Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

bài tập điều kiện môn cơ sở văn hoá việt nam đề tài Trầu cau trong văn hóa Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.02 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
MƠN HỌC: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
MÃ HỌC PHẦN: COMM105
GIẢNG VIÊN: HÀ VĂN MINH

Năm học: 2021-2022



LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước được hình thành từ nền văn hóa văn minh lúa nước,
bởi vậy nền văn hóa lúa nước ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt lối sống, cách ăn
mặc, sản xuất, giao lưu cho tới phong tục tập quán được hình thành từ rất sớm và
rất đa dạng. Cùng với quá trình lao động sản xuất những cư dân trồng lúa nước đã
tạo ra cho mình những phong tục tập quán riêng mang đậm đà tính bản sắc của
mình. Những điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa mà cho tới nay vẫn cho tới
nay vẫn còn tồn tại ở làng q nơng thơn vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ đó là:
hình thái xã hội, gia đình, họ hàng, cấu trúc nhà ở, quan hệ sản xuất, phương thức
sản xuất cho tới văn hóa, phong tục tập qn,… vì văn hóa nơng thơn Việt rất đa
dạng phong phú nên ở đây chúng em xin phép trình bày về một phong tục tập qn
của  nơng thơn Việt Nam có trong cuộc sống đời thường đó là phong tục trầu
cau. Thơng qua đó chúng em muốn giới thiệu về nguồn gốc sự ra đời và quá trình
phát triển của phong tục này để đóng góp thêm một số kiến thức cho những người
muốn tìm hiểu về văn hóa về đất nước con người Việt Nam. Do còn thiếu kinh
nghiệm nên bài viết chưa được hay, cịn sơ sài, thiếu sót. Vì vậy chúng em mong
nhận được sự thơng cảm và đóng ý kiến của thầy và các bạn đọc. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!
I.



LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc sinh sống, đa dân tộc, đồng thời cũng đa
bản sắc dân tộc , mỗi dân tộc có một nét văn hố riêng, nhưng do sự giao thoa, tiếp
xúc giữa các nền văn hoá, mà các dân tộc này có những phong tục, tập quán giống
nhau. Trong đó có tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hố truyền thống của người
Việt, khơng chỉ dân tộc Kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác cũng ăn trầu, mà
còn dùng trầu cau vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ
tết… Có lẽ trầu cau là một thứ mà khơng thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền
của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đi, thêm vào đó là
những nét văn hố hiện đại nhưng phong tục ăn trầu vẫn cịn có những giá trị về
mặt văn hóa. Gắn liền với tục ăn trầu là những hiện tượng văn hoá phong phú mà
người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, mối quan
hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt
nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ khơng
cịn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu hiện qua
tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn q đó cần được nghiên cứu và sử


dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hố q khứ để góp phần cải tạo và
xây dựng nếp văn hố mới ở nước ta. Vì vậy em đã chọn đề tài trên.
Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt nhóm em đi sâu và tìm hiểu tục lệ
ăn trầu trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa
của người Việt Nam 
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều tập quán, thói quen cũng đã
thay đổi, giờ đây ăn trầu khơng cịn phổ biến nữa. Tuy nhiên trầu cau và ý nghĩa
của nó vẫn được lưu truyền gần như nguyên vẹn trong đời sống và tâm linh của
người Việt. Trầu cau, một giá trị đẹp, một văn hóa ứng xử tình nghĩa trước sau, một
triết lý nhân sinh nồng hậu, thắm đượm tình người. Vì thế mà những giá trị, nét đẹp

của trầu cau sẽ mãi là văn hóa, là vật thiêng, sẽ không thể thiếu vắng cho dù cuộc
sống rồi có phát triển đến đâu đi chăng nữa.
 
Với những lý do trên, đề tài “Trầu cau trong văn hóa Việt” khơng chỉ
có  ý nghĩa đóng góp về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
 
II. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
 Từ lâu đời, trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt. Trầu cau được
dùng để tiếp khách hằng ngày, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê.
Ngày xưa, trầu cau là lễ vật trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới hỏi, lễ
mừng thọ,... Ngày nay trầu cau vần là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết
thân, cưới hỏi,... bởi miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm
trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.
 
Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt và phố biến ở vùng nhiệt đới
Châu Á, châu Đại Dương (ở Miến Điện trầu gọi là “kun-ya”, Ấn Độ trầu gọi là
“paan”, Philippines trầu gọi là “nga-nga”,…). Ở mỗi nơi, mỗi vùng, vật liệu ăn trầu
có khác nhau nhưng sự khác nhau đó khơng đáng kể, về cơ bản là dùng hỗn hợp lá
trầu không, cau, vơi
Với người Việt Nam, trầu cau cịn là biểu hiện nét văn hóa độc đáo của cộng
đồng. Miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, ý nghĩa, giàu nghèo
ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Dân gian có câu “Miếng trầu là đầu câu
chuyện”, miếng trầu thắm têm vôi nồng luôn là sự bắt đầu, sự khởi mở tình cảm.
Miếng trầu đi đơi với lời chào, lời thăm hỏi hay làm quen:


“Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chẳng là”
 
Miếng trầu cịn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng trầu đi đầu, tác

hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái thành vợ thành
chồng. Tục ăn trầu đã để lại nhiều tục lệ rất ấn tượng và được truyền lại cho thế hệ
sau. Ở Nam Bộ, với quan niệm mâm trầu trong lễ cưới tượng trưng cho vạn vật
trong vũ trụ, cho nên tàu, ghe kiêng cử không dám chở. Ngày nay, mâm lễ là để
sang thưa chuyện cưới với nhà gái, dù hoàn cảnh nào, nhà trai cũng không thể thiếu
lá trầu, quả cau.
 
III. SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Ăn trầu là một tập tục phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương.
Người ta nhai một hỗn hợp gồm lá trầu không và cau trong miệng cho tiết ra nước.
Đây được coi là cách để làm thơm miệng và là nghi thức xã giao ở một số nước
Đông Nam Á.
Nhai trầu từ xa xưa đến nay là thói quen của một bộ phận phụ nữ người Việt.
Thông thường, đó là những người ở độ tuổi trung niên, những cụ già. Ngồi ra, ăn
trầu cau cịn thể hiện văn hóa giao tiếp ở nơng thơn. Phụ nữ khi đến thăm nhà bạn
đều được mời miếng trầu, sau đó họ mới hàn huyên, đàm đạo.
Tương truyền “Tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam” có từ thời vua Hùng Vương
và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Từ đó, trở
thành tập qn khơng thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Miếng trầu,
nhân lên niềm vui mỗi khi khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu
để chia vui; ngày lễ, tết có miếng trầu mời người lạ để kết bạn; với người quen
miếng trầu là tri kỷ. Miếng trầu cịn là sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước
qua mâm cỗ cúng gia tiên, tế lễ thần linh…

 *Nguồn gốc của tục lệ ăn trầu
Có từ sự tích trầu cau, có 2 anh em sinh đơi là Tân và Lang, do một hiểu lầm
với người chị dâu là Lưu Liên nên người em là Lang đã bỏ đi đến một dịng suối vì
sầu não, cơ đơn mà thác, biến thành phiến đá vơi.
Tục ăn trầu có từ rất sớm, nhưng chưa biết từ thời điểm nào. Phải đợi đến tận
cuối thế kỷ XV, sách Lĩnh Nam chính qi của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới được



ghi chép thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang nhiều ý nghĩa thâm
thuý.
Sau khi đọc sự tích trầu cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy một
truyện được ghi chép lại khơng những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả
những yếu tố hiện thực lẫn huyền ảo một cách khéo léo và như thế tác giả của nó
đã khiến một câu chuyện vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện
cổ tích có đầu đi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thuý.
Ở giai đoạn đầu truyện có tính hiện thực với dấu vết hiện đại, với những tên
tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn cuối, hai
anh em họ Cao và vợ người anh vì khơng hiểu nhau nên đã tự chia lìa chỉ đến khi
cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người anh hoá thành cây cau, người em
hoá thành phiến đá, vợ người anh hố thành cây trầu khơng, họ mới có được sự
cảm thơng hồn tồn, từ nay họ sẽ mãi mãi gắn bó bên nhau và kết hợp làm một
qua miếng trầu tình nghĩa , một dịng nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng
trưng cho tình gia đình mn đời thiêng liêng, bền chặt.
Riêng trong sự tích Trầu cau, các tác giả muốn giải thích cho mọi người
rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hoá khá cao ngay  từ xưa từ thời Hùng
Vương kia (Theo Đại việt sử lược, vào khoảng thế kỷ VII trước Tây lịch). Ngay từ
thuở đó, xã hội Việt Nam có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương
quý nhau, trên kính dưới nhường, vợ chồng lấy nhau vì tình, vì nghĩa, và người đàn
bà đã biết trọn đời chung thuỷ son sắt với chồng… Không phải đợi đến khi bọn
phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hoá ta, dân ta mới biết thế nào là
hiếu đễ, thế nào là biết nghĩa.
 
Vì sự tích Trầu cau có ý nghĩa sâu sắc như vậy nên tục ăn trầu của dân ta
đã được thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền văn
minh cổ Đông Nam Á
IV.


TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CỦA
NGƯỜI VIỆT
1. Nghệ thuật têm trầu cánh phượng
Trầu têm cánh phượng là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo
léo của người phụ nữ. Chẳng phải vơ tình mà hình ảnh của các bà, các cô mời trầu,
giã trầu, têm trầu lại thu hút được sự chú ý và ngưỡng mộ của người Pháp đến mức
đã đưa lên bưu ảnh một thời và ông Henry Oger đã khắc họa bằng những hình khắc
sinh động trong sưu tập tranh của ông cách đây hơn 100 năm.


Têm trầu được người Việt tiến hành: Lá trầu đã rửa sạch được rọc ra làm đôi
(nếu như lá trầu to), hoặc chỉ rọc bớt cọng già, sau đó để cuốn lại. Rọc xong quệt
vôi lên trên lá trầu, dùng tay cuốn lại, rồi ghim chặt bằng cọng trầu, miếng trầu đều
đặn như chiếc kén xinh xinh. Từ lúc rọc lá trầu đến khi làm nên những miếng trầu
gọi là têm trầu; têm trầu phải đạt 2 yêu cầu: vừa vôi và đẹp mắt.
Để têm được miếng trầu đẹp gồm: cau, lá trầu, thuốc xỉa và vơi, địi hỏi
người têm trầu phải khéo tay, gấp nếp miếng trầu vuông vắn.Người Việt Nam nói
chung xưa kia coi việc têm trầu là một nghệ thuật. Vì thế, miếng trầu có sức hấp
dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.Nhìn
miếng trầu têm có thể phán đốn được tính cách, nết người têm trầu.
Trần Quốc Vượng viết: “Ăn miếng trầu, càng biết được “tính nết” người têm
nó. Giản dị hay cầu kỳ. Đậm đà hay nhạt nhẽo. Do chất lượng và số lượng vơi bơi
trên lá trầu. Và khi có miếng trầu “ở giữa đậm quế hai đầu thơm cay…”
2. Cách ăn trầu cau của người Việt Nam
2.1. Cấu tạo của miếng trầu
Nguyên liệu ăn trầu cau sẽ gồm lá trầu (loại lá có màu xanh sẫm bóng và có
các gân nổi rõ ở mặt bên dưới), quả cau (có màu xanh ánh vàng, hình nón, kích
thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, bên trong lốm đốm) và ít vơi (loại vơi tôi để lâu, nhão,
màu trắng hoặc màu hồng, thường bán chung ở nơi mua trầu cau). Lá trầu và cau sẽ

được cất trong cơi trầu làm bằng đồng, vơi thì đặt trong bình vơi. 
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
2.2 Cách bổ cau
Đầu tiên, người ta sẽ bổ cau ra làm sáu miếng nhỏ. Cau được chọn phải là
cau tươi hoặc cau khô. Nếu là cau khơ thì cần ngâm nước trước khi ăn khoảng 20
phút cho cau mềm ra. Tiếp đến, người ta sẽ dùng chìa vơi để qt vơi lên lá trầu, gấp
lại rồi lấy một miếng cau vào miệng nhai nát hỗn hợp 3 món này.
Ở Nam Bộ, quả cau to người ta thường bổ làm 8 miếng, quả cau được róc vỏ
xanh, tiện bỏ chũm rồi mới bổ ra thành miếng. Dao bổ cau phải chọn dao sắc miếng
cau mới đẹp do đó ngơn ngữ Việt có từ “dao cau” để chỉ dao sắc và đó là sự hình
thành mỹ từ “mắt sắc như dao cau”.
Nếu những người lớn tuổi hoặc những người răng yếu thì sẽ cho hỗn hợp
trầu cau và vôi vào ống giã trầu. Đây là dụng cụ có hình dáng tương tự như chum
uống rượu với kích thước to nhỏ khác nhau tùy vào nhu cầu người dùng. Tiếp đến,
người ta sẽ dùng một cái que bằng kim loại (gọi là ống ngoáy trầu) để nghiền nhỏ


lá trầu và quả cau ra rồi mới nhai hỗn hợp này. Trong đời sống hằng ngày, người ta
ăn trầu theo một cách đơn giản. Thế nhưng, vào những dịp quan trọng như đám
cưới, đám hỏi, lễ hội thì miếng trầu sẽ được xếp cầu kỳ hơn và cách têm đó gọi là
têm trầu cánh phượng. Cách têm trầu này xuất phát từ vùng Kinh Bắc (khi xưa là
tên một địa danh cũ ở phía Bắc của Việt Nam, nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh
Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Lạng Sơn, Hưng
Yên và Hà Nội).
Người Việt đã tổ chức chu đáo việc ăn trầu, gắn liền tục ăn trầu, một nếp
sống văn hố cao và một trình độ thẩm mỹ tinh tế hình thành qua các thời kỳ lịch
sử.
3. Cau trầu trong một số nghi lễ
“Đồ sính lễ q nhất nước Nam khơng gì bằng trầu cau…”, Trầu cau là lễ

vật của khá nhiều hình thức nghi lễ hàng năm của người Việt. Bên cạnh lễ vật khác,
Trầu cau thuộc loại lễ vật đơn sơ, tinh khiết. Ở đây em chỉ phân tích một vài hình
thức nghi lễ trong đó cau trầu là lễ vật chủ yếu:
3.2. Trong nghi lễ hôn nhân.
Hôn nhân là một lễ nghi quan trọng trong đời sống mỗi con người, trong hôn
nhân, miếng trầu, quả cau là nền tảng, dân gian ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu
chuyện, miếng trầu nên dâu nhà người.” Trong mâm cỗ cúng tổ hông - vị thần của
hơn nhân bao giờ cũng có buồng cau và tệp lá trầu, tục lên này không chỉ tồn tại từ
xưa nữa mà nó cịng tồn tại cho đến tận ngày nay. Không như các tục lệ khác như
tục lệ cưới xin của người Việt, một số nghi lễ trong cưới xin trong lễ cưới hay vào
các ngày cúng gia tiên, như trong dịp lễ tết, ở một số nơi, vào lúc đón giao thừa
người chủ nhà sẽ chọn một người hợp tuổi để xông nhà cho năm mới để sang năm
mới, gia đình có nhiều niềm vui, ăn nên làm ra, thì người xơng nhà đó thường
mang trầu cau đến và trong buồng cau người ta xem có đẹp khơng, lá trầu có tươi
khơng mà ước đốn rằng đơi lứa ấy có đẹp dun khơng, có được bách niên giai lão
không
a/ Cau trầu trong lễ dạm ngõ: là lễ vật đầu tiên để đặt quan hệ giữa hai họ,
trong nghi thức này, đây là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của 2 gia đình, lễ dạm
ngõ ngày nay khơng cịn như xưa nữa mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình, nhà
trai đem trầu cau đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đơi nam nữ được tự do đi


lại tiếp tục qúa trình tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân, và nếu nhà gái nhận
trầu cau của nhà trai là nhận lời gả con gái sau lễ giạm thì cơ gái đã là người có nơi
có chốn, khơng tìm hiểu ai nữa. Nếu cơ vẫn thầm u người khác cũng chỉ cịn
luyến tiếc mà thơi.
“u nhau chẳng nói khi đầu
Để thầy cho mẹ nhận trầu người ta”
Sau khi nhận trầu cau, mà do một nguyên nhân nào đó mà hai người khơng
đến với nhau được, nhà gái trả lại trầu cau cho nhà trai.

b. Cau trầu trong lễ ăn hỏi: là lễ vật mà nhà trai đem đến nhà gái để biếu họ
hàng, lễ ăn hỏi này là một thơng báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và
hai họ, đánh dấu một sự chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái
được hỏi đã trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Trong nghi thức này lễ
vật thường là: cau tươi, bánh cốm, chè, tượi, bánh xu xê (phu thê) đó là những lễ
vật tối thiểu trong tục lễ cưới cổ truyền. Trong các lễ vật đó thì trầu cau luôn được
đặt lên hàng đầu, đứng thứ nhất trong các lễ vật, có nghĩa là nó mang một vai trò
quan trọng trong nghi thức này. Quả cau tuy là lễ vật để nhà gái đem biếu họ hàng,
nó khơng lớn lắm, và khơng có giá trị về vật chất nhiều nhưng nó lại mang nhiều ý
nghĩa, là thơng điệp báo tin với họ hàng, làng xóm rằng đám cưới sẽ diễn ra, xưa
kia nó thay cho lời mời (thay cho thiếp mời ngày nay). Trong nghi thức này, nhà
trai phải mang đến nhà gái hàng trăm, có khi hàng ngàn quả cau. Trong thời kỳ xã
hội phong kiến suy tàn, tục thách cưới trở thành một tục lệ hạ thấp phẩm giá người
con gái, thì số lượng cau trong lễ ăn hỏi lại phản ánh mặt hạn chế của phong tục.
Từ chỗ quả cau có giá trị như một lời báo hỉ đến lúc hàng ngàn quả cau cùng với
những ràng buộc khác gây công mắc nợ cho người lao động thì một phong tục có
thể rất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
c/  Cơi trầu xin dâu: là cơi trầu nhà trai đem đến nhà gái lúc đón dâu, đầy là
nghi thức tổ chức lễ cưới, là đỉnh điểm của cả quá trinh tiến tới hôn nhân, là hình
thức liên hoan, báo hỷ, mừng hạnh phúc cơ dâu, chú rể, nó có ý nghĩa rất thiêng
liêng, do đó cả xưa và nay mọi người đều rất coi trọng. Trong nghi thức này, cơi
trầu thường được tô điểm rất đẹp, trầu têm cánh phượng, cau bổ khéo, xếp trên cơi
sao cho màu sắc hài hịa. Trong lễ đón dâu, một bà đứng tuổi đại diện mẹ chồng
bưng cơi trầu nói xin dâu. Đây là ngày cơ gái từ biệt cha mẹ về nhà chồng “Cơi trầu
nên dâu nhà người” có ý nghĩa như vậy.


4. Trầu cau trong giao tiếp xã hội
4.1. Mời trầu tiếp khách.
Theo phong tục cổ truyền của nhân dân ta, khi khách đến nhà, lúc nào cũng

phải có trầu mời khác. Nếu khơng, đó là điều ân hận đầu tiên của gia chủ. Nó được
ghi lại trong câu ca cao.
“Rễ quạch cịn chưa đi đào
Trầu khơng chưa có, thuốc lào chưa mua”
Nhờ có miếng trầu, chủ và khách cảm thấy gần gũi, thân mật nên từ xưa đã có câu.
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, sau miếng trầu đến bát nước chè xanh, đậm đà
hương vị thơm ngon, đãi khách miếng trầu và bát nước chè xanh gắn liền với đời
sống hàng ngày của người lao động nông nghiệp
IV.2. Mời trầu để bắt chuyện làm quen.
“Tiện đây ăn một miếng trẩu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là.
Xưa kia ai biết ai đâu
Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen.”
Nhất là khi đến chỗ xa lạ, muốn được đón nhận vui vẻ, người khơn ngoan phải có
cơi trầu đem ra mời chào mọi người để gây thiện cảm, nếu vì một lẽ gì mà thiếu sót
thì họ vơ cùng áy náy, băn khoăn, xa xưa quan họ tiếp khách, đi mời khách, hoặc đi
chơi hội thường có miếng trầu - trầu têm cánh phượng. Vì quan niệm “miếng trầu
là đầu câu chuyện”.
4.2. Trầu cau là món q biếu thơng dụng:
Như đã nói ở trên, mặc dù trầu cau khơng là món quà biếu có giá trị vật chất
nhưng nó là tục lệ của người Việt. Như khi trẻ con đến tuổi đi học, cha mẹ đem vài
chục cau đến xin thầy đồ cho nhập mơn, hay để tỏ lịng biết ơn thầy lang chữa khỏi
bệnh tật hiểm nghèo, người nhà bệnh nhân đem trầu cau đến biếu, người không hay
chữ đem trầu cau đến biếu xin cho đôi câu đố:


Đem một cơi trầu kêu với cụ
Xin dăm ba chữ để thờ ơng
4.3. Mời trầu là cách ngỏ tình u giữa nam và nữ.
Miếng trầu còn là vật giao duyên. Chàng trai và cô gái gặp nhau, mời trầu là

để ướm lời thử lòng.
“ Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi  là nghĩa cử về sau mà chào”.
Với hương vị của trầu, cau, vôi luôn luôn gợi cho nam nữ liên tưởng đến
những chuyện tình u, chuyện dun phận lứa đơi.
“Vào vườn hái quả cau non
      

Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên”.

4.4.Ăn trầu còn gắn liền với tục nhuộm răng đen của người việt 
Có thể nói rằng ăn trầu và nhuộm răng đen có mối liên hệ  gần gũi với nhau.
Từ ngàn xưa con người đã có tục nhuộm răng đen, không như ngày nay người ta
coi hàm răng trắng là  cái đẹp thì ngày xưa người ta coi răng đen là cái đẹp . Vậy
nên, để có một hàm răng đẹp các thiếu nữ xưa đến tuổi trưởng thành đều học ăn
trầu                                                                      
“Răng đen ai nhuộm cho mình.
Để duyên mình đẹp, để tình anh say”.
Người thơn nữ má hồng, răng đen đã trở thành hình ảnh làm si mê  mê biết
bao chàng trai, như câu ca xưa thường nói.
“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”.


Nhuộm răng đen là một nét văn hoá cổ truyền của người Việt xưa. Nó đã tồn
tại một cách lâu dài trong lịch sử và trở thành một phong tục đẹp , một biểu tượng
của văn hoá việt. Thời trước có lẽ hình ảnh những bà cụ răng đen móm mém nhai
trầu hay những cô hàng xén răng đen “cười như mùa thu toả nắng”  sẽ khơng bao

giờ trở lại  nhưng nó sẽ vẫn cịn đó, trong một giai đoạn lịch sử đã qua và khi nhớ
tới nó ta vẫn thấy một thống tự hào
V.

Ý NGHĨA CỦA PHONG TỤC ĂN TRẦU

Nhai trầu từ xa xưa đến nay là thói quen của một số phụ nữ người Việt.
Thơng thường, đó là những người ở độ tuổi trung niên, những cụ già. Ngoài ra, ăn
trầu cau cịn thể hiện văn hóa giao tiếp ở nơng thôn. Phụ nữ khi đến thăm nhà bạn
đều được mời miếng trầu, sau đó họ mới hàn huyên, đàm đạo. Người xưa ăn trầu
còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại
ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại khơng lung lay. Cịn trong y học
cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt
rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai, săn bắt đồi
mồi… Ngày nay, những người ăn trầu dần ít đi, đa phần chỉ còn các cụ già ở nơng
thơn là cịn giữ phong tục này. Nếu về miền quê Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp
hình ảnh những cụ già móm mém vừa ngồi nhai trầu, vừa kể chuyện cho con cháu
nghe một cách rất bình dị.
Trầu cau trong đời sống văn hóa người Việt là một trong những phong
tục cổ truyền của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như ở Việt Nam.
Trầu cau từ ngàn xưa luôn tiềm tàng mọi giá trị về vật chất, tinh thần và giá trị tâm
linh trong văn hóa người Việt. Bởi trầu cau khơng chỉ là một món ăn dùng để
thưởng thức trong các buổi sinh hoạt lớn, nhỏ trong gia đình, xóm làng mà nó cịn
là thứ để con người gửi gắm những thứ tình cảm bạn bè, gia đình, xóm làng và
nhân duyên vào trong đó
 
Trầu cau là một vật phẩm vô giá, một di sản vô cùng quý giá trong kho
tàng văn hóa Việt Nam mà khơng phải nơi nào, quốc gia, dân tộc nào cũng có
được. Nó cùng với cư dân lao động Việt Nam tạo nên một nét đẹp, một giá trị nhân
văn sâu sắc trong cách ứng xử, giao tiếp; là ngơn ngữ biểu đạt tình cảm giữa con

người với nhau; là sợi dây vơ hình kết nối giữa con người với thế giới tâm linh
Tục nhai trầu cau khơng chỉ là văn hóa mà nó cịn đi vào cả tín ngưỡng của người
Việt. Điều đó thể hiện qua tập tục thờ ơng Bình Vơi. Chiếc bình vơi được xem như


một người bạn tri kỷ của những ai ăn trầu bởi nếu thiếu vôi không thể làm nên cái
màu thắm đỏ và sự say nồng thơm tho của miếng trầu cau. Chính vì vậy, những
chiếc bình vơi ln được thiết kế với những đường nét cầu kỳ điểm xuyết hoa văn
đẹp mắt. 
Sau khi sử dụng lâu ngày, lớp vôi cũ bám vào thành bình phía trong, cứng
dần và khiến lịng bình bị hẹp lại rồi khơng dùng nữa. Theo tục lệ, thay vì vứt bỏ
bình vơi đó đi, người ta sẽ mang bình đến bỏ dưới gốc cây cổ thụ hoặc ở đình làng.
Vào những dịp lễ, Tết, người dân đến nơi đó thắp hương cúng ơng Bình Vơi như
một cách thể hiện lịng kính trọng.
Dù thời gian có trơi đi khiến cho tục nhai trầu ít nhiều bị thay đổi, thế nhưng
trầu cau vẫn được gìn giữ một cách trân trọng. Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của
người Việt như một nét văn hóa tốt đẹp được lưu truyền cho thế hệ sau.
Cho tới ngày nay, tuy tục ăn trầu và mời trầu ít phổ biến như xưa, trầu cau
vẫn mang một ý nghĩa sâu xa nhất định trên nhiều lĩnh vực như y học, tâm lý xã
hội, bản sắc truyền thống dân tộc một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng vẫn là thứ
không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi, bởi miếng trầu đã
mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.Những vật dụng dùng trong tục ăn trầu giờ
đây đã trở thành di sản của một phong tục tập quán tốt đẹp được lưu giữ mãi trong
mỗi người Việt chúng ta.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều tập quán, thói quen cũng đã
thay đổi, giờ đây ăn trầu khơng cịn phổ biến nữa. Tuy nhiên trầu cau và ý nghĩa
của nó vẫn được lưu truyền gần như nguyên vẹn trong đời sống và tâm linh của
người Việt. Trầu cau, một giá trị đẹp, một văn hóa ứng xử tình nghĩa trước sau, một
triết lý nhân sinh nồng hậu, thắm đượm tình người. Vì thế mà những giá trị, nét đẹp
của trầu cau sẽ mãi là văn hóa, là vật thiêng, sẽ không thể thiếu vắng cho dù cuộc

sống rồi có phát triển đến đâu đi chăng nữa.
VI.

HÌNH TƯỢNG TRẦU - CAU - VÔI TRONG TRUYỆN KỂ DÂN
GIAN, CA DAO, TỤC NGỮ
 Từ bao đời nay, người Việt kể chuyện trầu cau, lá trầu, đá, vôi, một nguồn
dân ca, ca dao sôi nổi, đằm thắm xung quanh miếng trầu đã sinh sơi, nảy nở mãi
phản ánh tình sâu nghĩa nặng của lịng người Việt Nam gắn bó với nhau.


1. Mời trầu trong dân ca sinh hoạt
Mời trầu có thể diễn ra hàng ngày trong sinh hoạt của thanh niên nam nữ.
Trong sinh hoạt dân ca cảnh mời trầu khơng có tính tự phát, là một khâu có đặc
điểm cụ thể. Sinh hoạt dân ca của người Việt phong phú và đa dạng, gồm nhiều yếu
tố văn hóa, đậm đà màu sắc dân tộc. Trong quá trình phát triển, ở tất cả mọi vùng
đã hình thành dần dần và ngày càng hoàn thiện các lề lối thủ tục sinh hoạt dân ca.
Các chặng, các bước trong một cuộc hát (có thể diễn ra trong một đêm hoặc nhiều
đêm ngày liên tục) được quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt. Mời trầu là một khâu có
những đặc điểm rõ rệt.
Chặng đầu tiên của một cuộc sinh hoạt dân ca là chặng hát mừng, hát dạo.
Đôi bên mới tiếp xúc chúc tụng nhau, thăm hỏi nhau hoặc có vùng thử tài nhau. Ở
chặng này đơi bên chưa thổ lộ tình cảm sâu sắc. Cảnh mời trầu - nếu có, có vùng
chỉ hát mừng, hát thăm hỏi, hát chúc tụng, không mời trầu - cũng diễn ra như một
nghi thức. Trong hát ghẹo Phú Thọ, bên gái hát:
Em thưa với anh:
Đôi nước anh em ta.
Áo vải dải gai, cổ kím chí nghĩa.
Anh đưa chân ra tơn thần đã đoạn.
Chị em nhà em có cơi trầu đưa tay nâng lại hầu anh!
Bên trai đáp:

Em thưa với chị:
Cơi trầu để đữa bưng ra
Trầu chẵn, cau lẻ thật là trầu cau
Ở chặng này văn nghệ và cuộc sống gắn bó, tính chất hồn nhiên của đời
sống hàng ngày cùng những thủ tục của một cuộc trình diễn ca hát hòa vào nhau
tạo nên một khúc dạo đầu vừa tự nhiên thoải mái vừa chuẩn bị cho việc thổ lộ tâm
tình sâu sắc sau này. Cảnh mời trầu trong dân ca Quan họ được hình thành phù hợp
với sự phát triển tình cảm nghệ nhân, mặc dầu có tính chất nghi lễ nhưng khơng gị
bó mà trái lại vẫn nhẹ nhàng như tâm trạng đơi bên đón chờ một cuộc sinh hoạt
phong phú, lành mạnh. Lời ca lúc này cũng mộc mạc giản dị.
Tuy nhiên, khác hẳn với nghi lễ phong kiến, ở đây hai bên cùng mời nhau
ăn trầu, đó chính là phản ánh quan hệ hồn nhiên vô tư giữa những người lao động
không bị lễ giáo ràng buộc mà vẫn giữ được thái độ đúng mực.


2. Hình tượng trầu - cau trong thơ ca dân gian
Trong sinh hoạt dân ca, khâu mời trầu tuy đã có đặc điểm riêng về nội dung
và hình thức của một chặng hát dân gian, ở nhiều vùng đã thể hiện được những tình
cảm sâu sắc, nhưng chưa có tầm khái quát cao. Phải đến khi nền thơ ca dân gian
phát triển, giữa thơ ca dân gian và văn học thành vưn có mối quan hệ qua lại, thơ ca
dân gian gắn bó mật thiết hơn với các loại hình văn học dân gian khác, hình tượng
trầu - cau thật sự khái quát được những tình cảm sâu sắc của tâm hồn người Việt.
Khi sự giao lưu văn hóa giữa các vùng được mở rộng, những câu ca đặc sắc khơng
cịn là của riêng một vùng nữa, chúng ta có được những giá trị tinh thần chung đậm
đà, phong phú. Hình tượng trầu - cau là một hình tượng đặc sắc trong hệ thống hình
tượng thơ ca dân gian.
Dây trầu - hình ảnh người con gái, cây cau - hình ảnh người con trai, đơi
hình ảnh hết sức quen thuộc của thơ ca dân gian. Nếp cảm nghĩ toát ra từ hình
tượng trùng hợp với những mong ước trong truyện kể thần kỳ trầu - cau - vôi. Ước
mong sum họp, đoàn tụ là ước mong tha thiết nhất của nhân dân mà thơ ca dân gian

đã thể hiện qua nhiều hình ảnh cụ thể.
Cũng cảm xúc ấy nhưng tinh tế hơn biểu hiện ở mầu sắc trầu cau tượng
trưng cho sự hài hịa tương xứng trong tình vợ chồng:
“Trầu vàng sánh với cau xanh,
Duyên em xứng với tình anh tuyệt vời.”
Thơ ca dân gian phản ánh được những tâm tư thầm kín trong tình cảm
thanh niên nam nữ ở nông thôn. Không bị những luật lệ của xã hội phong kiến gị
bó, hình ảnh trao trầu trong thơ dân gian khái quát được mối quan hệ gắn bó giữa
những lứa đơi, thể hiện tình cảm lành mạnh của tuổi trẻ.
“ Hai ta sang một con đị
Trơng cho vắng khách trao cho miếng trầu”
Hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian chủ yếu thể hiện lịng chung
thủy trong tình yêu nam nữ, trong quan hệ vợ chồng. Nhưng dần dần ý nghĩa mơ típ
miếng trầu trong thơ được mở rộng thể hiện tình nghĩa trong mọi mối quan hệ giữa
người lao động. Khi người ta nhắc nhau:


                 
Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
      
Ăn thì đã vậy lấy gì trả ơn!.
Truyện trầu - cau - vơi và hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian bắt
nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người phản ánh những mối quan hệ gia đình
và xã hội, phản ánh những quan hệ tình cảm lành mạnh của người lao động. Hình
tượng nghệ thuật ấy ngày nay cịn là những tư liệu quý giúp ta tìm hiểu đặc điểm
tâm hồn người Việt xưa kia. Những yếu tố trong sáng trong đời sống tình cảm cịn
giá trị sâu sắc, vì thế chúng ta nên trân trọng những tình cảm ấy, như đồng chí Lê
Duẩn có lần đã chỉ ra. “Con người khơng phải chỉ sống với miếng cơm manh áo mà
cịn có đời sống tình cảm, đời sống văn hóa, những cái đó gắn liền với dân tộc. Nay
mai dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành cơng thì câu ca dao Việt Nam vẫn

làm rung động lòng người Việt Nam hơn hết”. Trong việc xây dựng con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta phát huy những đức tính truyền thống của các dân
tộc trên đất nước ta, chúng ta có thể tìm trong văn học dân gian bản sắc dân tộc cần
được kế thừa trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
KẾT LUẬN
Chúng ta đều biết, xưa kia trầu cau là hai loại cây được trồng khắp nơi trên
quê hương đất nước để lấy lá, lấy trái dùng hằng ngày. Từ vua quan cho đến người
dân, từ đàn ông cho đến đàn bà, ai ai cũng thích nhai trầu; nhiều người còn nghiện
là đằng khác, nhất là các bà gia bình dân, nhai trầu bỏm bẻm, do đó mới có khẩu
ngữ “bà già trầu”.Đặc biệt cây cau chẳng những được dân gian quý hóa bảo nhau
trồng ở sân trước nhà - chuối sau cau trước - mà ngay ở Hoàng thành vào đời Minh
Mạng (1820 - 1840) cây cau cịn được chọn khắc trên đỉnh đồng, có tên Anh Đỉnh,
đỉnh thứ tư trong cửu đỉnh, được đặt trước sân Thế Miếu.
Với chúng ta, hình ảnh những hàng cau thẳng tắp, cao vút (nhiều khi cao hơn
10 mét), có lá mọc thành chùm ở ngọn cây, thân lá xẻ hình lơng chim, lung linh
trong nắng sớm, đong đưa trước gió chiều hay in hình trên nền trời xanh thẳm vào
những đêm trăng sáng. Từ dáng thanh thoát, tạo nhã của cây cau giữa vườn quê
đêm trăng, lá trầu miếng vôi quyện thắm mặn nồng trong câu chuyện truyền thuyết,
đến tục ăn trầu thuần Việt, chuyện trầu cau còn đi sâu vào đời sống, tâm linh trong
sinh hoạt đời thường của người xưa.Giờ đã thưa dần những người ăn trầu, kể cả ở
các làng quê, nhưng trầu cau vẫn mang cốt cách tao nhã, sang trọng, vẫn là “đầu trò
tiếp khách” trong những lễ nghi quan trọng đời người như cưới, hỏi. Miếng trầu
cau là biểu tượng cho sự tơn kính, là “cầu nối” giữa người sống với tổ tiên, được
dùng phổ biến trong những ngày giỗ chạp, lễ tế thần, gia tiên, lễ mừng thọ.


Về màu sắc, đã có một sự hịa hợp rất lạ kỳ giữa màu xanh của lá trầu,
màu trắng của ruột cau và màu bạc của vôi lại cho ra một sắc màu đỏ thắm đến diệu
kỳ.
Về mặt tâm lý, sắc thắm này chính là màu biểu trưng cuarngafy cưới, cho

hạnh phúc lứa đơi, cho tấm lịng sắt don chung thủy.
“Có phải dun nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như bôi”
                                      (Hồ Xuân Hương)
Dù son phấn đương đại đã làm mất dần cái duyên ăn trầu của người con gái,
song nét văn hóa trầu cau khơng dễ phai mờ trong truyền thống người Việt Nam.
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Hương, “Văn hóa ẩm thực và y phục dân tộc Việt
Nam”, Giáo trình đào tạo cử nhân trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn
 



×