Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phường khương mai, quận thanh xuân, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.59 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỢI

ĐẶNG MINH TUẤN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG
MAI, QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỢI
----------------------ĐẶNG MINH TUẤN
KHĨA: 2018 – 2020

HỒN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG
MAI, QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình


Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG VINH

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN

Kính thưa các Thầy, các Cơ trong Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội; quá trình tham gia học lớp cao học tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý trường và
quý Thầy, Cô.
Với sự trân trọng lịng biết ơn sâu sắc Tơi xin gửi đến quý Thầy, Cô
trong Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện để tơi có đủ điều
kiện hồn thành khóa học. Tơi xin trân thành cảm ơn các thầy cô ở Trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội trong suốt quá trình đào tạo đã định hướng và cung
cấp bổ sung những kiến thức cũng như phương pháp để tơi có thể áp dụng
trong nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Quang Vinh đã tận tình chỉ bảo và
truyền đạt những kiến thức hữu ích, hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành luận
văn này. Xin kính chúc q Thầy, Cơ hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Minh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Minh Tuấn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
* Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
* Một số khái niệm, thuật ngữ: ...................................................................... 5

* Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG MAI ................. 8
1.1. Sơ lược về phường Khương Mai: ........................................................... 8
1.1.1. Lịch sử thành lập phường Khương Mai [20] .......................................... 8
1.1.2. Vị trí địa lý: ............................................................................................. 9
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: ..................................................... 11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................ 11
1.2.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội: .................................................................... 13
1.3. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Thanh
Xuân và phường Khương Mai:.................................................................... 13


1.3.1. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Thanh Xuân: ............ 13
1.3.2. Thực trạng về trật tự xây dựng đô thị tại phường Khương Mai ........... 14
1.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
phường Khương Mai ....................................................................................... 25
1.3.4. Những tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng phường Khương
Mai: ................................................................................................................. 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG KHƯƠNG MAI......... 48
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý: ................................................................... 48
2.1.1. Nguyên tắc và nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị....................... 52
2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động Quản lý trật tự xây dựng ....................... 52
2.1.3. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng đô thị ..................... 69
2.2. Các văn bản pháp luật: .......................................................................... 72
2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung Ương................................ 72
2.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật của Địa phương ................................ 73
2.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước:....................................................... 74

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên thế giới: .................. 74
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đơ thị trong nước ..................... 74
CHƯƠNG 3. MỢT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG MAI ............................. 80
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ......................................................... 80
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 80
3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 82
3.2. Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị tại phường ........... 84
3.2.1. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị ................... 84
3.2.2. Cải cách thủ tục hành chính và phân cơng, phân cấp, phối hợp quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận và phường ................. 85


3.2.3. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây
dựng; ................................................................................................................ 90
3.2.4. Tăng cường cơng tác quản lý cơng trình xây dựng theo nội dung Giấy
phép xây dựng đã được cấp............................................................................. 91
3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị......................................................... 92
3.2.6. Giải pháp công khai minh bạch trong công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị ................................................................................................................ 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
Kết luận ........................................................................................................ 100
Kiến nghị ...................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên đầy đủ


Chữ viết tắt
CBCC

Cán bộ cơng chức

CCTHHC

Cải cách thủ tục hành chính

CĐT

Chủ đầu tư

GPXD

Giấy phép xây dựng

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

QLĐT

Quản lý đơ thị


TTHC

Thủ tục hành chính

TTXD

Trật tự xây dựng

QLNN

Quản lý nhà nước

QLTTXDĐT

Quản lý trật tự xây dựng đô thị

UBND

Ủy ban Nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

GPMB
TP

QLTTXDĐT

Giải phóng mặt bằng
Thành phố
Quản lý trật tự xây dựng đô thị


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

Bản đồ địa giới hành chính phường Khương

10

hình
Hình 1.1

Mai
Hình 1.2

Khu đất của Cơng ty CP ACC Thăng Long

18

(thuộc Bộ Quốc Phòng) chuyển đổi xây dựng

thành Trung tâm thương mại, văn phòng và
căn hộ Artemis tại địa chỉ số 3 phố Lê Trọng
Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân.
Hình 1.3-1.4 Nhà ở cơi nới mở rộng căn hộ vi phạm TTXD

19-20

tại phường Khương Mai
Hình 1.5

GPMB dự án đường Vành Đai 2,5 trên địa bàn

21

phường Khương Mai
Hình 1.6-1.7 Căn hộ xây dựng sai quy hoạch được duyệt
Hình 1.8

Chủ đầu tư xây dựng sai nội dung giấy phép
được cấp

23
24


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng, biểu


Trang

Kết quả thanh tra xây dựng phường Khương Mai

33

bảng,biểu
Bảng 1.1


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên hình

Trang

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng

26

từ TP đến Phường
Sơ đồ 2.1

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng

57


từ TP đến Phường
Sơ đồ 2.2

Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự

71

kỷ cương trong xây dựng
Sơ đồ 3.1

Mơ hình hội phụ nữ tham gia quản lý cây xanh
trên địa bàn phường Khương Mai

95


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài.
Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội được
xác lập về địa giới hành chính theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của
Chính phủ với tổng chiều dài tồn tuyến địa giới hành chính là 6.321,7m
Phía Bắc giáp Quận Đống Đa là 1.442,5m
Phía Đơng giáp phường Phương Liệt - Thanh Xn là 1.919,3m
Phía Tây Nam giáp Quận Hồng Mai là 1.366m
Phía Tây Bắc giáp phường Khương Trung - Thanh Xuân là 1.593,9m
Phường Khương Mai là một trong những phường trung tâm tạo nên bộ
mặt diện mạo của quận Thanh Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên 105,11 ha,
phần lớn có nguồn gốc là đất quốc phòng với hơn 25.000 nhân khẩu, 21 tổ

dân phố và 5.683 hộ dân. Trong đó có khoảng 90% hộ gia đình là sỹ quan
Qn đội nhân dân Việt Nam hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu.
Đường địa giới hành chính chủ yếu chạy theo tim đường, tường rào cơ
quan, xí nghiệp, mép đường tim đường Trường Chinh, đường Vương Thừa
Vũ, phố Hoàng Văn Thái, Sông Lừ gồm 4 mốc quận, huyện.
Với sự quan tâm của UBND quận Thanh Xuân, Đảng ủy, HĐND UBND - UB MTTQ phường; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ phường
đến Tổ dân phố, sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn, do vậy cơ sở hạ tầng đơ thị
đã được đầu tư, góp phần đảm bảo đời sống dân sinh chung trên địa bàn; bộ mặt
đô thị của phường đã thay đổi một cách rõ rệt, sáng - xanh - sạch đẹp hơn.
Việc định hướng phát triển xây dựng đô thị tại địa bàn phường đóng vai
trị khơng thể thiếu trong sự phát triển tổng thể của quận Thanh Xuân nói
chung và phường Khương Mai nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện cơng tác
quản lý xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo đô thị


2
khơng bị phá vỡ quy hoạch thì cơng tác quản lý trật tự đơ thị chiếm vai trị rất
quan trọng.
Trong những năm qua q trình đơ thị hóa diễn ra quá nhanh tại quận
Thanh Xuân nói chung và phường Khương Mai nói riêng, cùng với đó Thủ đơ
đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức do áp lực của việc tăng dân số,
chuyển nhượng đất đai, xây dựng các cơng trình nhà ở. Hậu quả của q trình
này phần nào dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm
đất công, cơi nới trái phép và xây dựng sai với thiết kế, quy hoạch... diễn ra
ngày một tăng và mức độ nghiêm trọng theo chiều hướng cao hơn, tỷ lệ các
cơng trình vi phạm có chiều hướng tăng nhanh sau mỗi năm. Do những vi
phạm trật tự xây dựng đô thị này dẫn tới phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh
quan ban đầu, làm thay đổi diện mạo đơ thị, gây mất mỹ quan khó kiểm sốt
cho phường Khương Mai;
Bên cạnh đó diện tích đất công cộng tạo nên nét đẹp và sự tiện nghi của

đơ thị ngày càng bị thu hẹp. Các cơng trình xây dựng trái phép này không chỉ
gây mất mỹ quan đơ thị mà cịn gây mất vệ sinh mơi trường, mất an toàn lao
động, gây bức xúc cho người dân và để lại ấn tượng không tốt cho du khách
quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề quản lý trật tự xây dựng đô thị tại phường
Khương Mai là vấn đề cần thiết và bức bách hiện nay.
Do vậy, đề tài luận văn "Hồn thiện cơng tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội " là rất
cần thiết nhằm xây dựng phường Khương Mai trở thành một khu vực đô thị
văn minh, hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo mới trên địa bàn quận Thanh
Xuân.
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý trật tự xây
dựng đô thị trên địa bàn phường Khương Mai.


3

- Phối hợp cùng các cơ quan và các bộ phận có liên quan đảm bảo thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong q trình thực hiện cơng tác
quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Khương Mai.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị; việc
tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu
thi cơng xây dựng cơng trình; các cơ quan chức năng làm công tác quản lý trật
tự xây dựng đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng.
- Phương pháp rà soát, thống kê và tổng hợp số liệu.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp vận dụng các quy định pháp luật, đảm bảo tính kế thừa
các giá trị khoa học và các đề xuất mới.
* Nội dung nghiên cứu
- Tình hình vi phạm trật tự xây dựng và việc tuân thủ pháp luật về trật
tự xây dựng của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các hộ dân có cơng trình
xây dựng trên địa bàn phường Khương Mai.
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của các cơ quan
quản lý trên địa bàn phường Khương Mai trong những năm qua.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý trật tự
xây dựng.
- Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và các bộ phận có liên
quan trong việc thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng.


4

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý trật tự xây dựng đô thị tại phường Khương Mai.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu với mục đích hệ thống hóa các văn bản quy phạm
pháp luật và đưa ra cái nhìn tổng thể chung trong lĩnh vực quản lý trật tự xây
dựng và đô thị trên địa bàn quận Thanh Xuân nói chung và phường Khương
Mai nói riêng; để từ đó có những định hướng, giải pháp cụ thể phù hợp quy
định pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong
công tác Quản lý trật tự xây dựng và đô thị.
Xây dựng được phương pháp luận trong công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị. Xây dựng cơ sở lý luận trong việc làm rõ tồn tại, bất cập của
công tác quản lý trật tự xây dựng. Làm cơ sở để bổ sung, hoàn thiện các nội

dung cần thiết trong văn bản quy phạm có liên quan đến quản lý trật tự xây
dựng đơ thị.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Có thể áp dụng phù hợp với thực tế công tác quản lý trật tự xây dựng và
đơ thị tại phường Khương Mai; Giúp cấp chính quyền cùng các đồng chí cán
bộ cơng chức, viên chức xác định rõ chức năng nhiệm vụ cũng như trách
nhiệm của mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong
công tác Quản lý trật tự xây dựng đơ thị; từ đó xác định rõ tầm quan trọng và
đưa ra những giải pháp cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật để thực
hiện tốt và duy trì đảm bảo trật tự xây dựng đơ thị chung trên địa bàn phường
Khương Mai hiện nay.
Chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng đơ thị trên
địa bàn phường Khương Mai. Rà sốt, điều chỉnh lại hệ thống văn bản pháp


5
luật về trật tự xây dựng đơ thị hồn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả
hiệu lực quản lý.
* Một số khái niệm, thuật ngữ:
Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy
hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng cơng
trình và phần đất được dành cho đường giao thơng hoặc cơng trình hạ tầng kỹ
thuật, không gian công cộng khác [1].
Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng cơng trình
chính trên thửa đất [1].
Chủ đầu tư xây dựng: (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức,
cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng [1].
Cơng trình xây dựng: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết

định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng
trình xây dựng bao gồm cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao
thơng, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và
cơng trình khác [1].
Cốt xây dựng: Là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ
được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa [1].
Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản quy phạm pháp luật
về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải thực hiện
theo các nội dung quy định có trong giấy phép này và các quy định pháp luật
khác có liên quan [1].


6
Quản lý trật tự xây dựng (QL TTXD): Quản lý trật tự xây dựng là một
khâu rất quan trọng trong công tác quản lý xây dựng. Bằng những quy định,
tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đơ thị nói riêng và của nhà nước nói chung,
cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây
dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ
quan, môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi rà sốt, kiểm
tra những cơng trình xây dựng trên địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý theo
quy định các cơng trình xây dựng mà khơng đúng như yêu cầu trong GPXD
đã được cơ quan cấp phép cấp.
Quản lý trật tự xây dựng cũng là bước tiếp theo của khâu cấp phép xây
dựng; Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là GPXD và các tiêu
chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác
cấp phép được thực thi có hiệu lực.
Cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đơ thị: Cơng trình xây
dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà thực tế

khơng có giấy phép xây dựng; Cơng trình xây dựng sai nội dung trong Giấy
phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Cơng trình xây sai thiết
kế các cấp có thẩm quyền đã thẩm định phê duyệt, sai với quy hoạch chi tiết
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cơng trình xây dựng có tác động đến
chất lượng cơng trình lân cận, ảnh hường đến môi trường, cộng đồng dân cư.
Công trình khơng phép : Là những cơng trình đã có hoạt động xây dựng
(đã khởi cơng cơng trình) mà vẫn chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền
cấp GPXD theo quy định. Việc xin phép với những cơng trình này là bắt buộc
nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại cơng
trình này thường là xây dựng không đúng theo quy định của pháp luật cũng
như các quy hoạch chi tiết của Quận, huyện,…, xây dựng không đúng chỉ giới
đường đỏ, xây dựng trên đất không đủ điều kiện cấp GPXD dễ gây tranh chấp


7
đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm sốt dễ gây ảnh hưởng tới
mơi trường xung quan, cảnh quan đơ thị…
Cơng trình sai phép: Là những cơng trình xây dựng không đúng với thiết
kế đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại cơng
trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng
khơng như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với
giới hạn đã cho phép. Những cơng trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá
trình xây dựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiện
hành vi xây dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm
trọng.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn phường Khương Mai trong những năm qua.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn phường Khương Mai.
Phần kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đề tài nghiên cứu luận văn thực sự là cần thiết đối với công tác quản lý
trật tự xây dựng đô thị hiện nay.
Luận văn đã nghiên cứu tập chung vào những bất cập trong công tác
quản lý trật tự xây dựng và đô thị như những biện pháp xử lý của cơ quan
quản lý không kịp thời nên kém hiệu quả, chủ đầu tư chưa có ý thức chấp
hành pháp luật về trật tự xây dựng, các công cụ pháp luật về quản lý cấp phép
và trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế… đó là những bất cập rõ nhất có thể
thấy ở các đô thị đang trên đà xây dựng và phát triển. Để từ đó đưa ra những
phân tích, những những tồn tại và đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho
phường nói riêng và Thành phố nói chung nhằm hồn thiện và đẩy mạnh công

tác quản lý cấp giấy phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Các nội dung nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng trong thực tiễn;
đặc biệt là trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên tồn thành phố nói
chung và của phường Khương Mai nói riêng.
Kiến nghị
Đối với Trung Ương và Thành Phố
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật cần nghiên cứu và ban hành các văn bản phù hợp, tránh chồng
chéo
Đối với Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân
Đề nghị Quận kiến nghị Thành phố xem xét, rà sốt lại các quy hoạch
khơng khả thi, sớm có quy hoạch chi tiết 1/500% hay quy hoạch vùng để quản lý
xây dựng được tốt hơn.
Đề nghị Quận đề xuất thành phố thường xuyên mở cáp lớp tập huấn
nghiệp vụ Thanh tra và cấp Chứng chỉ cho lực lượng thanh tra xây dựng


101
phường, đô thị phường để tạo điều kiện làm việc cho các cán bộ làm công tác
đô thị từ quận tới phường.
Chỉ đạo các phòng, ban hỗ trợ cho UBND các phường giải quyết, xử lý
các vi phạm trật tự xây dựng, các đơn thư liên quan phát sinh.
Đối với Uỷ ban nhân dân phường Khương Mai và tổ Quản lý TTXD
Tham mưu Đảng ủy phường ban hành các nghị quyết, chuyên đề để chỉ
đạo, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị từ phường đến cơ sở, phối
hợp chặt chẽ với UBND phường trong công tác tuyên truyền, vận động chấp
hành pháp luật về TTXD đô thị cũng như việc tham gia phát hiện, phản ánh
và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm TTXD phát sinh nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý TTXD đô thị trên địa bàn.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật

trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý TTXD – TTĐT và VSMT để nhân dân
biết và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các vi phạm
trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý TTXD – TTĐT và VSMT; chỉ đạo hệ
thống chính trị, tổ dân phố cùng tham gia phát hiện, kiểm tra, giám sát các
cơng trình xây dựng trên địa bàn phường, báo cáo kịp thời những vi phạm để
xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Thực hiện phát triển đội ngũ cộng tác viên tại khu dân cư để nhanh
chóng phát hiện được các sai phạm, đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong khâu quản lý, do vậy cần phát triển và có cơ chế đối với lực lượng này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu thuộc văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội.
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của
Quốc hội.
3. Nghị định 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc Thành lập
quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc
Thành phố Hà Nội.
4. Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác,
chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh
vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động
sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà ở và cơng sở. Nghị định này có
hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018 thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
ngày 10/10/2013 và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính phủ.
5. Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính
phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm
hành chính.
7. Thơng tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn về cấp giấy
phép xây dựng.


8. Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/04/2018 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 139/2017/NĐCP ngày 27/11/2017 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý cơng trình hạ
tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà
ở và công sở.
9. Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
10. Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực
thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, Thị xã tại Thành phố Hà Nội.
11. Quyết định số 20/2016/QĐ-BXD ngày 24/6/2016 ban hành Quy
định chi tiết một số nội dung về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
12. Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 về ban hành
quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở xây dựng và Ủy ban nhân
dân quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
13. Quyết định số 3406/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 của UBND thành
phố Hà Nội về thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực
thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, Thị xã tại Thành phố Hà Nội.
14. Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND

thành phố Hà Nội Ban hành hành quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
15. Quyết định số 2256/QĐ-UBND ngày 01/8/2018 của UBND quận
Thanh Xuân về việc thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận
Thanh Xuân trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân.


16. Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 30/1/2019, QĐ số 1409/QĐUBND ngày 15/5/2019 của UBND quận Thanh Xuân về Quy chế phối hợp
quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Thanh Xuân.
* Các tài liệu khác có liên quan
17. Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà
xuất bản xây dựng, Hà Nội.
18. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây
dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
19. Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng
trong công tác quy hoạch đô thị, Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hà Nội.
20. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Mai.
21. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của
cộng đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
22. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng,
Hà nội.
23. Vũ Châu Giang (2014), Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
quận Thanh Xuân, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội.
24. UBND phường Khương Mai (2018), Báo cáo số 115/BC-UBND
ngày 21/12/2018 về tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm
2019 trên địa bàn phường Khương Mai
* Website cổng thông tin điện tử của một số cơ quan, đơn vị
25. website http/www.chinhphu.gov.vn
26. website http/www.hanoi.gov.vn

27. website http/www.thanhxuan.hanoi.gov.vn và nguồn tại liệu của
UBND Quận Thanh Xuân, UBND phường Khương Mai.



×