Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Sự phát triển về thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.29 KB, 12 trang )

Sự phát triển về thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ 4-6 tuổi)
Sự phát triển về vận động:
Các cơ bắp ở trẻ 4 tuổi có thể nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể. Trẻ 4-6 tuổi có
thể chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo, đôi chân chạy nhảy
liên tục. Trẻ từ 5 tuổI trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức
tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn…
Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân, nhưng phần lớn trẻ 4
tuổi đã có thể thực hiện các động tác nắn, vẽ hay bóp một cách thành thạo. Mặc hoặc
cởi áo, thường bé gái thành thạo hơn bé trai. Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những
có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể
cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn.
Các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có nhiều dịp tốt để rèn luyện đôi tay và
ngón tay, cho trẻ tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khéo, tâm trí mới linh lợi, ví như
các hoạt động về nặn đất, gấp giấy và đan lát…
Trẻ 4-6 tuổi trong quá trình chạy chơi cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày
chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt
bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định
Nguồn: Phương pháp nuôi dạy con (từ 4 đến 6 tuổi)
do Ngưu Lê – Lý Chính Mai - Phạm Thuý Anh biên soạn
NXB Phụ Nữ - 2000
Xác định năng khiếu của trẻ như thế nào
Chỉ khoảng 1% trẻ em thuộc diện thiên tài, trong khi tỷ lệ được xếp là có năng khiếu chừng
15-20%. Năng khiếu đó có thể là tư duy thần đồng trong một môn học, nhưng "gà mờ" ở các
môn khác, hoặc giỏi toàn diện, hoặc thậm chí là những biểu hiện bất thường, khó bảo Việc
xác định đúng kiểu năng khiếu sẽ quyết định lớn đến cơ hội thành công của trẻ trong tương
lai.
Các nhà tâm lý hiện đánh giá năng khiếu như một khái niệm mang tính điều kiện và tạm thời.
Tính điều kiện thể hiện ở chỗ có rất nhiều điểm (nếu như không nói là tất cả) phụ thuộc vào
việc đứa trẻ có năng khiếu sẽ phát triển khả năng của mình như thế nào, liệu gia đình có sẵn
sàng ủng hộ những say mê của trẻ hay không. Ví dụ, một đứa trẻ được nuôi dạy và lớn lên
trong một gia đình nhạc sĩ sẽ có nhiều khả năng trở thành một nhạc sĩ sau này hơn rất nhiều


so với một đứa trẻ mà cha mẹ không liên quan gì đến âm nhạc. Tính tạm thời của khái niệm
này là ở chỗ, năng khiếu có thể được bộc lộ ở những thời điểm khác nhau của cuộc sống, có
thể từ lúc nhỏ, hay cũng có thể vào lúc đã trưởng thành. Như Albert Einstein, lúc nhỏ nếu
được các chuyên gia tâm lý hiện đại kiểm tra, có lẽ được xếp vào loại kém, do cậu biết nói
khá muộn, thành tích học tập không tốt và thậm chí từng bị đuổi vì học kém. Trong khi nhiều
thiên tài khác như nhà vật lý - lý thuyết Liên Xô Lev Landao, người sáng lập ra ngành điều
khiển học Norder Viner… lại có năng khiếu được bộc lộ từ khi còn nhỏ.
Trí tuệ phân biệt và trí tuệ bao quát
Theo phó giám đốc Viện Tâm lý học Nga Serguey Maly, hiện có tới hơn 100 định nghĩa khác
nhau về năng khiếu, cho dù tất cả chúng đều không có được tính khái quát đầy đủ và cũng
không thể làm hài lòng tất cả các chuyên gia tâm lý, sư phạm. Tiêu chí chính của tài năng là
nhu cầu kiên trì của đứa bé trong một công việc trí tuệ phức tạp nào đó. Đó có thể là mong
1
muốn giải được những bài toán khó, làm thơ hay soạn thảo ra một chương trình máy tính
mới…
Ở độ tuổi học phổ thông, năng khiếu đôi khi không liên quan trực tiếp đến thành tích học tập
tốt. Nói đơn giản hơn, đây là một kiểu năng khiếu trí tuệ riêng biệt. Trẻ thuộc loại này thường
có khuynh hướng thích tự mình nghiên cứu sâu và mở rộng kiến thức trong lĩnh vực mình
quan tâm, có khả năng tư duy một cách triết lý với những gì đã được đọc. Tuy nhiên, mối
quan tâm đối với một lĩnh vực hoạt động thường dẫn tới việc trẻ có thành tích xuất sắc trong
một số môn học, trong khi vẫn “bình thản” đón nhận điểm kém ở những môn khác. Nhưng
chính những trẻ loại này mới có nhiều khả năng trở thành những nhà khoa học tiềm năng,
người sáng tạo ra những ý tưởng mới, có khả năng tạo ra những phát minh đáng kể.
Một số loại khác lại có năng khiếu thuộc loại trí tuệ bao quát. Trong trường hợp này, khả
năng của chúng thể hiện rõ nhất trong quá trình học tập. Việc học đối với chúng rất thoải mái,
hầu như không có chút khó khăn nào - đối với bất kể môn gì. Những học sinh thuộc loại “luôn
được khen thưởng” này có nhiều khả năng trở thành những chuyên gia tốt trong tương lai.
Các loại năng khiếu khác
Có một dạng năng khiếu nữa có thể dễ dàng dự đoán - đó là năng khiếu về nghệ thuật. Nó
thể hiện trong mối quan tâm của trẻ đối với những loại hoạt động sáng tạo như âm nhạc,

khiêu vũ, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…
Kiểu năng khiếu thứ tư là năng khiếu sáng tạo. Nó được thể hiện trong cách suy nghĩ khác
với thông thường, cách nhìn đặc biệt đối với thế giới, khuynh hướng muốn dựng nên những
dự án riêng. Trẻ thuộc loại này thường hay gây xung đột, khó bảo, có tính độc lập trong
những quyết định của mình và thường phớt lờ các nguyên tắc. Ví dụ như chúng có thể tới
lớp với bộ quần áo nhàu nát, sách vở ghi chép lộn xộn… Ở những học sinh loại này thường
dễ dàng nhận thấy khuyết điểm, trong khi những khả năng sáng tạo của chúng thường chỉ
được xác định sau quá trình khảo sát của một chuyên gia tâm lý. Để làm rõ được năng khiếu
này, cần phải đưa ra một hoạt động cho phép tính tự chủ: ví dụ một bài văn có chủ đề khác
thường hay một giải pháp kỹ thuật nào đó.
Kiểu năng khiếu tiếp theo có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng thường không được dễ dàng
chấp nhận - đó là năng khiếu về xã hội (năng khiếu chỉ đạo). Kiểu này có đặc trưng là khả
năng hiểu được mọi người, biết cách thiết lập những mối quan hệ xây dựng với họ, lãnh đạo
họ. Năng khiếu lãnh đạo cần phải có một mức độ trí tuệ đủ cao, một trực giác phát triển và
khả năng đồng cảm. Cũng có những “thủ lĩnh tình cảm” luôn là nơi trút bầu tâm sự của mọi
người, trong khi cũng có những thủ lĩnh của hành động. Họ biết cách đưa ra những quyết
định đúng, xác định mục tiêu và nhiệm vụ dành cho những người khác. Ở những học sinh có
năng khiếu chỉ đạo, mối quan tâm với học hành thường không được cao. Do có tính cách
mạnh mẽ và độc lập, chúng có thể dễ dàng công khai bỏ học hay được coi là con người hay
gây gổ.
Dạng năng khiếu cuối cùng trong danh sách là năng khiếu động cơ tâm lý (thể thao). Theo
một điều tra mới đây về các vận động viên nổi tiếng, nhận định về khả năng trí tuệ thấp của
họ thường là không đúng. Ngược lại, đa số vận động viên đều có mức độ trí tuệ cao. Các
nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được mối quan hệ trực tiếp giữa sự phát triển của động
cơ, tâm lý và trí tuệ. Không phải tình cờ mà trong số những vận động viên nổi tiếng còn có
những nhà văn được thừa nhận, những thương gia thành đạt hay những nhà sư phạm tài
năng. Những đứa trẻ có năng khiếu thể thao có thể thường xuyên học không tốt không phải
do chúng không thể tiếp thu, mà đơn giản chỉ bởi chúng không có đủ thời gian cho việc học
hành.
Phương pháp phổ biến nhất để xác định năng khiếu của trẻ chính là thử nghiệm, cho dù đa

số chuyên gia cho rằng đây chưa phải là phương pháp hoàn thiện, do còn lệ thuộc nhiều vào
việc xác định chỉ số thông minh (IQ) - loại thử nghiệm cho phép xác định tài năng qua việc so
sánh độ tuổi của đứa trẻ với các khả năng trí tuệ của nó.
2
Khi một đứa trẻ hoàn thành được tất cả các bài tập dành cho lứa tuổi của nó, IQ của trẻ sẽ
bằng 100. Nhưng nếu một cậu bé 10 tuổi giải được hết bài tập của lứa tuổi 14, hệ số IQ của
cậu ta sẽ là 140 (14:10 x100). Do chỉ số này vượt hơn nhiều so với tiêu chuẩn, đứa trẻ hoàn
toàn có thể được đánh giá thuộc loại có tài năng. Theo các kết quả thống kê, IQ thường cao
hơn ở những trẻ được sinh ra và giáo dục trong những gia đình cha mẹ có học thức cao và
làm nghề lao động trí óc.
Những bậc cha mẹ quan tâm đến con cái cũng có thể tự xác định kiểu năng khiếu của chúng.
Điều này rất có ích cho họ trong việc đáp ứng được những động cơ trong hành vi của trẻ,
giúp chúng có thái độ nghiêm túc đối với việc học tập ở hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, nếu
đứa trẻ có một năng khiếu rõ ràng, không có gì là thừa nếu muốn biết tiềm năng - tức là độ
sâu các khả năng của trẻ.
Phần lớn các phép thử hiện nay đều nhằm vào việc nghiên cứu những đặc tính nhất định của
con người. Đối với những đứa trẻ trước khi đến trường, các phép kiểm tra thường dựa vào
việc sử dụng các tranh ảnh và đồ chơi. Ví dụ, chuyên gia thử nghiệm cho đứa trẻ xem hai
quả bóng giống nhau, sau đó bóp bẹp một quả bóng và hỏi trẻ hai vật có nặng bằng nhau
không. Từ câu trả lời, có thể đưa ra kết luận về mức độ suy nghĩ logic của trẻ. Tất nhiên là
đối với học sinh và người lớn, những phương pháp thử nghiệm phức tạp hơn được áp dụng.
Người ta hiện phân chia ra 3 loại phương pháp chính: khả năng tập trung, trí nhớ và tư duy
logic.
Phương pháp nghiên cứu khả năng tập trung đơn giản nhất được gọi là mẫu hiệu chỉnh.
Người được kiểm tra được trao một tờ giấy mẫu có nhiều chữ cái khác nhau - 40 hàng x 40
chữ cái/hàng. Đứa trẻ cần phải xem kỹ các hàng chữ, gạch dưới những chữ đã có ở các
hàng thứ nhất. Với thời gian quy định để làm việc này là 5 phút, mức độ chú ý trung bình đối
với học sinh tiểu học là 550 chữ cái, trung học cơ sở là 700 và trung học phổ thông là 850.
Còn phải kể đến phương pháp Munsterberg: một đoạn văn bản lẫn lộn các chữ cái có thể có
nhiều từ khác nhau. Nhiệm vụ của người được kiểm tra là trong vòng 2 phút tìm và gạch

dưới tất cả những từ này.
Các “công nghệ” đánh giá trí nhớ cũng có không ít. Một phép thử phổ biến được gọi là “trí
nhớ thao tác”. Chuyên gia thử nghiệm sẽ đọc 10 hàng số, mỗi hàng có 5 số. Nhiệm vụ của
người trả lời là ghi nhớ 5 số trong hàng vừa được đọc, sau đó trong đầu phải cộng nhẩm số
thứ nhất với số thứ hai, số thứ hai với số thứ ba và cứ tiếp tục như vậy. Khoảng cách giữa
mỗi lần đọc xong một hàng số là 15 giây. Mức trung bình đối với học sinh tiểu học là 20 số
(tất cả có 40 đáp số), trung học cơ sở là 25 số và trung học phổ thông là 30 số. Nếu vượt qua
được mức này, có thể nói học sinh đó có năng khiếu về toán.
Để đánh giá tư duy logic, người ta thường dùng phương pháp quan hệ về số lượng. Người
được kiểm tra sẽ được giao 18 bài tập logic, mỗi bài có 2 tiền đề logic. Dựa vào chúng, cần
phải xác định mối quan hệ giữa các chữ cái được gạch. Lấy ví dụ về một bài tập kiểu này: A
lớn hơn B 9 lần, B nhỏ hơn C 4 lần. Vậy mối quan hệ giữa A và C là như thế nào?
Phương pháp thử nghiệm trên cơ sở bài trắc nghiệm hiện có rất nhiều, và kết luận của chúng
thường dựa trên những thang điểm đã được định trước. Chính vì vậy, sai số và tính quy ước
của những “phép đo trí tuệ” này tương đối lớn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên bỏ qua
dù là một phương pháp dự đoán được coi là kém hoàn thiện nhất: việc áp dụng một loạt các
phương pháp khác nhau(theo logic hay độ tập trung) ở mức độ này hay khác đều có thể cho
ta một khái niệm tương đối chính xác về năng khiếu của trẻ. Điều đó chắc chắn sẽ rất quan
trọng đối với tương lai con em chúng ta.
Dấu hiệu có khiếu của trẻ 5 - 8 tuổi
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm
chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là "hơi khù khờ". Tuy nhiên một số dấu hiệu sau
đây cũng gợi ý cho bạn phần nào:
Có thể con của bạn có khiếu nếu cháu:
3
• Suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là cháu có khả năng nắm bắt những khái niệm ngôn ngữ
học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận những vấn đề phức tạp như đạo
đức học, luân lí và tôn giáo.
• Có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu
được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở trường.

• Có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài.
• Có vốn từ phong phú và hiểu được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ
cùng tuổi.
• Là người lãnh đạo. Nghĩa là cháu thường tổ chức các hoạt động nhóm, bày trò chơi
khi đi với các trẻ khác.
• Tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình.
• Thực hiện tốt các lĩnh vực học thuật.
• Có tính sáng tạo; nghĩa là, thích kể chuyện, vẽ hoặc soạn nhạc.
• Có óc khôi hài và nhanh trí.
• Thích tiêu khiển với những trẻ lớn hơn và người lớn.
• Thực hiện những công việc học thuật mà hai năm đầu của cấp học đòi hỏi.
• Nhạy cảm với tình cảm của người khác.
• Ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại và kể lại những sự việc đó
vào những lúc thích hợp.
Kiểm tra năng khiếu của trẻ:
Có lẽ bạn rất muốn biết liệu con bạn có năng khiếu thật sự hay không. Thế nhưng hầu hết trẻ
em không cần kiểm tra năng khiếu trước khi bước vào bậc tiểu học.
Nếu con bạn đến tuổi đi học, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nhờ chú ý đến em kỹ
hơn. Nếu con bạn có những biểu hiện chán đi học hay có những vấn đề trong đời sống tình
cảm và xã hội thì nên hỏi ý kiến một chuyên gia sức khỏe và tinh thần.
Nếu con bạn không được vào học ở trường hay trường học không như ý muốn của bạn, hãy
hỏi các nhà tư vấn để được giới thiệu một nhà tâm lý học trẻ em, người có thể đưa ra những
bài trắc nghiệm sự thông minh của trẻ. Việc trắc nghiệm cá nhân thường rất đắt (làm kiểm tra
và việc thảo luận kết quả điều tra ở Mỹ có thể mất đến 1000 đô la). Ở TP. HCM, bạn có thể
làm trắc nghiệm cho con mình tại Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông, quận 3, điện thoại
(08) 932 5111. Giá mỗi lần trắc nghiệm là 75.000 đồng, phải đăng ký với Trung tâm trước ít
nhất là 2 ngày.
Trẻ em khoảng 3 tuổi có thể được kiểm tra về khả năng và chỉ số thông minh, nhưng các
chuyên gia tin rằng kết quả các đợt kiểm tra chỉ số thông minh thu được trước 5 tuổi thường
không ổn định. Ðiều đó nghĩa là, nếu một đứa trẻ trước 5 tuổi được kiểm tra chỉ số thông

minh lại thường xuyên, điểm của chúng có thể dao động, không ổn định. Nhiều năm trước,
trẻ em có chỉ số thông minh trên 130 được xem như có tài (mức độ thông minh trung bình là
85 đến 115). Hiện nay, chỉ số thông minh là một trong nhiều yếu tố để đánh giá trước khi một
đứa bé được công nhận là có năng khiếu. Các bậc phụ huynh và giáo viên thường được yêu
cầu nói lên ấn tượng của họ về đứa trẻ, và những ý kiến chủ quan này cũng được xem là
quan trọng trong việc kiểm tra năng khiếu cho trẻ.
Khi năng khiếu có nhận thấy:
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm
chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là "hơi khù khờ". Quan trọng là bạn giáo dục con
mình như thế nào nữa!
Trên thế giới, ở một số dân tộc ít người còn duy trì những sinh hoạt văn hóa truyền thống và
ở một số nước sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ, năng khiếu của trẻ em thường bị
lãng quên. Nước ta cũng mới chỉ đi những bước đầu trên lĩnh vực này. Cho nên, nếu có phát
hiện năng khiếu lạ nơi con bạn, tốt hơn hết là tìm một giáo viên gần gũi với em để quan sát
và tìm ra những năng khiếu đặc biệt của trẻ mà qua những bài kiểm tra thông thường chúng
không thể bộc lộ được. Nếu có điều kiện cũng nên tìm một nhà tâm lý học nhạy cảm với các
vấn đề này.
4
Nhưng trên hết, bạn hãy luôn cho con mình cảm thấy nó được yêu thương!
Làm gì khi con có năng khiếu?
Bạn vừa khám phá ra một điều thú vị rằng đứa con lên ba của mình thật sự có năng khiếu
như bạn hằng mong đợi. Vậy nên làm gì? Ðừng tưởng bạn phải ghi danh cho cháu vào học
ở một trường năng khiếu nào đó. Bạn có thể giúp con mình rất nhiều nếu để chúng ở nhà và
học ở một trường bình thường.
Khuyến khích con bạn khi ở nhà
Khi con bạn có nhiều triển vọng và cháu bé sắp đến tuổi đi học, bạn nên cho cháu những bài
tập để thử thách và khuyến khích cháu.
• Nếu con bạn nói được một câu hoàn chỉnh, trả lời câu hỏi một cách đầy đủ, hãy trò
chuyện với bé môt cách nghiêm túc, như nói chuyện với người lớn vậy. Trẻ con
thông minh sẽ thất vọng nếu người lớn không trò chuyện với nó đúng mức.

• Cho con bạn tham gia những trò chơi dành cho những đứa trẻ lớn hơn. Những trò
chơi bình thường của các bạn cùng lứa có thể làm cho cháu thấy nhàm chán.
• Khuyến khích con bạn đọc sách và đọc cho chúng nghe. Sách sẽ giúp trẻ rất nhiều
trong việc khám phá thế giới xung quanh và suy nghĩ một cách sáng tạo hơn.
• Cho chúng tiếp xúc với những vật dụng nghệ thuật mang tính sáng tạo như bút viết
bảng, phấn, sách in khổ lớn, đất sét và những miếng xếp hình để giúp chúng phát
triển khả năng sáng tạo nghệ thuật.
• Ghi danh cho con mình học nhạc, vẽ hay học múa nhằm khuyến khích những năng
khiếu bẩm sinh của chúng.
• Dẫn con bạn vào phòng làm việc hay phòng đọc sách trong nhà, giúp chúng làm
quen với thư viện nhỏ để trẻ có thể bộc lộ khả năng tiếp nhận thông tin nhạy bén của
mình.
• Mua cho cháu những đồ chơi có thể dạy chúng về chữ cái và số.
Làm thế nào để giúp trẻ hòa mình vào trường học?
Trường mẫu giáo là nơi có thể bổ sung và làm phong phú thêm các hoạt động ở nhà. Bạn
phải trao đổi với giáo viên về con mình và có những yêu cầu đặc biệt để nó nhận được sự
quan tâm tốt nhất. Nhiều cô nuôi dạy trẻ không chú ý lắm tới chuyện giúp trẻ con có năng
khiếu phát triển khả năng của chúng. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu giáo viên tạo một số điều
kiện cho trẻ học hỏi như:
• Cho con bạn tự lựa chọn những quyển sách nó thích. Nếu được, hãy yêu cầu nó đọc
cho các bạn cùng nghe.
• Khuyến khích, gợi ý chúng sử dụng các bộ đồ nghề bằng đồ chơi, những miếng bìa
và các hộp cứng để tạo thành các vật thể khác nhau.
• Làm tăng niềm hứng thú và say mê toán học của trẻ bằng cách cho chúng một cuốn
sách bài tập hay những bài toán đặc biệt về vẽ các hình trong toán hình học.
• Phát huy các sáng kiến của trẻ bằng cách cho chúng tự do sáng tạo nghệ thuật của
riêng mình như vẽ tranh, cắt dán.
• Sắp xếp cho trẻ nhận làm những công việc đặc biệt nào đó như viết một quyển sách,
chuẩn bị cho một buổi diễn múa rối, cùng tham gia chương trình văn nghệ chẳng
hạn.

Những trò chơi rèn luyện bản lĩnh
Tính rụt rè được biểu hiện ngay khi còn bé: trẻ thiếu óc sáng kiến, luôn thu mình trong “thế
giới cá nhân nhỏ bé”, quan sát những người xung quanh mà không tham gia vào các trò
chơi.
Trẻ em có tính rụt rè không bao giờ dám đến gần người khác mà chỉ lủi thủi chơi một mình,
không dám phát biểu ý kiến và dễ hoảng sợ khi thầy giáo hỏi trên lớp, không bao giờ dám
5
biểu lộ cảm xúc riêng của mình…
Điều này sẽ đem lại những thiệt thòi trong cuộc sống sau này.
Giúp trẻ loại bỏ "tính nhút nhát"

Đến năm 6 tuổi, trẻ bắt đầu cảm thấy “sợ” khi nghĩ đến phải nói chuyện hay tiếp xúc với
người khác. Chính vì vậy, mỗi khi nói chuyện, trẻ cảm thấy như bị ở “ngoài cuộc”. Trên lớp,
trẻ sợ phải nói một điều gì đó và không dám trêu đùa hay chọc ghẹo bạn bè.
Sự sợ sệt, nhút nhát ấy có nhiều tác hại, nó làm cho trẻ sễ quên đi những cái đã được học.
Do đó, trẻ dễ bị điểm xấu và cũng ngay những điểm xấu này cũng làm cho trẻ mất đi lòng tự
tin vào bản thân mình. Điều đáng lo ngại là những trẻ em có tính rụt rè lại luôn cố tránh các
tình huống dễ có thể gây cho chúng sợ hãi, rèn cho chúng tính mạnh dạn như chơi công
viên, đến nhà người quen… Ngay cả khi được bố mẹ cho phép ra ngoài, chúng từ chối bằng
cách tự nói ra “Con có nhiều bài tập phải làm”, “Con bị đau bụng”…
Chúng ta không thể phủ định rằng nếu trẻ càng cố gắng tránh những điều mình sợ thì ngày
càng trở nên sợ hơn.
Liêu pháp tâm lý học
Chính vì vậy, theo các nhà tâm lý học: cần phải có cách xử sự mới để cho trẻ không còn sợ
“cái làm cho chúng sợ”. Các nhà tâm lý học đã đề ra biện pháp áp dụng các trò chơi nhằm
giúp trẻ biết tự khẳng định mình. Dưới đây là 3 trong số các trò chơi đó, trẻ có thể chơi với bố
mẹ, anh chị em hay các bạn trong lớp.
• Trò chơi "Nhìn đối phương": Được áp dụng khi con bạn lên 10-11 tuổi. Với trò chơi
“tôi nhìn bạn, bạn nhìn tôi”, trẻ sẽ phải nhìn người khác đồng thời cũng bị người khác
nhìn mình. Nếu ai nhìn lâu hơn sẽ thắng cuộc. Đầu tiên, bé có thể chơi trò này với bố

mẹ, sau đó dần dần nâng mức độ khó hơn, trẻ chơi với cô dì, chú bác và các bạn
trong lớp. Bạn cũng nên gợi ý cho trẻ chơi trò này trong giờ ra chơi.
• Trò chơi "làm nhà báo": Được áp dụng ngay từ khi trẻ lên 9-10 tuổi. Trong trò chơi
này, bé cùng bạn thay nhau đóng vai nhà báo và người được phỏng vấn như ở trên
vô tuyến. Trong trò này, trẻ vừa phải hỏi, vừa phải trả lời. Dần dần trẻ sẽ không còn
thấy ngượng nghịu trước đám đông và học được cách phát âm.
• Trò chơi "bộc lộ cảm xúc": Được áp dụng cho mọi lứa tuổi. Trẻ em có tính rụt rè
không bao giờ dám bộc lộ những cảm xúc của mình với người khác mà luôn giữ kín
trong lòng. Đây là nguyên nhân làm cho giữa trẻ với mọi người xung quanh luôn có
sự không hiểu nhau. Để tránh được tình trạng này, bạn thường xuyên chơi với trẻ: cả
hai người thay nhau bày tỏ cảm xúc niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ… bằng điệu bộ
và sau đó thay nhau đoán biết. Với cách này, bạn sẽ giúp trẻ đỡ sợ hơn với các cảm
xúc và dạy cho trẻ biết giải tỏa những cảm xúc của mình.
(Tạp chí Tư vấn tiêu dùng)
Khi chơi, trẻ học được những gì?
Trẻ em tiếp thu rất tốt khi chơi. Tất cả các bậc cha mẹ đều mong đứa con 3-4 tuổi của mình
được chuẩn bị để học chữ. Họ sốt ruột vì thấy trường mẫu giáo cho cháu chơi nhiều hơn
học. Ðừng lo lắng! Chơi là chương trình học rất tốt! Tất cả các hoạt động vui chơi cháu bé
tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm, thể lý và xã hội.
Học từ các khối nhựa, gỗ
Những vật hình khối giúp trẻ nhận thức được không gian ba chiều, khái niệm sau này sẽ là
nền tảng cho những bài hình học, vật lý, kiến trúc và kỹ thuật. Trẻ mẫu giáo thích tưởng
tượng những vật hình khối có kích cỡ to, vừa, nhỏ như đó là bố, mẹ và con. Qua đó, trẻ thể
hiện sự hiểu biết về những mối tương quan kích cỡ trong thế giới thật. Các bé gái ít có cơ hội
phát triển những kỹ năng quan trọng nếu bọn con trai giành hết các đồ chơi xây dựng. Vì thế,
những cô mẫu giáo giỏi thường sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau để khuyến thích các bé gái
6
tham gia trò xây dựng. Các bé trai thường xếp những khối to nhỏ với nhau thành lâu đài, con
tàu vũ trụ và hình dung trong đầu một khung cảnh nào đó trên con tàu. Như thế chúng có
cơ hội phát triển trí tưởng tượng mà các bé gái thường học qua những trò đóng kịch với búp

bê, chơi bán hàng Học qua đường nét:
Hầu hết trẻ ba tuổi thích vẽ hay viết nguệch ngoạc. Dù với bạn, những đường nét đó là vô
nghĩa nhưng chúng lại rất ý nghĩa đối với "tác giả" của chúng. Lúc 4 tuổi, nhiều em bắt đầu
vẽ những hình và tranh biểu tượng cho người, cảnh hay những thứ chúng thấy hay tưởng
tượng ra. Cũng như việc học từ vựng giúp trẻ suy nghĩ tốt hơn, chuyện vẽ nguệch ngoạc hay
vẽ tranh có thể là bước nhảy ban đầu để quan sát thế giới xung quanh. Khi những hình vẽ
của trẻ ngày càng phức tạp, chúng cũng chú ý nhiều đến chi tiết và thường hỏi những câu cụ
thể hơn, như : "Sao cái đuôi con chó kia ngắn quá vậy?". Học khi hát và múa:
Hát những bài hát ngắn giúp trẻ 3 tuổi thưởng thức âm thanh của từ và là bước chuẩn bị cho
trẻ học đọc sau này. Khi 4 tuổi, chúng có thể hát những bài hát dài hơn, múa những bài múa
đơn giản theo nhịp điệu của những nhạc cụ như trống, thanh gõ, và trống lắc. Hát và múa
cũng giúp trẻ tự nhiên, linh động và sáng tạo, những điều rất cần ở các lĩnh vực khác trong
cuộc sống. Trí tưởng tượng trong chuyển động:
Khi chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, tàu lửa , và giả vờ hồi hộp vì tốc độ,
trẻ mẫu giáo cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. Khi trẻ tưởng tượng và chơi trò đi xe trên
một con đường dài, có thể trẻ đang nghĩ cách vượt qua nỗi lo lắng vì phải xa rời người thân.
Một nữ tiến sĩ tâm lý học kể rằng có hai đứa bé trai 3 tuổi suýt bị tai nạn xe hơi. Vài tuần sau,
hai chú bé đó diễn lại sự cố kinh hoàng đó trong góc sân chơi ở trường mẫu giáo. Bà nói:
"Chơi giúp trẻ vượt qua những phản ứng xúc cảm của nó". Chơi ráp hình:
Khi chơi ráp hình (với bộ Lego chẳng hạn), trẻ phát triển khả năng suy luận về không gian,
quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, thực tập sự phối hợp tay và mắt. Chúng sẽ tiến từ
những bài tập ráp hình tương đối đơn giản (khoảng 10 miếng lắp ráp) tới những bài tập khó
hơn (hơn 20 miếng lắp ráp nhỏ hơn, phẳng, những miếng lắp ráp ăn khớp với nhau). Những
bài tập lắp ráp không nên quá khó (sẽ gây bực dọc!) hay quá dễ (gây chán nản!) nhưng nên
vừa đủ thách thức trẻ để dạy chúng tập trung và kiên trì giải toán. Nếu cho một nhóm cùng
làm, chúng có thể làm được những bài tập ráp hình rất khó, đồng thời trẻ học được các cộng
tác và trù tính những chiến lược để giải bài. Chơi ngoài trời:
Ðộng tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể lý, củng cố cơ bắp và thực
tập thế cân bằng. Vì ngoài sân trẻ ít bị giám sát hơn trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt
động chung để học những bài học có tính xã hội. Ngoài sân, trẻ học cách chia sẻ và thay

phiên nhau, bày trò để chơi chung. Khi xung đột nảy sinh, chúng giải quyết bằng cách của
chúng, học cách thương lượng và đánh giá khả năng của một nhóm, một "phe".
Giả vờ đọc:
Một số ít trẻ mẫu giáo có thể đọc thật, nhưng thường thì chúng không biết đọc và chỉ thích
lướt qua những quyển sách nào có nhiều hình minh hoạ. Trẻ 4 tuổi có thể nghe một câu
chuyện nhiều lần rồi "đọc" chuyện đó theo trí nhớ cho bạn cùng lớp. Kiểu đọc giả vờ này,
cũng như viết giả vờ, là khúc dạo cần thiết cho việc đọc và viết thực sự. Những lúc ấy, trẻ
đang học ba bài học quan trọng: kể chuyện có mở đầu, nội dung và kết thúc; chia sẻ câu
chuyện với những người khác; và kết bạn thật sự với sách.
Những trò chơi dạy các kỹ năng xã hội
Qua các trò chơi, trẻ có thể học được cách chia sẻ, thay phiên nhau, và nói chung, biết cư xử
nhã nhặn với người khác.
Thử những hoạt động sau để giúp phát triển những kỹ năng của trẻ:
1. Làm theo. Bạn có thể kéo trẻ vào trò chơi gọi tên và hành động theo những dạng vận
động khác nhau – những động tác càng buồn cười càng tốt. Để thêm vui, tạo những lối đi
7
đầy chướng ngại vật đơn giản rồi dẫn bé trèo qua gối, bò vào đường hầm làm bằng những
cái hộp rỗng, rồi đi quanh cái ghế…
2. Vẽ màu. Trên vỉa hè bằng phấn, hay trên những tấm giấy lớn bằng màu sáp, khuyến khích
từng 2 – 3 trẻ vẽ với nhau.
3. Nhảy múa. Bật nhạc, cho con và các bạn chúng cùng nhảy, và xem con của bạn cùng lũ
nhỏ nhảy múa nghiêng ngả.
4. Đi dung dăng dung dẻ. Trò chơi truyền thống rất được ưa chuộng này giúp trẻ đang chập
chững học biết những hoạt động có tính đồng đội cũng như tăng cường khả năng phối hợp.
Với trẻ con, chơi là học
Nhiều nghiên cứu chứng mình rằng chơi đùa không phải là một việc tự động. Học và chơi
nâng cao các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau của bé. Điều này rất hữu ích cho tương lai
của bé.
Chơi rất quan trọng đối với sự phát triển của bé:
Bé rất thích được chơi đùa nhiều. Bạn sẽ có dịp hiểu biết con mình nhiều hơn khi bạn thay

đồ cho bé, cho bé tắm, cho bé ăn, khi nói chuyện, hát với bé cũng như khi cùng bé đùa với
các đồ chơi và trò chơi. Mặc khác, con bạn có thể học hỏi từ bạn nhiều điều mới lạ qua các
công việc hàng ngày hoặc qua việc nô đùa.
Các nghiên cứu chứng minh rằng chơi đùa không phải là một việc tự động. Chơi và học giúp
bé nâng cao những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau và những điều này thật hữu ích cho
tương lai của bé. Để việc chơi đùa thật sự có ích cho con của bạn, có một vài điểm cha mẹ
không được quên:
• Thu xếp một sân chơi cho bé thật thuận lợi và an toàn, vệ sinh. Trong khu vực có trẻ
em không được hút thuốc lá.
• Cho bé mặc quần áo và tã lót vừa vặn, giúp bé chơi thoải mái và cử động tự do.
• Cho bé chơi các đồ chơi thích hợp với lứa tuổi và sự phát triển của bé, các đồ chơi
khơi dậy sự hào hứng và đáp ứng nhu cầu phát triển, học hỏi của bé.
Nên nhớ rằng cha mẹ, anh chị trong nhà là đối tượng vui đùa thích thú đầu tiên của bé:
• Cùng hồ hởi với bé khi bé nhận ra hình dáng. Màu sắc, âm thanh và các kết cấu,
những gì liên quan đến việc rèn luyện cho bé những kỹ năng mới.
• Coi chừng những sản phẩm đồ chơi mang độc tố.
• Dành thời gian chơi với con bạn một cách kiên nhẫn, cùng vui mừng với bé trước
những thành công nho nhỏ của nó.
• Trông không cho bé gần với thú nuôi trong nhà. Đừng bỏ bé một mình với thú.
• Chơi đùa với bé càng nhiều càng tốt dù không có đồ chơi.
Chơi là học:
Chơi đùa có thể kích thích trẻ phát triển trong mọi lãnh vực. Mỗi loại đồ chơi khác nhau đều
giúp trẻ phát huy được những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau.
Làm sao biết khi nào bé sẵn sàng chơi với bạn?
Khi đó, bé tỉnh táo và rất thoải mái, mắt mở to và ánh mắt long lanh. Cánh tay bé dang rộng
hướng về phía bạn. Cả khuôn mặt bé rạng rỡ và toét miệng cười. Khi bé cảm thấy thật sự
phấn chấn, bé vẫy cả hai tay và đá chân. Trẻ cũng biết thủ thỉ và lên tiếng ríu rít cũng như
cười lớn để truyền cảm giác vui sướng trước bốn tháng tuổi. Đây chính là cơ hội để bạn có
thể vui đùa với bé. Hãy áp mặt bạn sát vào bé. Hãy bế bé lên, vuốt ve và cười với bé. Để
8

tránh sự kích thích quá mức, chỉ nên cho bé chơi thật vui mỗi lần khoảng từ một đến hai
phút.
Trẻ con lớn lên nhờ vui chơi
Đang yên lành trong bụng mẹ, ra đời, bé bỗng dưng phải sống trong một thế giới lạ lẫm. Có
nhiều thứ lạ quá, nóng, lạnh, cao, thấp, đau đớn, ồn ào Lớn hơn một chút, bé phải học
nghe, nói, viết, cư xử với người này người kia trong xã hội
Có thể nói, qua trò chơi, nhờ được chơi mà trẻ con trở thành người lớn. Nếu bạn không bày
trò, không lưu ý gì thì một cách tự nhiên, con bạn cũng bò ra mà chơi suốt ngày.
Hãy xem con bạn học được gì qua đồ chơi và trò chơi:
Đồ chơi và Trò chơi Những gì trẻ có thể học được
Xe hơi hay vật di động Phát triển khả năng thị giác
Những đồ chơi mềm mại, banh hay thú nhồi bông Nâng cao kỹ năng xúc giác của bé
Đồ chơi phát ra tiếng kêu, đồ chơi trong bồn tắm Giúp trẻ nhận thức được nguyên nhân và hậu quả
Gương Phát triển khả năng nhận diện
Đồ chơi mềm và búp bê Phát triển tình cảm
Đồ chơi cầm nắm Nâng cao khả năng liên kết tay và mắt
Vòng ngậm cắn, dụng cụ thể dục nhỏ trên giường Giúp trẻ đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thân
thể của mình.
Băng nhạc, đĩa CD, hộp nhạc Giúp trẻ tập yêu âm nhạc
Sách sạch, bút chì màu, giấy, ô chữ miếng to Giúp cho kỹ năng thị giác thêm tinh tế
Hộp phân loại hình dáng và màu sắc Nhận thức về hình khối và màu sắc
Xô, xẻng, hộp cát Phát huy khả năng chơi tự do sáng tạo và tình
yêu thiên nhiên
Chồng khăn, đồ chơi nhà bếp
Đồ chơi kéo đẩy
Phát triển cơ bắp dạng nhẹ
Phát triển cơ bắp dạng nặng
Các trò chơi nhập vai, đóng kịch như bán hàng, dạy
học, bắt cướp
Học biết về các quan hệ xã hội, phát triển kết hợp

tâm lý, trí tuệ, tình cảm
Hay chơi cũng tốt
9
Người lớn thường cho rằng đồ chơi là một loại hình giải trí đơn thuần cho con trẻ. Chính vì
vậy, phần thưởng của các em trong những lúc nghỉ hè hoặc các dịp lễ tết cho trẻ nhỏ (như
ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 hoặc trung thu) mới là những món đồ chơi mà các em yêu thích.
Thậm chí còn có những người cha, người mẹ còn cấm ngặt con cái không được chơi bất cứ
đồ chơi gì trong suốt cả năm học. Song thực tế cho thấy, như vậy là các vị phụ huynh đã bỏ
lỡ một cách bổ trợ trí lực đơn giản nhưng rất hiệu quả cho trẻ.
Đồ chơi giúp trẻ phát triển:
Sau quá trình nghiên cứu tại cô nhi viện, một học giả người Mỹ đã thấy rằng: trẻ được chơi
đùa với đồ chơi trong một giờ đồng hồ mỗi ngày, mặc dù không có người lớn chơi cùng, có
sự phát triển nhanh hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác tại đây. Điều đó có thể chứng minh
rằng vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển nói chung của trẻ là rất quan trọng. Đồ chơi còn
có tác dụng tích cực trong quá trình trưởng thành của trẻ. Chúng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe,
và học được nhiều kỹ năng phục vụ cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi khác
nhau lại có tác dụng đến với trẻ khác nhau. Bởi vậy, khi hướng dẫn cho trẻ chơi, các vị phụ
huynh cần lựa chọn cho con cái mình những đồ chơi, trò chơi phù hợp không chỉ với sự phát
triển nói chung của các em mà còn dựa trên sở thích của trẻ. Các bạn có thể tham khảo qua
sự phân loại sau:
• Loại đồ chơi bổ ích: đồ chơi loại này giúp trẻ nhận biết được những khái niệm và biết
cách xoay sở, giải quyết công việc. Ví dụ như chơi với trò chơi ghép hình, trẻ có thể
tìm hiểu được thế nào là bộ phận, thế nào là chỉnh thể. Trò chơi phân loại giúp trẻ
biết được sự giống nhau và khác nhau. Trò chơi sắp xếp đồ vật từ nhỏ đến lớn giúp
trẻ hiểu được khái niệm về thứ tự. Cha mẹ nên cùng chơi những trò này để hướng
dẫn trẻ hiểu đúng về sự vật.
• Loại đồ chơi mô phỏng cuộc sống xã hội: ví dụ trò chơi phân vai diễn yêu cầu có từ 2
người trở lên là trò chơi giúp trẻ bộc lộ tình cảm và suy nghĩ. Đồ chơi cùng trong
những trò chơi như thế này tương đối nhiều như búp bê, đồ hàng,… Nội dung của
trò chơi thường dựa trên cuộc sống hàng ngày (thông thường, trẻ thường thích bắt

chước các sinh hoạt trong gia đình: nấu cơm, đi chợ, đưa nôi,…) Tốt nhất, người lớn
nên cho các em tự chơi trò chơi loại này với nhau, từ đó quan sát để có thể hiểu
được trẻ một cách đầy đủ nhất.
• Trò chơi tổng hợp: có những trò chơi buộc trẻ phải vận dụng tổng hợp nhiều kỹ năng.
Ví dụ trò chơi xây dựng, xếp gỗ, xây nhà cao đòi hỏi sự kết hợp giữ các thao tác
khéo léo của đôi tay với sự tư duy để tạo sự cân bằng cho đồ vật. Hơn nữa, thông
qua đây, trẻ sẽ học được cách tập trung vào công việc và hiểu rằng có kiên trì, nhẫn
nại mới đạt được kết quả cuối cùng.
• Trò chơi gắn liền với những thao tác: Những trò chơi kiểu này đòi hỏi sự hoạt động
của tay chân và của cả cơ thể của trẻ như trò chơi thi đứng vững, nhảy bước, nhảy
ô, bật nhảy… Chúng sẽ mang lại cho các em sức khỏe, sự dẻo dai, hưng phấn khi
tham gia vào trò chơi.
• Trò chơi phát triển khả năng ngôn ngữ: sách đồ chơi, tranh minh họa, băng hình và
những bài hát trẻ con có thể thúc đẩy sự phát triển của thính giác, thị giác, khơi gợi
khả năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ.
• Trò chơi mang tính khoa học: những trò chơi kiểu như xem, quan sát sự vật uq kính
hiển vi, kính vạn hoa,… có tác dụng làm tăng khả năng phân tích, thu thập, so sánh,
quan sát của trẻ. Chúng khiến cho trẻ phải động não nhiều hơn và rất có lợi cho sự
phát triển trí lực của trẻ sau này.
Lứa tuổi chọn đồ chơi
Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào trẻ cũng rất thích được vui chơi. Song các bạn cần dựa vào độ tuổi
của con mình để lựa chọn cho trẻ những đồ chơi thích hợp. Bởi trẻ ở mỗi một độ tuổi khác
nhau sẽ có sở thích về đồ chơi khác nhau.
• Trẻ dưới 1 tuổi: những trò chơi có âm thanh, màu sắc như bóng bay, búp bê,… được
các bé ở lứa tuổi này đặc biệt ưa thích. Chúng sẽ giúp ích cho sự phát triển của thị
giác, thính giác, khứu giác ở trẻ.
10
• Trẻ từ 1-3 tuổi: trẻ ở độ tuỗi này thướng thích chơi những đồ chơi đòi hỏi phải có
thao tác nhất định. Vì thế, các bạn có thể chọn cho bé những loại đồ chơi như ôtô, xe
hỏa, hoặc những đồ chơi di động được.

• Trẻ từ 3-7 tuổi: Đây là thời kỳ trẻ rất giỏi bắt chước, hay học lỏm, phát triển rất
nhanh. Các bạn cần chọn cho con cái những trò chơi làm tăng khả năng bắt chước,
kích thích trí tưởng tượng và sự thích thú khi được diễn xuất của trẻ, hay những trò
chơi phản ánh tình cảm, thái độ như mặc quần áo cho búp bê, trò chơi y tá
• Trẻ từ 7-10 tuổi: Khi ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu đi học, các bạn có thể chọn cho con
cái mình những trò chơi để trẻ có thể phát triển khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ
và khả năng tư duy một cách tốt nhất. Ví dụ những bộ đồ chơi vật lý, lắp ráp các mô
hình có cấu trúc tương đối phức tạp, các bộ kính hiển vi, bộ đồ thí nghiệm đồ chơi…
Chọn cho con đồ chơi lý thú và bổ ích không phải là điều dễ dàng. Song, như thế không phải
là để con cái tự chơi một mình. Tốt nhấ, những người làm cha, làm mẹ cũng nên chơi cùng
với trẻ, hướng dẫn cho trẻ cách chơi, để làm cho các em vui vẻ, hứng khởi và thích thú hơn
với các loại đồ chơi của mình.
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh thích mua cho con các loại đồ chơi cao cấp như ô tô điều
khiển từ xa, người máy, tàu hỏa chạy pin… Nhưng trên thực tế, những đồ chơi đó chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý thì đồ chơi điện tử
tinh tế và phức tạp chỉ thích hợp … để ngắm. Mọi quá trình vận hành đều tự động nên trẻ
hầu như không có cơ hội phát huy trí sáng tạo và trí tưởng tượng
Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy trẻ thích chơi đồ chơi đơn giản. Tại vì chúng kém thông
minh? Trái lại chúng rất giàu trí tưởng tượng. Một đoàn tàu điện tử sẽ làm chúng nhanh chán
hơn một đoàn tàu làm từ những khối gỗ đơn giản. Khi không muốn làm người lái tàu, bé sẽ
xếp chồng các khối gỗ lên nhau, vậy là đã có một ngôi nhà cao tầng. Rồi bé bày các khối gỗ
ra, vậy là bé đã có một hạm đội do mình chỉ huy…
(Tư vấn tiêu dùng)
Thích hợp cho cả trẻ hiếu động, nghịch ngợm hay tỉ mỉ, dịu dàng
Hãy bày trò cho đứa con hiếu động của mình. Nó sẽ học hỏi được nhiều điều mà bạn cũng
bớt bị quấy rầy. Cách hay nhất để con cái không phá phách là hướng dẫn nó "phá phách
trong khuôn khổ".
Hãy luôn luôn để trong ngăn kéo một túi nhựa có chứa tất cả các dụng cụ như keo dán, kéo,
giấy trắng và giấy màu, màu vẽ, viết chì màu, tẩy, lọ nước, vỏ sò, ruy băng, giấy gói Con
bạn sẽ có sẵn mọi thứ và như vậy bạn sẽ không bực mình vì cứ cần đến lại phải đi tìm.

Và hãy động viên con cùng làm những thứ sau đây:
Làm chuỗi đeo cổ. Dùng những sợi len màu, xâu những hạt nút, vỏ sò hoặc hạt giả trai để
làm thành chuỗi đeo cổ.
Chơi với những hạt nút: Sắp xếp, phân loại, đếm các hạt nút là một trò chơi tuyệt vời đối
với trẻ em khi mà nó đã lớn và không ngậm các hạt nút này vào miệng. Để có một số lượng
lớn hãy cắt ở áo quần cũ.
Để các hạt nút không rơi xuống đất, bạn cho tất cả vào một miếng vải rộng. Đưa cho bé một
cái hộp đựng trứng để nó phân loại các hạt nút dựa theo màu và hình dạng.
Tranh dán: Cắt hay xé những miếng giấy ở bất kỳ dạng nào từ giấy gói hàng, giấy gói quà,
giấy màu. Và đưa cho con bạn một tờ giấy trắng và một hộp keo dán, tự nó dán các miếng
giấy nhỏ và làm thành một bức tranh.
Trong thư người ta gửi cho bạn có rất nhiều tem, đừng vứt đi, hãy đưa cho con bạn để nó
chơi dán tem.
11
Khi bạn viết thư cho gia đình, cho bạn bè, hãy cho bé tham gia dưới hình thức một bức vẽ,
một bức tranh dán.
Bộ sưu tập thiên nhiên: Khi cùng con đi chơi trong công viên hay tha thẩn quanh nhà, hãy
sưu tập các thứ khác nhau để thu hút sự chú ý của bé: hoa, vỏ sò, viên sỏi đẹp, vỏ ốc, các
loại lá cây, cỏ Khi về nhà, con bạn sẽ sắp xếp lại vào cái hộp, đó như là kho tàng của bé.
Chơi với nước: Nếu con bạn thích chơi với nước và thích lau chùi, đưa cho nó chậu nước
ấm và một ít nước rửa chén bát, một miếng bọt biển. Giao cho nó nhiệm vụ lau chùi xe đạp,
xe ô tô của nó, nó sẽ rất thích. Nhớ đùng cho bé chơi nước quá lâu kẻo bé bị lạnh.
Mùa con được nghỉ hè, hãy đưa nó cây cọ với xô nước cho nó sơn vách nhà bằng nước và
cây cọ đó. Nhà sẽ ướt nhưng sau đó sẽ khô ngay và bạn không phải lau chùi gì cả.
Nặn tượng: Vật liệu nặn tượng rất tốt là bột trộn muối, vừa dễ làm vừa ít tốn kém. Bạn hãy
trộn hai bột một muối vào một ít nước. Bột này sẽ dính nhuyễn, dễ nhào trộn hơn. Sau khi đã
dùng bột nặn thành hình con vật, bạn để khô sau đó sơn màu lên hoặc trước đó bạn có thể
thêm vào bột vài giọt màu thực phẩm hoặc màu vẽ để có bột màu hồng hoặc vàng xanh khác
nhau.
Thổi xà phòng: Tất cả mọi đứa trẻ đều thích thổi bong bóng xà phòng. Nhưng nó hay làm đổ

nước xà phòng ra và sẽ bị trượt. Để tránh, bạn lấy dây cột lọ nước xà phòng vào một trụ
đứng hay một cái cây ngang tầm với bé.
Nếu bạn không muốn cho bé thổi bọt bong bóng xà phòng thường, hãy lấy sữa tắm không dị
ứng dành cho em bé. Loại này sẽ tạo thành những bong bóng rất đẹp.
Làm con rối: Bạn có thể làm con rối từ vớ cũ. Chỉ cần đính hạt nút để làm mắt, một túm len
làm mũi, và vẽ khuôn mặt hoặc thêu, đính vài sợi len làm tóc, may hai miếng vải nhỏ làm tai
và lưỡi.
Làm nhà: Nếu con bạn thích lều gỗ, thích làm nhà, hãy làm cho nó một thùng carton lớn, sơn
lên thùng, vẽ phong cảnh và cây cối, cắt để tạo những cửa sổ nhỏ và một cửa lớn.
Trang trí: Lúc rảnh rỗi, bạn muốn kiếm một công việc tay chân cho đứa trẻ làm. Hãy để cho
nó trang trí một cái hộp giấy như làm hộp nữ trang, đồ chơi Đầu tiên, cho nó trang trí hộp
bằng gỗ, hoặc bằng giấy bìa, đưa cho nó những vật liệu để trang trí: keo dán, nút, giấy vụn,
ruy băng, giấy bạc.
Hóa trang: Trẻ em rất thích hoá trang thành người già. Bạn có thể làm cho tóc nó bạc nhờ
bột, làm râu bàng các sợi cotton hay dây nilon, râu bắp rồi kiếm một cái cây làm gậy cho nó
chống.
12

×