NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN ANH VỀ VAI TRÒ CỦA
VĂN HÓA TRONG HỌC TIẾNG ANH
Nguyễn Ngọc Yến, Nguyễn Hồng Nhiên, Nguyễn Huỳnh Trúc An
Lớp 15DTA05, Khoa Tiếng Anh, Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TĨM TẮT
Nghiên cứu này đã nỗ lực điều tra các nhận thức về việc học văn hóa trong ELL giữa các sinh
viên chuyên Anh của các trường đại học khác nhau. 329 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh từ
ba trường đại học thành phố Hồ Chí Minh (Đại học A: 113 sinh viên; Đại học B: 130 sinh
viên, Đại học C: 85 sinh viên) đã tham gia trả lời các câu hỏi. Kết quả cho thấy có một khoảng
cách lớn trong nhận thức về học văn hóa trong ELL giữa sinh viên đại học A, B và C. Các sinh
viên chuyên Anh từ Đại học C và A tin rằng việc học văn hóa là cần thiết và quan trọng trong
ELL, và học văn hóa nên bao gồm nhiều loại văn hóa khác nhau. Ngoài ra, họ tiết lộ rằng kiến
thức, kỹ năng, thái độ và nhận thức liên văn hóa nên được đưa vào khi văn hóa được dạy trong
các lớp học tiếng Anh. Tuy nhiên, các sinh viên chuyên Anh từ Đại học B đã khơng nghĩ rằng
việc học văn hóa cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ và nhận thức về văn hóa trong ELL là
cần thiết và quan trọng.
Từ khóa: Chuyên ngành tiếng Anh; Học văn hóa; Học tiếng Anh; Năng lực liên văn hóa; Nhận
thức.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn các nước cùng hội nhập và phát triển như hiện nay, tiếng Anh được xem là một cơng cụ
hữu dụng giúp con người trong q trình giao tiếp. Bên cạnh đó, tiếng Anh cịn là một nhân tố quan trọng
ở hầu hết các lĩnh vực như chính trị, xã hội, thương mại, giáo dục. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của
người học, giáo viên nên xem văn hóa là một trong những khách thể quan trọng trong nội dung giảng dạy.
Bởi lẽ, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải văn hóa và văn hóa có trong ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu
[1] đã chứng minh quá trình lĩnh hội ngoại ngữ khơng thể tách rời việc nâng cao nhận thức về văn hóa
đích. Đồng thời, việc lồng ghép văn hóa vào trong q trình giảng dạy ngôn ngữ không chỉ giúp người
học phát triển khả năng giao tiếp, sự hiểu biết về văn hóa, mà cịn đem lại sự cởi mở và đồng cảm của cá
nhân đối với nền văn hóa và con người thuộc ngơn ngữ họ đang học. Mục đích học ngoại ngữ cuối cùng
là đạt được sự am hiểu về văn hóa chứ không dừng lại ở sự thuần thạo về ngôn ngữ [3].
Từ những quan điểm nêu trên, bài nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm giúp sinh viên chuyên Anh
nhận ra vai trị của văn hóa trong việc học tiếng Anh, bên cạnh đó cũng cung cấp cơ sở thực nghiệm cho
các bài nghiên cứu trong tương lai. Do đó, các câu hỏi nghiên cứu sau đây được hình thành:
1) Nhận thức của sinh chuyên chuyên Anh về vai trò của văn hóa trong học tiếng Anh như thế nào?
2) Có sự khác về vai trị của văn hóa trong học tiếng Anh của sinh chuyên chuyên Anh ở các trường đại
học hay khơng? Nếu có, khác nhau như thế nào?
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Văn hóa được xem là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho người học kiến thức xác thực nhất về ngoại
ngữ 2. Các học giả Byram [3], Kramsch [4] đã đề cao vai trò của văn hóa trong việc học ngoại ngữ.
541
Những người tham gia giảng dạy ngôn ngữ bắt đầu hiểu được mối liên hệ đan xen giữa văn hóa và ngôn
ngữ.
Trên thực tế, cần phải hiểu rõ ý nghĩa văn hóa của một ngơn ngữ thì mới có thể sử dụng ngơn ngữ đó
một cách linh hoạt và thuần thục [9]. Kết hợp học văn hóa với việc học tiếng Anh có thể tác động tới khả
năng giao tiếp của người học. Để giao tiếp thành công Peterson và Coltrane [5] khẳng định rằng ngôn
ngữ sử dụng phải được kết hợp với hành vi thích hợp về văn hóa. Năm 2006, các nhà nghiên cứu Kuo và
Lai cho rằng việc học ngôn ngữ 2 (L2) phải bao gồm năng lực ngữ pháp, khả năng giao tiếp, trình độ
thơng thạo ngơn ngữ và hiểu biết văn hóa. Củng cố thêm quan điểm của 2 nhà nghiên cứu trên, Brown [2]
cũng đã chỉ ra rằng văn hóa là một phần ăn sâu trong đời sống của mỗi chúng ta, cịn ngơn ngữ là
phương tiện giao tiếp giữa các thành viên của một nền văn hóa - là biểu hiện rõ ràng nhất và có sẵn của
nền văn hóa đó. Bên cạnh đó, văn hóa cịn giúp cho người học có thêm nhiều động lực phấn đấu học tập.
Saville-Troike [6] đã nói rằng để có thể dễ dàng nhanh chóng hịa nhập với người bản xứ sử dụng L2, họ
cần phải học văn hóa đích. Vì văn hóa chính là nơi sản sinh ra ngơn ngữ; là thứ có thể chi phối hành
động và suy nghĩ của con người sống trong nền văn hóa đó. Ngồi ra, khi kết hợp học ngoại ngữ và văn
hóa, người học có thể cảm nhận, chạm vào và nhìn thấy những gì người nước ngồi đang làm chứ
khơng chỉ nghe ngơn ngữ của họ. Từ đó, họ có thể phần nào hình dung ra bối cảnh thực tế mà họ cần tìm
hiểu chứ khơng chỉ là những lý thuyết trên sách vở.
Việc học văn hóa của ngôn ngữ thứ hai mang đến những giá trị to lớn giúp người học giao tiếp quốc tế
hiệu quả và có sự hiểu biết đa văn hóa. Bên cạnh đó, hiểu biết đa văn hóa sẽ giúp họ sử dụng tiếng Anh
thích hợp với từng ngữ cảnh và tránh sốc văn hóa, hiểu lầm khi giao tiếp với nhau [9].
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ nằm trong phạm vi khoa tiếng Anh của 3 trường đại học A, B và C trên cùng địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cả 3 trường đại học này đều là những trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam cùng với đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên sâu và có nhiều
năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Có 329 sinh viên đã tham gia trả lời những câu hỏi trong bảng
khảo sát và tất cả đều là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh (96 nam (28.4%); 233 nữ (71.6 %)) của các
trường đại học A, B và C (trường A: 114 (34.6%); trường B: 130 (39.5%); trường C: 85 (25.9%)). Trong
đó, có 31 sinh viên cho biết là họ đã từng tham gia các khóa học về văn hóa, và có 298 sinh viên chưa
từng tham gia bất kỳ khóa học nào nói về văn hóa của các nước.
3.2 Cơng cụ nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng bảng khảo sát làm công cụ chính để thu thập dữ liệu. Cụ thể, bảng khảo sát bao
gồm 34 câu hỏi và được chia thành hai phần: Phần I: Những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của
những sinh viên tham gia trả lời bảng khảo sát và tình hình thực tế khi tìm hiểu về văn hóa trong việc học
tiếng Anh của những sinh viên này. Phần II: Gồm có 20 câu hỏi sử dụng thang đo Likert và chúng được
sắp xếp theo thứ tự từ 1 (hồn tồn khơng đồng ý) đến 5 (hồn tồn đồng ý). Mục đích của phần này là
để hiểu rõ được nhận thức của sinh viên chuyên Anh về vai trị của văn hóa trong học tiếng Anh. Phương
pháp này có hệ số tin cậy Cronbach Alpha rất cao - 0.96 cho toàn bộ thước đo.
3.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu đã được tiến hành từ ngày 14/12/2018 đến ngày 17/02/2019. Dữ liệu của bài nghiên
cứu được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mơ tả, kiểm tra ANOVA. Dữ liệu được nhập vào phần
mềm SPSS – 20.0 để phân tích, sau đó dựa trên kết quả thống kê để xem nhận thức của các sinh viên
khác nhau như thế nào về vai trò của văn hóa trong việc học tiếng Anh.
542
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 Kết quả
4.1.1 Thái độ của sinh viên chuyên Anh về vai trò của văn hóa trong lớp học tiếng Anh
Các kết quả từ bảng 3.1 cho thấy sinh viên từ các trường đại học có thái độ khá tích cực về tầm quan
trọng của văn hóa trong việc học tiếng Anh. Cụ thể, tại trường C có tổng trung bình là 4.28 trên 5, đây là
một con số khá cao. Điều này cho thấy phần lớn các sinh viên tại trường C cho rằng văn hóa có vai trị rất
quan trọng trong việc học tiếng Anh, và đa số các sinh viên này đều có một lượng kiến thức nhất định về
văn hóa (A1, A2, A3, A4, A5, A6 đều trên 4). Bên cạnh đó, trường A cũng cho một kết quả tương đối cao
với tổng trung bình là 3.76, và tại các câu A1, A2, A3, A4, A5, A6 đều có kết quả trung bình là trên 3. Đây
sẽ là nền tảng cho việc phát triển và lồng ghép văn hóa vào việc học tiếng Anh để giúp các sinh viên có
thể học tập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại trường B lại chỉ ra một kết quả thấp hơn nhiều so với hai trường
cịn lại, cụ thể với tổng trung bình M = 2.34, và kết quả các câu A1 đến A6 cũng chỉ trên 2. Điều này chỉ ra
rằng các sinh viên tại trường B chưa có nhận thức rõ rệt về vai trị của văn hóa. Qua đó, có thể thấy sự
chênh lệch về nhận thức vai trò của văn hóa trong việc học ngơn ngữ khá rõ rệt.
Bảng 1: Vai trị của văn hóa trong lớp học tiếng Anh (ELL).
Stt
A1
A2
A3
A4
A5
A6
Sự cần thiết và tầm quan trọng của văn hóa
Các loại văn hóa
Các kiến thức về đa văn hóa
Các kỹ năng đa văn hóa
Thái độ về đa văn hóa
Nhận thức đa văn hóa
Tổng
Trƣờng A
(N1=114)
M
SD
3.78
.88
3.89
.84
3.56
.95
3.81
.87
3.79
.95
3.72
.97
3.76
.80
Trƣờng C
(N3=85)
M
SD
4.22
.77
4.31
.76
4.24
.80
4.34
.77
4.29
.84
4.29
.72
4.28
.73
Trƣờng B
(N2=130)
M
SD
2.24
1.35
2.35
1.42
2.27
1.27
2.44
1.41
2.40
1.42
2.37
1.34
2.34
1.33
Trong đó: M: Mean (Trung bình); S.D: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn; N1: Mẫu 1; N2: Mẫu 2; N3:
Mẫu 3
4.1.2 Nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của văn hóa trong ELL
Qua kết quả khảo sát, đặc biệt là bảng 2 cho thấy hầu hết các sinh viên đồng ý với việc lồng ghép yếu tố
văn hóa vào việc học tiếng Anh. Cụ thể với phát biểu “Lồng ghép văn hóa vào các lớp học tiếng Anh thu
hút các sinh viên học tiếng Anh”, kết quả của các trường A và C lần lượt là M (1) = 4.10 và M (2 - 4) > 3;
M (1) = 4.29 và M (2 - 4) > 4. Như vậy có thể thấy, đại đa số sinh viên đều cho rằng tích hợp văn hóa vào
q trình học ngoại ngữ là vơ cùng cần thiết và quan trọng. Từ đó, cần chú trọng cơng tác giảng dạy văn
hóa tích hợp với việc dạy tiếng Anh. Mặc dù vậy vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa hồn tồn đồng tình
với các phát biểu tại các câu (1 - 6) với M > 2 tại trường B.
Bảng 2: Vai trị của văn hóa trong ELL về sự cần thiết và tầm quan trọng của văn hóa
Trƣờng A
(N1=114)
M
1.
Lồng ghép văn hóa vào các lớp học tiếng Anh
thu hút các sinh viên học tiếng Anh.
2.
Lồng ghép văn hóa vào các lớp học tiếng Anh
là cần thiết.
Lồng ghép văn hóa vào các lớp học tiếng Anh
là điều quan trọng
Cần đẩy mạnh việc giảng dạy văn hóa trong
các lớp học tiếng Anh.
3.
4.
SD
Trƣờng B
(N2=130)
Trƣờng C
(N3=85)
M
SD
M
SD
4.10
.97
2.38
1.56
4.29
.83
3.89
1.06
2.38
1.46
4.27
.79
3.75
1.02
2.26
1.39
4.24
.85
3.85
1.05
2.38
1.55
4.08
.99
Trong đó: M: Mean (Trung bình); S.D: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn; N1: Mẫu 1; N2: Mẫu 2; N3:
Mẫu 3
543
Kết quả của bảng 3 cũng chỉ ra rằng việc lồng ghép yếu tố văn hóa vào học tiếng Anh không chỉ giúp sinh
viên phát triển các kỹ năng mà cịn giúp các sinh viên có thể đánh giá năng lực của bản thân dựa trên các
cơ sở khác nhau. Cụ thể, ở trường A: M (1) = 3.68, M (2) = 3.69, M (3) = 3.79; trường C: M (1) = 4.31, M
(2) = 4.31, M (3) = 4.26; trường B: M (1) = 2.43, M (2) = 2.36, M (3) = 2.32. Có thể kết luận rằng mặc dù
có sự khác nhau về mặc nhận thức, tuy nhiên phần lớn các sinh viên đều đánh giá cao vai trị của văn
hóa trong việc học tiếng Anh.
Bảng 3: Vai trị của văn hóa trong ELL về sự cần thiết và tầm quan trọng của văn hóa
Tơi nghĩ việc học về nội dung văn hóa của nhiều
quốc gia khác nhau trong các lớp học Tiếng Anh
giúp sinh viên…
Trƣờng A
Trƣờng B
Trƣờng C
(N1=114)
(N2=130)
(N3=85)
M
SD
M
SD
M
SD
1.Phát triển khả năng để đánh giá một cách sâu sắc
đối với những quan điểm cụ thể về văn hóa của họ
đối với các văn hóa của các quốc gia khác.
3.68
1.06
2.43
1.44
4.31
.77
2. Phát triển khả năng để đánh giá một cách sâu sắc
đối với những thực tế rõ ràng về văn hóa của họ đối
với các văn hóa của các quốc gia khác.
3.69
1.08
2.36
1.37
4.31
.79
3. Phát triển khả năng để đánh giá một cách sâu sắc
đối với những vật chất cụ thể về văn hóa của họ đối
với các văn hóa của các quốc gia khác.
3.79
1.03
2.32
1.34
4.26
.76
Trong đó: M: Mean (Trung bình); S.D: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn; N1: Mẫu 1; N2: Mẫu 2; N3:
Mẫu 3
4.1.3 Khác biệt về nhận thức về vai trò của văn hóa trong lớp học tiếng Anh của sinh viên chuyên
ngành tiếng Anh
Kết quả từ ANOVA một chiều từ bảng 4 chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ rệt về nhận thức giữa sinh viên từ
các trường khác nhau (F=106.251; p=.000). Điều này ngụ ý rằng những sinh viên ở Trường C có nhận
thức cao nhất về vai trị của văn hóa trong học tiếng Anh, kế tiếp là sinh viên Trường A và còn lại là sinh
viên Trường B.
Bảng 4: Kiểm định ANOVA: khác biệt về nhận thức về vai trị của văn hóa trong học tiếng Anh của sinh viên chuyên
ngành tiếng Anh
Học văn hóa trong lớp học tiếng Anh
F
Sự cần thiết và tầm quan trọng của văn
hóa
107.557
Sig.
.000*
Trƣờng A
Trƣờng B
Trƣờng C
(N1=114)
(N2=130)
(N3=85)
M(SD)
M(SD)
M(SD)
3.78(.88)
2.24(1.35)
4.22(.77)
Các loại văn hóa
100.197
.000*
3.89(.84)
2.35(1.42)
4.31(.76)
Kiến thức đa văn hóa
98.240
.000*
3.56(.95)
2.27(1.27)
4.24(.80)
Kỹ năng đa văn hóa
89.021
.000*
3.81(.87)
2.44(1.41)
4.34(.77)
Thái độ đa văn hóa
82.701
.000*
3.79(.95)
2.40(1.42)
4.29(.84)
Nhận thức đa văn hóa
91.886
.000*
3.72(.97)
2.37(1.34)
4.29(.72)
Tổng
106.251
.000*
3.76(.80)
2.34(1.33)
4.28(.73)
*P<.01
544
Trong đó: M: Mean (Trung bình); S.D: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn; N1: Mẫu 1; N2: Mẫu 2; N3:
Mẫu 3; F: kiểm định F.
4.2 Bàn luận
Theo kết quả từ bài nghiên cứu, các sinh viên tham gia khảo sát có thái độ khá tích cực đối với vai trị của
văn hóa trong lớp học tiếng Anh. Một số học giả và nhà nghiên cứu [7] cũng xác định văn hóa đóng một
vai trị thiết yếu trong việc phát triển khả năng tiếp thu ngơn ngữ đích, tạo động lực học tập và giúp họ
hoạt động hiệu quả trong bối cảnh đa văn hóa. Tuy nhiên, hơn 1/3 số sinh viên được khảo sát cho rằng,
văn hóa khơng thật sự quan trọng trong lớp học tiếng Anh. Bàn về vấn đề này Trần Quốc Thao và
Seepho [8] cho rằng những người học khơng nhận thấy vai trị của văn hóa là do trình độ ngơn ngữ thấp.
Vì vậy họ nên mở rộng kiến thức liên văn hóa, điều chỉnh thái độ liên văn hóa, nâng cao nhận thức liên
văn hóa và cải thiện kỹ năng liên văn hóa của họ. Bên cạnh đó, kết quả từ dữ liệu phân tích cịn chỉ ra sự
khác biệt đáng kể về nhận thức về vai trị của văn hóa trong ELL giữa các sinh viên chuyên Anh đến từ
các trường đại học khác nhau. Từ đây có thể thấy rằng việc kết hợp dạy văn hóa với tiếng Anh là rất cần
thiết, điều này vừa có thể xây dựng nền tảng tốt cho sinh viên về đa văn hóa, vừa giúp học học tiếng Anh
tốt hơn.
5. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng các sinh viên trường đại học C có thái độ và nhận thức chiếm
tỷ lệ cao nhất, chiếm tỷ lệ cao thứ hai là trường đại học A, và chiếm tỷ lệ thấp nhất là trường đại học B.
Qua đó cho thấy đa số sinh viên đều rất có hứng thú đối với việc lồng ghép văn hóa vào q trình lĩnh hội
tiếng Anh. Điều này giúp họ nâng cao khả năng ngoại ngữ và sử dụng chúng một cách thành thạo trong
nhiều ngữ cảnh thuộc nhiều văn hóa khác nhau. Học ngoại ngữ khơng chỉ dừng lại ở khả năng giao tiếp
ngôn ngữ thông thường mà cịn hiểu và áp dụng ngơn ngữ đó một cách thuần thục trong các ngữ cảnh
cũng như các tình huống khác nhau cụ thể. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trị của văn hóa trong
việc học tiếng anh là rất quan trọng và việc lồng ghép văn hóa vào q trình dạy và học tiếng Anh là vô
cùng cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Abdel Latif, S. (2000). Teaching towards cultural awareness and intercultural competence: from
what through How to Why culture is? Paper presented at the The annual meeting of Teachers of
English to speakers of other languages.
[2]
Brown, H.D. (2007). Principles of language learning and teaching (5th ed.). New York:
Pearson Education, Inc.
[3]
Byram, M. (1997). Cultural Studies and foreign language teaching. In S. Bassnett (ed.), Studying
British Cultures: An Introduction. (London: Routledge), 53-64.
[4]
Kramsch, C. (2001). Language and culture. Oxford: Oxford University Press.
[5]
Peterson, E., & Coltrane, B. (2003). Culture in Second Language Teaching. Eric Clearing house on
Languages and Linguistics.(pp.1-2)
[6]
Saville-Troike, M. (2006). Introducing second language acquisition. New York: Cambridge
University Press.Trần Quốc Thao & Đặng Văn Hùng (2014). Culture Teaching in English
Language Teaching: Teachers' Beliefs and Their Classroom Practices. Korea TESOL
Journal, 11(1), 1-12.
[7]
Tran, Q. T., & Seepho, S. (2016). Intercultural Language Education: EFL Learners' Perceptions
toward Intercultural Language Communicative Teaching. Philippine ESL Journal, 16, 46-64.
[8]
Valdes, J. (Ed). (1986). Culture bound. Bridging the cultural gap in language teaching Cambridge:
Cambridge University Press.
545