Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nêu và phân tích một số quy định của luật sở hữu trí tuệ thể hiện tính giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.6 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI SỐ: 03.........................................................................................................0
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. Các yếu tố hạn chế sở hữu công nghiệp....................................................1
II. Các quy định thể hiện tính giới hạn quyền sở hữu cơng nghiệp.............2
1. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước..........................................2
2. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp................3
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giải sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết
kế bố trí...............................................................................................................5
4. Các quy định khác........................................................................................5
KẾT LUẬN...........................................................................................................6
NỘI DUNG............................................................................................................7
I. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế...........7
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.................................................................11
Trường hợp thứ nhất: Công ty Đài Loan đã nộp đơn đăng ký sáng chế cho
thiết bị động cơ hút bụi trước công ty A.......................................................11
Trường hợp thứ hai: Công ty Đài Loan nộp đơn đăng ký sáng chế cho sản
phẩm thiết bị hút bụi muộn hơn công ty A hoặc chưa nộp đơn đăng ký..13
Trường hợp thứ ba, công ty của Đài Loan và công ty A nộp đơn đăng ký
sáng chế cùng ngày thì cả hai sẽ cùng được bảo hộ.....................................13
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................14

0


ĐỀ BÀI SỐ: 03
Câu 1: Nêu và phân tích một số quy định của Luật sở hữu trí tuệ thể hiện tính
giới hạn của quyền sở hữu cơng nghiệp.
MỞ ĐẦU
Khoa học, kĩ thuật, công nghệ không chỉ là sáng tạo đơn thuần của con người


mà nó cịn trở thành một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất
quyết định đến năng suất lao động. Và để bảo vệ các thành quả của hoạt động sáng
tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó việc nhà nước quy
định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và quyền sở hữu cơng nghiệp nói riêng
nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa
xã hội và kinh tế quan trọng. Về nguyên tắc, các quyền của chủ sở hữu đối tượng
sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo vệ tuyệt đối trong khơng gian, thời gian
cịn hiệu lực bảo hộ. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy
đinh hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu suất pháp từ những lý do nhất
định. Sau đây em xin đi phân tích “Một số quy định của Luật sở hữu trí tuệ thể
hiện tính giới hạn của quyền sở hữu cơng nghiệp.”
I.

Các yếu tố hạn chế sở hữu công nghiệp
Điều 132 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về

các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp như sau:

 Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
 Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:
a) Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.

1


 Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.1
Như vậy, việc hạn chế quyền sở hữu công nghiệp theo các hướng sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu đối tưởng hữu công nghiệp vẫn được thực hiện các quyền

của mình nhưng lại khơng được hồn tồn tự do ý chí, họ phải thực hiện quyền tự
do đó theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( như trường
hợp bắt buộc chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế).
Thứ hai, các chủ thể trong những trường hợp nhất định pháp luật cho phép
được tự ý sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc quyền của người khác
mà không cần phải xin phép hay trả thù lao.2
II.

Các quy định thể hiện tính giới hạn quyền sở hữu cơng nghiệp.
1. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước
Điều 133 Luật sơ hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy

định:
“ Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục
đích cơng cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa
bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội
mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc
quyền sử dụng sáng chế) theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.”3
1

/>2
Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, tr 172.
3
/>
2


Theo quy định trên:

- Thẩm quyền: thẩm quyền xác định căn cứ và quyết định chuyển giao bắt
buộc quyền sử dụng thuộc về các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Phạm vi: các bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền bắt buộc chuyển giao
quyền sử dụng đối với các sáng chế thuộc phạm vi lĩnh vực các bộ, cơ quan ngang
bộ quản lý và đáp ứng các điều kiện sau:
+) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền
+) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng
quyền đó cho người khác, trừ trường hợp do háp luật quy định
- Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế: việc sử
dụng sáng chế mình nhằm mục đích cơng cộng, phi thương mại, phục vụ quốc
phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các
nhu cầu cấp thiết khác của xã hội
Từ những phân tích trên ta có thể thấy, thơng thường chủ sở hữu quyền sở
hữu cơng nghiệp sẽ có tồn quyền đối với sở hữu công nghiệp và các chủ thêt khác
chỉ được sử dụng sáng chế khi được chủ sở hữu cho phép, tuy nhiên trong trường
hợp sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước thì khơng cần sự đồng ý hay chuyển
giao của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp mà các bộ, cơ quan ngang bộ vẫn
có quyền sử dụng thậm chí cho phép cá nhân khác sử dụng nhàm mục đích như đã
phân tích. Việc sử dụng này thể hiện sự giới hạn quyefn sở hữu công nghiệp.
2. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp này được quy định tại điều 134 luật sở hữu trí tuệ năm 2005
sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo đó:
Thứ nhất, “ quyền của người sử dụng trước” là gì? Nó có thể được hiểu là
quyền của bên thứ ba tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp tại nơi mà
3


việc sử dụng đã bắt đầu hoặc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện
trước khi một đơn bảo hộ sáng chế được công bố cho một sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp tương tự.

Thứ hai, thời điểm xác định việc “ sử dụng trước” là ngày đơn đắng ký
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố.
Thứ ba, điều kiện áp dụng: Muốn thực thi được quyền của người sử dụng
trước, người sử dụng trước phải chứng minh được trước ngày đơn đăng ký sáng
chế, kiểu dáng cơng nghiệp được cơng bố mình đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điề
kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng đươc tạp ra một cách đọc lập. như
vậy, người sử dụng trước cịn phải chúng minh được tính độc lập của sáng chế,
kiểu dáng cơng nghiệp do mình phát hiện ra.
Thứ tư, nội dung của quyền của người sử dụng trước: quyền tiếp tục sử
dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng
hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ
sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Thứ năm, hạn chế đối với người sử dụng trước:  Người có quyền sử dụng
trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho
người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở
sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng
sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp cho phép.
Từ những phân tích trên ta thấy cá nhân đáp ứng các điều kiện nhu đã nêu trên
thì có quyền “ sử dụng trước” sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà không cần sự

4


cho phép của chủ sở hữu cũng như phri trả thù lao cho chủ sở hữu. Đây chính là
việc hạn chế quyền củ chủ sở hữu sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giải sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế
bố trí.
Theo quy định tại điều 135 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung

năm 2009 thì chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa
vụ trả thù lao cho tác giả với mức thù lao như sau: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở
hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí; 15%
tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí.
Như chúng ta đã biết, chủ sở hữu của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế
bố trí sẽ có tồn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với sở hữu công nghiệp
của mình. Tuy nhiên, họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả mà
không được hưởng trọn vẹn khoản lợi nhuận từ việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng
cơng nghiệp, thiết kế bố trí. Như vậy, có thể thấy pháp luật cho chủ sở hữu kiểu
dáng cơng nghiệp rất nhiều quyền nhưng kèm theo đó là nghĩa vụ và những giới
hạn nhất định trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu.
4. Các quy định khác
Ngoài các quy định trên, pháp luật còn quy định một số giơi hạn quyền sở
hữu công nghiệp như:
Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu theo đó pháp luật quy định: Chủ sở
hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình
được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh,
dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

5


Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không
thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu
sáng chế.
Và điều 137 quy định về nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm
sử dụng sáng chế phụ thuộc cụ thể là:
“Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước

tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ
sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của
chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà khơng có lý do chính đáng thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở
hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản
theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.”
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên ta thấy, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp được
xem như ranh giới để phân định giữa quyền của chủ sở hữu với quyền của các chủ
thể còn lại trong quá trình khai thác và sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp.
Hay nói cách khác, đó là biện pháp mà pháp luật đặt ra để hài hòa lợi ích giữa lợi
ích của chủ thể quyền với lợi ích chung của toàn thể xã hội đối với các đối tượng
sở hữu cơng nghiệp. 4

4

Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, tr 178.

6


Câu 2: Công ty A (Nhật Bản) đã đăng ký sáng chế cho thiết bị động cơ hút bụi
tại Việt Nam, sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ. Công ty A phát hiện ra trên
thị trường có bán sản phẩm sử dụng thiết kế động cơ hút bụi giống với sáng chế
của họ. Sản phẩm này do một công ty Đài Loan sản xuất và do công ty Thiên
Đức nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Căn cứ vào quy định của
pháp luật, phân tích vụ việc và đưa ra hướng giải quyết để công ty A có thể bảo
vệ quyền lợi của mình ?

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Tại khoản 12 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về sáng chế như sau:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Trong đó,
giải pháp kỹ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới hay sử dụng cơ
cấu, phương pháp cũ theo chức năng mới.Như vậy sáng chế tồn tại chủ yếu thông
qua hai dạng của giải pháp kỹ thuật đó là:
- Sản phẩm: dươi dạng vật thể ( dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch
điện…), sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược
phẩm…) hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học…
- Quy trình: quy trình cơng nghệ, phương pháp chuẩn đốn, kiểm tra, xử lý
Sáng chế là môt tài sản đặc biệt, đó là sản phẩm của sang tạo, là kết quả đầu
tư nghiên cứu khoa học của tác giả sáng chế. Là một tài sản vơ hình nên khơng
giống như những tài sản hữu hình khác, sáng chế rất dễ bị đánh cắp, sao chép, bắt
chước Vì vậy bảo hộ sáng chế là một nhu cầu tất yếu . Tuy nhiên không phải bất
kỳ sáng chế nào cũng được bảo hộ, cũng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Để
được bảo hộ thì sáng chế phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Theo điều 27
7


Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh thương mại có liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ ) thì : “Bằng sáng chế có thể được cấp cho bất kì sáng chế nào, bất
kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực cơng nghệ với điều kiện
sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp”.
Khoản 1 điều 58 Luật sở hữu trí tuệ quy định: Sáng chế được bảo hộ dưới
hình thức cấp Bằng bảo hộ sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới
b) Có trình độ sang tạo
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp

Như vậy căn cứ vào các quy định trên thì một sáng chế muốn được bảo hộ
phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau:
- Tính mới: Tính mới là một yêu cầu cơ bản, là điều kiện tiên quyết để xét cấp
văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Quy định này đối với sáng chế là để tránh sự
trùng lặp, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Tính mới của sáng chế Được quy định tại
điều 60 của Luật sở hữu trí tuệ như sau:
“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ cơng khai dưới hình
thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước
hoặc ở nước ngồi trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên
trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ cơng khai nếu chỉ có một số người có
hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế khơng bị coi là mất tính mới nếu được cơng bố trong các trường
hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu
tháng kể từ ngày công bố:

8


a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền
đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
trưng bày tại cuộc triểnlãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế
chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”
Một thơng tin chưa bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng người
xác định có liên quan được biết đến thơng tin đó. Những người có liên quan có thể
được hiểu là những người cùng tham gia vào q trình để tạo ra giải pháp kĩ thuật
đó hoặc là những người đã cung cấp tư liệu hay đã có những giúp đỡ nhất định để

chủ văn bằng tạo ra sáng chế đó. Số lượng những người nắm được thơng tin về
sáng chế này nằm trong sự kiểm sốt của chủ sáng chế.
- Có trình độ sang tạo. Điều kiện này được quy định tại Điều 61 Luật Sở
hữu trí tuệ
“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ
thuật đã được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc
dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng
ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo,
không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Như vậy sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư sáng tạo nhất định,
phải là thành quả của ý tưởng sang tạo nổi trội, có thể nhận biết rõ ràng. Dựa trên

9


mặt bằng sang tạo đã có, giải pháp kĩ thuật đó khơng thể được tạo ra một cách q
dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng…
- Có khả năng áp dụng công nghiệp, được quy định tại điều 62 Luật sở hữu
trí tuệ: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể thực
hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại
quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu:
Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kĩ
thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép người
có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản
xuất, sử dụng, khai thác…
Việc tạo ra, sản xuất, sử dụng khai thác có thể được lặp đi lặp lại với kết quả
giống nhau và giống với kết quả được nêu trong đơn

Như vậy theo quy định của pháp luật thì bất kì giải pháp kĩ thuật nào đáp
ứng được ba điều kiện trên thì đều có thể cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế.
Tuy nhiên nếu sáng chế khơng đáp ứng được tiêu chí về trình độ sang tạo nhưng
không phải là hiểu biết thông thường, có tính mới và khả năng áp dụng cơng
nghiệp thì cũng sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu
ích ( khoản 2 điều 58 Luật sở hữu trí tuệ ) và pháp luật nước ta cịn quy định các
đối tượng khơng được nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định
tại điều 59 Luật sở hữu trí tuệ
Quy định về việc hạn chế các đối tượng được bảo hộ sáng chế sẽ thể hiện
được quan điểm về lĩnh vực cần được khuyến khích cũng như hạn chế việc sáng
chế mang mục đích tư nhân hóa, thương mại hóa đồng thời phù hợp với thực tế

10


điều kiện các nước, thể hiện mức độ hòa nhập với các quy định hệ thống pháp luật
quốc tế của mỗi quốc gia.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Cơng ty A (Nhật Bản) đã đăng ký sáng chế cho thiết bị động cơ hút bụi tại
Việt Nam, sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ. Công ty A phát hiện ra trên thị
trường có bán sản phẩm sử dụng thiết kế động cơ hút bụi giống với sáng chế của
họ. Sản phẩm này do một công ty Đài Loan sản xuất và do công ty Thiên Đức
nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Để phân tích và giải quyết được tình huống trên ta cần đưa ra hai trường hợp
cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất: Công ty Đài Loan đã nộp đơn đăng ký sáng chế cho thiết bị
động cơ hút bụi trước công ty A.
Trong trường hợp này thì nếu cơng ty Đài Loan đưa ra bằng chứng về việc
nộp đơn đăng ký sáng chế cho thiết bị động cơ hút bụi và kiện cơng ty A thì công
ty A sẽ bị hủy văn bằng bảo hộ sáng chế đối với thiết bị động cơ hút bụi do thiếu

tính mới được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005.
Nếu cơng ty A coi như không biết và vẫn tiếp tục sản xuất cũng như lưu
thơng sản phẩm này thì rất có khả năng sẽ bị công ty Đài Loan kiện với hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của công ty Đài Loan được
quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm
2009): “…1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố
trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính ngun gốc của thiết kế bố trí đó
trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
…”
11


Nếu cơng ty Đài Loan đã có thư cảnh cáo mà công ty A vẫn không dừng
hành vi xâm phạm lại thì cơng ty A sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009):
“…b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thơng báo bằng văn bản u cầu chấm dứt hành vi
đó…”
Và khi cơng ty Đài Loan trực tiếp khởi kiện thì cơng ty A cịn phải chịu tổn
thất nặng nề hơn được quy định tại Điều 222 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ
sung năm 2009):

 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
 Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai;
 Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
 Buộc bồi thường thiệt hại;
 Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hố, ngun liệu, vật liệu và phương tiện được sử

dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với
điều kiện khơng làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ.
Để sự việc xảy ra đến mực kiện tụng thì cơng ty A sẽ vừa thiệt hại về tài sản
lại vừa thiệt hại về danh tiếng do phải bồi thường thiệt hại cũng như xin lỗi công
khai và tiêu hủy hoặc phân phối khơng nhằm mục đích thương mại đối với hàng
hóa vi phạm.
Vì vậy, trong trường hợp này công ty A nên thỏa thuận với công ty Đài Loan
để trở thành nhà phân phối cho sản phẩm thiết bị động cơ hút bụi.

12


Trường hợp thứ hai: Công ty Đài Loan nộp đơn đăng ký sáng chế cho sản phẩm
thiết bị hút bụi muộn hơn công ty A hoặc chưa nộp đơn đăng ký.
Trong trường hợp này thì bên cơng ty A hồn tồn có lý nên cơng ty A có
quyền ngăn cấm công ty Thiên Đức cũng như công ty Đài Loan thực hiện các hành
vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sáng chế đối với sản phẩm thiết bị động
cơ hút bụi.
Cơng ty A có thể thơng báo bằng văn bản yêu cầu công ty Thiên Đức và
công ty Đài Loan chấm dứt việc vi phạm theo căn cứ pháp lý giống trường hợp thứ
nhất và cũng có thể khởi kiện theo căn cứ như trên
Tuy nhiên, hướng giải quyết khởi kiện chưa bao giờ là hướng giải quyết tốt
nhất vì để theo một vụ kiện rất tốn thời gian và tiền bạc. Dưới tư cách là người tư
vấn thì em xin đề xuất ý kiến là Công ty A nên thỏa thuận cùng công ty Đài Loan
và công ty Thiên Đức để công ty Đài Loan chủ động rút khỏi thị trường Việt Nam
và công ty Thiên Đức sẽ phân phối sản phẩm thiết bị đông cơ hút bụi cho công ty
A. Như vậy, cả 3 công ty đều có lợi và sự việc có thể giải quyết trong hịa bình.
Trường hợp thứ ba, cơng ty của Đài Loan và công ty A nộp đơn đăng ký sáng chế
cùng ngày thì cả hai sẽ cùng được bảo hộ.

KẾT LUẬN
Trên đây là cách giải quyết tình huống mà em đưa ra, do kiến thức và hiểu biết còn
nhiều hạn chế, em rất mong được nhận sự giúp đỡ của thầy cơ để bài tập của em
được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2009;
2. Bộ luật Dân sự 2015;
3. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
4. Nghị định Số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 122/2010/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày
14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung theo
Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 và Thông tư số
18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011.
6. Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu cơng nghiệp.

14




×