Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu CHỌN LỰA THỰC PHẨM CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.32 KB, 4 trang )

CHỌN LỰA THỰC PHẨM CHO BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG
BS. NGUYỄN THỊ HÒA
BV. Nguyễn Tri Phương
Nguyên tắc chung khi ăn
- Ắn thức ăn đa dạng, nhiều thành phần.
- Ắn hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật (thịt heo, vịt nên bỏ da).
- Ắn thêm nhiều thức ăn có chất xơ (các loại rau).
- Không ăn đường, không uống rượu.
- Đặc biệt phải luôn giữ cân nặng vừa phải, tránh tăng cân quá mức. Làm thế nào để biết cân
nặng của bạn là vừa phải ?
Người ta dùng
chỉ số khối cơ thể (BMI) = Cân nặng (kg): Chiều cao2 (m)
Theo Tổ chức y tế thế giới, trừ người có thai thì: BMI nhỏ hơn 18,5 là thiếu cân,
thiếu dinh dưỡng
Từ 18,5-25 là bình thường (cân nặng lý tưởng)
Từ 25-30 là thừa cân
Trên 30 là mập phì
Phân bố thành phần trong bữa ăn
 Tinh bột ? 50-55% (nếu ít vận động, tăng Triglycerid thì giảm còn 40%)
 Chất đạm ? 20% (khi suy thận, phải giảm còn 0,6g thịt/ kg cân nặng /ngày)
 Chất béo ? 25-30% (chủ yếu là chất béo không bão hòa)
THÁP DINH DƯỠNG ÁP DỤNG CHO BỆNH NHÂN ĐTĐ
 Vài lần (4-5lần)trong thángThịt lợn, thịt bòbơ, xúc xích
 Vài lần trong nămKem, bánhbánh ngọt, socola gato,
 Vài lần trong tuần Thịt bê, Trứng (bỏ lòng đỏ) ,Cá (ít béo)
 Hàng ngày Sữa, sữa chua, phô mai (lọc bơ), Dầu thực vật, bơ thực vật, Hoa quả Đậu và
các Rau, loại hạt cùng,loại, Gạo, khoai tây, bánh mì, tấm xay, mì sợi, ngũ cốc
Tháp dinh dưỡng áp dụng cho người bệnh tiểu đường:
phía đỉnh tháp chỉ sự hạn chế, phía đáy chỉ sự bớt hạn chế hơn.
Tổng năng lượng cần cho một ngày từ 1500 - 1700 Kcal


 Cách tính tổng năng lượng cho 1 người: Số Kcal cần cho 1 Kg cân nặng x cân nặng cơ thể
 Bảng Kcal cần cho 1 Kg cân nặng
+ Người mập cần giảm cân : 20 Kcal/Kg cân nặng
+ Người lao động nhẹ: 30 Kcal/Kg cân nặng
+ Người lao động trung bình: 35 Kcal/Kg cân nặng
+ Người lao động nặng : 40 Kcal/Kg cân nặng
III. Chọn lựa thực phẩm thích hợp
1.

Thức ăn nên dùng:
Là những thực phẩm làm tăng đường huyết từ từ. Bạn có thể dùng
thường xuyên nhưng với số lượng vừa phải, phù hợp với từng người bệnh.
- Gạo, tấm xay, ngũ cốc, bánh mì, mì sợi
- Thịt không mỡ hay thật ít mỡ
- Cá nạc (cá béo bỏ da)
- Thịt gà, thịt vịt bỏ da
- Lòng trắng trứng
- Sữa loại không có chất béo, yaourt
- Các loại rau (ăn nhiều trong bữa ăn ).
- Trái cây (ăn sau bữa ăn): Hạn chế dùng 2-3 lần/ngày vì chúng có thể làm tăng Triglycerid
máu (tài liệu của "Universite Paris-North" - J.R.Attali).
2. Thức ăn cần tránh
Các loại thực phẩm có đường: Sau khi bạn ăn, các loại thức ăn này sẽ chuyển hóa thành
đường (glucose), làm đường huyết tăng cao, đường dư sẽ tích lũy tạo thành chất béo
+ Đường, mật
+ Kẹo, mứt, các loại bánh ngọt
+ Kem, chè ngọt, siro, nước trái cây có đường, nước ngọt có
gas
+ Bơ, mỡ, váng sữa v.v.
Các loại rượu

+ Không uống các loại rượu ngọt.
+ Không uống rượu lúc đói vì sẽ gây hạ đường huyết
+ Với bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, bạn có thể uống chút rượu (1 ly
nhỏ) vào lúc ăn.
3. Lưu ý
- Các thức ăn làm tăng đường huyết nhiều: Bắp, bánh mì, khoai tây, cà rốt, mật, biscotte
- Các thức ăn làm tăng đường huyết trung bình: Cơm, mì, đậu hà lan, chuối, nho
- Các thức ăn làm ít tăng đường huyết: Đậu khô, đậu lăng, đậu Trung Quốc, yaourt, sữa
không đường, cam, táo
SAU ĐÂY LÀ MỘT MẪU THỰC ĐƠN DÙNG CHO BỆNH NHÂN ĐTĐ (ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI
BV HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI) ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO:
Giờ ăn Thứ 2, 5 Thứ 3, 6, CN Thứ 4, 7
6g30
Bánh mì: nửa cái 70 gr
Giò lụa: 50 gr
Mì: 50 gr
Thịt nạc: 40 gr
Tần ô, hoặc cải: 100 gr
Đậu phộng rang: 50 gr
Bánh ướt 150 gr
Thịt heo nạc: 30 gr
Rau sống, nước chấm
không đường
Đậu phộng rang: 20 gr
11g30
Cơm : khoảng 70gr gạo
Rau cần: 200 gr
Trứng chiên: 1 quả
Đậu hũ luộc 200 gr
Dầu ăn: 10 gr

Cơm: khoảng 70 gr gạo
Cải luộc: 300 gr
Cá nạc: 50 gr
Thịt heo: 30 gr
Cà chua: 100 gr
Cơm: 70 gr gạo
Măng: 200 gr
Gan heo: 70 gr
Hành, rau sống trộn
Dầu ăn: 10 gr
17g30
Bún 150 gr
Thịt bò: 50 gr
Rau cải: 300 gr
Rau sống
Cơm: khoảng 70 gr gạo
Thịt bò: 60 gr
Khoai tây: 150 gr
Cà rốt: 100 gr
Cải xoong: 100 gr
Cơm: khoảng 70 gr gạo
Cải xoong: 300 gr
Tàu hũ: 200 gr
Cà chua: 100 gr
Hành; dầu ăn: 10 gr
21g Sữa đậu nành không đường:1 ly khoảng 200 ml
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn này
- Năng lượng: 1.700 Kcal
- Chất đạm: 16%
- Chất béo: 30%

- Tinh bột: 54%
- Chất xơ: 35 gr
(Trích từ " Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe" - Nhà Xuất Bản Y Học 1998)
Tóm lại: Những người mắc bệnh đái tháo đường hiện nay, hoàn toàn có thể kiểm soát và
ngăn chặn không cho bệnh nặng hơn bằng cách phối hợp tích cực với bác sĩ chuyên khoa của
mình, tuân thủ đều đặn việc uống thuốc và xây dựng một chế độ ăn phù hợp cho riêng mình.
Nếu thực hiện được như vậy sẽ tạo cho người bệnh một khả năng sinh hoạt hoàn toàn bình
thường như những người không mắc bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, có tuổi thọ cao
và cảm giác an toàn thư thái. Đặc biệt với bệnh nhân ĐTĐ2 quá cân nặng, phải ăn uống chặt
chẽ kết hợp với tập thể dục phù hợp để giảm cân, điều này rất quan trọng quyết định thành
công trong điều trị.

×