Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích nội dung nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và đánh giá thực tiễn vận dụng nguyên tắc này trong quá trình giải quyết tranh chấp mà Việt Nam l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.28 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Bài thi kết thúc học phần
Bộ môn: Công pháp quốc tế
Đề bài: Phân tích nội dung ngun tắc hịa
bình giải quyết tranh chấp quốc tế và đánh
giá thực tiễn vận dụng nguyên tắc này trong
quá trình giải quyết tranh chấp mà Việt Nam
là một bên.
Họ và tên: Lương Xuân Bảo
Lớp: 4409 (N05-TL1)
Mã sinh viên: 440929


Mục lục
Trang
Mở đầu
Nội dung
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUN
TẮC HỊA BÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm ngun tắc hịa bình giải quyết tranh
chấp quốc
tế.........................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................1
1.1.2. Đặc điểm....................................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành ngun tắc hịa bình giải quyết tranh
chấp quốc
tế.........................................................................................................2
1.3. Vai trị ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc
tế..........................3


2. NGUN TẮC HỊA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
2.1. Nghĩa vụ cụ thể của các quốc gia trong ngun tắc hịa bình
giải quyết tranh chấp quốc
tế..............................................................................4
2.2. Các biện pháp hịa bình giải quyết tranh
chấp.............................................5
3. ÁP DỤNG NGUN TẮC HỊA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ MỘT BÊN
3.1. Tình hình biển Đơng hiện nay.....................................................................5
3. 2. Các giải pháp giải quyết tranh chấp biển Đông theo ngun
tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc
tế.........................................................6


3.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã áp
dụng.........................7
3.4. Biện pháp hiệu quả để giải quyết tranh chấp biển
Đông.............................8
Kết luận
Tài liệu tham
khảo..............................................................................................11


Mở đầu
Trong xã hội cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay
thì mâu thuẫn giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực như giáo dục, văn
hóa, xã hội, thể dục thể thao, kinh tế chính trị, an ninh quốc phịng, mơi
trường, an ninh xã hội… có những quan điểm trái ngược nhau, khơng thỏa
thuận thống nhất được về mặt lợi ích dẫn dến xung đột về quyền và lợi
ích dẫn đến việc sinh ra các mâu thuẫn tranh chấp khơng đáng có gây ảnh

hưởng ít nhiều nên quan hệ hòa hảo với các quốc gia nếu khơng giải quyết
được có thể xảy ra bạo lực và gây ra chiến tranh gây ảnh hưởng đến sự an
tồn của thế giới, ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được
quan tâm hơn cả. Đặc biệt ở Việt Nam, trước tình hình biển Đơng đang
căng thẳng hiện nay thì ngun tắc này có vai trị quan trọng. Để hiểu hơn
về nguyên tắc này cũng như tầm quan trọng cũng như vai trò trong việc
giải quyết tranh chấp ở Việt Nam, em xin chọn đề tài: “Phân tích nội dung
ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và đánh giá thực tiễn
vận dụng nguyên tắc này trong quá trình giải quyết tranh chấp mà Việt
Nam là một bên”.

Nội dung
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUN TẮC HỊA BÌNH
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc
tế
1.1.1. Khái niệm
Theo nguyên tắc hịa bình giải quyết tranh chấp, các quốc gia có nghĩa
vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình, khơng làm
phương hại đến hịa bình, an ninh và công lý quốc tế (Nghị quyết 2625
(XXV) của Đại Hội đồng UN ngày 24/10/1970. Tuyên bố về những nguyên
tác của luật quốc tế điều chinh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc
gia phù hợp với Hiên chương Liên hợp quốc). Điều 33 Hiến chương Liên
hợp quốc quy định:
“Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc
tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hịa bình và an ninh quốc tế, trước hết,
phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán,
điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc
những điểu ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo
sự lựa chọn của mình”.

1


Ngay cả trong trường hợp không đạt được thỏa thuận lựa chọn các biện
pháp được ghi nhận trên đây, các bên vẫn có nghĩa vụ tìm kiếm biện pháp
hịa bình khác, không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng
đến hịa bình và an ninh quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm
Về đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có bốn đặc
điểm sau:
Tính mệnh lệnh chung: tất cả các chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm
chủthể nào của Luật Quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của
Luật Quốc tế. Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để
nguyên tắc cơ bản của LQT đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp
luật quốc tế. Các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế có nội dung trái
với các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đều khơng có giá trị pháp lý.
Ngồi ra, đối với các lĩnh vực xuất hiện các nguyên tắc chuyên biệt như:
Luật Biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế... thì bên cạnh việc
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, các bên còn phải chấp
hành các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể.
Về tính bao trùm: Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là chuẩn mực để
xác định tính hợp pháp của tồn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế.
Đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ
quốc tế giữa các quốc gia.
Về tính hệ thống: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan
hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, biểu hiện ở chỗ:
việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung
và việc tuân thủ các nguyên tắc khác.
Về tính thừa nhận rộng rãi: các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

được áp dụng trong phạm vi toàn thế giới, đồng thời được ghi nhận trong
các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến Chương Liên Hợp quốc,
Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
Trong các đặc điểm trên, đặc điểm về tính mệnh lệnh chung là quan
trọng nhất, đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các nguyên tắc cơ bản
của Luật quốc tế chi phối lại các nguyên tắc pháp luật chung và các nguyên
tắc chuyên ngành.Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là công cụ pháp
lý để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế.
1.2. Lịch sử hình thành ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

2


Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với sự hình
thành
và phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong
quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này.
Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh
từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hồn cảnh cụ thể mà trong đó
các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu xung
đột, mâu thuẫn.” khơng thống nhất được về quyền và lợi ích “thuẫn nhau
Trong hệ thống Công ước Lahay 1899 và 1907 có Cơng ước về hịa bình
giải quyết xung đột quốc tế, là công ước đa phương đầu tiên đề cập đến
vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, Công ước mới chỉ đưa ra lời kêu gọi các
quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi
dùng vũ lực.
Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đưa ra quyền của các
quốc gia dùng chiến tranh như là phương tiện giải quyết tranh chấp, lần
đầu tiên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng
phương pháp hồ bình như giải quy định này khơng mang”quyết ở tịa án

hoặc đưa ra hội đồng của Hội quốc liên tính chất là nghĩa vụ pháp lý bắt
buộc của mọi quốc gia. Và việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp
hịa bình chỉ được coi là khả năng có thể xảy ra khi có tranh chấp mà thơi.
Liên hợp quốc cùng với bản Hiến chương của mình lần đầu tiên đã
nâng vấn đề giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên
tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 điều 2 Hiến chương ghi nhận
“Hội viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng
phương pháp hịa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hịa bình và an ninh
quốc tế cũng như đến cơng lý”. Ngồi ra, các điều ước quốc tế thành lập
các tổ chức khu vực quan trọng cũng ghi nhận lại nguyên tắc này như Hiến
chương ASEAN, Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Hiến
chương thành lập Liên minh Châu Phi và các văn bản thành lập của Liên
minh Châu Âu.
Với việc mở rộng nhanh chóng về thành viên của Liên hợp quốc và thực
tiễn của các quốc gia, ngun tắc này đã có vị trí chắc chắn trong tập quán
quốc tế. Do đó, nguyên tắc có hiệu lực ràng buộc với mọi quốc gia trên thế
giới, bất kể có là thành viên của Liên hợp quốc hay khơng. Trong vụ
Nicaragua vs Mỹ, Tịa án Cơng lý Quốc tế (ICJ) lần đầu tiên đã xác nhận
hiệu lực tập quán của nguyên tắc này. Một số học giả còn đi xa hơn nữa

3


khi cho rằng ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đã trở thành
một quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogens).
1.3. Vai trò nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Sự tồn tại của tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong đời sống quốc tế.
Khi tranh chấp xuất hiện, nếu không được giải quyết thoả đáng theo ý chí
cùa các chù thể có liên quan sẽ gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn
không chỉ đối với các bên tranh chấp. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh

chấp có ý nghĩa rất quan trọng.
- Thông qua giải quyết tranh chấp, quyền lợi hợp pháp là đối tượng cùa vụ
việc tranh chấp sẽ được khẳng định và đảm bảo, nhất là những tranh chấp
mà một bên ở vị thế yếu hơn.
- Giải quyết tranh chấp góp phần thúc đẩy việc thực thi, tuân thủ luật quốc
tế. Nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tranh chấp quốc tế là do việc vi
phạm pháp luật quốc tế. Tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, hiệu
quả sẽ chấm dứt hành vi vi phạm và trật tự quan hệ quốc tế được khơi
phục.
- Giải quyết tranh chấp góp phần duy trì hồ bình và an ninh quốc tế, thúc
đẩy quan hệ hợp tác quốc tế. Nếu tranh chấp không được giải quyết, sự
căng thẳng giữa các bên kéo dài sẽ là nhân tố thường xuyên gây bất ổn và
cản trở việc duy trì, triển khai các hoạt động hợp tác khơng những giữa các
bên tranh chấp mà cịn với các quốc gia khác.
2. NGUN TẮC HỊA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
2.1. Nghĩa vụ cụ thể của các quốc gia trong ngun tắc hịa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế
Cùng với sáu nguyên tắc cơ bản khác, ngun tắc hịa bình giải quyết
tranh chấp được giải thích cụ thể trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia năm 1970
(Tuyên bố năm 1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tuyên bố này được
tòa án quốc tế và các học giả có uy tín xem là văn bản có giá trị giải thích
Hiến chương Liên hợp quốc. Tiếp theo đó, Đại hội đồng đã thơng qua một
số nghị quyết khác về ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế,
bao gồm Tuyên bố Manila về Hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm
1982 (Tuyên bố Manila) và Nghị quyết về Ngăn ngừa và hịa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế năm 2003.

4



Tuyên bố năm 1970 quy định các nghĩa vụ cụ thể của các quốc gia trong
ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, cụ thể như sau:
-Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hịa bình
theo cách thức khơng gây nguy hiểm cho hịa bình, an ninh và cơng lý quốc
tế;
-Nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp một cách nhanh chóng và
cơng bằng thơng qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, biện
pháp tư pháp, sử dụng các tổ chức hay dàn xếp quốc tế hoặc các biện pháp
hịa bình khác theo sự lựa chọn của các bên, phù hợp với hoàn cảnh và bản
chất của tranh chấp;
-Nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng những
biện pháp hịa bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải
quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp hịa bình nêu trên;
-Nghĩa vụ hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình huống gây nguy
hiểm cho việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế và phải hành động theo
cách thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Trong bốn nghĩa vụ cụ thể trên, nghĩa vụ khơng gây nguy hiểm cho hịa
bình, anh ninh quốc tế và nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp hịa bình là
những nghĩa vụ khơng mấy gây tranh cãi. Hai nghĩa vụ còn lại vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau.
2.2. Các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc và thực tiễn
quan hệ quốc tế, các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp chủ yếu bao
gồm: đàm phán; thơng qua bên thứ ba (trung gian, hịa giải...); giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế khu
vực và giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế.
3. ÁP DỤNG NGUN TẮC HỊA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ MỘT BÊN
Hiện nay biểu hiện tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên chính là

ở biển Đơng
3.1. Tình hình biển Đơng hiện nay
Những năm gần đây, tranh chấp tại Biển Đông luôn là một đề tài nóng,
là một vấn đề nhạy cảm trong khu vực cũng như đối với toàn thế giới. Sức
hút của nó khiến Mỹ phải chuyển trọng tâm của mình sang khu vực
ASEAN; khiến Nhật Bản quan tâm sâu sắc hơn đến các nước Đông Nam Á
5


và đặc biệt đã khiến cho TQ thực hiện những hành vi gây bất ổn nghiêm
trọng tại khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, hơn lúc nào hết, Biển Đơng
đang dậy từng cơn sóng đầy hỗn loạn, đang vấp phải những “mưa xa, bão
táp” mạnh mẽ nhất… có nguy cơ gây ra những bất ổn về an ninh cho khu
vực và quốc tế.
Trước hết, những vấn đề đang diễn ra tại Biển Đông hiện nay là :
– Một là, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và TQ tại
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị TQ đánh chiếm trái phép từ năm 1974
đến nay. Đây không còn là tranh chấp về mặt pháp lý nữa mà thực chất là
sự xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền của TQ đối với Việt Nam.
– Hai là, tranh chấp chủ quyền giữa các nước Việt Nam, TQ, Phi- LipPin, Đài Loan, Bru- Ney và Malaysia tại quần đảo Trường Sa.
– Ba là, yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) một cách phi lý, bất
hợp pháp của TQ trên toàn Biển Đông.Với âm mưu, ý đồ độc chiếm Biển
Đông, TQ muốn biến vùng biển này thành ao nhà, thành sân sau của mình.
Là bàn đạp để tiến sâu vào Đơng Nam Á và là cánh cửa để Bắc Kinh vươn
ra thế giới. Đặc biệt là những lợi ích về mặt kinh tế, bởi nơi đây chứa hàm
lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới, hơn nữa với sản lượng băng
cháy chưa được khai thác sẽ giải quyết vấn đề năng lượng với một quốc
gia khát nhiên liệu như TQ.
– Bốn là, Phía Phi – Lip – Pin đã quyết định kiện TQ ra tòa án quốc tế
trong vấn đề tranh chấp đối với bãi Hoàng Nham/ Scarborough (hiện nay

TQ đang chiếm giữ từ năm 2012).
– Năm là, Các hoạt động của TQ tại Biển Đông như: Xây dựng trái
phép căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam mà TQ đã đánh chiếm
trước đây; hay vụ việc TQ hạ đặt giàn khoan HD – 981 vào vùng lãnh hãi
Việt Nam, xâm phạm nghiêm trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa….
3. 2. Các giải pháp giải quyết tranh chấp biển Đơng theo ngun tắc hịa
bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Về phương diện khoa học luật quốc tế, các quốc gia không được sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, mà phải giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hịa bình. Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định, hịa
bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một nghĩa vụ pháp lý của tất cả
các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. Căn cứ vào bản chất, thẩm

6


quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp, các biện pháp hịa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế có thể được chia làm hai nhóm cơ bản:
Thứ nhất, các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao,
gồm các biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, giải quyết
trước các tổ chức quốc tế bằng các hiệp định khu vực, với đặc điểm cơ
bản là giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, thương lượng thông qua các
diễn đàn, Hội nghị quốc tế do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức.
Có thể kể đến là các tổ chức quốc tế liên chính phủ như ASEAN, Liên
minh Châu Âu, Liên minh Châu Phi,… Kết quả giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp này thường là các nghị quyết, khuyến cáo của các tổ chức
quốc tế hoặc các cam kết và các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp
ký.
Thứ hai, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán. Các biện

pháp này có đặc điểm là giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng
tư pháp, thông qua hoạt động xét xử với kết quả giải quyết tranh chấp là
các phán quyết của Tòa án quốc tế hoặc Trọng tài quốc tế có giá trị chung
thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải tn thủ và thực hiện.
Ngồi hai nhóm biện pháp trên, một biện pháp mới không được đề cập
trong Hiến chương nhưng được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn là môi
giới giải quyết tranh chấp. Nghĩa là, các cá nhân có uy tín lớn trong quan hệ
quốc tế như Nguyên thủ quốc gia, Tổng thư ký hoặc nguyên Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc được các bên tranh chấp đề nghị đứng ra thuyết phục để
các bên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước 1982 đã dành ra 9
điều và 4 phụ lục để quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong
khuôn khổ Công ước 1982, Điều 287 quy định bốn cơ quan giải quyết tranh
chấp: (1) Tòa quốc tế về Luật biển được thành lập theo Phụ lục VI; (2)
Tịa án Cơng lý quốc tế; (3) Tịa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ
lục VIII, để giải quyết một hay nhiều tranh chấp đã được quy định rõ trong
đó; (4) Tịa trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII. Một lưu ý
rằng, nếu các bên trong tranh chấp không chọn trước hay không thỏa thuận
được cơ quan giải quyết tranh chấp nào trong bốn cơ quan trên, thì phải
dùng đến Tịa trọng tài quốc tế. Nghĩa là, nếu các bên khơng có tuyên bố
trước hoặc có thỏa thuận khác, biện pháp giải quyết bằng Tòa trọng tài
quốc tế mặc nhiên được áp dụng.
3.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã áp dụng

7


Trước những tranh chấp biển Đông với Trung Quốc vốn tồn tại nhiều
thập kỷ, Việt Nam đã và đang kiên trì theo đuổi các biện pháp giải quyết
tranh chấp mang tính ngoại giao, cụ thể là đàm phán song phương, đàm

phán đa phương.
Riêng với tranh chấp liên quan đến giàn khoan HD 981, cho đến nay,
Việt Nam đã hai lần gửi thư lên Liên Hợp Quốc vào ngày 28/5 và ngày
06/6, kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan HD 981
và các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam. Ngày 03/0, Việt Nam tiếp tục gửi thư lên Liên Hợp Quốc đề nghị lưu
hành văn bản phản đối Trung Quốc như là những tài liệu chính thức của
Đại hội đồng LHQ. Hơn nữa, Việt Nam đang nỗ lực để tối đa hóa vai trị
của ASEAN, cân nhắc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế và thúc đẩy hợp tác
với các cường quốc khác để tăng cường vị thế và tạo lợi thế trong cân
bằng với Trung Quốc trên biển Đông.
3.4. Biện pháp hiệu quả để giải quyết tranh chấp biển Đơng
Trước tình hình tranh chấp căng thẳng đang leo thang trên biển Đông,
một số chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, khi các giải pháp chính
trị ngoại giao mà Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì áp dụng nhưng khơng
hiệu quả thì giải pháp giải quyết bằng các tài phán là cần thiết, vì đây cũng
là một trong những biện pháp hịa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế đã
được quy định tại Điều 33 của Hiến chương LHQ.
Thứ nhất, với nội dung giải thích và áp dụng Cơng ước 1982 trong hai
tranh chấp HD 981 và “đường lưỡi bị”, cơ chế giải quyết tranh chấp theo
Cơng ước sẽ được sử dụng. Theo đó, có 4 cơ quan được liệt kê là (1) Tòa
quốc tế về Luật biển được thành lập theo Phụ lục VI; (2) Tịa án Cơng lý
quốc tế; (3) Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII để
giải quyết một hay nhiều tranh chấp đã được quy định rõ trong đó; (4) Tòa
Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII.
Đối với cơ quan thứ nhất và cơ quan thứ hai - Tòa án Quốc tế về Luật
biển và Tòa án Cơng lý Quốc tế, hai tịa này khơng có thẩm quyền đương
nhiên để thụ lý và giải quyết các vụ việc tranh chấp giữa các quốc gia. Để
xác lập thẩm quyền của hai cơ quan này, Việt Nam và Trung Quốc phải ký

một điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế để đồng ý hai tòa này trên
xem xét, giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Vì vậy, trở ngại lớn nhất của
Việt Nam là liệu Trung Quốc có chấp nhận thẩm quyền trên hay khơng.

8


Liên hệ đến thực trạng tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam và Trung
Quốc chưa ký kết bất kỳ điều ước quốc tế song phương và cũng không gia
nhập bất kỳ điều ước quốc tế đa phương nào có quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp tại Tịa án Cơng lý quốc tế hay Tòa án Quốc tế về Luật
biển. Mặt khác, cả Việt Nam và Trung Quốc cũng chưa có bất kỳ tuyên bố
đơn phương nào về việc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tại hai Tịa này.
Vì vậy, có thể thấy rằng, tính khả thi của việc khởi kiện Trung Quốc
tại Tịa án Cơng lý quốc tế hoặc Tịa án Quốc tế về Luật biển là khơng
cao.
Đối với cơ quan thứ ba - Tòa Trọng tài đặc biệt, tịa này có thẩm quyền
tiến hành các cuộc điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ
tranh chấp.Các khuyến nghị của tịa này khơng có giá trị quyết định mà chỉ
là cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh tranh
chấp. Do đó, tranh chấp “đường lưỡi bị” và HD 981 khơng thể được giải
quyết tại Tịa Trọng tài đặc biệt.
Đối với biện pháp cuối cùng – Tòa Trọng tài quốc tế, Việt Nam có một
thuận lợi là cơ quan này mặc nhiên được áp dụng. Tuy nhiên, Công ước
cũng đưa ra một ngoại lệ cho cơ chế mặc nhiên này, đó là một bên trong
tranh chấp có thể bảo lưu bằng cách tuyên bố không chấp nhận quyền tài
phán bắt buộc trong Công ước trong các trường hợp sau: (1) Tranh chấp
biên giới biển, vịnh lịch sử (sea boundary, historic bays); (2) Các hoạt động
quân sự; thi hành quyền cảnh sát (law enforcement) về nghiên cứu biển và
nghề cá; (3) Tranh chấp đã nhờ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thụ lý.

Sau khi ký kết Công ước, Trung quốc đã gửi công hàm ngày 25/8/2006
tuyên bố không chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo ba biệt
lệ trên.Như vậy, khi xem xét thẩm quyền của cơ quan tài phán bắt buộc
theo Công ước 1982 trong tranh chấp liên quan đến HD 981 và “đường lưỡi
bò”, phải trả lời câu hỏi tranh chấp có thật sự thuộc một trong ba biệt lệ
như Trung Quốc khẳng định hay khơng để đi đến kết luận vụ việc có thể
được đưa ra Tòa Trọng tài.
Theo quan điểm của Trung Quốc từ vụ kiện với Philippines, “đường
lưỡi bò” thuộc về “biên giới quốc gia" qua “lịch sử 2000 năm” của Trung
Quốc, tức thuộc biệt lệ (1). Philippines không hề tranh cãi gì về biên giới
quốc gia, mà chỉ nhắc đến vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc từ
“đường lưỡi bị” đã được xác lập mà khơng có cơ sở pháp lý. Việt Nam
cũng có thể vận dụng quan điểm về vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines như trên.

9


Bên cạnh đó, đối với HD 981, thực chất tranh chấp ở đây là: giàn khoan
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nào.
Vì vậy, trong cả hai tranh chấp “đường lưỡi bị” và HD 981, Việt Nam
có thể bác bỏ được quan điểm của Trung Quốc và xác lập thẩm quyền của
cơ quan tài phán bắt buộc theo Cơng ước 1982. Do đó, Việt Nam có thể
đưa tranh chấp “đường lưỡi bò” và HD 981 ra giải quyết tại Tòa Trọng tài
quốc tế. Đây là đề xuất cho việc giải quyết tranh chấp về việc giải thích
và áp dụng Công ước 1982.
Thứ hai, đối với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, cần lưu ý rằng những tranh chấp về chủ quyền đối với hai
quần đảo này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Cơng ước 1982. Như
vậy, Việt Nam có thể cân nhắc đưa vụ việc ra giải quyết tại Tịa án Cơng

lý quốc tế. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tại Tòa án Cơng lý quốc tế thì
khơng đơn giản. Như đã trình bày ở trên, tịa này chỉ có thể giải quyết tranh
chấp nếu Việt Nam khởi kiện và Trung Quốc cũng chấp nhận giải quyết
hoặc, Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận đồng yêu cầu tòa án giải quyết
tranh chấp thì tịa án mới có thẩm quyền giải quyết. Đây là khả năng rất
khó xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trong rủi ro luôn tiềm ẩn cơ
hội, nếu Việt Nam có động thái khởi kiện và Trung Quốc khơng chấp nhận
giải quyết vụ kiện này tại Tịa án Cơng lý quốc tế, thì có thể coi đây là dấu
hiệu Trung Quốc đuối lý để chúng ta tích cực đấu tranh trên các phương
tiện truyền thông, tạo hiệu ứng gián tiếp nhằm cô lập Trung Quốc về
ngoại giao về vấn đề biển Đơng.
Tóm lại, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biện pháp giải quyết
tranh chấp bằng tài phán để đưa giải pháp hiệu quả nhất, bên cạnh đó, việc
phối hợp với biện pháp ngoại giao nên được ưu tiên áp dụng. Biển Đơng
nổi sóng hay n bình đang là một vấn đề được tất cả các quốc gia trong
khu vực và thế giới quan tâm. Chuỗi những diễn biến trong tranh chấp trên
biển Đông đã đưa vấn đề vượt ra ngồi phạm vi khu vực. Vì vậy, bên cạnh
việc áp dụng các biện pháp pháp lý, Việt Nam cần kết hợp với chính sách
ngoại giao cương quyết nhưng không kém phần mềm dẻo, linh hoạt, phân
biệt và tranh thủ sự ủng hộ của các của chủ thể cũng như dư luận quốc tế
để không chỉ ngăn ngừa căng thẳng leo thang đến “bên miệng hố chiến
tranh”, mà cịn nhanh chóng đạt được một kết quả chính đáng, phù hợp với
căn cứ lịch sử và pháp luật quốc tế.

Kết luận

10


Tình hình Biển Đơng đang hết sức căng thẳng, giải quyết vấn đề này

không thể một sớm một chiều, không thể hiếu chiến nhưng lại càng không
thể mãi nhân nhượng. Do đó, chúng ta cần có những góc nhìn cụ thể, thấu
đáo trước từng sự kiện đã và đang diễn ra. Từ đó, có những nhận định
chính xác trong những bước đi tiếp theo của các bên liên quan sao cho giải
quyết các tranh chấp trên biển theo hướng có lợi cho Việt Nam và thỏa
đáng, đảm bảo hịa bình trong khu vực và trên thế giới.

Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> /> /> />
11


/>
12



×