Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chủ đề 1 phân tích đặc tính linh kiện thụ động và ứng dụng của diode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.79 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
ĐỀ THI BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN

GV ra đề
(Ký và ghi rõ họ
tên)

Tên Học phần: Kỹ thuật điện tử
Mã học phần: ACE2206
Mã đề:01 , thời gian làm bài: 2 tuần
Lớp: DCKTN11.10

Trưởng Khoa
(Ký và ghi rõ họ
tên)

Chủ đề 1: Phân tích đặc tính linh kiện thụ động
và ứng dụng của Diode
LỜI MỞ ĐẦU
Bản thảo này làm ra với mục đích để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu và học
hỏi,chuyên sâu về “Kỹ thuật điện tử”.
Đời sống con người ngày càng tiến bộ và hiện đại hóa nhờ áp dụng được các loại máy
móc ,thiết bị kỹ thuật cao vào sản xuất và sinh hoạt đời thường. Với từng thiết bị thông minh đó
đều có đặc điểm chung là được cấu thành từ nhiều loại linh kiện điện tử vô cùng phức tạp bên
trong lõi (như bộ vi xử lí, bảng mạch, bộ chuyển đổi, dây dẫn v.v). Vậy làm thế nào để người ta
tạo ra các phần tử như trên? Và người ta đã vâ ̣n dụng nó vào thiết kế các thiết bị tiên tiến như thế
nào. Để trả lời cho vấn đề trên, chúng ta cần có một kiến thức chuyên sâu về môn học “Kỹ
thuật điện tử” được giảng dạy ở các cấp Cao đẳng, Đại học. Đây là môn học nghiên cứu về các
phần tử điện phi tuyến và hoạt động tích cực như các linh kiện bán dẫn, đặc biệt là transistor,
điốt, mạch tích hợp… để thiết kế các mạnh điện , thiết bị, vi xử lý, vi điều khiển và các hệ thống
điện tử khác trong bảng mạch.


Diode là một linh kiện bán dẫn điện tử có đặc tính chỉ dẫn điện theo một chiều
từ anode đến cathode khi phân cực thuận nên diode được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay
chiều thành dịng điện một chiều.
Ngồi ra Diode có nội trở thay đổi rất lớn, nếu phân cực thuận RD 0 (nối tắt), phân cực nghịch
RD (hở mạch), nên Diode được dùng làm các cơng tắc điện tử, đóng ngắt bằng điều khiển
mức điện áp. Diode chỉnh lưu dòng điện, giúp chuyển dòng điện xoay chiều thành dịng điện một
chiều, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong kĩ thuật điện tử. Vì vậy Diode được ứng dụng rộng rãi
trong kỹ thuật điện và điện tử.

Phần I
PHÂN TÍCH VÀ ĐẶC TẢ YÊU CẦU THIẾT BỊ ĐO
GIỚI THIỆU SƠ QUA VỀ ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra
mạch điện hoặc mạch điện tử. Đây là dụng cụ không thể thiếu với bất kỳ một kỹ thuật viên điện
tử nào,
Đồng hồ vạn năng có các chức năng chính : Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo
dịng điện, kiểm tra thơng mạch và tiếp giáp bán dẫn.
Ưu điểm: đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện.
1


Nhược điểm : đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do
vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
1.1. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng
CÁCH ĐO ĐIỆN ÁP BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
1.1.1. Cách đo điện áp xoay chiều.
Bước 1 : Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 4 : Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để

thang AC 250V.
Bước 5 : Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
Bước 6 : Đọc kết quả đo.
1.1.2. Cách đo điện áp một chiều.
Bước 1 : Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang DC.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 4 : Để thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp dC220V ta để
thang DC 250V.
Bước 5 : Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào
cực âm (-) nguồn
Bước 6 : Đọc kết quả đo.
Thương hiệu: Extech – Mỹ
Mã sản phẩm: EX420
Cấp chính xác (VDC): ±0.3%
Điện áp AC: 0.1mV đến 750V
Điện áp DC: 0.1mV đến 1000V
Dòng điện AC: 0.1μA đến 20A
Dòng điện DC: 0.1μA đến 20A
Điện trở: 0.1Ω đến 40MΩ
1.1.3. CÁCH ĐO DÒNG ĐIỆN BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
CÁCH ĐO DÒNG ĐIỆN BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Để đo dịng điện trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau :
Bước 1 : Đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất.
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm. Nếu kim
lên thấp quá thì giảm thang đo.
Bước 3: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
Bước 4: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía
cực âm (-) theo chiều dịng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí

nghiệm
Bước 6: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 7: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Chú ý là chỉ đo được dịng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép.

2


1.1.4.CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐỂ ĐO ĐIỆN TRỞ
Các bước thực hiện:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điê ̣n trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở
cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.
Lưu ý:
Không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện vì vậy, trước khi đo điện trở trong mạch
hãy tắt nguồn trước.
Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu khơng kết quả
khơng chính xác.
Nếu khơng muốn làm giảm kết quả đo thì khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp
xúc đồng thời vào cả 2 que đo.
Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập
tức.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Bạn tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi muốn đo điện áp xoay
chiều. Việc này rất quan trọng vì nếu bạn để các thang đo sai sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng của
bạn ngay lập tức.

Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC, điều náy sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC, làm hỏng các điện trở trong đồng hồ đo điện vạn
năng.
Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ khơng báo nhưng đồng hồ không
ảnh hưởng .
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ khơng bị hỏng.
Nếu để nhầm thang đo dịng điện khi đo điện áp DC, có khả năng gây hỏng đồng hồ
Nếu để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC, đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong.
(Nguồn: tschem.com.vn)

1.2. Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng
3


1.2.1. Máy hiện sóng là gì?
Máy hiện sóng là một thiết bị đo lường có khả năng đọc được sự thay đổi của tín hiệu điện theo
thời gian và hiển thị nó trên đồ thị. Trục X biểu thị thời gian và trục Y biểu thị điện áp, trong một
số trường hợp bạn có thể xem trục Z là trục hiển thị cường độ sáng cho một máy hiện sóng
Các dịng dao động ký điện tử ngày nay cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ của biểu đồ sao
cho dễ dàng đọc số liệu và phân tích nhất bằng các nút điều khiển trên máy. Ngồi ra, với các
trigger được tích hợp sẵn nó cịn cho phép tập trung và cố định màn hình quan sát tín hiệu của
bạn
Ngày nay, máy hiện sóng có rất nhiều dạng khác nhau: máy hiện sóng số, máy hiện sóng tương
tự, máy hiện sóng cầm tay, máy hiện sóng PC, máy hiện sóng dạng bút, máy hiện sóng USB…
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn thiết bị phù hợp
1.2.2. Cơng dụng của máy hiện sóng
Ngồi những tính năng cơ bản, dao động ký cịn được tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích, giúp
bạn nhanh chóng xác định được tần số, biên độ và các đặc điểm khác nhau của sóng tín hiệu. Nói
chung, với máy hiện sóng có thể dễ dàng đo được các thơng số đặc tính về thời gian và điện áp
của các thiết bị điện tử

1.2.3. Đặc tính thời gian
Tần số và chu kỳ (Frequency & Period): Tần số được định nghĩa là số lần lặp lại của dạng sóng
trên giây và chu kỳ là khoảng thời gian giữa các lần lặp lại đó. Tần số tối đa của mỗi
máy Oscilloscope đo được là khác nhau những dòng máy hiện đại bây giờ có thể đo được tần số
lên đến nhiều GHz
Chu kỳ xung (Duty cycle): Tỳ lệ phần trăm của của thời gian sóng có kết quả dương hoặc âm.
Chu kỳ xung là một tỷ lệ cho bạn biết thời gian mà tín hiệu ở vị trí dương và vị trí âm
Thời gian tăng và giảm của sóng (Rise time & Fall time): Sóng tín hiệu khơng thể ngay lập tức đi
từ 0V đến 5V, nó cần phải có thời gian để tăng lên. Thời gian sóng đi từ một điểm thấp đến một
điểm cao được gọi là thời gian tăng của dạng sóng (Rise time) và ngược lại gọi là thời gian giảm
của dạng sóng (Fall time). Những đặc điểm này rất quan trọng trong việc xem xét và phân tích
tốc độ của một mạch điện có tín hiệu
Đặc tính về điện áp
Biên độ (Amplitude): Biên độ là đại lượng đo độ lớn của tín hiệu. Máy hiện sóng được tích hợp
nhiều phép đo biên độ ví dụ như peak-to-peak, nó là phép đo cho bạn khả năng phân tích những
điểm khác nhau giữa những tín hiệu mang điện áp cao và điện áp thấp.
Điện áp tối đa và tối thiểu (Maximum and minimum Voltages): Máy hiện sóng có thể dễ dàng
cho bạn biết giá trị tối đa và tối thiểu của tín hiệu điện áp
Giá trị trung bình điện áp (Mean and average Voltages): Máy hiện sóng có thể dễ dàng tính giá
trị trung bình bằng cách tính toán dựa trên giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của điện áp.
1.2.4. Các bước thiết lập đầu tiên khi bắt đầu sử dụng dao động ký
*Lựa chọn và thiết lập que đo
Trước hết, bạn phải chọn que đo phù hợp hoặc que đo bạn thường sử dụng. Đối với hầu hết các
dạng tín hiệu, que đo thụ động theo máy hồn tồn có thể sử dụng và hoạt động tốt

4


Tiếp theo, kết nối nó với dao động ký, thiết lập suy hao trên que đo thường sử dụng ở mức 10X
và củng là lựa chọn toàn diện nhất. Nếu muốn đo một tín hiệu với điện áp rất thấp hãy chỉnh que

đo về mức 1X
*Kết nối que đo và mở thiết bị
Kết nối đầu dò với kênh đo mà bạn muốn sử dụng (kênh 1 hoặc kênh 2) và mở thiết bị. Đối với
các dịng máy hiện sóng cũ cần khá nhiều thời gian để mở
Khi máy hiện sóng khởi động, bạn sẽ thấy một đường tín hiệu biểu thị dạng sóng (tín hiệu khơng
ổn định, dạng nhiễu)
Lúc này, trên màn hình hiển thị các giá trị đã thiết lập cho thời gian và Volt/Div. Trước tiên hãy
thực hiện những bước điều chỉnh cơ bản để đưa máy hiện sóng điện tử của bạn về thiết lập chuẩn
Tắt cả 2 kênh
Đặt Coupling kênh 1 thành DC
Đặt Source Trigger về kênh 1
Thiết lập Trigger Type thành Rising edge và Trigger Mode thành Auto (trái với single)
Đảm bảo đã chọn đúng phạm vi suy giảm của que đo phù hợp cho phép đo của bạn (10X, 1X)
Hoặc tốt nhất bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy để hiểu rõ nhất các
thiết lập thiết bị của mình
*Kiểm tra que đo
Kiểm tra que đo là cơng việc đầu tiên cần phải làm trước khi sử dụng máy hiện sóng. Hầu hết các
thiết bị này đều được tích hợp bộ tạo tần số phát cho phép bạn kiểm tra que đo củng như kiểm tra
màn hình, hoạt động của thiết bị. Bộ tạo tần số này có một đầu để kết nối với đầu que đo và kẹp
nối đất
Sau khi kết nối hai thành phần trên que đo, bạn sẽ thấy xuất hiện các tín hiệu trên màn hình. Tiếp
theo, hãy sử dụng các nút điều chỉnh trục ngang và dọc để điều chỉnh tín hiệu.
Xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ tín hiệu sẽ phóng to ra và ngược lại. Hãy điều
chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu phân tích của bạn
Nếu sóng vẫn chưa ổn định, hãy xoay núm điều chỉnh Trigger Position và đảm bảo rằng vị trí
của Trigger khơng cao hơn đỉnh cao nhất của tín hiệu đang phân tích. Theo mặc định của đa số
máy hiện sóng, Trigger Type sẽ được đặt ở Edge và đây củng là lựa chọn tốt nhất để đo các dạng
sóng vng
*Bồi thường suy hao que đo
Ban đầu, đối với máy hiện sóng vừa mua về. Việc điều chỉnh lại suy hao là một việc quan trọng

đầu tiên mà bạn cần phải làm.
Nếu que đo được đặt lại sử dụng cho chế độ 10X bạn sẽ khơng có dạng sóng vng hồn hảo
trong lần đầu sử dụng thiết bị. Thường tín hiệu sẽ bị méo mó và bạn cần phải điều chỉnh lại bằng
cách sử dụng vít có sẵn trên que đo và điều chỉnh lại
Nếu sóng tín hiệu của bạn chưa vng hãy dùng vít cắm vào que đo và xoay căn chỉnh đến khi
tín hiệu của bạn vng nhất
*Mẹo cố định, Trigger và chia tỷ lệ
Sau khi đã thiết lập suy hao cho que đo, việc tiếp theo là tìm một tín hiệu thực sự để bắt đầu thực
hiện phép đo. Có thể test tín hiệu bằng máy phát xung hoặc các mạch tín hiệu

5


Chìa khóa đầu tiên để dị tín hiệu là tìm một điểm nối đất chắc chắn. Kết nối kẹp nối đất của bạn
vào điểm nối đất đã chuẩn bị sẵn (có thể sử dây điện nhỏ trung giãn giữa kẹp của que đo và điểm
nối đất của mạch).
Tiếp đến, hãy kết nối que đo với tín hiệu cần kiểm tra. Đầu móc có que đo được thiết kế với
nhiều dạng khác nhau như: dạng móc, nhọn… hãy chọn một thiết kế phù hợp với công việc của
bạn sao cho tay không cần phải cầm que đo mọi lúc khi thực hiện phép đo như vậy chúng ta có
thể rãnh tay để chuẩn bị những thứ khác
Khi hoàn thanh tất cả các kết nối, tín hiệu sẽ xuất hiện trên màn hình, bạn có thể bắt đầu điều
chỉnh thơng số thời gian của trục ngang và trục dọc ít nhất gần bằng với “ballpark” của tín hiệu
Ball park: Là đưa ra một con số gần đúng với con số thật
Ví dụ: Nếu bạn đang đo một tín hiệu dạng sóng vng 5V, 1kHz, bạn nên điều chỉnh volts/div
đâu đó trong khoảng 0,5 – 1V và thiết lập s/div khoảng 100µs
Nếu sóng tín hiệu bạn đang quan sát nằm ngồi phạm vi hiển thị của màn hình, bạn có thể điều
chỉnh lại độ phân giải dọc (Vertical position) để di chuyển lên hoặc xuống. Nếu tín hiệu đo hồn
tồn là DC, bạn có thể điều chỉnh mức 0V gần cuối màn hình
Khi đã có tỷ lệ phân tích cần thiết bước tiếp theo bạn cần sử dụng Trigger. Edge Triggering – nơi
mà dao động ký bắt đầu quét khi thấy điện áp tăng (hoặc giảm) qua điểm đã được đặt – là loại

trigger dễ sử dụng nhất. Sử dụng trình kích hoạt cạnh (trigger edge), cố gắng sử dụng trigger để
bắt dính một dạng sóng bất ổn so với tín hiệu thơng thường để tiến hành phân tích
Tiếp tục điều chỉnh lại tỷ lệ sóng, vị trí và trigger cho đến khi bạn đã quan sát được tất cả mọi
thứ (tín hiệu bất thường, lỗi) mà bạn cần

1.2.5. Ứng dụng của máy hiện sóng trong thực tế
Ứng dụng trong ngành điện tử – viễn thơng:
– Trong viễn thơng: Máy hiện sóng giúp xác định loại tín hiệu, tính tốn tần số dao động, biểu
diễn tín hiệu mạch điện và đưa ra kết quả báo cáo chính xác cho việc nghiên cứu các dạng sóng
– Trong điện tử: Bất kỳ một thiết bị điện nào đều phát ra những dao động đặc trưng. Khi thiết bị
hoạt động không ổn định chúng ta. Máy hiện sóng là dụng cụ giúp tìm ra những dao động bất ổn
đó từ đó có thể khắc phục sửa chữa nhanh nhất
Ứng dụng trong giáo dục: Máy hiện sóng đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục nhất là
đối với các ngành thuộc chuyên ngành điện – điện tử. Với khả năng nhận dạng được nhiều dạng
tín hiệu, kiểm tra các tín hiệu làm méo, làm nhiễu, đo lường các thơng số của dịng điện, kỹ thuật
điện tử… Oscilloscope là một thiết bị đo lường không thể thiếu giúp cho học viên có thể dễ dàng
hình dung, thực hành, giúp dễ dàng hơn cho quá trình xin việc
Ứng dụng trong y học: Với một sensor chuyển đổi thích hợp Oscilloscope cịn cho phép bạn có
thể đo sóng não, điện tim đồ và là một thiết bị quan trọng trong khám chữa bệnh
Ứng dụng trong công việc kiểm tra bảo trì sửa chữa: thiết bị điện. sửa chữa ơ tơ…
(Nguồn:donghovannangldc.wordpress.com)

Phần II
PHÂN TÍCH ĐẶC TÍNH LINH KIỆN
6


2.1. Điện trở
2.2. Tụ điện
2.3. Cuộn cảm

2.4. Máy biến áp
2.5. Diode
2.1. Điện trở
* Khái niệm: Điện trở là đặc trưng cho tính chất cản trở dịng điện. Chính vì thế, khi sử dụng
điện trở cho một mạch điện thì một phần năng lượng điện sẽ bị tiêu hao để duy trì mức độ
chuyển dời của dịng điện.
* Chức năng : dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong
mạch, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm
cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.
* Phân loại:
+Theo công xuất :
Điện trở thường : các điện trở có cơng xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W
Điện trở công xuất : các điện trở có cơng xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
Điện trở sứ, điện trở nhiệt : các điện trở cơng xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động
chúng toả nhiệt.
+Theo chất liê ̣u , cấu tạo :
Điện trở cacbon
Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
Điện trở dây quấn
Điện trở film
Điện trở bề mặt
Điện trở băng
*Cách đọc giá trị điện trở:
+ Cách đọc trực tiếp: Thường ghi các chữ R, K, M. Chữ R ứng với đơn vị , chữ K ứng với đơn
vị K, chữ M ứng với đơn vị M. Vị trí của chữ thể hiện chữ số thập phân, giá trị của số thể
hiện giá trị điện trở. Ví dụ: 3M3  R= 3,3 M. 3K9  R= 3,9 K Nếu có 3 chữ số thì thường
số thứ 3 biểu thị số luỹ thừa của 10. Ví dụ: 472R  R= 47.102  Đặc biệt chữ số thứ 3 là số 0
thì đó là giá trị thực của điện trở. Ví dụ: 330R  R = 330  Quy ước về sai số: B = 0,1%, C =
0,25%, D = 0,5%, F = 1%, G = 2%, H = 2,5%, J = 5%, K = 10%, M = 20%. Ví dụ: 8K2J  R =
8,2K  5%

+Cách đọc gián tiếp : chúng ta đọc mã vạch màu có trên điê ̣n trở , 2 vạch đầu là số ghi giá trị,
vạch thứ 3 là số mũ của 10, vạch thứ 4 cách xa sang bên phải là dung sai. Màu qui định các mã
như sau: Đen (0); Nâu (1); Đỏ (2); Cam (3); Vàng (4); Lục (5); Lam (6); Tím (7); Xám(8) và
Trắng (9) . Ví dụ trên điê ̣n trở có mã vạch gồm 3 vạch liên tiếp nhau từ trái qua phải là Nâu – Đỏ
– Đỏ thì giá trị của nó là 12.102=1,2KΩ.
* Ứng dụng thực tế :
Khống chế dịng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn
12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.
7


Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước
Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .
Tham gia vào các mạch tạo dao động R C sử dụng NE555
* Cách kiểm tra hư hỏng và khắc phục:
-Đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo Olm (lựa chọn thang đo cho phù hợp) đặt hai que đo của đồng
hồ vào hai chân của điện trở (không được trạm hai tay vào hai chân của điện trở khi tiến hành
đo).
- Nếu kim đồng hồ nhích lên một giá trị xấp xỉ giá trị ta đọc
được trên thân (sai số <20%) thì điện trở tốt.
- Nếu kim đồng hồ khơng nhích lên là điện trở bị đứt.
- Nếu kim đồng hồ nhích lên xấp xỉ 0 Olm là điện trở bị chập.
=> ta cần thay thế điê ̣n trở nếu có dấu hiê ̣u bị đứt và châ ̣p cháy
2.2. Tụ điện:
- Khái niệm: là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt
dẫn điện gọi là khung, được phân cách bởi một chất cách điện,
gọi là điện môi (khơng khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su,
gốm, thuỷ tinh... )
-Chức năng:
Tụ điện được hiểu là linh kiện điện tử có khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu

quả. Tụ điện cịn có vai trị lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách
loại bỏ pha âm => Nguyên lý tụ lọc nguồn
Cho điện áp xoay chiều đi qua và ngăn điện áp một chiều lại, tụ được sử dụng để truyền tín hiệu
giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch về điện áp một chiều.
Với điện AC (xoay chiều) thì tụ dẫn điện cịn với điện DC (một chiều) thì tụ lại trở thành tụ lọc
-Phân loại:
+Tính chất lí hóa thì tụ điện có thể chia thành:
Tụ điện phân cực: Đây là tụ điện có 2 đầu, chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium. Loại tụ
này thường có trị số lớn hơn và dùng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn.
Tụ điện khơng phân cực: Đây là loại tụ khơng có quy định cực tính. Tụ này có điện dung nhỏ và
dùng nhiều trong mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.
Tụ điện hạ áp và cao áp
Tụ lọc và tụ liên tầng
Tụ điện tĩnh và tụ điện động
Tụ xoay có khả năng thay đổi giá trị điện dung
+Xét theo dạng thức ta có thể chia tụ điện như sau:
Có hai loại tụ chính là tụ giấy, tụ gốm và tụ hóa hay một số những loại có thể gặp như tụ mica
màng mỏng, tụ bạc mica, tụ siêu hóa,…
Tụ gốm: loại tụ này được làm bằng ceramic, phía bên ngồi có bọc keo hoặc nhuộm màu.
Tụ giấy: có bản cực là lá nhôm và điện môi là giấy tẩm dầu cách điện
-Cách đọc giá trị:
+Cách 1: Đọc trực tiếp giá trị ghi trên thân.
+Cách 2: Đọc theo quy luật bội số.
VD: 103 = 10 x 1000 pF = 10000pF
33 = 33pF, 242 = 24 x 100 pF = 2400 pF
8


+Cách 3: Đọc theo quy luật màu.
(Đọc giống như điện trở)

-Ứng dụng thực tế :
Tụ điện là linh kiện điện tử không thể thiếu trong các bo mạch điều khiển từ công nghiệp đến
dân dụng như : Tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
Để khởi động – động cơ 1 pha thì bắt buộc phải dùng tụ điện để kích hoạt motor. Tùy vào nhu
cầu sử dụng mà ta chọn tụ điện thích hợp. Gồm có tụ ngậm và tụ đề.
Bên trong các máy hàn điện tử sử dụng tụ điện khá nhiều dùng nạp và phóng điện trong mạch
khuếch đại. Để làm nóng chảy kim loại thì cần một dịng điện khá lớn, máy hàn cơ tăng dòng
điện bằng lõi kim loại và dây đồng. Nhược điểm tiêu thụ điện cao, trọng lượng nặng.
Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng
lượng, tích trữ năng lượng.
-Kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục:
+Đặt đồng hồ ở nấc thang đo điện trở (x1, x10) đặt hai que đo
vào hai chân của tụ (đảo chiều và đo tương tự), quan sát kim đồng
hồ.
+Nếu kim đồng nhích lên cao rồi trở về từ từ với cả hai lần đo tụ
còn tốt.
+Nếu kim đồng nhích lên cao rồi khơng trở về tụ bị chập.
+Nếu kim đồng nhích lên cao rồi trở về nhưng dựt dựt tụ bị khơ.
+Nếu kim khơng đồng nhích tụ bị đánh thủng.
=> cách khắc phục: thường xuyên kiểm tra nguồn điê ̣n áp cấp cho tụ, nếu tụ hỏng cần thay ngay
tụ mới với thông số phù hợp.
2.3. Cuộn cảm:
- Khái niệm: Cuộn dây là một linh kiện có khả năng cảm ứng
điện từ. Cuộn dây gồm những vòng dây quấn trên một cốt bằng
chất cách điện có lõi hoặc không lõi tuỳ theo tần số làm việc
-Chức năng: Tác dụng của cuộn cảm trong mạch điện là để dẫn dòng điện một chiều hoặc để tạo
thành mạch cộng hưởng khi ghép cuộn cảm nối tiếp hoặc song song với tụ điện. Ngồi ra nó cịn
có tác dụng chặn dịng điện cao tần trong mạch điện.
-Phân loại:
Cuộn cảm lõi sắt lá

Cuộn cảm lõi sắt từ
Cuộn cảm lõi sắt bụi
Cuộn cảm lõi Ferarit
Cuộn cảm lõi khơng khí
-Cách đọc giá trị:
+Tương tự như đối với điện trở, trên thế giới có một số loại cuộn
cảm có cấu trúc tương tự như điện trở. Quy định màu và cách đọc
màu đều tương tự như đối với các điện trở.
+Tuy nhiên, do các giá trị của các cuộn cảm thường khá linh
động đối với yêu cầu thiết kế mạch cho nên các cuộn cảm thường
được tính tốn và quấn theo số vịng dây xác định. Với mỗi loại
dây, với mỗi loại lõi khác nhau thì giá trị cuộn cảm sẽ khác nhau.
-Ứng dụng thực tế:

9


Loa: Khi dòng điện âm tần đi qua cuộn cảm của loa sẽ tạo ra từ trường biến thiên. Lúc này từ
trường nam châm sẽ đẩy làm cuộn dây dao động làm mang loa gắn với nó dao động theo và phát
ra âm thanh.
Micro: Âm thanh được micro thu sẽ chuyển thành dịng điện, màng của micro có cấu tạo mỏng
để âm thanh khi tác động vô chúng sẽ dễ dàng dao động hơn.
Relay: Cuộn cảm trong relay sẽ biến dịng điện đi qua thành từ trường. Từ đó từ trường tạo thành
lực hút tác động khiến lực cơ học đóng mở cơng tắc,…
Máy biến áp: Cuộn cảm đưa ra điện áp được quấn quanh lõi biến áp.
Motor: nhằm biến đổi điện năng thành cơ năng.
-Cách kiểm tra và khắc phục:
+Kiểm tra cuô ̣n cảm bằng đồng hồ vạn năng với chức năng đo Ohm của điê ̣n trở: nếu đo được
điê ̣n trở rất thấp chỉ với vài ohm tức là cuô ̣n cảm còn tốt. Nếu đo được điê ̣n trở của cuô ̣n cảm rất
cao thì nó đã bị hư và cần được thay thế.

+Nếu đo được giá trị của điê ̣n trở cực kì nhỏ, nhỏ hơn 1 ohm ( rất gần với 0 ohm), thì đây có thể
là mô ̣t dấu hiê ̣u cho thấy nó đã bị ngắn mạch. Thường thì cuô ̣n cảm sẽ có giá trị đo khoảng mô ̣t
vài ohm, lớn hơn 1Ω và thường nhỏ hơn 10Ω, đây là khoảng phù hợp cho giá trị tự cảm. Nếu
nằm ngoài khoảng này thì cho thấy cuô ̣n cảm bị hư và cần thay thế.
2.4. Máy biến áp
-Khái niê ̣m: Biến áp là một thiết bị điện từ tính dùng từ trường để biến đổi năng lượng điện của
hệ thống dòng điện xoay chiều có điện áp U1sang hệ thống dịng điện xoay chiều có điện áp U2,
với tần số khơng đổi.
-Chức năng: Máy biến áp dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa,và
giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải.Ngồi ra, chúng cịn được dùng trong các lị
nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.
-Phân loại:
Theo cấu tạo ta sẽ phân chia thành máy biến áp một pha và máy biến áp ba pha
Theo chức năng có máy biến áp hạ thế và máy biến áp tăng thế
Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu, máy biến áp lõi khơng khí,…
Theo mối quan hệ cuộn dây ta chia thành biến áp tự ngẫu và biến áp cảm ứng
Theo nhiệm vụ: máy biến áp điện lực, máy biến áp cho dân dụng, máy biến áp hàn, máy biến áp
xung,…
-Ứng dụng thực tế: Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế đúng theo giá trị mong muốn.
Trong khi truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì mức độ hao hụt sẽ
giảm. Ngồi ra cịn có các máy biến thế có cơng suất nhỏ hơn như máy biến áp ( ổn áp) dùng để
ổn định điện áp trong nhà, hay đối với các cục biến thế hoặc cục sạc,... sẽ sử dụng đối với các
thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ.
-Kiểm tra hư hỏng và khắc phục:
+Chúng ta Kiểm tra máy biến áp bằng đồng hồ vạn năng điện tử :
Chuẩn bị trước khi đo điện áp mạch điện. Tắt nguồn điện cấp vào mạch. Tháo các vỏ bọc và nắp
đậy để có thể tiếp cận các mạch điện bên trong máy biến áp. Tìm mua đồng hồ đa năng điện tử
(DMM) để đo điện áp. DMM có bán tại các cửa hàng điện nước hay cửa hàng kim khí.
Nói chung cần kết nối đầu đo của DMM với đầu vào của máy biến áp để xác minh xem cuộn sơ
cấp của máy có bị ngắn mạch hay khơng. Sử dụng cách tương tự để kiểm tra mạch thứ cấp của

máy biến áp.
Xác định đúng đầu vào của máy biến áp. Trước tiên, bạn sẽ cấp điện vào máy. Sử dụng DMM ở
chế độ xoay chiều để đo dòng diện trong cuộn sơ cấp. Nếu số đo dưới 80% điện áp dự kiến thì
10


lỗi có thể nằm trong máy biến áp hay trong mạch điện cấp điện cho cuộn sơ cấp. Trong trường
hợp đó:
Tách máy biến áp khỏi mạch đầu vào. Kiểm tra mạch đầu vào bằng DMM. Nếu dòng điện đầu
vào đạt tới giá trị dự kiến thì cuộn sơ cấp của máy biến áp đã hỏng.
Nếu dịng điện đầu vào khơng đạt tới giá trị dự kiến thì vấn đề khơng nằm ở máy biến áp mà ở
mạch điện đầu vào.
Nguồn điện vào và ra của máy biến áp có thể được ký hiệu bằng cách dán nhãn, hoặc đầu vào
được làm bằng hai dây trắng đen.
Nếu máy biến áp có cầu nối, đầu vào sẽ được ký hiệu bằng chữ L đại diện cho dịng điện nóng,
và chữ L đại diện cho dòng trung hòa. Đầu ra của máy biến áp là phía tạo ra điện áp thấp hơn.
Đo điện áp thứ cấp ở đầu ra của máy biến áp. Nếu khơng có bộ lọc hay bộ chuyển đổi gắn ở
mạch điện thứ cấp thì bạn dùng chế độ xoay chiều (AC) của DMM để đo điện áp đầu ra. Ngược
lại, bạn sẽ dùng thang đo DC của DMM.
Nếu không có điện áp trên mạch thứ cấp thì máy biến áp, bộ lọc hay bộ chuyển đổi đã bị hỏng.
Kiểm tra riêng bộ lọc và bộ chuyển đổi.
Nếu việc kiểm tra bộ lọc và bộ chuyển đổi không cho thấy vấn đề gì thì chứng tỏ máy biến áp đã
hỏng.
-Khắc phục sự cớ ở MBA:
Tìm hiểu ngun nhân gốc rễ của vấn đề. Sự cố của máy biến áp thường là dấu hiệu của một
nguyên nhân khác bắt nguồn ở đâu đó trong mạch điện. Máy biến áp thường có tuổi thọ dài và
hiếm khi tự nhiên cháy.
Theo dõi máy biến áp được thay thế. Nếu nguyên nhân khiến máy biến áp ngắn mạch phát sinh
từ đâu đó trong mạch điện, nhiều khả năng máy biến áp sẽ tiếp tục cháy. Sau khi đã thay máy
biến áp mới, hãy theo dõi để đảm bảo việc này không xảy ra. Nếu hư hỏng tiếp tục xảy ra, bạn

cần tiến hành các phép kiểm tra khác.Máy biến áp quá tải thường sẽ tạo ra âm thanh răng rắc.
Nếu bạn nghe thấy âm thanh này thì phải ngắt điện đầu vào để tránh bị cháy.
Xác minh tình trạng của các cầu chì bên ngồi nếu cần. Nếu máy biến áp có cầu chì bên trong thì
có lẽ sẽ khơng có cầu chì trên đường dây dẫn tới máy biến áp. Ngược lại, cầu chì sẽ được lắp
trên đường dây cấp điện vào máy biến áp. Kiểm tra để đảm bảo các cầu chì đều hoạt động tốt và
thay thế những cái bị hỏng.Cầu chì hóa đen, nóng chảy và biến dạng là dấu hiệu hư hỏng rõ ràng.
Bạn chỉ cần thay mới là được.Một số trường hợp, rất khó để đánh giá cầu chì cịn hoạt động tốt
hay khơng. Gắn DMM vào cầu chì bằng cách kết nối mỗi đầu đo với một phía của cầu chì. Nếu
có dịng điện chạy qua cầu chì thì nó cịn tốt.
Kiểm tra tình trạng q tải ở cuộn thứ cấp. Một số trường hợp, cuộn thứ cấp của máy biến áp rút
quá nhiều điện và gây ra ngắn mạch. Nếu bạn sử dụng máy biến áp nhiều đầu ra và DMM hiển
thị “OL” ở cuộn thứ cấp, thì có thể cuộn thứ cấp đã bị ngắn mạch.Kiểm tra điều này bằng cách
gắn cuộn thứ cấp vào mạch điện và dùng DMM kiểm tra mạch thứ cấp. Nếu giá trị đo cao hơn
định mức ampe của máy biến áp thì dịng điện đang bị rút qua q nhiều.Các máy biến áp phổ
biến có 3 cầu chì. Định mức ampe của cầu chì máy biến áp có thể được dán nhãn trên máy biến
áp, nhưng cũng được ghi chú trong sơ đồ mạch điện.
Tháo mạch điện đầu vào và mạch điện đầu ra để xác định nguyên nhân hư hỏng. Đối với cầu chì
tuyến tính, bạn chỉ có một đầu vào và một đầu ra. Trong trường hợp này, vấn đề phát sinh từ
mạch điện đầu vào hoặc mạch điện đầu ra. Đối với các loại cầu chì phức tạp hơn thì bạn tháo
từng mạch điện đầu vào và mạch điện đầu ra để xác định xem phần nào của mạch tổng đang gây
ra ngắn mạch.

11


2.5. Diode
- Diode bán dẫn (gọi tắt là diode) là một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó
theo một chiều mà khơng theo chiều ngược lại.
Có nhiều loại diode bán dẫn, như diode chỉnh lưu thông thường, diode Zener, LED. Chúng đều
có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được

nối với 2 chân ra là anode và cathode.
- Diode là linh kiện bán dẫn đầu tiên. Khả năng chỉnh lưu của tinh thể được nhà vật lý người
Đức Ferdinand Braun phát hiện năm 1874. Diode bán dẫn đầu tiên được phát triển vào khoảng
năm 1906 được làm từ các tinh thể khoáng vật như galena. Ngày nay hầu hết các diode được làm
từ silic, nhưng các chất bán dẫn khác như Selen hoặc Germani thỉnh thoảng cũng được sử dụng.
- Diode bán dẫn, loại sử dụng phổ biến nhất hiện nay, là các mẫu vật liệu bán dẫn kết tinh với
cấu trúc p-n được nối với hai chân ra là anode và cathode.
- Khối bán dẫn loại P chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán
dẫn N (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuếch tán sang
khối N. Cùng lúc khối P lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối N chuyển sang. Kết quả
là khối P tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối N tích điện dương
(thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống).
- Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần
nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Q trình này có
thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).
Điện áp tiếp xúc hình thành. Sự tích điện âm bên khối P và dương bên khối N hình thành
một điện áp gọi là điện áp tiếp xúc (UTX). Điện trường sinh ra bởi điện áp có hướng từ khối n
đến khối p nên cản trở chuyển động khuếch tán và như vậy sau một thời gian kể từ lúc ghép 2
khối bán dẫn với nhau thì quá trình chuyển động khuếch tán chấm dứt và tồn tại điện áp tiếp xúc.
Lúc này ta nói tiếp xúc P-N ở trạng thái cân bằng. Điện áp tiếp xúc ở trạng thái cân bằng khoảng
0.7V đối với diode làm bằng bán dẫn Si và khoảng 0.3V đối với diode làm bằng bán dẫn Ge.
- Điệp áp ngoài ngược chiều điện áp tiếp xúc tạo ra dòng điện.
Hai bên mặt tiếp giáp là vùng các điện tử và lỗ trống dễ gặp nhau nhất nên quá trình tái hợp
thường xảy ra ở vùng này hình thành các ngun tử trung hịa. Vì vậy vùng biên giới ở hai bên
mặt tiếp giáp rất hiếm các hạt dẫn điện tự do nên được gọi là vùng nghèo (depletion region).
Vùng này không dẫn điện tốt, trừ phi điện áp tiếp xúc được cân bằng bởi điện áp bên ngoài. Đây
là cốt lõi hoạt động của diode. Nếu đặt điện áp bên ngoài ngược với điện áp tiếp xúc, sự khuếch
tán của các điện tử và lỗ trống không bị ngăn trở bởi điện áp tiếp xúc nữa và vùng tiếp giáp dẫn
điện tốt. Nếu đặt điện áp bên ngoài cùng chiều với điện áp tiếp xúc, sự khuếch tán của các điện
tử và lỗ trống càng bị ngăn lại và vùng nghèo càng trở nên nghèo hạt điện tự do. Nói cách khác

diode chỉ cho phép dịng điện qua nó khi đặt điện áp theo một hướng nhất định.
- Điệp áp ngoài cùng chiều điện áp tiếp xúc ngăn dòng điện.
Diode chỉ dẫn điện theo một chiều từ anode sang cathode. Theo ngun lý dịng điện chảy từ nơi
có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, muốn có dịng điện qua diode theo chiều từ nơi có điện
thế cao đến nơi có điện thế thấp, cần phải đặt ở anode một điện thế cao hơn ở cathode. Khi đó ta
có UAK > 0 và ngược chiều với điện áp tiếp xúc (Utiếp xúc). Như vậy muốn có dịng điện qua
diode thì điện trường do UAK sinh ra phải mạnh hơn điện trường tiếp xúc, tức là: UAK >UTX.
Khi đó một phần của điện áp UAK dùng để cân bằng với điện áp tiếp xúc (khoảng 0.6V), phần
còn lại dùng để tạo dòng điện thuận qua diode.
Khi UAK > 0, ta nói diode phân cực thuận và dịng điện qua diode lúc đó gọi là dịng điện thuận
(thường được ký hiệu là IF tức I-FORWARD hoặc ID tức I-diodeE). Dịng điện thuận có chiều
từ anode sang cathode.
12


Khi UAK đã đủ cân bằng với điện áp tiếp xúc thì diode trở nên dẫn điện rất tốt, tức là điện trở
của diode lúc đó rất thấp (tầm khoảng vài chục Ohm). Do vậy phần điện áp để tạo ra dòng điện
thuận thường nhỏ hơn nhiều so với phần điện áp dùng để cân bằng với Utiếp xúc. Thông thường
phần điện áp dùng để cân bằng với Utiếp xúc cần khoảng 0.6V và phần điện áp tạo dòng thuận
khoảng 0.1V đến 0.5V tùy theo dòng thuận vài chục mA hay lớn đến vài Ampere. Như vậy giá
trị của UAK đủ để có dịng qua diode khoảng 0.6V đến 1.1V. Ngưỡng 0.6V là ngưỡng diode bắt
đầu dẫn và khi UAK = 0.7V thì dịng qua diode khoảng vài chục mA.
Nếu diode cịn tốt thì nó không dẫn điện theo chiều ngược cathode sang anode. Thực tế là vẫn
tồn tại dòng ngược nếu diode bị phân cực ngược với hiệu điện thế lớn. Tuy nhiên dòng điện
ngược rất nhỏ (cỡ μA) và thường không cần quan tâm trong các ứng dụng công nghiệp. Mọi
diode chỉnh lưu đều không dẫn điện theo chiều ngược nhưng nếu điện áp ngược quá lớn (VBR là
ngưỡng chịu đựng của diode) thì diode bị đánh thủng, dòng điện qua diode tăng nhanh và đốt
cháy diode. Vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ hai điều kiện sau đây:
Dịng điện thuận qua diode khơng được lớn hơn giá trị tối đa cho phép (do nhà sản xuất cung
cấp, có thể tra cứu trong các tài liệu của hãng sản xuất để xác định).

Điện áp phân cực ngược (tức UKA) không được lớn hơn VBR (ngưỡng đánh thủng của diode,
cũng do nhà sản xuất cung cấp).
Ví dụ diode 1N4007 có thơng số kỹ thuật do hãng sản xuất cung cấp như sau: VBR=1000V,
IFmax = 1A, VF¬ = 1.1V khi IF = IFmax. Những thông số trên cho biết:
Dịng điện thuận qua diode khơng được lớn hơn 1A.
Điện áp ngược cực đại đặt lên diode không được lớn hơn 1000V.
Điện áp thuận (tức UAK) có thể tăng đến 1.1V nếu dòng điện thuận bằng 1A. Cũng cần lưu ý
rằng đối với các diode chỉnh lưu nói chung thì khi UAK = 0.6V thì diode đã bắt đầu dẫn điện và
khi UAK = 0.7V thì dịng qua diode đã đạt đến vài chục mA.
Đặc tuyến Volt-Ampere

Đặc tuyến Volt-Ampere của một diode bán dẫn lý tưởng.
Đặc tuyến Volt-Ampere của diode là đồ thị mơ tả quan hệ giữa dịng điện qua diode theo điện áp
UAK đặt vào nó. Có thể chia đặc tuyến này thành hai giai đoạn:
Giai đoạn ứng với UAK = 0.7V > 0 mơ tả quan hệ dịng áp khi diode phân cực thuận.
Giai đoạn ứng với UAK = 0.7V < 0 mơ tả quan hệ dịng áp khi diode phân cực nghịch.
(UAK lấy giá trị 0,7V chỉ đúng với các diode Si, với diode Ge thông số này khác)
Khi diode được phân cực thuận và dẫn điện thì dịng điện chủ yếu phụ thuộc vào điện trở của
mạch ngồi (được mắc nối tiếp với diode). Dịng điện phụ thuộc rất ít vào điện trở thuận của
diode vì điện trở thuận rất nhỏ, thường không đáng kể so với điện trở của mạch điện.
Ứng dụng
Vì diode có đặc tính chỉ dẫn điện theo một chiều từ anode đến cathode khi phân cực thuận nên
diode được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
13


Ngồi ra diode có nội trở thay đổi rất lớn, nếu phân cực thuận RD 0 (nối tắt), phân cực nghịch
RD (hở mạch), nên diode được dùng làm các công tắc điện tử, đóng ngắt bằng điều khiển
mức điện áp. Diode chỉnh lưu dòng điện, giúp chuyển dòng điện xoay chiều thành dịng điện một
chiều, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong kĩ thuật điện tử. Vì vậy diode được ứng dụng rộng rãi

trong kỹ thuật điện và điện tử.
Ký hiệu điện tử
Ký hiệu điện tử dùng để chỉ diode trong sơ đồ mạch để chỉ các loại diode khác nhau.

Diode
 
Diode phát sáng (đèn LED)
 

Diode quang (Photodiode)
 

Diode Schottky (Schottky diode)
 

Diode hạn xung hai chiều (TVS)
 

Diode tunnel
 

Diode biến dung (Varicap)
 

Diode Zener
14


(Nguồn: wikipedia.org)


15


Kết Luận
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
- Với đề tài phân tích đặc tính linh kiện thụ động và ứng dụng của Diode đã giúp cho người đọc
hiểu thêm về cách sử dụng đồng hồ vạn năng và cách sử dụng nó cho viê ̣c đo đạc, kiểm tra mô ̣t
số loại linh kiê ̣n điê ̣n tử thụ đô ̣ng quen thuô ̣c trong cuô ̣c sống.
- Về mặt hạn chế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 điều kiện chuẩn bị còn có nhiều hạn chế
nên trong quá trình thu thâ ̣p thông tin vẫn xảy ra nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó viê ̣c kiểm tra và
khắc phục sự cố hư hỏng các linh kiê ̣n điê ̣n tử trong thực tế không chỉ phủ thuô ̣c vào các số liê ̣u
mà còn phụ thuô ̣c vào môi trường làm viê ̣c và đô ̣ chính xác của thiết bị đo. Đa số các thông tin
trong bài đều được tham khảo và chọn lọc trên các trang mạng, wiki nên vẫn có thể xảy ra nhiều
sai sót.
- Để đề tài được mở rộng, phát triển chúng ta cần nhiều ví dụ và hình ảnh minh họa thực tế. Song
trải nghiệm thực tế, trực tiếp thực hành, đo đạc và kiểm tra các linh kiện điện tử bằng đồng hồ
vạn năng thì những kiến thức trên lớp sẽ trở nên dễ hiểu, dễ truyền đạt hơn.

16



×