽ ............................................................................ 11
2.1.2. Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ .................................................... 12
2.1.3. Đường may can kê (Hình 3) ............................................................. 13
2.1.4. Đường may can giáp ......................................................................... 14
2.2. Đường may lộn ........................................................................................ 14
2.2.1. Đường may lộn sổ (lộn 1 đường chỉ) (Hình 5) ................................. 14
2.2.2. Đường may lộn kín (lộn 2 đường chỉ) (Hình 6) .............................. 15
2.2.3. Đường may lộn viền (viền lé) (Hình 7) ........................................... 16
2.3. Đường may cuốn ...................................................................................... 16
2.3.1. Đường may cuốn 1 đường chỉ .......................................................... 16
2.3.2. Đường may cuốn đè 1 đường chỉ (Hình 9) ....................................... 17
2.3.3. Đường may cuốn đè 2 đường chỉ (Hình 10) ..................................... 18
2.4. Đường may mí ......................................................................................... 18
2.4.1. Đường may mí ngồi (Hình 11)........................................................ 18
2.4.2. Đường may mí ngầm (Hình 12)........................................................ 19

2.5. Đường may viền....................................................................................... 20
2.5.1. Đường may viền bọc lọt khe (Hình 13) ............................................ 20
2.5.2. Đường may kê mí viền (Hình 14) ..................................................... 21
BÀI 2 : MAY CÁC KIỂU NẸP ÁO ....................................................................... 23
1. May nẹp áo sơ mi ........................................................................................... 23
1.1. Nẹp áo sơ mi kiểu nẹp thường ................................................................. 23
1.1.1 Đặc điểm ............................................................................................ 23
1.1.2. Cấu tạo .............................................................................................. 23
1.1.3. Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật............................................................. 24
1.1.4. Phương pháp may ............................................................................ 24
1.1.5Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa . 27
1.2. May nẹp liền kê mí .................................................................................. 27
1.2.1. Đặc điểm .......................................................................................... 27
1.2.2 Cấu tạo .............................................................................................. 27
1.2.3. Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật............................................................. 28
1.2.4. Phương pháp may ........................................................................... 28
1.2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
..................................................................................................................... 31
1.3. May nẹp rời .............................................................................................. 32
1.3.1. Đặc điểm ........................................................................................... 32


5
1.3.2. Cấu tạo ............................................................................................. 32
1.3.3 Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật .............................................................. 33
1.3.4.Phương pháp may .............................................................................. 33
2. May nẹp áo kiểu xẻ khít (2 sợi viền) .............................................................. 36
2.1. Đặc điểm .................................................................................................. 36
.2.2. Cấu tạo (hình 29) .................................................................................... 36
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 37

2.4. Phương pháp may .................................................................................... 37
2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. ................... 39
3. May nẹp áo kiểu xẻ chìm (2 tấm nẹp) ............................................................ 39
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 39
3.2. Cấu tạo (hình 33) ..................................................................................... 39
3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 40
3.4. Phương pháp may .................................................................................... 40
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 42
BÀI 3: MAY CÁC KIỂU TÚI ÁO SƠ MI ............................................................. 44
1.Túi ốp ngoài ..................................................................................................... 44
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 44
1.3. Cấu tạo chung........................................................................................... 44
2. May túi ốp ngồi khơng nắp đáy nhọn ........................................................... 44
2.1. Đặc điểm .................................................................................................. 44
2.2. Cấu tạo ..................................................................................................... 45
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 45
2.4. Phương pháp may .................................................................................... 45
2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phịng ngừa ...... 47
3. May túi ốp ngồi có nắp đáy tròn ................................................................... 47
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 47
3.2. Cấu tạo ..................................................................................................... 48
3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 48
3.4. Phương pháp may .................................................................................... 49
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 51
BÀI 4: MAY CÁC KIỂU CỔ ................................................................................. 52
1. May cổ 2 ve (May ve cặp cổ).......................................................................... 53
1.1. Đặc điểm .................................................................................................. 53
1.2. Cấu tạo (H×nh 39) ................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Phương pháp may( có 2 phương pháp) .... Error! Bookmark not defined.

1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 53
2. May cổ đứng chân rời không dựng ................................................................. 58
2.1. Đặc điểm .................................................................................................. 59
2.2 Cấu tạo: (H×nh 44) ................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quy cách ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật ............................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phương pháp may .................................... Error! Bookmark not defined.


6
3. May cổ đứng chân rời có dựng ....................................................................... 65
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 65
3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Phương pháp may .................................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 71
BÀI 5 ....................................................................................................................... 73
MAY CÁC KIỂU THÉP TAY MĂNG SÉT .......................................................... 73
1. Thép tay 2 sợi viền .......................................................................................... 73
1.1.Đặc điểm ................................................................................................... 73
1.2. Cấu tạo (Hình 47)..................................................................................... 73
1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 73
1.4. Phương pháp may .................................................................................... 74
1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 75
2. May măng sét .................................................................................................. 75
2.1. May măng sét khơng dựng ....................................................................... 75
2.1.1 Đặc điểm (Hình 48) ........................................................................... 75
2.1.2. Cấu tạo (Hình 48).............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật............. Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Phương pháp may ............................. Error! Bookmark not defined.

2.1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phịng ngừa
..................................................................................................................... 79
2.2. May măng sét có dựng ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Đặc điểm ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Cấu tạo (Hình 52).............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật............. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp may ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng Error!
Bookmark not defined.
BÀI 6: MAY ÁO SƠ MI NỮ ................................................................................. 85
1. Đặc điểm hình dáng ........................................................................................ 85
2. Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................... 85
2.1 Quy cách: .................................................................................................. 86
2.2. Yêu cầu kỹ thuật ...................................................................................... 86
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết áo sơ mi nữ ............................................ 86
4. Quy trình lắp ráp ............................................................................................. 87
4.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 87
b. Dụng cụ: ...................................................................................................... 87
Dụng cụ gồm: Thước, phấn, kéo to cắt vải, kéo nhỏ cắt chỉ, tuốc lôvit nhỏ,
dùi chỉ, thoi suốt... ........................................................................................... 87
4.2. Trình tự may............................................................................................. 87
5. Sơ đồ lắp ráp ................................................................................................... 91
6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa................. 93
BÀI 7: MAY ÁO SƠ MI NAM .............................................................................. 96
1. Đặc điểm hình dáng ........................................................................................ 96
2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................... 97


7
2.1. Qui cách ................................................................................................... 97

2.2. Yêu cầu kỹ thuật ...................................................................................... 97
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết ................................................................ 98
4. Quy trình lắp ráp ............................................................................................. 99
4.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 99
b. Dụng cụ: ...................................................................................................... 99
Dụng cụ gồm: Thước, phấn, kéo to cắt vải, kéo nhỏ cắt chỉ, tuốc lôvit nhỏ,
dùi chỉ, thoi suốt... ........................................................................................... 99
4.2. Trình tự may........................................................................................... 100
5. Sơ đồ lắp ráp. ................................................................................................ 104
6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa............... 106
Câu hỏi và bài tập. ............................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110


8

MƠN ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM, NỮ
Mã mơ đun: MĐMTT 15
Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trị của mơ đun:
- Vị trí: là mơ đun được bố trí học sau hoặc học song song với mô
đun Thiết kế trang phục 1. Mơ đun này được bố trí vào học kì I hoặc 2 của năm
học thứ nhất.
- Tính chất: Mô đun May áo sơ mi nam, nữ là mô đun chuyên môn nghề
trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo hệ Trung cấp nghề May thời trang
và là mơ đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vừa địi hỏi tính cẩn
thận, kiên trì, tỉ mỉ, linh hoạt.
- Ý nghĩa: là kiến thức cơ bản ban đầu về may các đường may , các bộ phận
chủ yếu và các sản phẩm áo sơ mi nam, nữ. Từ các kiểu sản phẩm này, người học
có khả năng may được các loại sản phẩm áo sơ mi nam , nữ khác.
- Vai trò: Những năm gần đây, khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao

thì nhu cầu về cách mặc các sản phẩm áo sơ mi nam, nữ ngày càng được chú trọng
và quan tâm hơn và không thể thiếu trong mỗi một cá nhân , một đơn vị.... Trang
phục áo sơ mi nam, nữ không những phù hợp với xu thế xã hội hiện nay, nhã nhặn,
nền nã, lịch sự, biểu tả được vẻ đẹp, sự lịch lãm truyền thống phong cách của
người mặc và phù hợp với tính chất cơng việc. Bên cạnh đó, trang phục áo sơ mi
nam, nữ cịn đem lại cho người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu khi làm việc.
Mục tiêu của mơ đun:
- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật của các đường may cơ bản;
- Lập quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các bộ phận áo sơ mi nam, nữ;
- May được các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ như nẹp áo, túi áo, cổ áo,
thép tay, măng sét;
- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam, nữ theo yêu cầu công nghệ;


9
- Đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh cơng nghiệp và bố trí chỗ làm việc khoa
học trong quá trình may.

Nội dung của mơ đun:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên các bài trong mơ đun

Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun may
áo sơ mi nam, nữ
Các đường may cơ bản
Công nghệ may các kiểu nẹp áo
Công nghệ may các kiểu túi áo sơmi
Công nghệ may các kiểu cổ áo
Công nghệ may các kiểu thép tay,
măng sét
May áo sơ mi nữ
May áo sơ mi nam
Kiểm tra hết Mô đun
Cộng

Tổng
số

Thời gian

Thực Kiểm
thuyết hành tra*

1

1

20
8
12
15


2.5
1
1.5
1.5

15,5
7
7.5
12.5

1

10

1

8

1

22
31

3.25
3.25

18,75
27.75

120


15

100

1
1

1
5


10

BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM, NỮ
1. Khái quát về sản phẩm áo sơ mi nam, nữ
Công nghệ may các sản phẩm áo sơ mi nam,nữ đóng vai trị quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng ản phẩm may mặc, công nghệ may tốt giúp cho sản
phẩm may mặc đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Từ đó các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần phải đưa ra quy trình
cơng nghệ may hợp lý với từng loại sản phẩm may mặc
2. Nội dung chương trình mơ đun
Đây là mơ đun thứ 14 trong bộ chương trình của nghề May thời trang
Mô đun May áo sơ mi nam, nữ được biên soạn với thời lượng 195 giờ, gồm 8 bài:
Bài mở đầu - Giới thiệu mô đun May áo sơ mi nam, nữ.
Bài 1 – Các đường may máy cơ bản
Bài 2 - May các kiểu nẹp áo
Bài 3 – May các kiểu túi áo sơ mi
Bài 4 – May các kiểu cổ áo.

Bài 5 – May các kiểu thép tay, măng sét
Bài 6 – May áo sơ mi nữ
Bài 7 – May áo sơ mi nam
3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo
- TS. Trần Thủy Bình - Giáo trình cơng nghệ may - Nhà xuất bản giáo dục 2005;
- TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng - Giáo
trình cơng nghệ may - Trường đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà
xuất bản thống kê 2006;
- Nguyễn Duy Cẩm Vân - Bài học cắt may - Nhà xuất bản trẻ 2007.
- ThS. Cao Bích Thủy – Giáo trình thiết kế sơ mi, quần âu,chân váy, đầm liền
thân, Veston, áo dài tâp 1– Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội 2005;
- Giáo trình công nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009.


11

BÀI 1: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
Mã bài: MĐMTT 15-01
Giới thiệu:
Để giúp quá trình may được các bộ phận chủ yếu trong sản phẩm áo sơ mi,
người học cần phải được rèn luyện tay nghề qua các đường may cơ bản vì các
đường may cơ bản sẽ được vận dụng để may các bộ phận chủ yếu, cũng như lắp
ráp áo sơ mi.
Mục tiêu của bài:
- Phân biệt đúng các đường may máy cơ bản sử dụng trong quá trình may.
- May được các kiểu đường may đúng thao tác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Ứng dụng các đường may máy cơ bản vào quá trình may sản phẩm.
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong q trình luyện tập.
Nội dung chính:
1. Khái niệm – Phân loại đường may máy cơ bản

1.1. Khái niệm
- Là các đường may máy được thực hiện trên thiết bị máy may một kim mũi
may thắt nút và được sử dụng rộng rãi hầu hết trên các sản phẩm áo sơ mi nam nữ.
1.2. Phân loại
Đường may máy cơ bản bao gồm:
- Đường may can
- Đường may lộn
- Đường may cuốn
- Đường may mí
- Đường may viền
2. Các đường may máy cơ bản
2.1. Đường may can.
Là đường may can giữa 2 lớp vải hoặc nhiều lớp vải vào với nhau khi may
song được là rẽ hoặc là lật hoặc can xếp chồng lên nhau
Đường may can thường có các đường may gồm: Đường may can rẽ, đường
may can rẽ đè 2 đường chỉ, đường may can kê, đường may can giáp.


12
2.1.1. Đường may can rẽ
2.1.1.1. Khái niệm :
Là đường may can 2 lớp vải vào nhau. Khi may xong đường may được cạo
rẽ sang 2 bên. (Hình 1)
2.1.12. Quy cách :
Đường may cách mép vải từ 0,5 – 1cm. (Hình 1)
2.1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may can phải êm, phẳng, đều, 2 mép vải bằng nhau.
2.1.1.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, sắp cho 2 mép vải bằng nhau. May một
đường cách đều mép vải, may xong cạo rẽ hoặc là rẽ đường may sang 2 bên.


Hình 1 - Đường may can rẽ
2.1.1.5. Ứng dụng :
May dọc quần, sườn áo, bụng tay trong áo sơ mi, lắp ráp các bộ phận áo
veston
2.1.2. Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ
2.1.2.1. Khái niệm :
Cũng như đường may can rẽ, sau khi cạo rẽ, sau khi cạo rẽ đường may về 2
phía, và may đè trên 2 mép vải 2 đường song song (Hình 2)
2.1.2.2. Quy cách :
Đường may can rẽ may cách mép vải từ 0,5 – 1cm thì đường diễu đè từ 0,3
– 0,8cm.
2.1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may can và đường may diễu êm, phẳng, thẳng, đều, không bị vặn,
không bị nhăn.


13
2.1.2.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt vải của vải vào nhau, may 1 đường may cách mép vải từ 0,5 –
1cm. May xong tiến hành cạo rẽ đường may về 2 phía và may diễu 2 đường may
đè lên 2 mép vải, đường may diễu cách đường may can từ 0,3 – 0,8cm. (Hình 2)

Hình 2 - Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ
2.1.2.5. Ứng dụng : May các vật liệu dày, độ chiết ly ít
2.1.3. Đường may can kê (Hình 3)
21.3.1. Khái niệm :
Là đường may ở giữa 2 mảnh vải được xếp giao nhau. (Hình 3)
21.3.2. Quy cách :
Hai mép vải giao nhau 1cm, may 1 đường may chính giữa 2 mép vải. (Hình

13)
21.3.3. u cầu kỹ thuật :
Hai mép vải giao nhau đúng quy cách, đường may êm, phẳng, thẳng, đều.
21.3.4. Phương pháp may :
Sắp cho 2 mép vải giao nhau 1cm, sao cho mặt trái của lá vải trên úp vào
mặt phải của lá vải dưới và tiến hành may một đường chính giữa đảm bảo đúng
yêu cầu kỹ

thuật.

Hình – 3. Đường may can kê


14
21.3.5.Ứng dụng :
Dùng để nối các lớp dựng như cổ áo, bác tay để chỗ nối không bị dày quá.
2.1.4. Đường may can giáp
2.1.4.1. Khái niệm :
Là đường may can mà 2 mép vải chỉ giáp vào với nhau và được may liền với
1 dải vải nhỏ đặt dưới 2 lá vải. (Hình 4)
2.1.4.2. Quy cách :
Dải vải rộng khoảng 3cm, đường may ziczắc đều đỉnh nọ cách đỉnh kia 2cm.
2.1.4.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm phẳng và bền chắc.
2.1.4.4. Phương pháp may :
Sắp cho 2 mép vải ráp với nhau, đặt ở dưới 2 mép vải một dải vải. May 2
đường song song và cách đều mép vải 1cm, sau đó may ziczắc đỉnh nọ cách
đỉnh kia 2cm.

Hình 4 - Đường may can giáp

2.1.4.5. Ứng dụng: Dùng để can giáp lối các tấm vải lại với nhau
2.2. Đường may lộn
Là đường may phía mặt phải khơng nhìn thấy đường chỉ. Đường may lộn gồm

3 loại : lộn sổ, lộn kín, lộn viền …
2.2.1. Đường may lộn sổ (lộn 1 đường chỉ) (Hình 5)
2.2.1.1. Khái niệm :
Là đường may mà 2 mép của 2 lớp vải chồng khít lên nhau và nhìn thấy 2
mép vải đó ở mặt trái.


15
2.2.1.2. Quy cách :
Đường may cách mép vải từ 0,5 – 0,7cm.
2.2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều.
2.2.1.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, may 1 đường từ 0,5 – 0,7cm. May xong
cạo và lộn cho 2 bên đều sát đưòng may.

Hình 15 - Đường may lộn sổ
2.2.1.5. Ứng dụng : May bản cổ, măng xéc
2.2.2. Đường may lộn kín (lộn 2 đường chỉ) (Hình 6)
2.2.2.1. Khái niệm :
Là đường may mà mép vải của 2 lớp vải chồng khít lên nhau, mặt phải và
mặt trái không lộ đường may.
2.2.2.2. Quy cách :
May đường thứ nhất 0,3cm, may đường thứ hai 0,6cm.
2.2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều sạch sơ vải cả 2 mặt của sản phẩm.

2.2.2.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt trái của vải vào
nhau, sắp cho 2 mép vải
bằng nhau, may đường thứ
nhất cách mép vải 0,3cm.
May xong cắt sơ vải, cạo
sát đường may và lộn mặt trái


16
ra sao cho 2 mép gấp bằng nhau, may

Hình 6 - Đường may lộn kín

đường may thứ hai cách mép gấp đảm

bảo

quy cách 0,6cm.
2.2.2.5. Ứng dụng : May dọc, giàng quần bà ba.
2.2.3. Đường may lộn viền (viền lé) (Hình 7)
2.2.3.1. Khái niệm :
Là đường may mà ở giữa 2 lớp vải có 1 sợi viền nhỏ gấp đơi, mặt trái có 4
mép vải.
2.2.3.2. Quy cách :
Đường may lộn cách mép vải từ 0,5 – 0,7cm, sợi viền lé đều khoảng 0,2
hoặc 0,3cm.
2.2.3.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may lộn êm chắc, sợi viền lé đều.
2.2.3.4. Phương pháp may :

Sửa cho 2 mép vải bằng nhau, gấp đôi sợi đặt vào giữa 2 lớp vải đó (2 mặt
phải úp vào nhau) và để viền lé khoảng 0,2 hoặc 0,3cm và may matt đường cách
mép vải theo quuy cách, may xong cạo đường may lộn sợi viền ra ngồi.

Hình 7 - Đường may lộn viền
2.2.3.6. Ứng dụng :
May dọc quần, viền mũ, viền túi, viền trang trí trên các sản phẩm ....
2.3. Đường may cuốn
2.3.1. Đường may cuốn 1 đường chỉ
2.3.1.1. Khái niệm :


17
Là đường may mà cả 2 mép vải đều xếp về 1 bên và cuốn kín mép. (Hình 1)
2.3.1.2. Quy cách : Đường may cách mép gấp 0,6cm.
2.3.1.3.Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may cuốn đều, không bị vặn, không sểnh, cuốn kín các mép vải.
2.3.1.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, mảnh vải trên hụt hơn mảnh vải dưới
0,5cm. Gấp mép vải dưới ôm mép vải trên, xong theo mép vải đó gấp lần thứ 2 cả
lớp vải trên và dưới rồi may 1 đường cách mép gấp ngồi 0,1cm, đảm bảo u cầu
kỹ thuật.

Hình 8 - Đường may cuốn 1 đường chỉ
2.3.1.6. Ứng dụng : May dọc, giàng quần, sườn áo bà ba.
2.3.2. Đường may cuốn đè 1 đường chỉ (Hình 9)
2.3.2.1. Khái niệm :
Là đường may mà mặt trái được cuốn kín mép và có 2 đường chỉ, mặt phải
có 1 đường chỉ. (Hình 9)
2.3.2.2. Quy cách :

Đường may cuốn thứ nhất cách mép gấp 0,7cm; đường may cuốn thứ 2 cách
đường thứ nhất 0,6cm.
2.3.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều, không bị vặn, sểnh.
2.3.2.4.
pháp may :

Phương


18
Sắp cho 2 mặt phải của vải úp vào nhau lá trên hụt hơn so với lá dưới là
0,8cm, gấp lá dưới ôm lấy mép vải trên và may 1 đường cách mép gấp 0,7cm.
May đường thứ 2 cách đường thứ nhất 0,6cm đồng thời đề lên mép gấp của đường
may
2.3.2.5. Ứng dụng :
May vịng nách đảm

Hình 9 - Đường may cuốn đè 1 đường chỉ

bảo độ bền chắc...
2.3.3. Đường may cuốn đè 2 đường chỉ (Hình 10)
2.3.3.1. Khái niệm :
Là đường may cuốn kín mép, mặt phải có 2 đường chỉ, mặt trái có 1 đường
chỉ. (Hình 10)
2.3.3.2. Quy cách :
Đường may cách mép gấp 0,7cm, 2 đường may song song và cách nhau
0,6cm.
2.3.3.3. Yêu cầu kỹ thuật:
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều không bị vặn.

2.3.3.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt trái của vải vào nhaulá trên hụt hơn so với lá dưới 0,8cm. Gấp lá
vải dưới ôm lấy lá vải trên, may 1 đường cách mép gấp 0,7cm. May xong lật lá vải
trên và may đường thứ 2 cách đường thứ nhất 0,6cm đồng thời đè lên mép gấp
của đường may thứ nhất.

Hình 10 - Đường may cuốn 2 đường chỉ
2.3.3.5. Ứng dụng : May dọc, giàng quần jean, sườn áo, bụng tay áo sơ mi ...
2.4. Đường may mí


19
2.4.1. Đường may mí ngồi (Hình 11)
2.4.1.1. Khái niệm :
Là đường may sát mí mép gấp của lớp vải này đè lên lớp vải khác. (Hình 11)
2.4.1.2. Quy cách :
Đường may sát mí mép gấp từ 0,1 – 0,15cm.
2.4.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, đều, không bị sểnh.
2.4.1.4. Phương pháp may :
Lớp vải trên sau khi gấp về phía mặt trái, đặt lên mặt phải của lớp vải khác
theo vị trí yêu cầucủa sản phẩm rồi tiến hành may 1 đường cách mép gấp từ 0,1 –
0,15cm đảm bảo u cầu kỹ thuật.

Hình – 11. Đường may mí ngoài
2.4.1.5. Ứng dụng : Thường may túi ốp ngoài cửa, may chân cổ, bác tay áo
sơ mi.
2.4.2. Đường may mí ngầm (Hình 12)
2.4.2.1. Khái niệm :
Là đường may sát mí mép gấp dưới bản thân lớp vải đó. (Hình 12)

2.4.2.2. Quy cách :
Đường may cách đều mép gấp dưới là 0,1cm.
2.4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may đều, êm, phẳng.
2.4.2.4. Phương pháp may :
Bẻ gập mép vải lần thứ nhất về phái trái to 0,5cm, bẻ gập lần thứ 2 từ 1 –
1,25cm. Để mặt phải của vải hướng lên trên, cắm kim đầu đường may, dùng ngón
cái của tay phải miết ngược đường may về phía bàn ép. Trên mép gấp ở mặt phải


20
sẽ nổi lên 1 đường thẳng theo mép gấp ở dưới và chiếu theo đường thẳng đó để
may.

Hình 22 - Đường may mí ngầm
2.4.2.5. Ứng dụng : Thường để may miệng túi, gấu quần đùi, gấu quần bà ba…
2.5. Đường may viền
2.5.1. Đường may viền bọc lọt khe (Hình 13)
2.5.1.1. Khái niệm :
Là đường may giữ chắc và bọc kín mép vải.
2.5.1.2. Quy cách :
Đường may sợi viền từ 0,2 – 0,5cm, sợi viền làm thiên vải.
2.5.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, sợi viền to đều, không bị vặn.
2.5.1.4. Phương pháp may :
Sản phẩm đặt dưới, sợi viền đặt trên, 2 mặt phải úp vào nhau. Mép 1 đường
cách mép vải 0,3cm, sau đó cạo sát đường may lật và gấp kín mép sợi viền xuống
phía dưới đủ che kín đường may thứ nhất, rồi may lọt khe bên trên và mí bên
dưới. May xong đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.



21

Hình 13 - Đường may viền bọc lọt khe
2.5.1.5. Ứng dụng : Thường áp dụng may cho các chi tiết nhỏ của quần áo trẻ
em.
2.5.2. Đường may kê mí viền (Hình 14)
2.5.2.1. Khái niệm :
Là đường may kê sát mí mép gấp của lớp vải được kê trên 1 sợi viền khác
màu và 1 lá vải thứ 2

.

2.5.2.2. Quy cách :
Đường may mí sát mép gấp của lá vải trên là 0,1cm và cách mép gấp sợi
viền là 0,3cm.
2.5.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may phải êm, phẳng,đều, sợi viền không bị vênh.
2.5.2.4. Phương pháp may :
Gấp đội sợi viền 0,7 – 1cm hai mặt trái úp vào nhau đặt lên mặt phải của lớp
vải dưới. Gấp mép lớp vải trên khoảng 0,5 – 0,7cm và kê lên sợi viền và cách mép
gập sợi viền 0,2 – 0,3cm. Rồi may mí 1 đường lên lớp vải trên là 0,1cm.

Hình 14 - Đường may kê mí viền


22
2.5.2.5. Ứng dụng : Thường may trang trí dọc quần âu, túi áo, cửa tay áo
Pizama…


Câu hỏi bài tập
Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại các kiểu đường may máy cơ bản ?
Câu 2: Cho hình biểu diễn sau:

Em hãy trình bày khái niện đường may cuốn đè một đường chỉ, phương
pháp may và vẽ hình minh họa đường may trên?


23

BÀI 2 : MAY CÁC KIỂU NẸP ÁO
Mã bài: MĐMTT 15-02
Giới thiệu:
Nẹp áo là một trong những bộ phận quan trọng của áo sơmi., ảnh hưởng rất
nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của chiếc áo. Vì vậy nẹp áo phải được may đúng thông
số và yêu cầu kỹ thuật.
Mục tiêu của bài:
- Phân biệt được quy cách và yêu cầu kỹ thuật của các kiểu nẹp áo trên sản
phẩm may;
- May được các kiểu nẹp áo sơ mi, kiểu xẻ khít, xẻ chìm đảm bảo qui cách và
u cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận trong quá trình học tập.
Nội dung chính:
1. May nẹp áo sơ mi
1.1. Nẹp áo sơ mi kiểu nẹp thường
1.1.1 Đặc điểm
Nẹp được may bên thân khuyết áp dụng với áo sơ mi, mặt phải có 2 đường
diễu, mặt trái có 1 đường chỉ. (Hình 15)
1.1.2 Cấu tạo



24
Gồm 1 thân áo bên trái ( thân khuyết), thân bên phải ( nẹp cúc). (Hình 15)

0,1 cm
3,5 cm
2,5 cm
0,5

0,5 cm

a

b

Hình 29 - Hình cắt, mặt cắt nẹp áo tổng hợp
1.1.3 Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật
Quy cách
Mật độ mũi chỉ 5 mũi / 1 cm
Đường diễu nẹp khuyết 0,5 cm (Hình 15a)
Đường mí nẹp cúc 0,1 cm (Hình 15b )
Yêu cầu kỹ thuật
Nẹp may xong phải êm phẳng, không bùng vặn, đúng thông số
Đường may diễu nẹp đều, đúng mật độ mũi chỉ
Chú ý : Nếu là hàng kẻ yêu cầu lấy đúng tâm kẻ.
1.1.4. Phương pháp may
a. Kiểm tra chi tiết (Hình 16: a, b, c)
a: Nẹp khuyết
b: Nẹp cúc
c: Mex nẹp khuyết

+ Kiểm tra thông số của thân áo với mẫu bán thành phẩm
+ Kiểm tra mex nẹp: Bản rộng mex nẹp 3,5 cm.


×