Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Trình bày quá trình phát triển đường lối của Đảng giai đoạn 1930 – 1941 và ý nghĩa’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.48 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- - - - - -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: “Trình bày quá trình phát triển đường lối của Đảng
giai đoạn 1930 – 1941 và ý nghĩa’’

Giảng viên

: TS. Phạm Minh Thế

Mã lớp

: HIS_1002 8

Nhóm sinh viên

: Nguyễn Thế Quang – 18050952
Trương Cảnh Huy – 18050480
Nguyễn Ngọc Thủy Tiên – 18050597
Trần Công Minh – 18050930
Trần Việt Bảo – 18050868
Nguyễn Thị Hoa Mai - 18050927

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIAI
ĐOẠN 1930-1941.....................................................................................................2
1.1. Chủ trương đường lối cách mạng giai đoạn 1930-1935..............................2
1.1.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................2
1.1.2. Chủ trương đường lối cách mạng.............................................................2
1.2. Chủ trương đường lối cách mạng giai đoạn 1936-1939..............................3
1.2.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................3
1.2.2. Chủ trương đường lối cách mạng..............................................................3
1.3. Chủ trương đường lối cách mạng giai đoạn 1939-1941.............................4
1.3.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................4
1.3.2. Chủ trương đường lối cách mạng..............................................................4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIAI
ĐOẠN 1930-1941.....................................................................................................6
2.1. Sự phát triển trong đường lối cách mạng giai đoạn 1930-1935.................6
2.1.1 Luận cương chính trị (tháng 10/1930)........................................................6
2.1.2. Chủ trương khơi phục tổ chức đảng..........................................................7
2.2. Sự phát triển trong đường lối cách mạng giai đoạn 1936-1939.................9
2.3. Sự phát triển trong đường lối cách mạng giai đoạn 1939-1941...............10
2.4. Tổng kết về đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn 1930-1941...........12
PHẦN 3: Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
GIAI ĐOẠN 1930-1941.........................................................................................15
LỜI KẾT................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................17


DANH MỤC VIẾT TẮT


STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa

1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2

CM

Cách mạng

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT

Số bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang

1


2.4

Đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn
1930-1941

13


MỞ ĐẦU
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng đã đặt một dấu mốc lịch sử cho cách mạng của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự
dẫn dắt chiến lược của Đảng, cách mạng Việt Nam đã dần dần,từng bước đi trên con
đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đường lối của Đảng được chuyển
hướng, cải thiện qua từng giai đoạn lịch sử, như một tia sáng, soi sáng con đường
đen tối, đầy chông gai, trắc trở, dẫn dắt đất nước thốt khỏi ách nơ lệ, kiếp áp bức,
bóc lột của thực dân. Theo dòng lịch sử, quy luật tất yếu đã được đặt ra “Có áp bức,
bóc lột sẽ có đấu tranh’’, các phong trào đấu tranh lần lượt nổ ra, nhưng đều bị chìm
trong bể máu, nguyên nhân là chưa có đường lối cách mạng đúng đắn. Một đất nước
nếu khơng tìm được chủ trương, cương lĩnh, sẽ không thể giành độc lập. Nhận thức
được yếu tố then chốt đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi và tìm đường cứu nước năm
1911, Người đã tìm ra được con đường để dẫn đến thành công trong cách mạng vô
sản của C.Mác và Ăngghen.
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, một bước ngoặt lịch sử vĩ
đại trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự bế tắc về đường lối này đã
được hoàn toàn chấm dứt, mở ra một kỷ nguyên mới với sự dẫn dắt của Đảng Cộng
Sản Việt Nam và sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chiến cơng, chiến
thắng hiển hách, lừng lẫy lần lượt được thiết lập, dần dần, từng bước khai khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay, là một người dân
Việt Nam, thế hệ sinh ra và lớn lên không phải chịu những nỗi đau của chiến tranh

ác liệt, được hưởng thành quả từ công sức, mồ hơi xương máu của ơng cha mình tạo
ra. Chúng ta phải có trách nhiệm, phải hiểu rõ quá trình, lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của thế hệ trước, qua đó, cố gắng, học tập, rèn luyện, góp phần
bảo vệ thành quả đó. Với kiến thức tích lũy được qua q trình giảng dạy của giảng
viên hướng dẫn TS. Phạm Minh Thế, nhóm em xin được trình bày bài tập lớn kết thúc
học phần Đường Lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, để tài: “Quá trình phát
triển đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn 1930 – 1941 và ý nghĩa”.
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của thầy.

1


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
GIAI ĐOẠN 1930-1941
1.1. Chủ trương đường lối cách mạng giai đoạn 1930-1935
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Tình hình thế giới: Năm 1929 – 1933 chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh
tế trầm trọng ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn nội bộ ngày
càng dâng cao và gay gắt. Tình hình thế giới thời điểm bấy giờ đang có nhiều biến
động, đặc biệt là việc các nước đế quốc tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các
nước thuộc địa để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc.
Tình hình trong nước: Dưới sự vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp, tình hình
nước ta có những biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực, khó khăn chồng chất khó
khăn. Mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, Phong kiến, tay
sai ngày càng dâng cao. Đặc biệt, sau sự kiện đàn áp, khủng bố của Pháp đến cuộc
khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng lãnh đạo làm cho mâu thuẫn giữa
nhân dân Việt Nam nay càng thêm sâu sắc. Trước tình hình khó khăn hiện tại, để
đưa ra các chính sách đúng đắn, đưa nước ta thốt khỏi thực trạng này, Đảng Cộng
sản Việt Nam mới ra đời.

1.1.2. Chủ trương đường lối cách mạng
Qua những kinh nghiệm tích lũy được từ việc đấu tranh cách cách mạng trong
những năm 1930 – 1931, Đảng ta đã từng bước khôi phục hệ thống tổ chức đảng và
phong trào cách mạng. Nhiều chi bộ đảng ở trong nhà tù vẫn được thành lập, cùng
với đó là sự duy trì tổ chức đảng ở nhiều thành phố như Cao Bằng, Sơn Tây, Hà
Nội, Hải Phịng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam và
nhiều nơi khác ở Miền Nam. Các tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ lần lượt được phục hồi.
Tháng 6 – 1932, Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương đã
được Ban lãnh đạo Trung ương cơng bố. Mục đích: Đánh giá hai năm đấu tranh của
quần chúng công nông và khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, công
cuộc chống đế quốc, chống phong kiến sẽ thành công, từng bước đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Với mục tiêu chuẩn bị võ trang bạo động sau này, các quyền lợi dưới đây đã
được đặt ra:
Thứ nhất, đòi quyền tự do, tổ chức, xuất bản, ngơn luận, đi lại trong nước và
nước ngồi.
Thứ hai, bỏ các loại thuế vô lý.
Thứ ba, Bỏ đọc quyền về rượu, thuốc phiện và muối

2


Thứ tư, Trả tự do cho tù chính trị, các chính sách đàn áp, luật hình sự đặc biệt
đối với người bản xứ.
Việc đề ra những yêu cầu cụ thể sẽ tăng cường ảnh hưởng của Đảng đến với
quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng.
1.2. Chủ trương đường lối cách mạng giai đoạn 1936-1939
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Tình hình thế giới: chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện và bành trướng thế lực
khắp toàn cầu. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật liên kết với nhau lập

nên phe “Trục”, ráo riết chuẩn bị khơi mào chiến tranh nhằm mục đích phân chia
đại thế giới và tiêu diệt Liên Xơ. Nền hịa bình và an ninh quốc tế có nguy cơ bị sụp
đổ bởi nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới.
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (7-1935) xác định kẻ thù
nguy hiểm trước mắt của nhân dân toàn thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít, chưa
phải là chủ nghĩa đế quốc, ưu tiên đặt nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít,
chống chiến tranh bảo vệ dân chủ hồ bình và kêu gọi các đảng cộng sản và nhân
dân các nước thành lập mặt trận nhân dân.
Tình hình trong nước: Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1929 – 1933, nhân dân ta phải chịu sự áp bức bóc lột tàn bạo, bị
bóp nghẹt về quyền tự do dân chủ từ bọn cầm quyền phản động. Chính vì lẽ đó,
trong lịng mọi tầng lớp và giai cấp đều dấy lên lòng căm thù thực dân, tư bản độc
quyền Pháp và một nguyện vọng chung là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền
tự do, dân chủ và hồ bình.
1.2.2. Chủ trương đường lối cách mạng
Sau khi nhìn nhận, đánh giá những chuyển biến trong nước và thế giới như
vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (7/1936), lần thứ 3 (3/1971), lần thứ 4 (9/1937)
và lần thứ 5 (3/1938) đã đề ra những chủ chương mới về đường lối đấu tranh để phù
hợp với tình hình cách mạng đất nước lúc bấy giờ.
Về mục tiêu, bản chất của Cách mạng: vẫn xác định cách mạng ở Đông
Dương là “Cách mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa – lập chính quyền
của cơng nơng bằng hình thức Xơviết để dự bị điều kiện cách mạng xã hội chủ
nghĩa”.
Về kẻ thù cách mạng: xác định kẻ thù trước mắt là bọn phản động thuộc địa và
tay sai của chúng.
Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế
quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ chủ và hịa bình.

3



Về phương pháp cách mạng: dùng đấu tranh chính trị là chủ yếu, đồng thời
vận động binh lính rèn luyện võ trang để bảo vệ lực lượng cách mạng.
Về hình thức đấu tranh: chuyển hình thức tổ chức Bí mật khơng hợp pháp
sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và
nửa hợp pháp.
Về tổ chức thực hiện: Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế (sau đổi thành Mặt trận
dân chủ Đông Dương), là nơi quy tụ của các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đồn thể chính
trị xã hội và tín ngưỡng tơn giáo khác nhau với nịng cốt là liên minh công – nông.
1.3. Chủ trương đường lối cách mạng giai đoạn 1939-1941
1.3.1. Bối cảnh lịch sử
Tình hình thế giới: chiến tranh thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, đe doạ
đến hồ bình tồn thế giới. Phát xít Đức điên cuồng mở rộng chiến tranh ở nhiều
quốc gia (Ba Lan – 1/9/1939, Pháp – 6/1939, Liên Xô – 22/6/1941). Các nước Đông
Dương cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ từ cuộc chiến tranh đó. Đế quốc
Pháp có những hành vi chống phá Đảng Cộng sản, thực hiện chính sách kinh tế thời
chiến, đồng thời tiến hành vơ vét sức người, sức của của nhân dân,… làm cho mâu
thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp ngày một sâu sắc.
Tình hình trong nước: trước làn sóng chiến tranh khốc liệt, Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp. Ngày 28/9/1939, toàn quyền Đông Dương ra
nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt
Đảng Cộng sản Đơng Dương ra ngồi vịng pháp luật. Bên cạnh đó, thực dân Pháp
cũng thi hành nhiều chính sách thời chiến trắng . Hơn nữa, việc Nhật tấn công Pháp
và xâm lược vào Việt Nam (22/9/1940) khiến Pháp ra quân đầu hàng phát xít Nhật
(23/9/1940) tại Hà Nội đã đẩy nhân dân Việt Nam vào hai vòng ác bức, một bên là
đế quốc Pháp, một bên là phát xít Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc, phát
xít trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
1.3.2. Chủ trương đường lối cách mạng
Trước tình hình diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, ban chấp hành
trung ương đảng đã tiến hành họp Hội nghị lần thứ 6, Hội nghị lần thứ 7 và Hội

nghị lần thứ 8 để ra quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
Thứ nhất, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tạm gác lại khẩu
hiệu ruộng đất. Thay khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”
bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày
nghèo”, “chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức”.
Thứ hai, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là
Việt Minh) để đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân
4


tộc, tiến hành đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc để vận động, thu hút mọi
tầng lớp, giai cấp yêu nước đoàn kết chống thế lực thù địch.
Thứ ba, xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang phát động chiến tranh du kích
khởi nghĩa từng phần, chú trọng phát triển lực lượng cách mạng (lực lượng chính trị
và vũ trang) với phương châm “Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng
nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù… với lực lượng sẵn có, ta
có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể
giành sự thắng lợi mà mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. 1

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t7, (tr.131-132)

5


PHẦN 2: PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
GIAI ĐOẠN 1930-1941
2.1. Sự phát triển trong đường lối cách mạng giai đoạn 1930-1935
2.1.1 Luận cương chính trị (tháng 10/1930)
Luận cương chính trị đã khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản về chiến lược
cách mạng mà “Chánh cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” đã nêu ra. So sánh

với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930), Luận cương chính trị đã có một sự tiến
bộ về phương pháp cách mạng khi đề ra một phương pháp cách mạng rõ ràng đó là
võ trang bạo động cách mạng.
Tuy nhiên chủ trương trong Luận cương chính trị (10/1930) tồn tại nhiều hạn chế:
Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa xác định được chính xác mâu thuẫn
trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, còn đặt nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp và
cách mạng ruộng đất. Theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Đảng ta đã xác định
mục tiêu chính của giai đoạn này là tiến hành song song đồng thời nhiệm vụ chống
đế quốc và chống phong kiến, đặc biệt coi cách mạng ruộng đất là vấn đề mấu chốt
của cách mạng dân chủ tư sản trong khi chưa giành được độc lập dân tộc. Tuy
nhiên, đây là một tư tưởng sai lầm và không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Xã hội Việt Nam trong những thập kỷ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tồn tại
hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn dân tộc với thực dân Pháp và bè lũ tay
sai; mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với địa chủ phong kiến.
Theo phát hiện của Hồ Chí Minh, nếu như ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp
đã trở nên sâu sắc thì ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc với chủ nghĩa
thực dân Pháp và bè lũ tay sai là mâu thuẫn hàng đầu. Người tin rằng, trong hai
nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến, cần tập trung cho nhiệm vụ đánh
đổ đế quốc giành độc lập dân tộc, còn đánh đổ phong kiến thực hiện sau. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, quá trình tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng” đều phản ánh lợi ích chung, nguyện vọng chung của toàn dân tộc, đều
nhằm vào kẻ thù chủ yếu lúc này là thực dân Pháp và bọn tay sai phản động. Còn
giải quyết mâu thuẫn giai cấp, đánh đổ phong kiến sẽ thực hiện sau khi dân tộc đã
được độc lập, giành lấy dân chủ và đi lên CNXH, chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng, không phải chỉ chống đế quốc mà không chống phong kiến phản động.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh nói rằng: “chống phong kiến nhưng không làm ảnh
hưởng đến nhiệm vụ chống đế quốc”. Mặt khác, chống đế quốc và bọn phong kiến
phản động mang lại độc lập cho dân tộc và một phần ruộng đất cho dân cày cũng đã

6



thể hiện bao hàm nội dung dân chủ, đó là tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh trong
việc xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam ở thời điểm này.
Tuy nhiên, Quốc tế Cộng sản trong quá trình chỉ đạo phong trào cách mạng ở
các nước thuộc địa lại có một số quan điểm khác biệt khi cho rằng, mấu chốt của
cách mạng dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa là ruộng đất, do đó, trong quá trình
cách mạng, nhiệm vụ dân chủ phải được tiến hành “song song với cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc” (theo Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
do Kunxinen đại diện cho Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản trình bày tại Đại hội lần
thứ VI của Quốc tế Cộng sản năm 1928).
Đảng ta theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đã gạt bỏ đi những quan điểm mới,
đầy sáng tạo và tầm nhìn của Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do một phần chưa nắm
vững đặc điểm xã hội của Việt Nam lúc đó, một phần vì những nhận thức máy móc về
vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, đặc biệt là bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản. Đây quả thực là một sai lầm.
Thứ hai, Luận cương đã có sự đánh giá không đúng về khả năng cách
mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc,
khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế
quốc và tay sai. Theo góc nhìn của Đảng giai đoạn này, tư sản thương nghiệp đứng
về phe đế quốc, địa chủ chống lại cách mạng, tư sản cơng nghiệp theo phía quốc gia
cải lương và khi cách mạng phát triển cao trào họ sẽ theo đế quốc. Cịn về giai cấp
tiểu tư sản, bộ phận cơng nghiệp có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia khơng tán
thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ
hăng hái chống đế quốc trong thời kỳ đầu.
Có thể thấy, quan điểm của Đảng về khả năng cách mạng của các tầng lớp,
giai cấp trong Luận cương chính trị cịn khá chủ quan, một chiều, có sự cường điệu
hố những hạn chế của họ. Luận cương không vạch ra chủ chương lôi kéo các
những người dân yêu nước tham gia lực lượng cách mạng, mà còn như vạch ra ranh
giới chia cắt, khiến cho lực lượng cách mạng của ta ngày càng yếu đi, phần vì bỏ lỡ

những người địa chủ, những người thuộc giai cấp tư sản, tiểu tư sản yêu nước, phần
thì đẩy những người trong bộ phận này đang cịn do dự về phía địch ngày càng gần
hơn. Cũng chính vì thế, Luận cương chưa đề ra được một chiến lược liên minh giai
cấp và dân tộc rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
2.1.2. Chủ trương khôi phục tổ chức đảng.
Giai đoạn 1930 – 1931, chứng kiến sự ra đời của Đảng, cùng với đó là phong
trào đỉnh cao Xơviết Nghệ - Tĩnh, phong trào đã tập hợp được đông đảo quần chúng
công nơng, tập trung tồn lực hướng đến bọn đế quốc trên mọi địa bàn từ Nam đến
7


Bắc. Nhưng, các cuộc cách mạng diễn ra chưa được bao lâu, đế quốc Pháp và tay
sai đã thẳng tay đàn áp và dập tắt hoàn toàn ngọn lửa của nhân dân, tiêu diệt Đảng
Cộng sản Đông Dương.
Đảng ta và quần chúng bị tổn thất nặng nề, hàng nghìn các chiến sĩ, quần
chúng bị bắt, bị tù đày, các cơ quan lãnh đạo sụp đổ, toàn bộ Ban Chấp hành Trung
ương bị bắt. Nhưng, những hy sinh, những tổn thất mà ta phải gánh chịu là khơng
vơ ích, thành quả lớn nhất mà ta đạt được là: Khẳng định quyền và năng lực lãnh
đạo của Đảng. Nhân dân, giai cấp cơng nhân giờ đây đã có thể tin tưởng vào sự chỉ
đạo của Đảng, giữ vững lòng tin vào cách mạng, củng cố tinh thần và nghị lực sau
những thất bại này.
Năm 1932, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một
số đồng chí chủ chốt đã tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 61932, Chương trình hành động của Đảng Cộng Sản Đơng dương được cơng bố.
Mục đích: Đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng và khẳng định sự
nổi lên của võ trang bạo động, tiến tới chủ nghĩa xã hội. Đảng đã đề ra và lãnh
đạo quần chúng đòi lại các quyền thiết thực và cơ bản của con người, rồi dần dần
từng bước tiến đến những quyền, những u cầu chính trị cao hơn.
Thứ nhất, địi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước
và ra nước ngồi. Việc có được sự tự do trong tổ chức và xuất bản, ngôn luận sẽ
đem lại cho ta nhiều ưu thế, không chỉ các đồng chí đấu tranh trực tiếp trên chiến

trường, các tác giả, nhà văn có thể dùng ngịi bút làm vũ khí, cổ vũ, tiếp động lực
cho nhân dân. Việc đi lại tự do trong nước và nước ngoài cũng sẽ mở rộng mối quan
hệ, mở rộng kiến thức, góp phần cho sự phát triển của công cuộc cách mạng.
Thứ hai, bỏ những luật hình đặc biệt dành cho người bản xứ, trả tự do cho tù
chính trị, loại bỏ những chính sách đàn áp. Đây là những điều luật mang tính bất lợi
cho cách mạng, nhắm thẳng vào phong trào khởi nghĩa, khi chính trị đóng góp một
phần khơng nhỏ, khi các chính sách đàn áp bị loại bỏ, việc nổi lên sẽ dễ dàng hơi
đối với Đảng và quần chúng.
Thứ ba, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vơ lý khác. Để có được sự
chuẩn tốt nhất, yếu tố cách mạng chủ chốt là nhân dân cần được bảo đảm những
nhu cầu cơ bản. Gánh nặng thuế khi được loại bỏ sẽ tiếp thêm niềm tin, động lực
cho dân, cùng với đó là đời sống nhân dân sẽ được cải thiện.
Thứ tư, bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối. Muối là sản phẩm
không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Có thể nói, việc độc
quyền muối là một trong những chính sách bóc lột hiệu quả nhất, nó không chỉ đơn
thuần đem lại lợi nhuận kinh tế, mà con mang ý nghĩa chính trị. Chế độ này đã gây
8


ra nhiều khó khăn cho đời sống kinh tế của tồn bộ nhân dân Việt nam. Tương tự
với chính sách rượu và thuốc phiện, với chính sách thâm độc này, thực dân Pháp đã
bịn rút khơng những sức khỏe, mà cịn kinh tế của nhân dân.
Chương trình hành động đã khắc phục vấn đề giai cấp và tầng lớp nhân dân
trong cương lĩnh chính trị đầu tiên, vạch rõ những yêu cầu cụ thể riêng cho từng
giai cấp và tầng lớp nhân dân, dẫn dắt quần chúng, công hội và nông hội từ đấu
tranh từ những mưu cầu cơ bản đến chính trị. Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần
thứ I của Đảng được tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc), đánh dấu sự thành công
trong khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng, mở ra một giai
đoạn mới trong lịch sử cách mạng.
Những hạn chế của Luận cương chính trị nói riêng và chủ trương đường lối

giai đoạn 1930-1935 nói chung phải đến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) mới được
khắc phục hoàn toàn.
2.2. Sự phát triển trong đường lối cách mạng giai đoạn 1936-1939
Giai đoạn 1936-1939 đã có những tiến bộ về nhận thức giữa mối quan hệ
giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng
Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936) có
nêu một quan điểm mới rằng: “Cuộc dân tộc giải phóng khơng nhất thiết phải gắn
kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là khơng thể nói rằng muốn đánh đổ
đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa
thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Nhận thức ấy
đã một phần làm sáng tỏ về thứ bậc ưu tiên thực hiện cách mạng. Đó là vấn đề
nào cấp bách, quan trọng hơn thì làm trước. Theo quan điểm đó, nếu nhiệm vụ
chống đế quốc là nguy cấp ở thời điểm đó, vấn đề điền địa có thể gác lại giải quyết
sau để tập trung toàn bộ lực lượng vào đánh đổ đế quốc.
Mặc dù chưa giải giải quyết được được triệt để những tồn đọng của giai đoạn
trước, nhưng sự đổi mới trong nhận thức này chính là tiền đề, manh nha cho sự phát
triển trong tư tưởng, đường lối giai đoạn sau. Tinh thần mới đã khắc phục hạn chế
của Luận cương chính trị (10/1930). Đồng thời nó cũng gần với tinh thần trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 2/1930).
Giai đoạn này đã có chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương (sau đổi thành dân chủ Đơng Dương) nhằm mục đích tập
hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát
xít và bảo vệ hịa bình thế giới. Mặt trận này bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng
phái, đồn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng tơn giáo khác nhau, với nịng cốt là
liên minh công – nông. Đây là bước đầu để tập hợp quần chúng, tạo nên một lực
9


lượng cách mạng đông đảo và mang sức mạnh dân tộc. Văn kiện Đảng tồn tập (tập
6, trang 81) nói rằng “Mặt trận phản đế phải bao gồm tất cả các đảng phái và tất

cả các tầng lớp nhân dân, không phụ thuộc vào dân tộc nào - dù là người Pháp,
người Việt, người Lào hay các dân tộc thiểu số khác, miễn là họ nhất trí đấu tranh
để thực hiện những yêu sách đã nêu”, bên cạnh đó cũng nhấn mạnh “Mặt trận dân
tộc phản đế phải trở thành tổ chức công khai nhất của đông đảo quần chúng”.2
Bên cạnh đó, về phương pháp cách mạng cũng có những chuyển biến như
chuyển từ hình thức bí mật khơng hợp pháp sang các các hình thức tổ chức cơng
khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Sự thay đổi nảy đã giúp mối
quan hệ giữa Đảng và dân thêm gần nhau hơn, từ đó dễ dàng lãnh đạo và tổ chức.
***Một số hạn chế tồn tại
Tuy nhiên, đường lối giai đoạn này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như vẫn
chưa giải quyết được triệt để những tồn tại của giai đoạn trước. Đó là chưa xác định
được chính xác mâu thuẫn chính của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp. Chính vì chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản
trong xã hội nên chưa biết ưu tiên đặt nhiệm vụ nào lên trước mà vẫn chủ trương
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
Về mục tiêu chiến lược chung không thay đổi so với Hội nghị lần thứ nhất,
vẫn là cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa. Giai đoạn này còn chủ
trương đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ hàng ngày.
Về vấn đề thành lập mặt trận dân chủ thống nhất vẫn còn tồn tại nhiều mắc
phải những sai lầm, lệch lạc, đặc biệt là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ
Đơng Dương. Tác phẩm “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã kịp thời
ra đời để nhắc nhở và chấn chỉnh. Theo ông, mặt trận phải được xây dựng trên cơ sở
quần chúng rộng rãi lấy liên minh công nông làm nền tảng. Để thành lập được Mặt
trận Dân chủ Đông Dương, phải phát động một phong trào đấu tranh sâu rộng trong
quần chúng, chống lại khuynh hướng “tả" và “hữu”, biết lợi dụng mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ thù, phân biệt kẻ thù nguy hiểm cụ thể trước mắt với kẻ thù nói chung.
2.3. Sự phát triển trong đường lối cách mạng giai đoạn 1939-1941
Đây được đánh giá là giai đoạn có sự phát triển và hoàn thiện trong đường lối
đấu tranh từ những giai đoạn trước. Những nét nổi bật chứng minh cho sự phát triển
cho đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn này đó là:

Thứ nhất, giai đoạn này đã là sáng tỏ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt
Nam lúc bấy giờ. Đó là mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc Pháp. Nhờ sự xác
định đúng đắn mâu thuẫn này, Hội nghị lần thứ 6,7, và đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t8, tr.81.

10


đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược quyết định tạm gác khẩu hiệu ruộng
đất lại, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong Hội nghị Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm
đã chỉ rõ: “Cách mạng phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mạng tư
sản dân quyền… Cái ngun tắc chính ấy khơng bao giờ thay đổi được, nhưng nó
phải áp dụng một cách khơn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của
cách mệnh là đánh đổ đế quốc". Hội nghị 8 họp tại Pác Bó thể hiện rõ tư tưởng
rằng: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng
địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được” .3 Nghĩa là lúc này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
đánh đổ phong kiến là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, chứ khơng cịn đặt ngang hàng
với nhiệm vụ đánh đổ phong kiến, thực hiện điền địa như những chủ trương của
trong giai đoạn 1930-1935 và 1936-1939 nữa. Đây là một sự phát triển đúng đắn
trong đường lối cách mạng, phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy
giờ.
Giai đoạn này là giai đoạn mà nhận thức về đấu tranh dân tộc là cao và
mạnh mẽ nhất. Nếu như trong giai đoạn 1930-1935 đặt nặng nhất về tư tưởng đấu
tranh giai cấp và cách mạng điền địa, giai đoạn 1936-1939 chủ trương đấu tranh địi
quyền dân sinh, dân chủ hàng ngày thì giai đoạn 1939-1941, nhận thức về đấu tranh
dân tộc được tiến hành triệt để, quyền lợi của dân tộc được đặt lên hàng đầu, cao
hơn hơn tất cả, quyền lợi của giai cấp, cá nhân phải đặt dưới quyền lợi của toàn thể

dân tộc.
Quyết định chuyển hướng chiến lược này đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, điều mà những giai
đoạn trước chưa thể làm được.
Thứ hai, đó là chủ trương kêu gọi toàn dân tộc thống nhất thành một mặt
trận để tạo thành một lực lượng khổng lồ tập trung toàn lực tiêu diệt kẻ thù.
Trước hết, công cuộc cách mạng điền địa đã tạm thời gác sang một bên. Vấn đề
ruộng đất mà hội nghị bàn đến chỉ là “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt
gian cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô,
giảm tức”. Đây là một bước đi phù hợp, sáng suốt bởi nếu vẫn nêu khẩu hiệu
“Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cày cho dân” thì sẽ tiếp tục gây thêm chia cắt với
địa chủ, từ đó làm mất một lực lượng đồng minh trong cuộc cách mạng đánh đuổi

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t7, tr.113.

11


Pháp – Nhật, tệ hơn là vơ tình đẩy lực lượng này về phe địch, làm tăng thêm lực
lượng cho chúng.
Nếu như trong Luận cương tháng 10 năm 1930, cái nhìn về vai trị của vai
trị của địa chủ, tư sản, tiểu tư sản cịn đầy tính quy chụp và một chiều thì giai
đoạn này đã khắc phục hạn chế lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá. Hồ Chí Minh
đã nhận thấy rõ và chỉ ra những điểm yếu của giai cấp tư sản là tính khơng triệt để
trong cách mạng. Dù có sự đối lập về lợi ích với giai cấp công nhân và nông dân,
nhưng vẫn tồn tại một bộ phận tư sản và địa chủ tiến bộ có lịng u nước, sẵn sàng
đồng hành cùng dân tộc.
Chính vì vậy, Đảng đã nhanh chóng chủ chương thực hiện thái độ khôn khéo,
mềm dẻo, lôi kéo bộ phận tiểu, trung địa chủ, và số ít đại địa chủ mà thái độ cịn
đang “lừng chừng”, do dự về phía cách mạng để chống kẻ thù dân tộc hoặc “ít lâu

làm cho họ đứng trung lập”, tránh đẩy họ vào tay địch. Đặc biệt Hội nghị Trung
ương 8 (5/1941) đã xác định tư sản dân tộc đứng trong lực lượng “hậu bị quân của
cách mạng”. Đây là một thay đổi đúng, đánh dấu quá trình phát triển đi lên trong
nhận thức của Đảng ta.
Bên cạnh việc tạm gác cách mạng điền địa, Đảng chủ trương thành lập Mặt
trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. Điều đặc biệt ở giai đoạn
này đó là việc kêu gọi, động viên quần chúng nhân dân trong xã hội có sự mở rộng
toàn diện, nghĩa là mọi tầng lớp, mọi giai cấp trong xã hội đều được vận động
tham gia vào lực lượng cách mạng. Không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai,
tơn giáo tín ngưỡng… chỉ cần có lịng u nước và ý chí chiến đấu, quyết tâm một
lịng đánh đuổi giặc vì độc lập tự do của Tổ quốc Việt Nam là được. Đây cũng là
một điểm tiến bộ so với Luận cương chính trị (10/1930).
Chính vì việc nhận ra tính dân tộc trong các tầng lớp, giai cấp, nhận ra mối
liên minh giữa dân tộc và giai cấp, Đảng đã kịp thời đưa ra được những chủ trương
đúng đắn, lôi kéo được đông đảo người dân yêu nước trong cả nước. Nhờ đó mà lực
lượng cách mạng của ta đã trở nên không chỉ mạnh hơn về lượng mà cả về tinh
thần. Toàn dân cả nước một lòng tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, tiếp thêm sức
mạnh cho Đảng, tạo nên một khối lực lượng thống nhất tập trung tiêu diệt kẻ thù.
2.4. Tổng kết về đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn 1930-1941
Để tóm tắt lại những chuyển biến và chỉ rõ ràng hơn sự phát triển của giai
đoạn 1930-1941, bảng 2.4 dưới đây đã thống kê những nét tiêu biểu về chủ trương
đường lối trong từng giai đoạn cụ thể.

12


Giai đoạn 1930-1935
Cương lĩnh
chính trị
đầu tiên

(2/1930)

Nhiệm
vụ CM

Lực
lượng
CM

Luận cương
chính trị
(10/1930)

Giai đoạn 19361939

Giai đoạn 19391941

Hội nghị trung
ương 2,3,4

Hội nghị trung
ương 6,7,8

Đánh đổ đế
quốc và
phong kiến,
làm cho Việt
Nam hoàn
toàn độc lập.


Đánh đổ đế quốc
và phong kiến,
thực hiện cách
mạng điền địa.

*Nhiệm vụ chung:
Đánh đổ đế quốc
và phong kiến.
*Nhiệm vụ trước
mắt: Chống phát
xít, chống chiến
tranh đế quốc,
chống bọn phản
động thuộc địa và
tay sai, đòi quyền
dân sinh, dân chủ.

Đặt ngọn cờ giải
phóng dân tộc,
đánh đổ đế quốc
lên hàng đầu.

Tồn thể dân
tộc, do giai
cấp vơ sản
lãnh đạo.

Cơng nhân và
nơng dân là lực
lượng cách

mạng chính; tư
sản, địa chủ
đứng về phía đế
quốc; tiểu tư
sản, trung nơng
thì do dự,...

Đơng đảo quần
chúng nhân dân,
khơng phân biệt
thành phần, giai
cấp.

Tồn bộ lực lượng
u nước trong cả
nước, khơng phân
biệt tầng lớp, giai
cấp, đảng phái,
chính trị.

*Đấu tranh chính
trị là chủ yếu,
đồng thời vận
động binh lính,
rèn luyện võ trang
để bảo vệ lực
lượng cách mạng.
*Đấu tranh công
khai và nửa công
khai, hợp pháp và

nửa hợp pháp.

*Vũ trang quần
chúng.
*Khởi nghĩa từng
phần tiến tới tổng
khởi nghĩa.
*Kết hợp đấu
tranh bí mật, bất
hợp pháp với
tranh thủ triệt tiêu
để xây dựng phát
triển lực lượng; sử
dụng hình thức
đấu tranh chính trị
với lực lượng.

Chưa rõ ràng Võ trang bạo
động cách mạng,
theo khuôn phép
nhà binh.
Phương
pháp
CM

Bảng 2.4. Đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn 1930-1941

13



Tóm lại, sự chuyển hướng trong đường lối cách mạng của Đảng theo chiều
hướng ngày một hoàn thiện và phát triển đi lên. Đặc biệt, những chủ trương chuyển
hướng trong Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) đã giải quyết triệt để những hạn chế
còn tồn tại ở những giai đoạn trước, như kim chỉ nam dẫn đường cho thành công
của cách mạng sau này.

14


PHẦN 3: Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
GIAI ĐOẠN 1930-1941
Trong giai đoạn từ 1930-1941, đường lối cách mạng Việt Nam đã có nhiều biến
chuyển. Xong, mỗi một sự biến chuyển trong đường lối lại có một ý nghĩa riêng.
Nếu giai đoạn 1930-1935 với những chủ trương được nêu trong Luận cương
chính trị (tháng 10/1930) có ý nghĩa trong việc xác định những vấn đề chiến lược,
sách lược của cách mạng Đơng Dương, góp phần khơng nhỏ vào kho tàng lý luận
cách mạng Việt Nam thì chủ trương đường lối cách mạng của Đảng năm 19361939, với những chủ trương mới đã phần nào giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt, các mối liên hệ giữa liên minh
cơng - nơng và mặt trận đồn kết dân tộc. Bên cạnh đó, Đảng cũng đề ra những hình
thức tổ chức và đấu tranh phù hợp để hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền
lợi hàng ngày, đồng thời là tiền đề cho những cuộc đấu tranh cao hơn về sau.
Đặc biệt, những chủ trương của Đảng được nêu trong Hội nghị trung ương 8
đã mang lại những ý nghĩa to lớn cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do và hồ
bình của Việt Nam. Những chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giai đoạn này đã giải
quyết triệt để và đúng đắn mâu thuẫn chính yếu trong xã hội, đề ra những mục tiêu,
nhiệm vụ trọng tâm, bám sát tình hình lịch sử đất nước. Bên cạnh đó cũng chủ
trương thành lập một mặt trận thống nhất lực lượng, toàn tâm tiến đánh kẻ thù và
chuẩn bị những bước cơ bản cho cuộc khởi nghĩa vũ trang sắp tới.

15



LỜI KẾT
Bài làm về cơ bản đã giải quyết được những yêu cầu mà đề bài đặt ra bao gồm:
- Thứ nhất, tóm tắt được những chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng
trong giai đoạn từ năm 1930-1941.
- Thứ hai, đã phân tích và chỉ ra những sự phát triển trong đường lối cách
mạng qua từng thời kỳ trong giai đoạn từ năm 1930-1941.
- Thứ ba, đã nêu lên được ý nghĩa của những sự chuyển biến trong đường lối
cách mạng giai đoạn từ năm 1930-1941.
Trong quá trình nghiên cứu, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được những lời
nhận xét, góp ý từ phía thầy để bài làm của nhóm có thể hồn chỉnh hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017, Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng
Cộng Sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000, Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tập 6.
Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tập 7.
Đại tá, ThS. Chế Đình Quang, 2015, “Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng - Nhân tố quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945”,
hocvienchinhtribqp.edu.vn,
Hồ Chí Minh, 2011, Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3.
TS. Trần Hữu Huy, 2020, “Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cuộc Cách
mạng tháng Tám 1945”, thanhtra.com.vn,
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 1944 – 2000, Lịch sử công
tác Đảng, cơng tác chính trị trong Qn đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND,
Hà Nội, tr. 18.

17



×