Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Quá trình phát triển Ngoại thương Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.26 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG.............................................................................................4
I. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010........................................................4
1.Tình hình thế giới...............................................................................4
2.Tình hình Trung Quốc........................................................................4
II. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU......................................................................5
1. Quy mô xuất khẩu...............................................................................5
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu................................................................9
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.............................................................11
III. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU.....................................................................12
1. Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010....................................12
2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu............................................................14
3. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu..............................................................15
4. Tình hình nhập khẩu dầu mỏ............................................................15
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG...........................................18
1. Thành tựu..........................................................................................18
a. Những thành tựu chủ yếu............................................................18
b. Nguyên nhân................................................................................20
2. Hạn chế.............................................................................................21
a. Những hạn chế chủ yếu...............................................................21
b. Nguyên nhân................................................................................22
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM..........................................23
PHẦN 3: KẾT LUẬN..............................................................................................28
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Trung Quốc được biết đến là một quốc gia có nền
kinh tế phát triển vượt bậc, với một tốc độ thần kỳ và đang trên đường tiến tới siêu
cường quốc. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế Trung Quốc, ngoại thương
là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đảm nhận nhiệm vụ trao đổi,
giao lưu kinh tế với nước ngoài, góp phần đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo


tiền đề cho mỗi quốc gia. Với vị trí địa lí thuận lợi, nhiều vùng giáp biển, diện tích
lãnh thổ trên 9,6 triệu km2, chiếm 7% diện tích thế giới, dân số đông nhất thế giới
(1,34 tỉ người năm 2010), tài nguyên thiên nhiên phong phú..., Trung Quốc là một
trong những nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với
các nước khác trên thế giới. Thực tế, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc cải cách
mở cửa, ngoại thương Trung Quốc có một vị trí cực kì quan trọng, trở thành một
lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế cao của đất
nước.
Giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn thần kỳ đối với sự phát triển của nền
kinh tế Trung Quốc nói chung cũng như ngoại thương Trung Quốc nói riêng mặc
dù nền kinh tế thế giới phải hứng chịu cơn khủng hoảng năm 2008. Việt Nam là
nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, dân cư, chế độ
chính trị xã hội và cả về kinh tế với Trung Quốc. Cũng giống như Trung Quốc, Việt
Nam đang tiến hành đổi mới đất nước, hướng tới việc xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Việt Nam tiến hành mở cửa,
đổi mới đất nước sau Trung Quốc 8 năm và cho đến nay thì những thành tựu kinh
tế, thành tựu phát triển ngoại thương vẫn còn là khiêm tốn so với những thành quả
to lớn của nước bạn và còn chưa xứng với tiềm năng của chính Việt Nam. Vì vậy,
để thành công hơn nữa trong công cuộc phát triển ngoại thương Việt Nam thì việc
tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cần thiết.
2
Với lý do trên, nhóm 14 chúng em xin được mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “ Quá
trình phát triển Ngoại thương Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010”
3
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1. Tình hình thế giới
Giai đoạn 2006 – 2007 tình hình kinh tế thế giới vẫn trên đà phát triển nhưng
nói chung tốc độ phát triển còn tương đối chậm khiến cho chính phủ một số quốc
gia phải thực hiện các chính sách để thúc đẩy phát triển ngoại thương. Ví dụ: giảm

thuế quan,…
Tình hình ngoại thương giai đoạn 2008 – 2010 nhìn chung là suy thoái do
biến cố khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008 khiến một loạt các
nhà xuất nhập khẩu lao đao khi nền kinh tế của các thị trường lớn đóng băng như:
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ,…nhưng dường như đấy không phải tình trạng chung của
toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ, mặc dù hàng quần áo nhập khẩu ở thị trường Mỹ tiếp
tục giảm từ tháng 12, giảm 3% giá trị ở quý 4 và 3,3% cả năm 2008 nhưng bên
cạnh đó hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ tăng mạnh (tăng 20%)
vào tháng 12 khi mà Mỹ xóa bỏ hạn ngạch giới hạn một số mặt hàng từ Trung
Quốc.
2. Tình hình Trung Quốc
Trong những năm cuối thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh
mẽ, là hiện tượng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất ở khu vực châu Á Thái
Bình Dương và trên toàn thế giới. Sau hơn 30 năm (1979-2010) thực hiện cải cách
mở cửa, bộ mặt kinh tế xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc.Về nhiều mặt, Trung
Quốc đang chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về
tốc độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ. Đặc biệt là trong lĩnh vực
ngoại thương, ngoại thương Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ
4
xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất nhập khẩu (năm 1978) đến nay Trung Quốc
đã là cường quốc ngoại thương lớn trên thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu lên tới 238,16 tỷ USD năm 2010. Hơn thế nữa, vị thế và ảnh hưởng của
Trung Quốc trong thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, ngoại thương
Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển tốt đẹp hơn, đặc biệt
là sau sự kiện Trung Quốc đã trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức thương mại
thế giới ngay vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI.
Giai đoạn 2006 - 2010: 5 năm 'thần kỳ' của Trung Quốc. Năm năm qua,
Trung Quốc đối mặt với không ít thách thức, từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
cho tới những trận động đất kinh hoàng cướp đi hàng nghìn sinh mạng. Tuy nhiên,
nhiều thành tựu mang tính bước ngoặt mà Bắc Kinh đạt được dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản trong giai đoạn qua là không thể phủ nhận đặc biệt là về các hoạt
động xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại. Dấu ấn quan trọng nhất của Trung Quốc
trong 5 năm qua chính là khả năng chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2008. Bằng các chính sách linh hoạt, mạnh mẽ và kịp thời, chính quyền
Trung Quốc nhanh chóng đưa nền kinh tế thoát khỏi vòng vây của “bóng ma”
khủng hoảng và phục hồi với tốc độ chóng mặt. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự
tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc chính là việc soán ngôi vị Á quân kinh tế
toàn cầu của Nhật Bản.
II. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Quy mô xuất khẩu
Quy mô xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng trong những năm
2006- 2010, với đỉnh cao là sự phục hồi năm 2010 sau khủng hoảng kinh tế.
5

Nguồn: /> Trong 6 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã đạt
404 tỉ USD. Với con số này, Trung Quốc đã vượt Mĩ (367 tỉ USD) trở thành nước
xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Năm 2007, Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ hai trong lĩnh vực xuất khẩu với
1217,8 tỉ USD, đứng đầu thế giới là Đức với kim ngạch xuất khẩu đạt 1330 tỉ
USD.
Năm 2008, Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí thứ 2 trên thị trường xuất khẩu thế
giới. Giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 1430,7 tỉ USD, thị phần của Trung Quốc tăng
lên 8,9% trong khi 20 năm trước đó, thị phần của Trung Quốc gần như bằng không.
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá trị xuất
khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 1201,6 tỉ USD. Tuy nhiên,chính trong năm
này, Trung Quốc đã vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Chính
phủ Đức đã thừa nhận để cho Trung Quốc vượt qua trong cuộc đua xuất khẩu khi
chỉ đạt 1121,3 tỉ USD. Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc trong tổng kim
ngạch toàn cầu tăng 9,6% trong năm 2009 theo WTO.
6

Năm 2010 đánh dấu đỉnh cao trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc
với 1577,9 tỉ USD. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và Liên minh châu Âu
tăng hơn 40%, xuất khẩu sang Nga tăng 84%. Xuất khẩu sang Braxin tăng 125%.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2010 tăng lên mức kỷ lục
137,4 tỷ USD. Mức đỉnh cao trước đây được thiết lập vào tháng 7/2008 khi đó giá
trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đạt 136,68 tỷ USD.
Nguồn: />percent-of-total-merchandise-exports-wb-data.html
Theo WTO, quy mô xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng hơn 2 lần
tính từ năm 2000 và đứng thứ 3 trên toàn thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hàng
hoá. Mặc dù mở rộng xuất khẩu, nhưng trong năm 2006, Trung Quốc vần giậm
chân ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2006, số lượng xuất khẩu
hàng hoá của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mĩ. Về lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ,
với 87,0 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc tăng 17% năm 2008, giảm 16% năm
2009 chủ yếu do sự suy giảm trong nhu cầu chung của thế giới. Năm 2010, xuất
khẩu hàng hoá lại tăng 21%. Đây chính là dấu hiệu của sự phục hồi sau suy thoái.
7
Sản xuất hàng hoá vẫn là lĩnh vực có ưu thế của xuất khẩu Trung Quốc, chiếm tới
93% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng. 10 nước dẫn đầu xuất khẩu dịch vụ năm 2007
STT Nước xuất
khẩu
GTXK(tỉ $) Thị phần (%) % thay đổi
1 Mĩ 454 13,9 14
2 Anh 263 8,1 17
3 Đức 197 6,1 18
4 Nhật 136 4,2 11
5 Pháp 130 4,0 11
6 Tây Ban Nha 127 3,9 21
7 Trung Quốc 127 3,9 -

8 Italia 109 3,3 12
9 Hà Lan 91 2,8 13
10 Ireland 87 2,7 27
Nguồn: />Từ 2005 đến 2009, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Trung Quốc tăng 1,8
lần từ 157,1 tỉ USD đến 287 tỉ USD. Xuất khẩu dịch vụ tăng 14,9%, cao hơn 2 lần
so với sựu gia tăng trong nhập khẩu dịch vụ.Về lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ, với
87,0 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dịch vụ tăng nhanh 31,7% đạt 166
tỉ USD. Trung Quốc đang chú trọng phát triển các dịch vụ như giao thông vận tải,
du lịch, công nghệ thông tin, quảng cáo... trong khuôn khổ WTO và Hiệp định
8
chung về thương mại dịch vụ. Với sự phát triển của các ngành dịch vụ, Trung Quốc
đang trở thành điểm đến của thương mại dịch vụ toàn cầu.
Nguồn: />data.html
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Có thể thấy tình hình xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 2006-2010
luôn duy trì được tốc độ phát triển, luôn tăng không ngừng về quy mô. Riêng với
năm khủng hoảng toàn cầu 2008, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tuy có sụt giảm
song đã nhanh chóng gượng dậy. Đến tháng 12/2009, kim ngạch xuất nhập khẩu
bắt đầu tăng trưởng mạnh so với cùng kì năm trước và so với tháng 11/2009. Giá
trị xuất khẩu trong tháng đã đạt mức cao thứ 4 trong lịch sử. Về cơ bản, Trung
Quốc vẫn duy trì được giá trị xuất nhập khẩu hàng tháng trên 100 tỷ USD. Điều
này chứng tỏ hiệu quả của các chính sách kích thích kinh tế được thực hiện.
Xét về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, có sự biến động qua các năm nhưng
không đáng kể. Tiêu biểu có thể kể đến số liệu trong 1 số năm: năm 2008 so với
năm 2007, trong các mặt hàng XK, XK mặt hàng cơ điện đạt 761,32 tỷ USD, tăng
20%, chiếm 57,8% tổng giá trị XK. Trong XK các mặt hàng truyền thống với số
9
lượng lớn, XK hàng may mặc và nguyên phụ liệu đạt 108,7 tỷ USD, tăng 3,1%;
XK sợi, hàng dệt đạt 60,41 tỷ USD, tăng 18,1%, tốc độ tăng 2,8 điểm %; XK giày

dép đạt 26,77 tỷ USD, tăng 16,2%. Năm 2009, trong các mặt hàng XK, kể từ tháng
8/2008 Trung Quốc đã 7 lần điều chỉnh tỷ lệ hoàn thuế XK liên quan đến 676,02 tỷ
USD trị giá hàng hóa XK, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mức
giảm XK hàng hóa có mật độ tập trung lao động cao đều thấp hơn so với mức giảm
16% của tổng thể XK cùng kỳ, điều này đóng góp cho việc bảo đảm đời sống dân
sinh và tạo ra công ăn việc làm. Theo số liệu thống kê của hải quan, trong tháng
12/2009, XK đạt kết quả tốt. Trong tháng 12/2009, XK sản phẩm cơ điện đạt 78,05
tỷ USD, tăng 26,9%; XK mặt hàng dệt đạt 6,22 tỷ USD, tăng 25,2%; XK dụng cụ
gia đình đạt 3,09 tỷ USD, tăng 10,8%; XK đồ chơi đạt 0,62 tỷ USD, tăng 4,4%;
XK valy, túi xách đạt 1,48 tỷ USD, tăng 1,9%; XK giày dép đạt 2,82 tỷ USD, giảm
2,2%; XK đồ may mặc đạt 10,57 tỷ USD, giảm 4,8%.
Trước đây, nói đến Trung Quốc, người ta thường nghĩ đến hình ảnh “xưởng
gia công lớn nhất thế giới”, chuyên sản xuất những mặt hàng rẻ tiền, không đòi hỏi
giá trị gia tăng cao. Những hình ảnh đó đang lùi dần vào quá khứ. Trung Quốc đã
khẳng định được vị trí của mình trong nền sản xuất và xuất khẩu công nghệ cao.
Chỉ riêng ngành điện thoại di động của Trung quốc, trong những năm gần đây, đã
phát triển với “ tốc độ của ánh sáng”. Trung Quốc đã trình làng cả một hệ thống 3G
riêng, để cạnh tranh với các tiêu chuẩn của Âu Mỹ. Tên tuổi các tập đoàn như
Huawei, Heier, Chery, Lenovo, lâu nay chỉ được biết đến trên thị trường nội địa,
nay đang trở nên quen thuộc với một số người tiêu dùng ở châu Á và tiếp theo là
châu Âu hay Mỹ.
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
10
Giai đoạn 2006-2010, không có sự thay đổi trong vị trí bạn hàng của Trung
Quốc. EU luôn giữ vị trí quán quân, xếp thứ 2 là Mỹ và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ
3 trong danh sách.
Bảng: Tổng kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và 3 bạn hàng lớn
2008-2010 ( tỷ USD)
Thị
trường

2008 2009 2010
Kim
ngạch
Tỷ trọng
so với
năm trước
Kim
ngạch
Tỷ trọng
so với
năm
trước
Kim
ngạch
Tỷ trọng
so với
năm
trước
EU 416,88 +13,1% 364,09 -14,5%. 484.60 +33,1%.
Mỹ 329,87 +11,6% 298,26 -10,6%. 388,33 +30,2%.
Nhật
Bản
261,35 +15,2%. 228,85 -14,2%. 301,39 +31,7%.
Đối với thị trường Việt Nam : Trung Quốc thường xuất khẩu sang Việt Nam
các mặt hàng : máy móc thiết bị, sắt thép, phân bón và vật tư nông nghiệp, hoá
chất, phương tiện vận tải, nguyên phụ liệu dệt may, da. Các nhóm hàng trên chiếm
trên 90% kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc. Kim ngạch XNK giữa
Trung Quốc với Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng năm 2010 đạt lần lượt là 3,26
tỷ USD và 26,39 tỷ USD, tăng lũy kế 43,2%. Trong đó, Trung Quốc XK sang Việt
Nam đạt lần lượt là 2,63 tỷ USD và 20,22 tỷ USD, tăng lũy kế 42,4%; Việt Nam

XK sang Trung Quốc đạt lần lượt là 0,63 tỷ USD và 6,16 tỷ USD, tăng lũy kế
46,1%. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 14,06 tỷ USD.
11

×