Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.27 KB, 113 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

Mơn học: Quản lý chất lượng sản phẩm
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
của

ngày
)

Hà Nội, năm 2021

tháng năm


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có
thể được dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


2
LỜI GIỚI THIỆU


Ngày nay trong cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước, trong xu
thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên
quyết liệt thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn nhu cầu của khách
hàng, sự hợp lí về giá cả đảm bảo đúng thời gian giao hàng sẽ là những nhân
tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy ngày nay chất lượng sản
phẩm là một trong ngững mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đặc biệt
là ngành may mặc, một ngành sản xuất hàng hố tiêu dùng có tính thời vụ thì
chất lượng sản phẩm càng trở thành một vấn đề quan trọng.
Giáo trình mơn học "Quản lý chất lượng sản phẩm" được biên soạn
nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên
trong Nhà trường, trang bị cho sinh viên những kiến thức về công tác quản lý
chất lượng ngành may, và là tài liệu có giá trị cho các cán bộ quản lý trong
doanh nghiệp may.
Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc chắn cịn những vấn đề chưa
hồn chỉnh. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy, cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đơng đảo các bạn đọc để giáo
trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Phùng Thị Nụ
2. Biên soạn : Đào Thị Thủy
Trần Thị Ngọc Huế


3
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ........................................................................... 8

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT
LƯỢNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC VỀ CHẤT LƯỢNG. ........................... 9
1.1. Khái niệm chung về chất lượng ......................................................... 9
1.2. Đặc điểm của chất lượng .................................................................. 11
1.3. Các nguyên tắc về chất lượng .......................................................... 11
2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG .................... 14
2.1. Nhu cầu của nền kinh tế ................................................................... 14
2.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ................................................. 15
2.3. Hiệu lực của cơ chế quản lý ............................................................. 15
2.4. Những yếu tố về văn hố, truyền thống, thói quen .......................... 16
2.5. Những yếu tố vĩ mô (Quy tắc 4M) ................................................... 16
3. ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VAI TRÒ VÀ CHỨC
NĂNG CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. ................................................. 18
3.1. Định nghĩa về quản lý chất lượng .................................................... 18
3.2. Vai trò của quản lý chất lượng ......................................................... 18
3.3. Chức năng của quản lý chất lượng ................................................... 19
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................................................. 20
5. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP ...................................... 24
5.1. Yêu cầu của một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trong doanh
nghiệp ...................................................................................................... 24
5.2. Đòi hỏi của quá trình cạnh tranh ...................................................... 24
5.3. Do nhu cầu của người tiêu dùng ...................................................... 25
5.4. Do sự tăng trưởng kích thước và sự phức tạp của sản phẩm ........... 25
5.5. Do mong muốn của nhân viên ......................................................... 25
5.6. Đòi hỏi về sự cân bằng giữa chất lượng và bảo vệ môi trường ....... 25
5.7. Yêu cầu về tiết kiệm......................................................................... 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .. 28
1. MƠ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM............................ 29

2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ................. 29
2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ................................................................... 33


4
2.2. Quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) ................................................ 44
CHƯƠNG 3: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM................................................... 66
1. KHÁI NIỆM ............................................................................................ 67
1.1. Tính chất của sản phẩm .................................................................... 67
1.2. Chỉ tiêu chất lượng ........................................................................... 67
1.3. Khái niệm về chất lượng sản phẩm .................................................. 68
2. CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY..................................... 69
2.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm ............................................ 69
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.............................................. 80
2.3. Sơ đồ quản lý chất lượng may trong sản xuất .................................. 82
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUA CÁC CÔNG ĐOẠN MAY
CÔNG NGHIỆP .............................................................................................. 85
1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT . 86
1.1. Kiểm tra về nguyên phụ liệu ............................................................ 86
1.2. Kiểm tra ở bộ phận chuẩn bị sản xuất về thiết kế ............................ 88
1.3. Kiểm tra ở bộ phận chuẩn bị sản xuất về công nghệ ....................... 90
2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN TRẢI, CẮT VẢI .............. 90
2.1. Kiểm tra trải vải: .............................................................................. 91
2.2. Kiểm tra sang sơ đồ:......................................................................... 92
2.3. Kiểm tra cắt: ..................................................................................... 92
3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN MAY TRÊN CHUYỀN ... 94
3.1. Những căn cứ để kiểm tra ................................................................ 95
3.2. Nội dung kiểm tra............................................................................. 95
3.3. Cách ghi lỗi khi phát hiện trong quá trình kiểm tra ......................... 96
3.4. Kiểm tra sản phẩm đầu tiên ra chuyền ............................................. 96

4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG ĐOẠN HỒN TẤT SẢN PHẨM
................................................................................................................... 102
4.1. Kiểm tra là hoàn chỉnh sản phẩm: .................................................. 102
4.2. Kiểm tra bao gói & hịm hộp: ........................................................ 103
4.3. Kiểm tra thủ tục giấy tờ: ................................................................ 103
Các giấy tờ cần kiểm tra gồm: .............................................................. 103
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI: .................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112


5
MƠN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Mã mơn học: MHMTT19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: là mơn học chun mơn nghề được bố trí học sau các mơ đun cơ
sở nghề.
- Tính chất: Mơn học Quản lý chất lượng sản phẩm là môn học chuyên
môn nghề trong danh mục các môn học, mơ đun trong chương trình đào tạo
Cao đẳng nghề May thời trang, là môn học lý thuyết.
- Ý nghĩa: Môn học Quản lý chất lượng sản phẩm là môn học rất quan
trọng trong kế hoạch đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật của các
trường cao đẳng, trung học chun nghiệp và dạy nghề.
- Vai trị: Mơn học Quản lý chất lượng sản phẩm không những giúp ích
rất nhiều cho các mơn học khác mà cịn giúp ích cho thực tế sản xuất tại các
doanh nghiệp may.
Mục tiêu của mơn học:
- Trình bày được các khái niệm, vai trò, chức năng và tầm quan trọng về
chất.
lượng và quản lý chất lượng;
- Hiểu phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm;

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm may;
- Vận dụng được phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm trong sản
xuất may cơng nghiệp;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt của sinh viên trong q
trình quản lý chất lượng qua các công đoạn may.


6
Nội dung của môn học:
Thời gian
Số

Tên chương/mục

TT

I

Tầm quan trọng của chất lượng và
quản lý chất lượng

6,5

6,5

Khái niệm chung về chất lượng, đặc
điểm của quản lý chất lượng và các
nguyên lý về chất lượng.


1,5

1,5

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. 1,5

1,5

Định nghĩa về quản lý chất lượng, vai trò
0,75
và chức năng của quản lý chất lượng.

0,75

Tầm quan trọng của chất lượng đối với
các Doanh Nghiệp Việt Nam.
Một số yêu cầu cần thiết phải có một hệ
thống quản lý chất lượng trong Doanh
Nghiệp
II Phương pháp quản lý chất lượng sản
phẩm
Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm
Phương pháp quản lý chất lượng sản
phẩm
Kiểm tra
Chất lượng sản phẩm
Khái niệm
III

Kiểm

Thực
tra*
Tổng Lý
hành
số thuyết Bài (LT hoặc
tập
TH)

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm may
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm may
Sơ đồ quản lý chất lượng may trong sản
xuất.

1

1

1,75

1,75

10

9

0,5

0,5

8,5


7

1

1

1

6

6

1

1

3

3

1
1

1
1


7
IV


Quản lý chất lượng qua các công đoạn
may công nghiệp
Quản lý chất lượng công đoạn chuẩn bị
sản xuất
Quản lý chất lượng công đoạn trải, cắt
vải
Quản lý chất lượng công đoạn may trên
chuyền
Quản lý chất lượng cơng đoạn hồn tất
sản phẩm
Kiểm tra

6,5

5,5

2,5

2,5

1
1

1
1

1

1


1

1

1

Thi kết thúc môn học

1

1

Cộng

30

27

3


8
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Mã chương: MHMTT19-01
Giới thiệu:
Cùng với nền kinh tế của đất nước trong 15 năm tiến hành công cuộc đổi
mới vừa qua, lĩnh vực chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các
doanh nghiệp Việt Nam chúng ta đã có những bước tiến đáng phấn khởi Điều

này rất có ý nghĩa, bởi chất lượng sản phẩm vốn là điểm yếu kém kéo dài
nhiều năm ở nước ta trong thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên trong nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa, với sự phát triển
như vũ bão của nền kỹ thuật, công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập khu vực
hố, tồn cầu hố kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt
quyết liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với những thử thách
to lớn như : Sức ép của hàng nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Môi trường kinh doanh mới mẻ đầy biến động. Cung thường xuyên vượt cầu.
Hàng rào thuế quan dần bị xoá bỏ.Những thị trường quan trọng như thị trường
Châu Âu, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản lại hết sức nghiêm ngặt về thủ
tục và tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm. Vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm và
quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng cấp
bách và trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm, vai trị và chức năng về chất lượng và
quản lý chất lượng;
- Xác định được tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng
trong Doanh Nghiệp;
- Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của sinh viên trong q trình học
tập.
Nội dung chính:


9
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA
CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC VỀ CHẤT LƯỢNG.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm chung về chất lượng;
- Trình bày được đặc điểm của chất lượng và các nguyên tắc về chất

lượng.
1.1. Khái niệm chung về chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ
những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều
tranh cãi.
Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau.
- Chất lượng theo quan niệm thông thường:
Người tiêu dùng thường cho một sản phẩm day dịch vụ nào đó có chất
lượng tốt khi chúng đáp ứng được yêu cầu mong đợi của mình.
Người tiêu dùng có thể vừa cơng nhận chất lượng tốt đối với một mặt
hàng nào đó có phẩm cấp cao với nhiều tiện nghi, nhiều thuận lợi khi sử dụng
và đồng ý trả một khoản tiền tương xứng để nhận hàng. Đồng thời người tiêu
dùng cũng có thể chấp nhận ít tiện nghi thuận lợi hơn nhưng cùng chức năng
sử dụng. Như vậy, ta nói người tiêu dùng vừa lòng với phẩm cấp thấp hơn.
Phẩm cấp là chủng loại hay thứ hạng của các yêu cầu chất lượng khác
nhau đối với sản phẩm, quá trình hay hệ thống có cùng chức năng sử dụng
(ISO 9000:2000).
- Chất lượng theo quan điểm của người sản xuất:
Các nhà kinh tế XHCN vào những năm 1930 cho rằng: "Chất lượng sản
phẩm là những đặc tính kinh tế kỹ thuật nội tại, phản ánh giá trị sử dụng và
chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong
điều kiện xác định về kinh tế xã hội".
Ngày nay, người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng
các quy định và yêu cầu khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận.
Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo
các chi phí, giá cả. Chất lượng là một mục tiêu hoạt động.
- Chất lượng hướng theo khách hàng:
Theo quan điểm Quản lý chất lượng toàn diện, Deming, Crossby,
Ishikawa..., các bậc thầy trong trường phái này cho rằng chất lượng phải
hướng vào khách hàng. Các ông đã đưa ra một số quan điểm về chất lượng

sau:


10
"Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất" (Ishikawa.
"Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu" (Crossby)
"Chất lượng là một mức độ dự báo được về độ đồng đều và độ tin cậy
với chi phí thấp và phù hợp với thị trường" (Deming)
- Một số khái niệm chất lượng mới:
Ngày nay khi đề cập đến khái niệm chất lượng, nhiều người không chỉ
quan tâm đến nhà cung ứng - người tiêu dùng, sản phẩm mong đợi - sản phẩm
được hưởng thụ, mà còn quan tâm đến môi trường sống, quan tâm đến người
thứ ba ngoài hai bên cung ứng - tiêu dùng.
Nhiều khách hàng ngày nay đã nêu rõ điều kiện tiên quyết để được chấp
nhận vào danh sách nhà cung ứng là nhà sản xuất phải đảm bảo không gây ô
nhiễm môi trường và sản phẩm trong khi sử dụng cũng khơng có tác hại đến
môi trường hoặc gây ảnh hưởng không tốt cho người xung quanh hay cho
chính bản thân người ấy.
Chất lượng cịn được hiểu với ý nghĩa tồn phần hay tổng hợp trong đó
có sự tham gia của các yếu tố giá thành, có nghĩa là đạt được mức chất lượng
với chi phí thấp. Ngồi ra, theo quan điểm này, khi xét đến chất lượng phải
xem xét yếu tố chi phí cần phải bỏ ra khi sử dụng hay khi loại bỏ sau khi
dùng.
- Theo viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institution, viết tắt
là BSI, 1991): "Chất lượng là tồn bộ các đặc tính cũng như tính chất
của một sản phẩm hoặc một dịch vụ giúp nó có khả năng đáp ứng những
yêu cầu được xác định rõ hoặc ngầm hiểu"
- Khái niệm chất lượng theo ISO (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá):
+ (ISO 8402: 1994): "Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một
thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được cơng bố hay

cịn tiềm ẩn".
+ (ISO 9001: 2000): "Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc
tính vốn có (của thực thể) đáp ứng những nhu cầu đã được nêu ra ngầm hiểu
hay bắt buộc".
Từ những khái niệm trên cho ta thấy rằng: "chất lượng" không chỉ là việc
thoả mãn một quy cách kỹ thuật hay một yêu cầu cụ thể nào đó, mà có nghĩa
rộng rãi hơn nhiều: "chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu".
Chú thích:
- Thực thể: là một sản phẩm theo nghĩa rộng - là một đối tượng, con
người, quá trình, hoạt động, tổ chức.


11
- Sản phẩm: là kết quả của một hoạt động, q trình, có thể là vật chất
hay dịch vụ.
1.2. Đặc điểm của chất lượng
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý
do nào đó mà khơng được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng
kém, cho dù trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính
sách, chiến lược kinh doanh của mình.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không
gian, điều kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến
mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ
thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên có liên
quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã
hội.
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu

chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử
dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng
trong q trình sử dụng.
- Chất lượng khơng phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là
sản phẩm, hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con
người.
1.3. Các nguyên tắc về chất lượng
Có 8 nguyên tắc về chất lượng:
a. Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng (Customer focus)
Chúng ta cần phải tìm hiểu nhu cầu hiện tại và trong tương lai của khách
hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hướng vào khách hàng sẽ giúp cho ta đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của
khách hàng, từ đó gia tăng thị phần. Cán bộ chuyên trách cần điều tra về yêu
cầu mong đợi của khách hàng, từ đó xác định mục tiêu của tổ chức và mục
tiêu chất lượng căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng
cũng cần được truyền đạt tới cán bộ công nhân viên để công nhân viên cùng
thấu hiểu và cùng thực hiện tốt công việc.


12
Việc xác lập phương pháp đo lường sự thoả mãn của khách hàng là hết
sức cần thiết để có thể tiến tới lượng giá và so sánh. Ngoài ra việc quản lý
mối liên hệ với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì nếu khơng có liên hệ
tốt thì rất khó nghe được ý kiến đầy đủ, rõ ràng, kịp thời của khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân đối tốt yêu cầu của khách hàng và
yêu cầu của các bên quan tâm.
b. Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo (Leadership)
Lãnh đạo thiết lập nhất quán mục đích và phương hướng tổ chức tạo
thuận lợi và duy trì mơi trường nội bộ để mọi người có thể tham gia đầy đủ

vào hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo các doanh nghiệp xem xét nhu cầu của khách hàng, chủ đầu tư,
cán bộ công nhân viên của cộng đồng xã hội, từ đó đặt ra mục tiêu cần đạt
được trong tương lai và chương trình hành động để đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu và chương trình hành động cần được truyền đạt đến cán bộ công
nhân viên để hiểu rõ và tích cực tham gia. Sự lãnh đạo nhất quán sẽ giúp mọi
thành viên tập trung nỗ lực vào cùng một hướng, xác định được ưu tiên giữa
các việc phải làm. Nguồn lực cũng cần được cung cấp đầy đủ để thực hiện
chương trình hành động đã đề ra.
c. Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)
Các thành viên của mọi cấp là nguồn lực của tổ chức và sự tham gia toàn
bộ của các thành viên này giúp khả năng của cá nhân được sử dụng phục vụ
lợi ích của tổ chức.
Sự tham gia của mọi người trong tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp
với nhiều sáng tạo. Khi tham gia, cán bộ công nhân viên sẽ chăm lo cho kết
quả được tốt hơn và tự hào với kết quả đạt được. Cán bộ chuyên trách phải
làm rõ vai trò và trách nhiệm của từng người trong tổ chức, giới hạn về trách
nhiệm, tạo điều kiện để từng người biết được kết quả sự đóng góp của mình,
tạo điều kiện để có sự trao đổi kinh nghiệm để cá nhân nâng cao năng lực và
kiến thức.
d. Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
Kết quả sẽ đạt được một cách hiệu quả hơn nếu các hoạt động và nguồn
lực được quản lý như một quá trình.
Khi tiếp cận theo q trình thì kết quả có thể dự đốn trước khá chính
xác và cũng dễ xếp ưu tiên các cơ hội cải tiến.
Cán bộ chuyên trách cần xác định một cách có hệ thống những hoạt
động cần thiết để đạt được kết quả, phân cơng, phân tích đo lường năng lực,


13

phân tích tương quan giữa các hoạt động chính, tập chung các yếu tố để hoàn
thành mục tiêu.
e. Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System
approach to management)
Xác định, hiểu và quản lý các q trình có tương quan như là từng bộ
phận trong tổng thể của hệ thống sẽ đem lại tính hiệu lực và hiệu quả để đạt
được các mục tiêu. Việc tổng hợp và sắp xếp các quá trình sẽ đạt hiệu quả cao
nhất khi tiếp cận theo hệ thống. Cán bộ chuyên trách cần xây dựng hệ thống
để đạt được mục tiêu của tổ chức theo hướng hiện đại và hiệu quả nhất. Sau
đó cần đặt ra mục tiêu và xác định cách vận hành của các hoạt động trong hệ
thống, từ đó tìm cách liên tục cải tiến thơng qua đo lường thành quả.
f. Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục (Continual Improvement)
Cải tiến liên tục toàn bộ các thành quả phải là mục tiêu thường trực của
tổ chức để đáp ứng những thay đổi của thị trường và yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
Khi quan tâm đến cải tiến liên tục thì cán bộ quản lý sẽ có điều kiện nhận
biết những cơ hội và khai thác triệt để những cơ hội đó.
Cán bộ chuyên trách trong doanh nghịêp sẽ xây dựng các phương pháp
và công cụ cải tiến theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO một cách nhất quán,
đặc biệt là thực hiện theo dõi và đo lường sự thoả mãn khách hàng, đánh giá
nội bộ, theo dõi và đo lường q trình, kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp,
phân tích dữ liệu, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa.
g. Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to
decision making)
Cách ra quyết định có hiệu quả dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông
tin. Các quyết định sẽ tốt hơn nhờ có đầy đủ dữ kiện và thơng tin đầy đủ, tin
cậy để tạo cơ sở cho việc ra quyết định đúng.
Phương pháp phân tích dữ liệu và thơng tin cũng cần phải được quan
tâm. Việc quyết định cũng phải dựa trên dữ liệu và dữ kiện là chính nhưng đơi
khi cũng cần phải phối hợp thêm yếu tố kinh nghiệm và trực quan vì quản lý

vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
h. Nguyên tắc 8: Phát triển quan hệ hợp tác (Mutually Beneficial
supplier relationships)
Doanh nghiệp và người cung ứng hoạt động độc lập và quan hệ cùng có
lợi giữa hai bên sẽ làm tăng khả năng cả hai bên trong việc tạo ra giá trị.


14
Nếu hợp tác cùng có lợi với bên cung ứng thì sẽ có nhiều cơ hội giảm giá
thành cho hai bên bằng cách tối ưu hố chi phí và nguồn lực. Cán bộ chuyên
trách cần tạo điều kiện để thông tin được rõ ràng và công khai, chia sẻ thông
tin, hướng dẫn nhà cung ứng cách thức để đáp ứng nhu cầu của mình, nếu
doanh nghiệp gợi ý khuyến khích, công nhận những cải tiến và thành tựu của
người cưng ứng thì người cơng ứng sẽ rất phấn khởi và nâng mức độ trung
thành đối với doanh nghiệp.
2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
Mục tiêu:
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề tổng hợp, là kết quả của quá trình từ sản
xuất tiêu dùng & cả sau tiêu dùng. Do đó chất lượng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau.
2.1. Nhu cầu của nền kinh tế
Dù ở bất kỳ trình độ sản xuất nào chất lượng sản phẩm cũng bị chi phối
bởi hoàn cảnh, điều kiện & nhu cầu kinh tế.
a. Phụ thuộc vào đòi hỏi của thị trường.
Nhu cầu của thị trường luôn luôn biến động, cần phải nghiên cứu, nhận
biết, nhạy cảm thường xuyên với thị trường. Xem nhu cầu thị trường đòi hỏi
về đặc trưng kỹ thuật, điều kiện cung ứng, số lượng, chất lượng… ra sao? để
định hướng cho chính sách chất lượng trong hiện tại & tương lai.
b. Trình độ phát triển của nền kinh tế, sản xuất.

Trình độ phát triển của nền kinh tế, sản xuất tác động mạnh vào chất
lượng, nó phụ thuộc vào:
Khả năng kinh tế (tài ngun, tích luỹ, đầu tư,...);
Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ (trang thiết bị, bí quyết, con người,...)
Trên cơ sở đó cho phép lựa chọn mức chất lượng phù hợp với sự phát
triển chung của xã hội.
Chất lượng sản phẩm là nhu cầu nội tại của bản thân sản xuất, vì vậy
chất lượng sản phẩm phải phù hợp với khả năng cho phép và sự phát triển
chung của tồn bộ nền kinh tế. Do đó, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm
phải phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất,…


15
c. Chính sách kinh tế.
Các chính sách kinh tế tác động chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm như:
Chính sách và hướng đầu tư, chính sách phát triển các ngành, chủng loại sản
phẩm, chính sách thuế khóa, các quy định về việc xuất nhập khẩu, các chính
sách đối ngoại từng thời kỳ,…Việc kế hoạch hoá phát triển kinh tế cho phép
xác định trình độ chất lượng và mức chất lượng tối ưu, xác định cơ cấu mặt
hàng cũng như việc xây dựng chiến lược con người trong tổ chức phù hợp với
đường lối phát triển chung.
d. Chính sách giá cả.
Chính sách giá cả cho phép doanh nghiệp xác định đúng giá trị sản phẩm
của mình trên thị trường. Dựa vào hệ thống giá cả, doanh nghiệp có thể xây
dựng chiến lược cạnh tranh, tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà
khơng sợ bị chèn ép về giá.
e.Chính sách đầu tư
Dựa vào chính sách đầu tư, nhà sản xuất mới có kế hoạch đầu tư cho
cơng nghệ, huấn luyện, đào tạo. Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm để quyết định quy mô & hướng phát triển của sản xuất.

Chính sách kinh tế đóng vai trị quan trọng trong xây dựng chiến lược
sản xuất kinh doanh dài hạn của tất cả các doanh nghiệp.
2.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngày nay khoa học kỹ thuật đã &
đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, do đó, chất lượng của bất kỳ
sản phẩm nào cũng gắn liền và bị quyết định bởi khoa học kỹ thuật, đặc biệt
là việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chu kỳ
công nghệ ngày một ngắn đi, sản phẩm sản xuất ra ngày càng có khả năng
cung cấp được nhiều tiện ích và những điều kiện tối ưu hơn, nhưng cũng
chính vì vậy mà những chuẩn mực về chất lượng cũng thường xuyên trở nên
lạc hậu.
Làm chủ được khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để ứng dụng một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản
xuất là vấn đề quyết định đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3. Hiệu lực của cơ chế quản lý
Dù ở bất kỳ hình thái kinh tế nào, sản xuất ln chịu sự tác động của cơ
chế quản lý kinh tế, kỹ thuật & xã hội nhất định. Hiệu lực của cơ chế quản lý
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chủ yếu thể hiện ở những mặt sau:


16
a. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ quy định hành vi thái độ & trách
nhiệm pháp lý của nhà sản xuất đối với việc cung ứng sản phẩm, đảm bảo
chất lượng. Nhà nước kiểm tra theo dõi mọi hoạt động của nhà sản xuất nhằm
đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Ví dụ: Kiểm sốt các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng ...
b. Căn cứ vào mục tiêu từng thời kỳ, Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu
các chủng loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy các nhà sản xuất phải xây dựng
chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Ví dụ : sản xuất hàng may mặc, thực phẩm, hàng tiêu dùng…
c. Việc xây dựng các chính sách thưởng, phạt về chất lượng sản phẩm
ảnh hưởng đến ý thức của doanh nghiệp trong việc cố gắng cải tiến chất
lượng.
Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý
chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và
quyền lợi người tiêu dùng.
2.4. Những yếu tố về văn hố, truyền thống, thói quen
Chất lượng sản phẩm là sự đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu trong từng
điều kiện, hồn cảnh cụ thể. Nó phụ thuộc vào trình độ văn hóa của từng
người, từng vùng miền, từng dân tộc.
Vì vậy quan niệm về chất lượng sản phẩm của mỗi người, mỗi dân tộc
cũng khác nhau.
Ví dụ : Một sản phẩm ở nơi này có thể coi là chất lượng nhưng ở nơi
khác lại không thể coi là chất lượng.
Chính vì vậy trước khi định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
mình, các doanh nghiệp cần phải có bước chuẩn bị là tìm hiểu Văn hóa, con
người, truyền thống dân tộc nơi mà họ đến kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
2.5. Những yếu tố vĩ mô (Quy tắc 4M)
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào quá trình hoạt động của một tổ
chức, một doanh nghiệp, phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị (điều hành sản
xuất), nghĩa là phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng có 4 yếu tố quan trọng nhất đó
là:
* MACHINES (Thiết bị, công nghệ).
* MEN (Lãnh đạo, công nhân, người tiêu dùng).
* MATERIALS (Vật liệu, năng lượng).
* METHODS (Phương pháp quản trị, công nghệ).


17


Quy tắc 4M ảnh hưởng đến chất lượng

MACHINES

MEN
(Lãnh đạo,
công nhân,
người tiêu
dùng)

(Thiết bị,
cơng nghệ)

QUY TẮC
4M

MATERIALS

METHODS
( Phương pháp
quản trị, cơng
nghệ)

(Vật liệu,
năng lượng)

Hình 1.1. Quy tắc 4M



18
3. ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VAI TRÒ VÀ
CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.
Mục tiêu:
- Trình bày được định nghĩa về quản lý chất lượng;
- Trình bày được vai trò và chức năng của quản lý chất lượng.
3.1. Định nghĩa về quản lý chất lượng
Chất lượng là kết quả của sự tác động hàng loạt yếu tố có liên quan chặt
chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một
cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng
được gọi là quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp,
không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình cơng ty,
qui mơ lớn đến qui mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay
không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải
làm để đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm. Các công ty muốn tồn tại
và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng khái niệm về
quản lý chất lượng có hiệu quả.
Tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc trưng
của nền kinh tế mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý
chất lượng.
Theo ISO 8402:
"Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý
chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện
chúng thông qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ
thống chất lượng".
3.2. Vai trò của quản lý chất lượng
- Tơn trọng hồn tồn nhân cách của mọi thành viên.
- Thống nhất nỗ lực của mọi thành viên, tạo ra hệ thống nhịp nhàng

trong mọi hoạt động.
- Kích thích ước vọng của mọi thành viên đạt tới mức chất lượng cao
nhất bằng nghiên cứu, triển khai sản phẩm. Từ đó, họ say mê học tập để sáng
tạo.
- Quản lý chất lượng giúp mọi thành viên tìm ra nguyên nhân của sai sót
để đưa ra những quyết định hiệu quả.


19
- Xác định đúng vai trò của quản lý hành chính. Tổ chức hợp lý bộ máy
hành chính để đảm bảo thông tin thông suốt và chống quan liêu, tham nhũng.
- Coi q trình làm việc khơng lỗi là kim chỉ nam cho hành động,
phương pháp đơn giản nhất nhưng khó thực hiện nhất.
- Nâng cao sự phồn thịnh, uy tín của doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận
và thu nhập của thành viên.
3.3. Chức năng của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng được tiến hành bao quát quá trình sản xuất-dịch vụ
theo một trình tự: nghiên cứu nhu cầu-thiết kế-thi cơng-lưu thơng-sử dụng,
khơng bỏ sót hoặc xem nhẹ một khâu nào. Nó có những chức năng sau:
1. Chức năng quy định chất lượng: thể hiện ở các khâu điều tra, nghiên
cứu, thiết kế, đề xuất mức chất lượng; quy định những điều kiện, những tiêu
chuẩn kỹ thuật cụ thể mà các bộ phận trong quá trình sản xuất phải đạt được,
sao cho phù hợp với quy định của cơ quan quản lý, với yêu cầu của khách
hàng về chất lượng, thời gian... Với các tổ chức hành chính-dịch vụ, thể hiện
trên các phương hướng, mục tiêu, chính sách, chuẩn mực về chất lượng.
2. Chức năng quản lý chất lượng: bao gồm các khâu của q trình sản
xuất- lưu thơng, tiêu dùng. Chức năng này không phải chỉ do những người
lãnh đạo phụ trách, quản lý mà dưới sự điều khiển, dẫn dắt của họ, nó được
thực hiện ở tất cả thành viên của tổ chức, những người trực tiếp gắn bó với
mọi cơng đoạn của q trình.

3. Chức năng đánh giá chất lượng: Bao gồm việc đánh giá chất lượng
từng phần và đánh giá chất lượng toàn phần của sản phẩm. Đánh giá chất
lượng từng phần của sản phẩm, về bản chất, là xem xét quan hệ giữa chất
lượng hiện có của sản phẩm ở mỗi cơng đoạn dưới ảnh hưởng của chất lượng
thiết kế và chuẩn chất lượng. Đánh giá chất lượng toàn phần là sự đánh giá
tổng quát chất lượng sản phẩm được dựa vào những chỉ tiêu, chuẩn mực;
những quy định về chất lượng hoặc dựa vào yêu cầu của người sử dụng. Đánh
giá chất lượng lại bao gồm 2 phương thức: đánh giá trong của tổ chức và đánh
giá ngồi (cịn gọi là kiểm định) của một cơ quan bên ngoài tổ chức.


20
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Mục tiêu:
- Trình bày được tầm quan trọng của quản lý chất lượng đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tiễn kinh doanh cho thấy rằng : để đảm bảo năng suất cao, giá
thành hạ và tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất khơng cịn con đường nào khác
là dành mọi ưu tiên cho mục tiêu hàng đầu là chất lượng, Nâng cao chất lượng
chất lượng sản phẩm là con dường kinh tế nhất, đồng thời cũng chính là một
trong những chiến lược quan trọng, đảm bảo sự phát triển chắc chắn nhất của
doanh nghiệp.
Chất lượng có thể nói là chìa khố vàng, đem sự phồn vinh cho các
doanh nghiệp các quốc gia, các quốc gia thông qua sự chiếm lĩnh thi trường,
phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam những năm gần đây, trong bước đầu tiếp cận với nền kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, chúng ta ngày càng nhận rõ tầm quan
trọng của những vân đề liên quan tới chất lượng, nhất là sau khi chúng trở
thành thành viên chính thức của Asean.

Mở cửa thị trường với Asean chúng ta có thêm sức mua của hơn 400
triệu dân, chúng ta có nhiều điều kiện để trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hố thể
thao, cơng nghệp, thu hút đầu tư trong nhiều lĩnh vực, từ đó mở ra một
chương trình mới để Việt Nam có thể nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế
thế giới.
Môi trường kinh doanh thế giới ngày càng chứa đựng nhiều yếu tố mới.
a. Kinh doanh toàn cầu vừa hợp tác, vừa cạnh tranh:
Đầu tư quốc tế (ĐTQT) có nhiều lợi ích cho cả nước đầu tư và nước
nhận đầu tư. ĐTQT giúp các nước phát triển đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh
tế thông qua việc tạo ra các xí nghiệp mới, thu hút lao động thất nghiệp, tiếp
nhận kỹ thuật công nghệp cao. Việc mở rộng liên kết của các nước là điều cần
thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước. Có những hình thức liên
kết như: khu vực kinh tế mậu dịch tự do, thị trường chung, đồng minh về kinh
tế, đồng minh về tiền tệ. mỗi trường hợp có những ưu điểm riêng và áp dụng
thích hợp trong từng hồn cảnh.
Việt Nam Hiện nay đã ra nhập ASEAN, APEC, WTO Ngày nay nền
kinh tế khơng có chỗ đứng cho những nước đập lập riêng lẻ, tự cung tự cấp.
Tất nhiên muốn liên kết mà khơng bị thiệt thịi phải có sự chuẩn bị tốt.


21
Chính sách mở cửa nền kinh tế đã giúp nhiều nước trên thế giới tận dụng
được phần công lao động quốc tế, tận dụng được lợi thế so sánh, thu hút được
vốn đầu tư nước ngồi, đa phương hóa được quan hệ mua bán... từ đó đạt
được mức tăng trưởng khá.
Trong những năm gần đây xu hướng hình thành các khối kinh tế khu vực
ngày càng phát triển. Mục đích là để liên kết kinh tế, cụ thể là xoá bỏ hàng rào
thuế quan, mang lại lợi ích cho khu vực và cũng để tạo sức mạnh cạnh tranh
với những khu vực khác.
Với khuynh hướng phân công lao động quốc tế, các nước đứng độc lập

trên thế giới khơng tích cực tham gia các khối kinh tế khu vực và tồn cầu,
chắc chấn sẽ bị thiệt thịi và bị cơ lập hoá, các nước đang phát triển như Việt
Nam càn tích cực tham gia liên minh kinh tế phù hợp nhưng cũng cần chuẩn
bị tốt để đủ sức hợp tác và cạnh tranh. Nếu khơng chuẩn bị tốt sẽ có nguy cơ
tụt hậu nhanh so với thế giới, vì các nước khác đang có nhiều điều kiện thuận
lợi khi liên kết kinh tế, và các nước khi liên kết kinh tế đều thêm khả năng
cạnh tranh.
Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong đó có cả hợp tác nhưng cũng
có cả cạnh tranh, mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp ở Việt
Nam cần chuẩn bị cho mình có lợi thế cạnh tranh tốt. Một trong những lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất là "Chất lượng".
b. Các mối tương tác về kinh tế ngày càng phưc tạp hơn:
Doanh nghiệp tựu bản thân phải luôn luôn ở trong thế năng động, chụi
áp lực từ nhiều phía và chỉ tồn tại và phát triển được khi đã tranh bị cho mình
nội lực vững mạnh. Doanh nghiệp phải xác định và quan lý tốt các quá trình,
sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, như vậy khi có yếu tố mới sẽ có
biện pháp chủ động giải quyết tốt.
Thay đổi
- Quốc tế
- Quốc nội

- chính trị
- kinh tế
-Văn hố/ Xã hội
Cơng nghệ

Doanh nghiệp

- Khách hàng
- Nhà cung cấp

- Doanh nghiệp hỗ
trợ

Hình 1.2a. Các mối tương tác kinh tế


22

Đối
thủ
cạnh
tranh
Doanh
nghiệp cạnh
Áp lực từ nhà thầu phụ
tranh

Yêu cầu mới từ khách hàng

Nguy

từ
sản
phẩm
thay
thế
Hình 1.2b. Các yếu tố ảnh hưởng lên doanh nghiệp
c. Sự thoả mãn khách hàng được đề cao
Sách dự báo kinh tế thế kỷ 21 do tập thể tác giả Trung Quốc có ghi 12
xu thế lớn của thế giới nhằm cải tiến quản lý xí nghiệp. Một trong các xu thế:

" phẩm chất thay đổi bản chất của cuộc cạnh tranh thương mại. khách hàng là
người quyết định phẩm chất".
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và chính khách
hàng là người dẫn đường cho doanh nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng là
chìa khố của thành công.
Tăng thị trường

Tăng Khách hàng

Lợi nhuận cho
Khách hàng

Giữ Khách hàng

Sự thoả mãn của
Khách hàng
Hình 1.2c. Sự thoả mãn của khách hàng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp


23
d. Sự bùng nổ về những tiến bộ khoa học và công nghệ
Những bước tiến của khoa học và công nghệ dự kiến sẽ tạo điều kiện
phát triển nhanh về thông tin, phường tiện sản xuất và giúp cho cuộc sống an
toàn, tiện nghi hơn. Những tiến bộ mới này cho ta sản phẩm chất lượng cao
cấp hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Những tiến bộ này cần được cập nhật nhanh
chóng. Khi áp dụng HTQLCL ISO 9000 nội dung hoạch định chất lượng là
một trong những yêu cầu của tiêu chuẩn nhằm mục đích đảm bảo cơng nghệ
đáp ứng yêu cầu, tránh bị lạc hậu.
e. Bảo vệ môi trường, an toàn, sức khoẻ
Ngày nay khách hàng trên thế giới có khuynh hướng khơng đồng ý mua

sản phẩm dịch vụ mà khi sản xuất ra có tác động xấu đến môi trường hay đã
cưỡng bức lao động, hay đã phân biệt đối xử với lao động.
f. Chất lượng đã thanh vũ khí sắc bén để tạo lợi thế cạnh tranh
Cùng với những bước tiến của xã hội văn minh, khách hàng có yêu cầu
cao hơn về chất lưọng. Nhiều doanh nghiệp cố gắng xây dựng hệ thống qủn lý
chất lượng để có được sản phẩm cao và ổn định, giá thanh hạ, Doanh nghiẹp
nào đạt mức chất lượng cao sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các
doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng và chât lượng kém. Ngày nay để
tồn tại doanh nghiệp không thể không quan tâm tới chất lượng. Chất lượng
ngày nay trở thành yếu tố quyết định sự sống còn đối với các doanh nghiệp
Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu.
Cần phải tạo được chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao năng lực và
hiệu quả của các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đạt
được tiêu chuân quốc tế về quản lý chất lượng.
g. Các quy định của luật pháp ảnh hưởng lên quản lý chất lượng
Các luật pháp, quy định về tiêu chuẩn, đo lường, ví dụ như tiêu chuẩn vệ
sinh, an tồn, bảo vệ mơi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm... chúng ta
có nhiệm vụ xem xét có quy định nào liên quan thì phải đảm bảo tn thủ
theo quy định đó.
h. Phương pháp quản lý có nhiều đổi mới
Theo nhu cầu phát sinh tự nhiên thì các doanh nghiệp sẽ có khuynh
hướng về tổ chức như sau
- Lãnh đạo mang tính hợp tác thay cho chuyên quyền
- Hướng hoạt đọng trọng tâm của doanh nghiệp là thoả mãn khách hàng
thay vì lợi nhuận trước mắt


24
- Các thành viên trong tổ chức tác đọng qua lại một cách tích cực.
Tương quan chức năng được đề cao.

- Nhìn ra thị trường toan cầu thay vì nội địa.
- Lực lượng lao động đa dạng thay vì đồng nhất.
- Làm theo nhóm thay vì cá nhân.
- Tất cả các thành viên của tổ chức đều có trách nhiệm về chất lượng
thay vì chỉ phịng chất lượng mói có trách nhiệm.
Trong điều kiện này. HTQLCL phải đủ linh hoạt, dễ thay đổi theo nhu
cầu vận hành chuyển nhanh, không ngăn trở sáng tạo hay giới hạn khả năng
phát triển của doanh nghiệp và của cá nhân trong doanh nghiệp.
5. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
Mục tiêu:
- Trình bày được một số yêu cầu cần thiết phải có một hệ thống quản
lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần thiết
phải xây dựng một hệ thống chất lượng phù hợp.
5.1. Yêu cầu của một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trong
doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh gay gắt, để có thể
tồn tại & phát triển các nhà sản xuất phải quản lý & tổ chức hiệu quả nhằm
sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao banừg con đường kinh tế nhất.
Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô & vi mô thực chất là quản lý về mặt lượng, chất,
con ngưòi nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là:
1. Khai thác mọi tiềm năng.
2. Sử dụng hợp lý, hiệu quả & tiết kiệm nhất các nguồn lực.
3. Tiết kiệm thời gian.
4. Giảm sự bất bình (cải thiện mơi trường hoạt động).
5.2. Địi hỏi của q trình cạnh tranh
Trong q trình tồn cầu hóa nền kinh tế làm cho thương mại quốc tế trở
lên tự do hơn. Bên cạnh thuận lợi đó, thị trường ngày nay đã & đang hình
thành các yêu cầu, những quy tắc trật tự mới làm cho việc cạnh tranh ngày

càng trở lên khó khăn, gay gắt. Vì vậy, để đánh giá khả năng cạnh tranh của
một sản phẩm, một doanh nghiệp người ta xét đến 3 chỉ tiêu:


×