I/ Phần Mở Đầu : ..................................................................................................04
1/ Tóm Tắt Nghiên Cứu :........................................................................................04
2/ Phần Dẫn Nhập :..................................................................................................05
2.1. Lý do chọn đề tài: .........................................................................................05
2.1. Vấn đề nghiên cứu: .......................................................................................05
2.3. Mục tiêu đề tài: .............................................................................................05
2.4. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................05
2.5. Giới hạn nghiên cứu: ....................................................................................05
2.6. Hoàn cảnh: ....................................................................................................05
2.7. Các giả thiết: .................................................................................................06
II/ Phần Nội Dung :...............................................................................................06
1. Phương pháp Nghiên Cứu:..................................................................................06
2. Mô Hình Nghiên Cứu:.........................................................................................06
3. Mô Tả Thị Trường:..............................................................................................07
3.1. Tổng Quan Thị Trường Nước Giả Khát:.......................................................07
3.2Thị Trường Trà Thảo Mộc Dr.Thanh : ...........................................................10
4.Kết Quả Nghiên Cứu, Và Những Hạn Chế Của Công Trình Nghiên Cứu :.........12
5.Thống Kê Kết Quả Nghiên Cứu:..........................................................................13
6.Kiểm Định Giả Thiết:...........................................................................................19
7.Hạn Chế Và Khuyến Nghị:...................................................................................19
7.1 Hạn Chế:........................................................................................................19
7.2 Khuyến Nghị:................................................................................................20
8. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo:........................................................................21
9. Phụ Lục :.............................................................................................................22
9.1 Bảng Câu Hỏi:................................................................................................22
Trang 1
9.2 Bảng Mã Hóa Thông Tin:...............................................................................24
I/ Phần Mở Đầu :
1/ Tóm Tắt Nghiên Cứu :
“Sinh Viên trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM với sự lựa chọn Trà Thảo mộc
Dr.Thanh Trong thời gian gần đây” là đề tài nhằm nghiên cứu về Việc lựa chọn và sử dụng
Trà Thảo Mộc Dr.Thanh của Sinh Viên Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM kể từ khi Công
Ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát đưa ra thị trường sản phẩm nước giải khát mới
Trà Thảo Mộc Dr.Thanh.Với giả thiết là “Trà Thảo Mộc Dr.Thanh có phù hợp với người tiêu
dung Việt Nam không ?” Nghiên cứu này Xem xét và kiểm định mức độ hài lòng của người
tiêu dùng về Trà thảo mộc Dr.Thanh. Qua đó Nghiên cứu sẽ chỉ ra những thuận lợi và khó khăn
về sản phẩm này cho ra những hướng giải quyết cần thiết về sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh.
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá và thông qua hình thức thảo luận nhóm
để phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trà thảo mộc Dr.Thanh.Chúng tôi sử dụng
phương pháp thu thập thông tin chủ yế từ việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.
Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì đây là phương pháp ít tốn kém,
có tín hiệu quả và ưu việt cao.Phương pháp nghiên cứu định lượng gồm 2 bước: nghiên cứu sơ
bộ với số lượng 30 mẫu sau khi có kết quả nghiên cứu sơ bộ chúng tôi tiến hành nghiên cứu
chính thức với 210 mẫu với đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường ĐH Công Nghiệp
TP.HCM.
Sau Nghiên cứu khảo sát thì kết quả trả lời cho giả thiết nêu trên là tạm chấp nhận được (Hệ số
cronback alpha (α) của mô hình nghiên cứu là 0.818). Nghiên cứu dựa trên những yếu
tố ảnh hưởng là : Quảng Cáo, Tiện Dụng, Khẩu vị phù hợp, khuyến mãi, đinh lượng
vừa đủ, chất lượng, dễ dàng mua, giá cả.
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian nhóm chúng tôi phải tham gia kỳ thi học kỳ
và thời gian thực hiện dự án khá ngắn (2 tháng) và có nhiều hạn chế.nên vì vậy khó
tranh khỏi sai sót ,và phiến diện. Nhưng mong muốn nhóm nghiên cứu thông qua bảng
nghiên cứu này có thể giúp doanh nghiệp tìm ra 1 phần giải pháp cho vấn đề của mình
và có thể tích lũy thêm kinh nghiệm để biết cách làm một Nghiên Cứu Marketing.
Trang 2
2. PHẦN DẪN NHẬP:
2.1. Lý do chọn đề tài:
Nhằm tìm hiểu sự lựa chọn trà thảo mộc Dr.Thanh của sinh viên ĐH Công Nghiệp TP.HCM
nhóm chúng tôi quyết định làm một bản dự án nghiên cứu nhu cầu thị trường nước giải khát, cụ
thể là trà mộc Dr.Thanh.
2.2 . Vấn đề nghiên cứu:
Là các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trà thảo mộc Dr.Thanh đến sự lựa chọn của sinh viên
ĐH Công Nghiệp TP.HCM như : quảng cáo,sự tiện dụng,khuyến mãi, định lượng vừa đủ, khẩu
vị phù hợp,chất lượng, dễ dàng mua...
2.3. Mục tiêu đề tài:
Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nước giải khát của sinh viên để từ đó rút ra nhận
xét về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự lựa chọn trà thảo mộc Dr.Thanh.
2.4. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm khảo sát thị trường và thị hiếu của sinh viên để giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng, và đưa ra hướng giải quyết cho các
vấn đề kinh doanh của chính doanh nghiệp.
e. Giới hạn nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu thị trường tiêu dùng nước giải khát của sinh viên giới hạn trong phạm vi
trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM trong những năm gần đây và thời gian nghiên cứu, hoàn
thành dự án trong khoảng 2 tháng.
2.5. Hoàn cảnh:
Dự án nghiên cứu nào cũng có những khó khăn và thuận lợi nhất định,dự án nghiên cứu
của nhóm chúng tôi cũng vậy. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên ĐH Công Nghiệp
TP.HCM nên rất thuận tiện trong việc khảo sát ý kiến, tiết kiệm được một phần chi phí
đi lại. tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu hẹp nên kết quả đánh giá không được chính xác và
đa dạng.Chúng tôi còn gặp khó khăn về thời gian vì chỉ giới hạn trong 2 tháng và điều
kiện không gian học nhóm chật hẹp.
Trang 3
2.6. Các giả thiết:
Ở đây nhóm đưa ra 3 giả thiết:
1. Qua quảng cáo, trà thảo mộc Dr.Thanh được mọi người biết đến rộng rãi.
2. Giá cả của trà thảo mộc Dr.Thanh được sinh viên cho là hợp lý.
3. Sinh viên chọn sử dụng trà thảo mộc Dr.Thanh là vì yếu tố thanh lọc, giải nhiệt và có lợi cho
sức khỏe.
II/ Phần Nội Dung :
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá và thông qua hình thức thảo luận
nhóm để phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trà thảo mộc Dr.Thanh.Chúng tôi sử
dụng phương pháp thu thập thông tin từ việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.
Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì đây là phương pháp ít tốn
kém, có tín hiệu quả và ưu việt cao.Phương pháp nghiên cứu định lượng gồm 2 bước: nghiên
cứu sơ bộ với số lượng 30 mẫu sau khi có kết quả nghiên cứu sơ bộ chúng tôi tiến hành nghiên
cứu chính thức với 210 mẫu với đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường ĐH Công Nghiệp
TP.HCM.
2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:
Đây là mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trà
thảo mộc Dr.Thanh của sinh viên trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM.
Trang 4
QUYẾT ĐỊNH
SỰ CHỌN TRÀ
THẢO MỘC
DR.THANH
KHẨU VỊ
PHÙ HỢP
QUẢNG
CÁO
KHUYẾN
MÃI
TIỆN DỤNG
GIÁ CẢ
DỄ DÀNG
MUA
ĐỊNH
LƯỢNG VỪA
ĐỦ
CHẤT
LƯỢNG
YẾU TỐ
THANH LỌC ,
GIẢI NHIỆT
3. MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG:
3.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT:
Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất thế giới.
Đó là nhận định của GS. Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam tại hội thảo
“Phát triển, nâng cao vị thế của trà xanh và thảo mộc đối với ngành đồ uống Việt Nam", diễn ra
ngày 15/10, tại Bình Dương.
GS. Song cho biết thêm, trung bình mỗi năm, một người Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3
lít nước giải khát đóng chai không cồn, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50
lít/năm. Theo dự báo, đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so
với năm 2007.
Xu hướng này thể hiện rõ khi khảo sát sự mua sắm qua các siêu thị. Ông Nguyễn Ngọc
Hòa, Phó Tổng Giám đốc Saigon Coop cho biết, thống kê trong hệ thống 13 siêu thị Coop Mart
cho thấy trong 10 người chọn mua nước giải khát hiện nay thì có 6 người mua các loại nước
Trang 5
không gas, cụ thể là sữa tươi, nước trái cây, nước khoáng. Tỷ lệ này có khác so với 3 năm trước,
khi có đến 7/10 người chọn mua nước ngọt có gas.
Mức tăng trưởng này cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu còn quá lớn trong thời điểm hiện nay.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết,
miếng bánh của thị trường nước giải khát Việt Nam còn khá nhiều đối với doanh nghiệp trong
nước.
Tuy nhiên, theo ông Phong, không vì thế mà doanh nghiệp Việt Nam lơ là việc nâng cao
chất lượng, nhằm đem đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Sự cạnh tranh trên thị
trường đồ uống ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh
nghiên cứu, nhằm đưa ra những sản phẩm mới có chất luợng cao.
Đây cũng là lý do tổ chức chuỗi hội thảo “Phát triển và nâng cao vị thế của trà xanh và
thảo mộc đối với ngành đồ uống Việt Nam".
Chuỗi hội thảo là một trong những tiền đề quan trọng cho việc nâng
cao vị thế của trà xanh và trà thảo mộc đối với ngành đồ uống VN.
(Ảnh: Khánh Vy)
Trang 6
Trong buổi hội thảo đầu tiên này, cơ quan chức năng cùng các chuyên gia đã trao đổi, xem
xét, thẩm định và phản biện các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm trong ngành đồ uống.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã giới thiệu chương trình nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm
trà xanh và trà thảo mộc của Tân Hiệp Phát.
Nước đóng chai chiết xuất từ lá trà xanh rất có lợi cho sức
khỏe, thậm chí nếu dùng đều độ còn chống được một số bệnh.
(Ảnh: VnMedia)
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, hiện nay, đa số người
tiêu dùng đều hướng tới nhu cầu sử dụng những thực phẩm từ tự nhiên. Những sản phẩm này
không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn thân thiện với môi trường.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nước giải khát đang triển khai những sản phẩm với
thành phần tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân
trong nước.
Các công ty sản xuất nước uống đã đầu tư dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, đồng
thời nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới như trà xanh, trà thảo mộc không đường
dành cho người mắc bệnh tiểu đường hay không thích thức uống có đường…
Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm UB về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định,
chuỗi hội thảo là những hành động đáng ghi nhận trong quá trình nỗ lực cho ra đời những sản
phẩm Việt chất lượng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng và giúp cho cuộc vận
động “Người Việt dùng hàng Việt” đạt được những thành quả thiết thực.
Trang 7
3.2. THỊ TRƯỜNG TRÀ THẢO MỘC Dr.THANH
Nắm bắt được thị hiếu trên tập đoàn Tân Hiệp Phát đã cho ra đời sản phẩm trà thảo
mộc Dr.Thanh chiết xuất từ 9 loại thảo mộc Cung đình có tác dụng thanh lọc và giải
nhiệt cho cơ thể. Mới đây lại đưa ra thêm sản phẩm Dr.Thanh không đường thêm lựa
chon mới cho người sợ tăng cân không thích uống đường và những người bị bệnh tiểu
đường. Trà thảo mộc Dr.Thanh không đường được làm từ 9 loại thảo mộc cung đình
vừa có thể uống như một loại nước giải khát hằng ngày,vừa có có khả năng thanh lọc cơ
thể khỏi các tác nhân gây nóng trong người với hương vị ngọt dịu thanh mát.Nhờ
đó,bạn có thể uống Dr.Thanh không đường mỗi ngày để thoải mái tận hưởng cuộc sống
thật trọn vện mà không bị nóng.
Hiệp hội bia rượu, nước giải khát Việt Nam trao chứng nhận trà thảo mộc Dr.Thanh
được sản xuất từ 9 loại thảo mộc cung đình có tác dụng thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam khuyên dùng cho sản phẩm trà thảo mộc
Dr.Thanh
Trang 8
Đúng là từ khát vọng về một thương hiệu Việt đạt đẳng cấp quốc tế, THP đã tìm
cho mình một con đường đặc biệt để chinh phục thị hiếu của hơn 80 triệu dân tại vùng
khí hậu nhiệt đới này. Chúng tôi đã có “chiến lược sáng tạo” để tạo “dấu ấn thương
hiệu”. THP Group đã tập trung xây dựng thương hiệu cho những nhãn hàng thay vì việc
“đánh bóng tên tuổi” thương hiệu mẹ trước. Chiến lược này khiến khách hàng biết tới
những cái tên bia Bến Thành, Number One, Trà Xanh Không Độ trước đây và nay là trà
thảo mộc Dr.Thanh. Khi các thương hiệu sản phẩm thành công, THP Group tiến hành
mở rộng thương hiệu trở thành dòng sản phẩm. Chiến lược này dựa trên khả năng sáng
tạo, phát huy sức mạnh của thương hiệu, giúp khai thác tối đa tiềm năng các phân khúc
thị trường, tạo nên thành công.
Đối với sản phẩm Trà thảo mộc Dr. Thanh chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc
đón đầu công nghệ tiên tiến, khai thác nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tung ra sản
phẩm có chất lượng cao để đưa ra thị trường vào dịp trước Tết Kỷ Sửu vừa qua… Tuy
là người đi sau nhưng với ý tưởng và chiến lược sáng tạo đã giúp chúng tôi có sự tăng
trưởng đột phá.
Dr.Thanh sẽ nối tiếp thành công của Tân Hiệp Phát Vì một sự thật rõ ràng là, Dr.Thanh
với tốc độ truyền thông, độ phủ của các kênh phân phối, cũng như doanh thu bán hàng
đã và vẫn đang gia tăng với tốc độ chóng mặt (trong vòng 1 tháng sau khi tung sản
phẩm đã có độ phủ trên 60%).
Bằng những hướng đi phù hợp với một quyết tâm đầu tư cao độ cho nhãn hiệu
mới, nên cái tên Dr.Thanh đến thời điểm này tuy là dòng sản phẩm sinh sau, đẻ
muộn nhưng đã nhanh chóng chiếm được thị trường với độ tăng trưởng và độ
nhận biết khá cao. Và quả thực, chúng ta cũng phải “choáng” với mật độ xuất hiện
dày đặc cuả Dr.Thanh trên tất cả các phương tiện truyền thông đaị chúng cũng
như các buôỉ hội thảo, hội nghị, các hoạt động giaỉ trí, các vật phẩm trưng bày tại
cưả hàng; Không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà ngay cả các tỉnh thành đã đi qua
trong thời gian này như Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, An
Giang…
Trang 9