Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.16 KB, 6 trang )

TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Nguyễn Nam Anh
Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Trường Đại học Cơng Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu là xác
định tỷ lệ trầm cảm và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến trầm cảm ở sinh viên Đại học Công
Nghệ TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 sinh viên. Nghiên cứu
sử dụng thang đo DASS-21 để đánh giá trầm cảm. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm của sinh viên là
24,5%. Có mối liên quan giữa các nguyên nhân cá nhân, gia đình, học tập và xã hội với trầm cảm ở sinh
viên Đại học Công Nghệ TP.HCM. Và yếu tố học tập có ảnh hưởng cao nhất với (OR=13.6; 95%CI:4.7 38,9). Ngồi ra trầm cảm cịn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như năm học và giới tính. Từ kết quả trên cho
thấy cần hướng dẫn sinh viên cách đối phó, giảm áp lực từ chương trình học và tăng cường sự hổ trợ
của người thân sẽ cải thiện tình trạng này.
Từ khóa: Áp lực học tập, DASS-21, Đại học Công nghệ TP.HCM, sinh viên, trầm cảm.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống xã hội hiện đại đã cuốn con người vào rất nhiều các hoạt động, với tốc độ chóng mặt, nhịp
điệu hối hả, sơi động địi hỏi con người ln phải có một sự tập trung cao độ cố gắng khơng ngừng. Từ
đó phát sinh ra nhiều vấn đề về sức khỏe gây ra những nguy hiểm tiềm năng cho tâm trí con người, như
lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh… Trong đó, trầm
cảm nổi lên là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Những nghiên cứu khảo sát trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên đại học gặp phải các vấn đề sức
khỏe tâm trí ngày một tăng, trong đó chủ yếu là các chứng trầm cảm, lo âu [4]. Một nghiên cứu tiến hành
trên 6 trường Y ở Hoa Kỳ, sử dụng thang đo trầm cảm CES-D (The Centre for Epidemiological Studies Depression Scale), cho biết tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm (điểm số CES – D ≥ 16) là 22,1%; tỷ lệ
này ở nữ cao hơn nam [1]. Nghiên cứu hệ thống về tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên đại học, tổng hợp các bài
báo trong giai đoạn từ 1990 đến 2010 đã ước tính tỷ lệ trầm cảm trung bình ở sinh viên là 30,6%, cao hơn
so với tỷ lệ trầm cảm trong cộng đồng [2]. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở sinh viên
y tại Hàn Quốc đã phát hiện thấy tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam; các yếu tố như
sinh viên năm đầu, sống một mình ở nhà trọ, gặp khó khăn về tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến dấu
hiệu trầm cảm của sinh viên [3]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi
học sinh, sinh viên, nhưng các bài báo về tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên chưa nhiều. Nghiên cứu trên sinh


viên Đại học Y Dược TP.HCM cho biết tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm là 28,8% [5].
Khái niệm trầm cảm được dùng trong nghiên cứu là: “Trầm cảm là trạng thái suy giảm tâm lý kéo dài, gây
ra những hậu quả tiêu cực cho hoạt động và được biểu hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi
của cá nhân”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng và xác định nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở sinh viên đang theo học tại đại
học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH). Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị phù hợp nhằm giúp mọi
người hiểu, nhận biết sớm, hỗ trợ, giúp đỡ và phòng tránh bệnh trầm cảm trong sinh viên.
1001


3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng trầm cảm trong sinh viên.
Xác định các nguyên nhân gây nên trầm cảm ở sinh viên.
Đề xuất những kiến nghị về các biện pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ và phòng ngừa trầm cảm cho sinh viên

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chính quy của trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) từ năm nhất đến năm tư.

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu triển khai từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019.
Địa điểm: Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

3.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính mẫu ước lượng một tỷ lệ:

Với:

n: là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu, đơn vị tính là người.
α: xác suất sai lầm loại I, α=0,05.
=1,96: trị số phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%.
p= 0,5 ước tính tỷ lệ phần trăm của tổng thể.
d: sai số cho phép của ước lượng (d=0,05).
Cỡ mẫu nghiên cứu là:

Ta có cỡ mẫu n = 382 sinh viên, nên cỡ mẫu cần lấy là 400 sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu
Khảo sát 400 sinh viên bao gồm 50 nam và 50 nữ mỗi năm từ năm nhất đến năm tư.

3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm kiếm các đề tài, luận án liên quan đến vấn đề trầm cảm bằng cách
thu thập đề tài nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đên đề tài, lấy tư liệu từ tạp chí tâm lí học, trang web
tâm lí học được kiểm định, những sách chuyên ngành được đưa vào giảng dạy.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sinh viên đọc hướng dẫn trên phiếu thu thập và tự điền các dữ liệu
vào bảng thu thập số liệu. Bản dịch tiếng Việt thang DASS của Viện sức khỏe tâm thần quốc gia.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Kết hợp trong khi phát bảng hỏi để phỏng vấn và ghi chép các chi tiết các ý
kiến trả lời.
1003


Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin định lượng được làm sạch và mã hóa. Số liệu được nhập và phân
tích bằng phần mềm SPSS 22.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên đại học Công nghệ TP.HCM
Nghiên cứu trên 400 sinh viên được khảo sát, nam: 200 (50%), nữ 200 (50%)
Bảng 1: Tỉ lệ và mức độ rối loạn


Mức độ

Stress n(%)

Lo âu n(%)

Trầm cảm n(%)

Bình thường

263 (65.8)

217 (54.3)

302 (75.5)

Rối loạn
Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng

137 (34.2)
56 (14)
50 (12.5)
27 (6.7)
4 (1)

183 (45.7)
54 (13.5)

84 (21)
26 (6.5)
19 (4.7)

98 (24.5)
53 (13.2)
27 (6.8)
13 (3.3)
5 (1.2)

Tổng

400 (100)

400 (100)

400 (100)

Như vậy, đối với tình trạng xuất hiện các dấu hiệu stress, lo âu và trầm cảm, đa phần sinh viên biểu hiện
ở mức nhẹ và vừa. Mức độ nặng và rất nặng cũng được tìm thấy trong khoảng từ 1% đến 6.7% sinh viên.
Đặc biệt, tỷ lệ sinh viên ở đại học Cơng Nghệ TP.HCM có dấu hiệu stress và lo âu ở mức độ nặng và rất
nặng khá cao (6.7% với stress và 6,5% với lo âu).

4.2 Mối liên quan giữa nguyên nhân cá nhân, gia đình, học tập và xã hội đến trầm cảm ở
sinh viên
4.2.1 Các nguyên nhân cá nhân
Đặc điểm

Trầm cảm


P

OR (95%CI)

Có (%)

Khơng (%)

Khơng đủ tiền học phí, chi phí sinh hoạt

11 (25)

34 (75)

0.508

1.5 (0.4 – 4.8)

Gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu

35 (28.2)

89 (71.8)

0.26

1.8 (0.6 – 5.1)

Đủ


47 (23.1)

156 (76.9)

0.529

1.3 (0.5 – 3.8)

Thoải mái, dư dả

5 (17.8)

23 (82.2)

1

Không

39 (29.7)

92 (70.3)

0.019*

2.3 (1.1 – 4.6)

Thỉnh thoảng

46 (24.7)


140 (75.3)

0.097

1.7 (0.9 – 3.5)

Thường xuyên

13 (25)

39 (75)

1

1

Không

64 (25.6)

186 (74.4)

1

1

Thỉnh thoảng

26 (21.1)


97 (78.9)

0.340

0.7 (0.4 – 1.3)

Thường xuyên

8 (29.6)

19 (70.4)

0.650

1.2 (0.5 – 2.9)

Không

91(25.3)

268 (74.7)

1

Thỉnh thoảng

5 (18.5)

22 (81.5)


0.429

0.6 (0.2 – 1.8)

Thường xuyên

2 (14.3)

12 (85.7)

0.348

0.5 (0.1 – 2.2)

Tình trạng tài chính (n=400)

1

Tập thể dục (n=400)

Sử dụng rƣợu, bia (n=400)

Hút thuốc lá (n=400)

1004

1


*p<0.05

Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm, kết quả nghiên cứu chỉ ra sự chênh lệch giữa tỷ lệ có dấu hiệu trầm
cảm trong các nhóm tập thể dục là đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Những sinh viên khơng tập thể dục có
nguy cơ biểu hiện trầm cảm gấp 2,3 lần so với những sinh viên thường xuyên tập thể dục (p<0,05,
95%CI:1.1 - 4,6). Còn đối với những sinh viên thỉnh thoảng tập thể dục có nguy cơ biểu hiện trầm cảm gấp
1,7 lần so với những sinh viên thường xuyên tập thể dục những (p>0.05) nên khơng có ý nghĩa thống kê.
Một sinh viên đã chia sẻ với chúng tơi: “theo em thì việc sử dụng rượu bia và thuốc lá nó chẳng có ảnh
hưởng gì đến trầm cảm hết. Sử dụng rượu bia và thuốc lá giúp giải tỏa căng thẳng và gắn kết bạn bè.”
(NTĐT)
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa dấu hiệu trầm cảm của sinh
viên với thói quen tập thể dục.
4.2.2 Các nguyên nhân gia đình
Bảng 3: Mối quan hệ giữa các đặc điểm gia đình với trầm cảm

Đặc điểm
Tình trạng hơn nhân của bố mẹ (n=400)
Ly thân/ly dị/góa
Đang sống với nhau
Trình độ học vấn của bố (n=400)
Từ THCS trở xuống
Trên THCS
Trình độ học vấn của mẹ (n=400)
Từ THCS trở xuống
Trên THCS

Trầm cảm
Có (%)
Khơng (%)

P


OR (95%CI)

15 (38.4)
83 (22.9)

24 (61.6)
278 (77.1)

0.033*
1

2 (1 – 4.1)
1

25 (21.3)
73 (25.8)

92 (78.7)
210 (72.2)

0.349
1

1.2 (0.7 – 2.1)
1

34 (24.8)
64 (24.3)

103 (75.2)

199 (75.7)

0.915
1

0.9 (0.6 – 1.5)
1

*p<0.05
Đối với tình trạng trầm cảm của sinh viên, kết quả ở bảng trên cho thấy nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ
có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hơn nhân của bố mẹ với dấu hiệu trầm cảm của sinh viên (p<0,05).
Kết quả bảng trên cho thấy những sinh viên sống trong gia đình có bố mẹ ly di, ly thân hoặc đã mất có
nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao gấp 2 lần so với nhóm sinh viên sống trong gia đình với tình yêu thương
của cả bố và mẹ (p<0,05, 95%CI:1 – 4.1).
Một sinh viên nữ có cha mẹ ly dị nhau từ nhỏ có chia sẻ: “Em cảm thấy cơ đơn lắm. Mọi người không ai
yêu thương em cả.” (TTK)
Như vậy, đối với các yếu tố trong gia đình, nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa dấu hiệu trầm cảm
với tình trạng hơn nhân của bố và mẹ.
4.2.3 Các nguyên nhân học tập
Bảng 4: Mối quan hệ giữa áp lực học tập và sự hài lòng về ngành học với trầm cảm

Đặc điểm
Hài lịng về ngành học (n=400)

Khơng
Áp lực học tập (n=400)
Khơng áp lực

Trầm cảm
Có (%)

Khơng (%)
80 (22)
18 (48.6)

283 (78)
19 (51.4)

5 (8)

57 (92)

P

1
0.000*
1

OR (95%CI)

1
3.3 (1.6 – 6.6)
1
1005


Có chút áp lực
Rất áp lực

62 (22)
31 (54.4)


219 (78)
26 (45.6)

0.012*
0.000*

3.2 (1.2 – 8.4)
13.6 (4.7 – 38.9)

*p<0.05
Nguy cơ trầm cảm ở sinh viên khơng hài lịng với ngành học cao gấp 3,3 lần so với những sinh viên hài
lòng với ngành học (p<0,05, 95%CI:1.6 – 6.6). Ngoài ra những sinh viên cảm thấy rất áp lực trong học tập
có nguy cơ trầm cảm cao gấp 13.6 lần những sinh viên không có áp lực học tập (p<0.05, 95%CI:4.7 38,9). Cịn những sinh viên có chút áp lực trong học tập có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3.2 lần những sinh
viên khơng có áp lực học tập (p<0.05, 95%CI:1.2 - 8,4).
Theo một sinh viên chia sẻ lý do vì sao lại chọn học ở Đại học Công nghệ TP.HCM các sinh viên cho hay:
“Ở HUTECH có thể học ngành mà em thích. Ở những trường khác điểm cao lắm khơng vào được, dù vào
được cũng chỉ học được những ngành điểm thấp mình khơng u thích”. (ĐTML)
Như vậy, trong các yếu tố học tập, nghiên cứu đã tìm thấy yếu tố áp lực học rập và sự hài lòng của sinh
viên đại học Công Nghệ TP.HCM là các yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm.
4.2.4 Các nguyên nhân xã hội
Bảng 5: Mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội với trầm cảm

Trầm cảm
P
OR (95%CI)
Có (%)
Khơng (%)
Thƣờng xun chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập của bạn với ngƣời khác (n=400)


63 (22.2)
221 (77.8)
1
1
Khơng
35 (30.2)
81 (69.8)
0.092 1.5 (0.9 – 2.4)
Sử dụng mạng xã hội (n=400)
Không
3 (13.6)
19 (86.4)
1
1
Thỉnh thoảng
18 (24.3)
56 (75.7)
0.287 2 (0.5 – 7.6)
Thường xuyên
77 (25.3)
227 (74.7)
0.218 2.1 (0.6 – 7.4)
Tham gia hội nhóm, câu lạc bộ (n=400)

33 (19.2)
139 (80.8)
1
1
0.032* 1.6 (1 – 2.7)
Khơng

65 (28.5)
168 (71.5)
Đặc điểm

*p<0.05
Kết quả bảng trên cho thấy việc có tham gia hội nhóm, câu lạc bộ là yếu tố bảo vệ sinh viên trước dấu
hiệu trầm cảm. Sinh viên khơng có tham gia hội nhóm, câu lạc bộ có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao gấp
1.6 lần so với sinh viên có tham gia hội nhóm, câu lạc bộ (p<0,05, 95%CI:1 - 2,7).
Một sinh viên tham gia câu lạc bộ MC của trường chia sẻ: “Câu lạc bộ không chỉ là nơi để em học tập mà
còn là nơi để em giải lao sao những giờ học tập. Không những vậy các anh chị trong câu lạc bộ cũng hay
giúp đỡ em khi em gặp khó khăn nữa.” (NHKH)
Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện trầm cảm ở sinh viên
có mối liên quan với việc có tham gia hội nhóm, câu lạc bộ.
4.2.4 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến trầm cảm ở sinh viên Đại học Công nghệ TP.HCM
Bảng 6: Mối quan hệ giữa khối lớp và giới tính với trầm cảm

Đặc điểm
Năm học (n=400)
Năm nhất
Năm hai
1006

Trầm cảm
Có (%)
Khơng (%)
11 (11)
17 (17)

89 (89)
83 (83)


P

1
0.221

OR (95%CI)

1
1.6 (0.7 – 3.7)


Năm ba
Năm tư
Giới tính (n=400)
Nam
Nữ

34 (34)
36 (36)

66 (66)
64 (64)

0.000*
0.000*

4.1 (1.9 – 8.8)
4.5 (2.1 – 9.6)


37 (18.5)
61 (30.5)

163 (81.5)
139 (69.5)

1
0.005*

1
1.9 (1.2 – 3)

*p<0.05
Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm, kết quả nghiên cứu chỉ ra sự chênh lệch giữa tỷ lệ có dấu hiệu trầm
cảm trong các nhóm năm học và giới tính là đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Những sinh viên năm ba có
nguy cơ biểu hiện trầm cảm gấp 4.1 lần so với những sinh viên năm nhất (p<0,05, 95%CI:1.9 - 8,8). Còn
đối với sinh viên năm tư có nguy cơ biểu hiện trầm cảm gấp 4.5 lần sinh viên năm nhất (p<0.05,
95%CI:2.1 - 9,6). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên nữ có nguy cơ biểu hiện trầm cảm
gấp 1,9 lần so với sinh viên nam (p<0,05, 95%CI:1.2 - 3).
Như vậy, khi xem xét các đặc điểm năm học và giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ có ý
nghĩa thống kê giữa dấu hiệu trầm cảm của sinh viên với năm học và giới tính của bản thân sinh viên.

5. KẾT LUẬN
Mức độ có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, vừa, nặng và rất nặng xuất hiện ở sinh viên Đại học Công nghệ
TP.HCM lần lượt 13.2%; 6.8%; 3.3% và 1.2%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ biểu hiện lo âu ở sinh
viên Đại học Công nghệ TP.HCM là 24.5%. Nhưng với ảnh hưởng nghiêm trọng mà trầm cảm có thể
mang lại, cần có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp về vấn đề trầm cảm ở sinh viên Đại học Công nghệ
TP.HCM là hết sức cần thiết.
Có mối liên quan giữa nguyên nhân cá nhân, gia đình, học tập và xã hội đến trầm cảm ở sinh viên Đại
học Công Nghệ TP.HCM. Và một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến trầm cảm ở sinh viên Đại học

Công Nghệ TP.HCM như giới tính và năm học.
Như vậy, với những kết quả của nghiên cứu về “Trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Công nghệ
TP.HCM (HUTECH)” đã cho thấy cần những biện pháp hỗ trợ tâm lý cho sinh viên từ nhà trường, gia
đình, xã hội và chính bản thân của sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Goebert D., Thompson D., Takeshita J et al (2009). Depressive Symptoms in Medical Students and
Residents: A Multischool Study. Academic Medicine, 84(2), 236 - 241.

[2]

Ibrahim A.K., Kelly S.J., Adams C. E et al (2013). A systematic review of studies of depression
prevalence in university students. Journal of Psychiatric Research, 47(3), 391 - 400.

[3]

Roh M.S., Jeon H.J., Kim H et al (2010). The Prevalence and Impact of Depression Among Medical
Students: A Nationwide Cross-Sectional Study in South Korea. Academic Medicine, 85(8), 1384 1390.

[4]

Storrie, K., K. Ahern, and A. Tuckett (2010). A systematic review: students with mental health
problems a growing problem. International Journal of Nursing Practice, 16 (1), 1 - 6.

[5]

Trần Kim Trang (2012). Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa. Tạp chí Y học TP.HCM,
16(1), 356 - 362. 17.


1007



×