Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢO VIÊN GIẢNG VIÊN và học SINH SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.81 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CƠNG TRÌNH DỰ THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2018

ĐỀ TÀI:

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA
GIẢO VIÊN - GIẢNG VIÊN VÀ HỌC SINH - SINH VIÊN

Thuộc lĩnh vực khoa học: Xã hội

Hà Nội, 4/2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA GIÁO VIÊN - GIẢNG VIÊN VÀ HỌC SINH - SINH
VIÊN”............................................................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.......................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.............................................................2
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.........................................................2
1.5. Kết cấu đề tài.......................................................................................................2
1.6. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA
GIÁO VIÊN - GIẢNG VIÊN VÀ HỌC SINH - SINH VIÊN......................................16


2.1. Khái niệm chung về tương tác...........................................................................16
2.1.1. Tương tác vật lý..............................................................................................17
2.1.2. Tương tác tâm lý.............................................................................................17
2.1.3. Tương tác xã hội.............................................................................................17
2.1.4. Tương tác hỗn hợp..........................................................................................17
2.1.4.1. Tương tác tâm lý trong mối quan hệ tâm lý - xã hội.................................18
2.1.4.2. Tương tác xã hội trong môi quan hệ tương tác tâm lý - xã hội.................18
2.1.4.3. Tương tác tâm lý - xã hội.........................................................................19
2.2. Tương tác giữa giáo viên - giảng viên với học sinh - sinh viên.........................20
2.2.1. Bản chất tương tác giữa giáo viên - giảng viên với học sinh - sinh viên.........20
2.2.2. Sự cần thiết trong tương tác giữa giáo viên - giảng viên với học sinh - sinh
viên........................................................................................................................... 22
2.2.3. Những cách thức tương tác giữa giáo viên - giảng viên với học sinh - sinh viên
.................................................................................................................................. 23
2.2.3.1. Tương tác tâm lý giữa giáo viên - giảng viên với học sinh - sinh viên.....23
2.2.3.2. Tương tác trực tiếp...................................................................................25


2.2.3.2. Tương tác gián tiếp...................................................................................25
2.2.4. Biểu hiện của sự tương tác hiệu quả giữa giáo viên - giảng viên và học sinh sinh viên................................................................................................................... 26
2.2.4.1. Mối tương tác tâm lý................................................................................26
2.2.4.2. Môi trường tâm lý....................................................................................26
2.2.4.3. Tâm lý của giáo viên - giảng viên............................................................26
2.2.4.4. Xem xét các quan điểm của học sinh - sinh viên......................................27
2.2.4.5. Phạm vi của tổ chức lớp học....................................................................28
2.2.4.6. Quản lý hành vi hiệu quả..........................................................................28
2.2.4.7. Quản lý thời gian hiệu quả.......................................................................28
2.2.4.8. Các định hướng học tập giảng dạy...........................................................29
2.2.4.9. Tương tác trong giảng dạy........................................................................29
2.2.4.10. Phát triển từ những khái niệm................................................................30

2.2.4.11. Phản hồi, nhận xét về học sinh - sinh viên của giáo viên - giảng viên....31
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tương tác giữa giáo viên - giảng viên và học
sinh - sinh viên.........................................................................................................31
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tương tác giữa giáo viên - giảng viên và
học sinh - sinh viên...................................................................................................32
2.3.1.1. Ảnh hưởng từ phía học sinh - sinh viên....................................................32
2.3.1.2. Ảnh hưởng từ phía giáo viên - giảng viên................................................32
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tính hứng thú trong tương tác giữa giáo viên giảng viên và học sinh - sinh viên............................................................................33
2.3.2.1. Thành tích của học sinh - sinh viên..........................................................33
2.3.2.2. Năng lực xã hội........................................................................................33
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới tính ngưỡng mộ trong tương tác giữa giáo viên giảng viên và học sinh - sinh viên............................................................................33
2.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới tính chia sẻ trong tương tác giữa giáo viên - giảng
viên và học sinh - sinh viên......................................................................................35
2.3.4.1. Tính cách của học sinh - sinh viên............................................................35
2.3.4.2. Tính cách của giáo viên - giảng viên........................................................35
2.3.5. Ảnh hưởng của môi trường đào tạo trong tương tác giữa giáo viên - giảng viên
và học sinh - sinh viên..............................................................................................35


2.3.5.1. Hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các trường đại học...............35
2.3.5.2. Ưu điểm của hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ...............................36
2.3.5.3. Nhược điểm của hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ..........................37
2.3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở vật chất trong tương tác giữa giáo viên giảng viên và học sinh - sinh viên............................................................................38
2.3.6.1. Hình thức tổ chức lớp học........................................................................38
2.3.6.2. Quy mô lớp học........................................................................................38
2.3.6.3. Môi trường học tập trong lớp học.............................................................39
2.3.6.4. Tính đồng nhất trong lớp học...................................................................39
2.3.7. Ảnh hưởng của nền tảng gia đình trong tương tác giữa giáo viên - giảng viên
và học sinh - sinh viên..............................................................................................40
2.3.8. Ảnh hưởng của khác biệt văn hóa vùng miền trong tương tác giữa giáo viên giảng viên và học sinh - sinh viên............................................................................40

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.............42
3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................42
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................42
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................43
3.1.3. Kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng........................44
3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu.........................................................................45
3.2.1. Phân tích và tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài................................45
3.2.2. Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu................................45
3.2.3. Thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu...................................................................47
3.2.4. Thiết kế mẫu nghiên cứu và đối tượng được khảo sát.....................................52
3.2.5. Thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ và thu thập dữ liệu từ bảng hỏi...........53
3.2.6. Phân tích số liệu - thực hiện nghiên cứu định lượng.......................................54
3.3. Mơ hình và các giả thiết nghiên cứu..................................................................54
3.3.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu....................................................................................54
3.3.2. Phân tích nhân tố............................................................................................55
3.3.2.1. Phân tích tần số các yếu tố nhân trắc học.................................................55
3.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................61
3.3.2.3. Đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha.............................................................64
3.4. Xây dựng mơ hình hồi quy................................................................................70


3.4.1. Mơ hình hồi quy đa biến.................................................................................70
3.4.2. Bảng thống kê mơ tả các biến.........................................................................71
3.4.3. Kết quả hồi quy..............................................................................................71
3.5. Mơ hình hồi quy đa biến sau khi đã hiệu chỉnh.................................................73
3.6. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng...........................................................74
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP...........................................76
4.1. Kết luận chung...................................................................................................76
4.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao tương tác giữa GV với HS-SV......................77
4.2.1. Kiến nghị về phía người học...........................................................................78

4.2.2. Kiến nghị về phía nhà trường.........................................................................79
4.2.3. Kiến nghị về phía khoa/viện trường đại học...................................................79
4.2.4. Kiến nghị về phía GV.....................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV
HS
SV
THPT

Giáo viên, giảng viên
Học sinh
Sinh viên
Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng
3.1
3.2

Tên bảng
Phương pháp nghiên cứu và thời gian thực hiện
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho các nhân tố ảnh hưởng

Trang
45
62


3.3

đến mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên, học sinh
Bảng tóm tắt các nhân tố tương ứng với các biến quan sát sau khi

63

3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

phân tích nhân tố
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X1
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X2
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X3
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X4
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X5
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X6
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X8
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố X10
Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố TuongTac

Bảng thống kê mô tả các biến
Kết quả ước lượng của mơ hình

64
65
66
66
67
68
68
69
70
71
71


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
TƯƠNG TÁC GIỮA GIÁO VIÊN - GIẢNG VIÊN
VÀ HỌC SINH - SINH VIÊN”
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
HS - SV dành ít nhất một phần tư thời gian trong ngày tại trường học - một trong
những môi trường gây ảnh hưởng lớn nhất đến HS - SV hiện nay. Các mối quan hệ và
tương tác của HS-SV với GV tạo ra những thay đổi trong sự phát triển toàn diện của
mỗi cá nhân trong lĩnh vực mà họ tham gia, tạo nên những thách thức có ý nghĩa và
cung cấp các sự hỗ trợ xã hội.
Theo nghĩa này, tương tác giữa GV và HS - SV phản ánh chất lượng của quá trình
học tập, từ đó mà mối quan hệ tương tác này trở thành chiếc chìa khóa trong việc tiếp

thu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm của HS - SV. Hội đồng nghiên cứu quốc gia
(NRC, 2004) đã công bố một sự tái tạo lại các thiết lập về các đặc điểm liên quan đến
các cơ chế phát triển ở thanh thiếu niên một cách tích cực và xúc tiến.Báo cáo của
NRC đã thay đổi các cuộc thảo luận từ các bối cảnh khác nhau (ví dụ như lớp học, câu
lạc bộ). Từ quan điểm của báo cáo của NRC, các mối quan hệ là một cơ chế, một
phương tiện thơng qua đó các thiết lập, tham gia vào các quá trình phát triển.
Trên nhiều nghiên cứu, quan sát đã được tiến hành cũng như một số tài liệu ghi
chép đã thể hiện giá trị của mối quan hệgiữa người lớn và trẻ em - thanh thiếu niên thanh niên đã cho thấy tầm quan trọng trong việc nâng cao năng lực tương tác trong
thời gian gần đây, chúng tôi bắt tay vào một chương trình nghiên cứu để khái niệm
hóa, đo lường và cuối cùng là đề xuất những kiến nghị để nâng cao chất lượng mối
quan hệ giữa GV và HS - SV thông qua tập trung vào các biểu hiện tương tác, trong
phạm vi các trường THPT và đại học trên thành phố Hà Nội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về tương tác trên
lớp học giữaGV và SV ở một số trường đại học hiện nay trên địa bàn thành phố Hà
Nội cũng như giữa giáo viên và học sinh ở một số trường THPT. Đi sâu vào lí thuyết
và thực tiễn để từ cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện mức độ
cũng như chất lượng tương tác giữa người dạy và người học.


2

Từ những phân tích trên ta thấy bằng những lí do chủ quan hay khách quan thì sự
tương tác chưa đạt hiệu quả dẫn đến những khó khăn trong giảng dạy và học tập, hiệu
quả học tập chưa thật sự cao. Sau nghiên cứu này ta có thể thấy rõ những điểm mạnh
và điểm yếu của từng cá nhân cũng như tập thể, đánh giá mức độ tương tác hiện tại để
nâng cao hiệu quả dạy và học. Đây là một mục tiêu rất thiết thực để giải quyết thực
trạng hiện nay, khi mà các cơ sở giảng dạy, trường học ngày môt nhiều, kiến thức ngày
càng đa dạng phong phú thì cần chú tâm đến hiệu quả tương tác, nghiên cứu để nâng
cao nó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu thực tiễn

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện được những mục tiêu trên, đề tài cần trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu sau:
 Như thế nào được gọi là một mối quan hệ tương tác?
 Tương tác giữa GV và HS - SV được biểu hiện ra sao?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ tương tác giữa GV và HS - SV, mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố ấy trong quan hệ tương tác giữa GV và HS - SV
như thế nào?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, khái qt hóa những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
tương tác giữa GV và HS - SV ở các trường THPT và đại học.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp định lượng: Phương pháp thu thập số liệu bằng bảng hỏi; Phương
pháp tốn thống kê.
Phương pháp định tính: Phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát.
1.5. Kết cấu đề tài
Bài nghiên cứu của chúng tôi dựa theo ba phần chính: đầu tiên là cái nhìn tổng
quan về “những ảnh hưởng đến mức độ tương tác giữa người dạy và người học nghiên
cứu ở cấp độ phổ thông và đại học”; phần thứ hai nêu ra các cơ sở lý thuyết mà dựa
vào đó chúng tơi đánh giá mức độ của mối quan hệ tương tác này; chương thứ ba báo
cáo các kết quả đạt được từ những dữ liệu, số liệu thực tế đã được thu thập và xử lý để
có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tương tác giữa GV và HS - SV
trong các trường THPT và đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; sau cùng là những


3

kiến nghị và đề xuất dựa trên các cơ sở lý thuyết và các tính tốn với mục tiêu tăng
cường sự tham gia tương tác trong và ngoài lớp học, từ đó nâng cao chất lượng tương

tác GV và HS - SV.
1.6. Tổng quan nghiên cứu
Hướng tới sự phát triển, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chiến lược riêng
của mình, song khơng một quốc gia nào trong sự phát triển lại khơng có sự đầu tư cho
giáo dục. Có thể nói, sự đầu tư trong giáo dục một cách quy mơ bài bản và có sự
nghiên cứu kĩ lưỡng là vô cùng cần thiêt, bao gồm việc định hướng dịch chuyển từ dạy
học lấy GV làm trung tâm sang lấy HS - SV làm trung tâm. Nhiều tư tưởng, chiến
lược, phương pháp dạy học mới ra đời đều xoay quanh vấn đề dạy học tập trung vào
HS - SV để khai thác tiềm năng sẵn có, tìm cách tích cực hóa, làm cho HS - SV năng
động hơn trong q trình học tập, trong số đó đáng kể nhất là chiến lược dạy học hợp
tác, dạy học theo chủ nghĩa hiện sinh, dạy học kiến tạo, dạy học dựa vào vấn đề, dạy
học dựa vào dự án , dạy học dựa vào tương tác, học phải đi đơi với hành, tránh tình
trạng GV đọc HS - SV chép hay hoàn toàn thụ động ở lớp học bởi tất cả chúng ta đều
biết điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập. Những thực trạng gây xôn xao
dư luận xã hội như “thầy giáo bị đâm”, “học sinh gây gổ đánh thầy giáo ngay trên bục
giảng”, “cô giáo phạt cho trẻ uống nước giẻ lau”, “cô giáo 3 tháng không giảng, chỉ
viết bài lên bảng” đang hàng ngày được đưa lên báo và các trang mạng xã hội, thể hiện
sự thiếu tính gắn kết giữa người dạy và người học, và đặc biệt hơn, khơng có một giải
pháp rõ rệt nào của các cơ quan chức năng và những người đi đầu, có trách nhiệm
trong ngành đưa ra để giải quyết những vấn đề gây xôn xao dư luận xã hội ấy. Do đó,
tìm hiểu về “các yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác giữa GV và HS - SV” được
xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất với sự hình thành và phát triển nhân
cách của mỗi cá nhân là tương tác tâm lý, hoạt động này diễn ra hàng ngày, chúng ta
sống học tập và làm việc, gặp gỡ rất nhiều người và đều cần tương tác với họ, nếu như
biết tiếp thu, học hỏi những điều tích cực thì chắc chắn sẽ phát triển và hoàn thiện hơn.
Trái lại, nếu người tiếp nhận khơng phân biệt được đúng sai, khơng có kiến thức sẵn
về thực tế, không vận dụng được năng lực của bản thân thì sẽ rất dễ bị tiếp thu những
tư tưởng sai lệch hay thậm chí là sa vào các tệ nạn xã hội. Cùng một vấn đề nhưng
cách tiếp nhận và giải quyết của những người khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác



4

nhau. Và việc tiếp thu bài giảng trên lớp học cũng vậy, khả năng của mỗi HS-SV là
khác nhau nên cần định hướng cho các em cách tiếp thu, tương tác lẫn nhau, mạnh dạn
tương tác với thầy cô trong giờ học.
Tương tác trong dạy học là những mối tác động qua lại chủ yếu giữa người dạy,
người học và mơi trường (hay nói một cách khái qt hơn, đó là sự giao tiếp tích cực
giữa các chủ thể của hoạt động dạy học) nhằm thực hiện chức năng dạy học; được
hoạch định, tổ chức và điều khiển theo hướng sư phạm bởi nhà giáo dục, hướng vào
việc phát triển nhận thức và năng lực cho người học. Người dạy và người học chịu tác
động của môi trường xung quanh và tương tác lẫn nhau trong quá trình dạy học, việc
học đem lại chất lượng như thế nào phần lớn phụ thuộc vào những tương tác đó.
Hiện nay vẫn đề tương tác giữa GV và HS - SV ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
dạy và học trong trường học bởi lượng kiến thức ngày một nhiều và rộng mở hơn, xã
hội ngày càng phát triển khiến ta có thêm nhiều nguồn thơng tin và nhiều cách để tìm
kiếm thơng tin, tiếp cận kiến thức do đó GV và HS - SV cần có sự tương tác hiệu quả
để HS - SV có thể lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn học tập có phương pháp
và khơng bị ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin sai lệch. GV là những người khơng
chỉ giỏi về chun mơn mà cịn mang trọng trách to lớn là người truyền ngọn lửa cảm
hứng cho các em HS - SV, cập nhật những thay đổi từng ngày để có cách giảng dạy
phù hợp và muốn học tập có hiệu quả HS - SV cũng cần có thái độ nghiêm túc, khơng
ngừng cố gắng cũng như tìm tịi để dần hồn thiện mình dưới sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cơ giáo. Có rất nhiều nhân tố gây ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực
đến sự tương tác ấy trong đời sống xã hội ngày nay và do đó ta càng thấy rõ lợi ích của
việc GV có những tác động sâu đến thế giới tinh thần của trò, thiết lập được mối quan
hệ gắn bó ở trên giảng đường chứ khơng chỉ là những kiến thức ta cần học qua sách
vở.
Ngày nay những mục tiêu về quá khắt khe về điểm số và bằng cấp vơ hình tạo

áp lực cho cả GV và HS - SV, thứ nhất là gây ảnh hưởng đến chất lượng của qua
trình dạy và học, việc phân loại đánh giá thành tích là điều khơng thể thiếu ở mọi cấp
học, nó thúc đẩy sự cố gắng và ý chí của mỗi người nhưng nếu biến nó thành áp lực,
một điều bắt buộc phải có như nhiều gia đình u cầu con phải ln đạt loại giỏi đứng
top đầu của trường lớp dù khả năng của con chỉ ở mức khá, đó là điều rất khơng nên,
dẫn đến sự suy giảm hứng thú và mong muốn trao đổi cũng như thể hiện ý kiến cá


5

nhân ít hơn trong mỗi giờ học. Thứ hai GV cũng sẽ rất mất hứng thú giảng dạy nếu
như trong một lớp có nhiều em học theo cach đối phó, học vì điểm số, lấy thành tích
dẫn đến nhưng tiêu cực trong học tập, thi cử. Và cũng có rất nhiều những giải pháp
đưa ra để cải thiện tác động của môi trường xung quanh đến người dạy và người học
(chẳng hạn như trình độ giảng viên, quy mơ lớp học, đào tạo chứng chỉ). Tương tự như
vậy các chương trình giảng dạy khác nhau đã phần nào được thực hiện để cải thiện
thành tích của HS - SV và điều đó cũng giúp ích nhiều hơn cho GV trong giảng dạy,
đề ra những mục tiêu học tập để HS - SV tiến bộ hơn. Các bằng chứng nhất quán đã
cho thấy rõ, để nâng cao thành tích học tập của HS - SV cũng như phát triển các kĩ
năng một cách toàn diện, chúng ta cần tập trung vào nâng cao chất lượng tương tác
giữa GV và HS - SV. Trong mọi hoạt động dạy học đều có sự tương tác giữa các thành
tố (người dạy, người học, môi trường học tập,...).
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra nhiều quan điểm về tương tác. Điển
hình là tương tác giữa người dạy và người học. W-B-Yeats cho rằng “Giáo dục không
nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”. Đây là một quan điểm
đúng với mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh, bởi dạy và học không chỉ là học trên
sách vở, mà còn là đào tạo tư duy, hướng dẫn để mỗi cá nhân có thể phát triển theo
cách tốt nhất của bản thân mình, biến nó thành của mình. Một người thầy giỏi chuyên
môn và cũng giỏi nắm bắt tâm lý học trò, đem lại nguồn cảm hứng để HS của mình
cảm thấy hứng thú với giờ học, và tiến bộ lên theo năm tháng. Người thầy là người

cho chiếc cần câu chứ không phải người cho con cá, do vậy mục tiêu của giáo dục dĩ
nhiên không phải là thành tích, kết quả hay điểm số trên giấy tờ, nó chỉ phần nào phản
ảnh được kết quả, quan trọng nhất là mỗi thế hệ HS - SV đã trưởng thành, phát triển tư
duy và nhận thức, biết đưa ra ý kiến quan điểm cùng những sáng tạo của riêng mình để
sau này là một con người có ích với chính bản thân, gia đình, xã hội. Một ý kiến khác
của Joshua M. Englehart: “Bây giờ, bạn có thể đã học được rất nhiều từ giáo viên của
mình, và thấy họ có một tầm hiểu biết rất sâu rộng, nhưng rất có thể đây khơng phải là
lý do mà người giáo viên này lại để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đến như vậy. Có nhiều
khả năng rằng sự thành công của giáo viên này dựa vào cách người thầy ấy tương tác
với sinh viên như thế nào. Các GV thường vào lớp học với sự đào tạo tương đương về
nội dung và sư phạm. Nhưng cách mà GV tương tác với HS - SV của họ là một yếu tố
nổi bật trong việc phân biệt sự khác biệt về ấn tượng đối với mỗi GV của HS - SV.”


6

Quan điểm này cũng là một đóng góp rất lớn, nói về khía cạnh kĩ năng sưu phạm của
GV, tại sao cùng một mơn học mà có những GV giảng rất dễ hiểu cịn có những GV lại
khiến học sinh khó cảm thụ được bài, dù cho trình độ chun mơn của họ gần như
tương đương nhau, đó chính là do cách truyền đạt và khả năng tạo tương tác trong lớp
học, điều này rất cần thiết và để có được cũng cần một sự đầu tư thời gian cũng như
cơng sức nhất định, truyền đạt theo cách của mình những kiến thức trong sách vở bằng
cách của mình sao cho HS dễ hiểu nhất chứ không đơn thuần chỉ là đưa ngun ra, hay
đọc chép...những phương pháp đó vơ cùng phản tác dụng và lỗi thời, khi gây được
cảm hứng và tăng được cường độ tương tác với HS - SV thì GV cũng sẽ thuận tiện hơn
trong giảng dạy. Thêm một quan điểm về tầm quan trọng của tương tác tâm lí trên lớp
học, theo Arthur, Gordon & Butterfield, 2003 thì “giảng dạy là một nghề của con
người đòi hỏi một thời gian dài được dành cho sự tương tác cá nhân. Tương tác GV và
HS - SV tích cực có vai trị rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập có hiệu
quả”. Nghiên cứu này cũng đã chỉ rõ được tầm quan trọng của tương tác. Theo

Krause, Bochner, & Duchesne, 2006: “Có nhiều yếu tố quan trọng bao gồm dạy dỗ và
học tập hiệu quả. Tương tác giữa GV và HS - SV có thể được xác định bằng sự chấp
nhận, hiểu biết, tình cảm, thân tình, tin tưởng, tơn trọng, chăm sóc và hợp tác chia sẻ.
Đây là quan điểm thiên về sự thấu hiểu tâm lý lẫn nhau giữa thầy và trò, 2 bên cần chủ
động hợp tác để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động dạy - học có hiệu quả”.
Theo Barry & King, 1993: “Mối quan hệ giữa GV và HS - SV phụ thuộc rất nhiều vào
nỗ lực của cả hai bên mặc dù GV đóng một vai trò quan trọng và trên thực tế, trách
nhiệm, để bắt đầu sự tương tác tích cực. GV thực tế trong việc đại diện, công nhận,
hiểu biết, thân mật, mong đợi, tơn trọng, chăm sóc và hợp tác đối với HS - SV của
mình khơng chỉ làm việc trong việc bắt đầu mối quan hệ giữa GV và HS - SV tích cực
mà cịn tăng khả năng xây dựng mối quan hệ bền vững thời gian”. Theo Pianta, 1999:
“Tương tác giữa GV và HS - SV là rất quan trọng vì nhiều lý do. Sự tương tác giữa
GV và HS có ảnh hưởng lớn đến khả năng của HS để chuyển sang học đại học, làm tốt
tại trường đại học và liên quan tới các bạn đồng môn”. Theo Birch & Ladd, 1997;
Klem & Connell, 2004: “Các GV có mối quan hệ tích cực và an tồn với HS - SV báo
cáo rằng HS - SV của họ ít có khả năng ở xa trường hơn, xuất hiện độc lập, cần được
hỗ trợ hơn và bận rộn trong học tập. GV nên biết phần nào về những khó khăn mà HS
- SV đang gặp phải để có cách dạy học phù hợp, và tránh gây áp lực, đồng thời dùng


7

sự hiểu biết của mình để giúp đỡ, gắn kết thêm tình thầy trị nếu có thể”. Theo
Brazelton & Greenspan, 2000: “Tương tác giữa GV và HS - SV có ảnh hưởng đến
quản lý lớp học và ảnh hưởng đến việc học tập và tăng trưởng. Theo quan điểm phát
triển, việc thiết lập một mối quan hệ giữa GV và HS - SV tích cực giúp tăng trưởng
nhận thức, xã hội và tình cảm của HS - SV và nâng cao phúc lợi tinh thần của họ.
Quan hệ giữa GV và HS - SV ảnh hưởng đến hiệu quả của lòng tự trọng của HS - SV
và nâng cao kỹ năng của họ”. Một số ý kiến khác cho rằng: “Mối quan hệ giữa HS SV và GV rất quan trọng để phát triển khái niệm tự học của HS - SV và nâng cao sự
nhiệt tình và thành cơng của họ. Các trường cao đẳng và đại học hoạt động xúc tiến

việc liên hệ chặt chẽ và thường xuyên giữa GV và HS - SV của họ có nhiều khả năng
sẽ được hưởng lợi từ các sáng kiến đó. Các thành viên của khoa có quan tâm đến tiến
bộ học vấn của HS - SV có thể đóng góp đáng kể cho việc phát triển trí tuệ và chun
mơn của họ” (Anaya & Cole, 2001, Chickering, 1969, Chickering & Reisser 1993,
Cokley, 2000, Terenzini & Pascarella, 1980). “Bất cứ người học nào nếu cảm thấy
được đề cao năng lực và được quan tâm đều có trách nhiệm hơn với việc học của
mình, và khi GV gần gũi thì HS - SV có thể bớt ngại ngần hơn trong việc tham khảo ý
kiến thầy cơ những vấn đề có liên quan đến học tập, sẵn sàng tương tác và đặt ra câu
hỏi cũng như trả lời trong giờ học. Có bằng chứng cho thấy HS - SV thành công trong
việc biết rằng ngay cả một GV có thể cảm thấy hài lịng với cơng việc ở trường đại học
và vẫn mong muốn đi xa hơn trong sự nghiệp của họ” (Rosenthal và cộng sự, 2000).
“Mặc dù hầu hết sự tương tác giữa GV có xu hướng xảy ra trong lớp học chính thức,
nhưng SV trải qua những tương tác khơng chính thức có xu hướng được động viên,
tham gia và tích cực tham gia vào lớp học”(Thompson, 2001, Woodside, Wong, &
Weist, 1999). “Sự tương tác khơng chính thức giữa SV và GV đã được xác định là
điểm quan trọng trong văn hóa đại học và có ý nghĩa quan trọng đối với thái độ, sở
thích và giá trị của sinh viên đại học” (Chickering & Reisser, Pascal, 1980b,
Pascarella & Terenzini, 1991, 2005, Thompson, 2001). “Tương tác giữa GV và HS SV là một mối quan hệ cá nhân không thể tránh khỏi và các mối quan hệ cá nhân xuất
hiện thông qua các cố vấn và cố vấn cấp cao” (Light, 2001). “Để phản ứng với một số
tín hiệu tiềm ẩn, khơng nói ra, và khơng bằng lời nói, học sinh có nhiều khả năng
tương tác với các GV cảm thấy thân thiện, thông minh, thể hiện sự lãnh đạo, hỗ trợ và
khách quan” (Babad, Avni-Babad và Rosenthal, 2003 Furnham & Chamorro-


8

Premuzic, 2005). “Các GV cho phép SV sử dụng tên đầu tiên để được cảm nhận như
sự ấm cúng, khả năng tiếp cận và tôn trọng so với giảng viên” (McDowell & Westman,
2005). “Sự tương tác giữa GV và HS - SV có thể là chính thức hoặc khơng chính thức,
xảy ra trong hoặc ngoài trường học, với cả hai đóng một vai trị quan trọng trong việc

xác định thành công học vấn của HS - SV” (Jacobi, 1991). “Tương tác thường xuyên
nhất của HS - SV khi trao đổi với GV thường bao gồm các tình huống trong đó HS SV thường cần thơng tin về một khóa học hoặc sau khi đi học” (Kuh & Hu, 2001).
Chính sự khác nhau trong các quan điểm nêu trên nên các hướng nghiên cứu
trong tương tác dạy - học cũng rất đa dạng, cụ thể, hướng nghiên cứu tiếp cận mối
quan hệ tương tac giữa thầy - trò - trò cho thấy rằng ngay từ thời cổ đại, Heraclitus
(540 - 480 TCN) nhà hiền triết Hy lạp Cổ đại, Socrate (470 - 399 TCN), Khổng Tử
(551 - 479 TCN) nhà giáo dục (Vạn thế sư biểu) của Trung Hoa… đã rất coi trọng vai
trị tích cực, chủ động, độc lập của người học bên cạnh vai trò của người thầy. Trong
tương tác thầy - trò - trò, người trò vừa là đối tượng, vừa là mục đích của hoạt động
dạy học. Từ những thập niên 70, nhất là những năm 90 trở lại đây, dạy học nhấn mạnh
mối tương tác giữa người học - người học (dạy học hợp tác) được nghiên cứu nhiều và
rất phổ biến. Có thể kể đến các tác giả với các cơng trình nghiên cứu theo hướng này
như E.Aronson; R.E.Slavin; J. Cooper; D.W.Johnson & R.T.Johnson....E.Aronson
(Mỹ) với mơ hình lớp học Jigsaw đầu tiên (1978) đã có những đóng góp lớn trong việc
hồn thiện các hình thức dạy học hợp tác. Người thầy là người truyền lửa, đem đến
cảm hứng nhưng phải có sự tiếp nhận từ phía học trị, người học cần có ý thức học tập,
cũng như chăm chỉ và nghe theo hướng dẫn của thầy mới đem lại hiệu quả cao. Điều
đó lí giải vì sao cũng cùng một lớp học, cùng một người thầy nhưng kết quả của HS SVlại khác nhau, mỗi người nên tìm ra phương pháp học phù hợp với khả năng tiếp
thu của mình để đem lại hiệu quả tốt nhất có thể. Mặt khác, hướng nghiên cứu tiếp cận
mối quan hệ tương tac giữa thầy - trò - môi trường: J. A. Komenski (1592 - 1670),
Trong tác phẩm của mình, ơng đã khẳng định vai trị quan trọng và sự tương tác của ba
thành tố trong quá trình dạy học: vai trị của người dạy, mơi trường, đặc biệt vai trò
của người học.Từ những thế kỉ XVIII về sau, lý thuyết về dạy học tương tác được đề
cậpnhiều ở các nước phương tây. Điển hình như; JoSeph Lancaster và Andrew
Bell(Anh), Fancis Parker và John Deway (Mỹ) là những người ủng hộ đắc lực cho dạy
học tương tác. Trong tác phẩm “Nền dân chủ và giao dục”, John Deway đã chỉ ra rằng


9


con người bản chất sống cần tương tác, trẻ cần được dạy để biết cảm thông , tôn trọng
quyền của người khác, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề và cần được trải
nghiệm những vấn đề đó ngay từ trong nhà trường.Gần đây nhất, tại trung tâm nghiên
cứu giáo dục quốc tế (CERI) - Paris, nhóm nghiên cứu của tác giả Jean Marc
Denomine và Madeleine Roy đã nghiên cứu và thực nghiệm thành công đường hướng
tổ chức dạy học mới trong hoạt động sư phạm gọi là “Tiến tới một sư phạm tương tac”.
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã xác định cấu trúc hoạt động dạy học gồm
ba thành tố: Người dạy - người học - môi trường, là ba thành tố trung tâm, cơ bản, chỉ
rõ chức năng, mối quan hệ của các thành tố. Các tác giả đã mô tả một cách logic hoạt
động dạy học trên nền tảng tương tác, mở ra hướng tiếp cận dạy học trên nhiều mặt.
Người học cần có sự tơn trọng thầy và bạn bè, tạo nên môi trường học tập lành mạnh
thân thiện tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học. Tôn trọng thầy khơng nói
chuyện riêng trong giờ học và khơng ảnh hưởng đến việc học của người khác, có ý
thức vươn lên để tạo động lực phấn đấu cho bạn bè trong cùng lớp, đó là điểu HS SVnào cũng nên làm, tạo một môi trường học tập sôi nổi, kỉ cương nề nếp tốt. Đó chắc
chắn cũng là điều mà bất cứ GV nào đều mong muốn.
Bên cạnh những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, trong nước cũng đã bắt đầu có
những nghiên cứu về vấn đề tương tác giữa GV và HS-SV trong luận văn tiến sĩ
“Tương tac tâm lí trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học” của
Cao Thị Nga được hoàn thành tại học viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2016,
nghiên cứu đã chỉ ra được sự cần thiết về vấn đề tương tác giữa giảng viên và sinh
viên trong đào tạo đại học, và đặc biệt là đào tạo theo hình thức tín chỉ “Dạy học đại
học hiện nay theo phương thức tích lũy tín chỉ, theo đó, đào tạo theo tín chỉ địi hỏi cao
tính tích cực làm việc, tương tác tâm lý giữa GV và HS - SV, tương tác tâm lý vừa là
yêu cầu, vừa là điều kiện của dạy học theo tín chỉ. Thực tiễn đã minh chứng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo trong nhà trường (nói chung), trường đại học (nói riêng) phụ thuộc
rất lớn vào sự tương tác tâm lý giữa GV và HS - SV”. Qua nghiên cứu này chúng ta
phần nào hiểu được cơ sở lý thuyết “dạy học được hiểu là hoạt động của người dạy và
học trong sự tương tac lẫn nhau, đặc biệt tương tac về mặt tâm lý nhằm đạt mục đích
dạy học”, khi nói tới hoạt động dạy của người GV, đồng thời nói tới hoạt động học của
người SV, hoạt động dạy học là hoạt động kép” và sự cần thiết để nghiên cứu sâu hơn

về đề tài này cũng như thực trạng giáo dục ở mọi cấp bậc ở Việt Nam hiện nay.


10

Quá trình dạy học là một hệ thống gồm nhiều nhân tố với vị trí và chức năng
khác nhau. Trong đó GV với hoạt động dạy học và HS - SV là 2 nhân tố trung tâm.
Mỗi nhân tố đều phát huy vai trị của mình trong q trình vận động để hỗ trợ tương
tác lẫn nhau. Môi trường dạy học được tổ chức phù hợp địi hỏi tính tích cực và tự giác
cao của người học, người dạy đóng vai trị chủ yếu là người tổ chức mơi trường học
tập và hỗ trợ, tư vấn cho người học, cho họ một hướng đi đúng đắn và những kiến thức
mới mẻ cũng như rèn luyện tư duy có chiều sâu cho HS - SV của mình. Theo như thực
tế hiện nay chúng ta thấy rõ, để đánh giá chất lượng giảng viên phần lớn là về kiến
thức, trình độ chuyên mơn, điều đó rất cần nhưng chưa đủ, GV nên có cách để bài
giảng trở nên thú vị và gần gũi nhất với HS - SV cũng như quan tâm sát sao đến nhu
cầu và khả năng của người học, bởi ở hai tầm tư duy hoàn toàn khác nhau, GV đã có
dày dặn kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu còn HS - SV chỉ là những người
mới tìm hiểu, rất bỡ ngỡ với vấn đề đang thảo luận nên rất cần những cách dạy dễ hiểu
nhất và sự tận tâm từ người thầy. Nhưng không chỉ thế, nếu như người GV đó có nền
tảng chun mơn tốt, kĩ năng sưu phạm tốt nhưng HS - SV không hào hứng, đi học
khơng có mục đích hay chỉ học để qua môn, sẽ khiến giờ học trở nên vô cùng nhàm
chán khi chỉ có sự tác động từ phía thầy mà khơng có phản hồi từ trị, nó cũng tạo nên
những cảm xúc tiêu cực, hoặc mất đi hứng thú với người giảng dạy.
Vấn đề tương tác giữa GV và HS - SV không chỉ giới hạn ở đối tượng hay vùng
miền nào, mà nó diễn ra ở mọi nơi, trên ghế nhà trường, những buổi dạy kĩ năng
mềm, kĩ năng sống cho đủ mọi lớp tuổi được mở ra ngày càng nhiều. Khi cịn bé,
gia đình và nhà trường vơ cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cũng như
tư duy của một trẻ nhỏ, các em mạnh dạn tương tác, thể hiện mình ở trường lớp hay
được tạo điều kiện đẻ nói lên suy nghĩ cảm nhận của mình ở gia đình cùng với sự quan
tâm sát sao, uốn nắn kịp thời từ phía giáo viên và bố mẹ các em sẽ được đi đúng

hướng và tiếp thu rất nhanh, ở bậc tiểu học và THPT tiếp theo đó là đại học, nhân cách
cũng như cá tính mỗi con người dần hồn thiện cũng như nhiều yếu tố mơi trường
xung quanh tác động, tương tác có thể gặp những khó khăn nhất định khi một số em
rất chăm chú cịn một số em lại khơng hề hứng thú với bài vở, hay nhiều nhân tố khác,
nền tảng giáo dục gia đình cũng là điều khiến HS có cái nhìn khác nhau về tầm quan
trọng của việc học, và đó là điều rất khó với GV ở mọi cấp bậc, nhưng nhìn chung,
mục tiêu của giáo dục chính là phát triển, vì vậy nắm bắt được từng loại đối tượng HS


11

- SV để giúp các em biết được vị trí của mình, tương tác với tần suất nhiều hơn là điều
một giảng viên nên làm, bởi vì ai trong chúng ta cũng có những nội lực chưa được
khai thác hết, nếu như hiểu bản thân mình ở vị trí nào và đi lên đúng hướng, thì kém
cũng có thể cố gắng thành khá, giỏi chắc chắn sẽ trở nên xuất sắc và ưu tú hơn. Như
vậy tương tác không chỉ là cách thức của mối quan hệ mà còn là mục tiêu dạy học,
người học cần được hình thành các năng lực tương tác, linh hoạt và có trách
nhiệm hơn với vấn đề tương tác ngay tại lớp học cũng như lưu lại để trao đổi với
giảng viên thêm nếu cần.
Dựa trên một số nghiên cứu, các nỗ lực của GV để đan xen vào hoạt động xã hội và
cảm xúc của HS - SV trong lớp, thông qua việc tạo thuận lợi tích cực cho sự tương tác
của GV và HS - SV, là những yếu tố chính trong thực tiễn lớp học hiệu quả. Hai lĩnh
vực rộng lớn của lý thuyết phát triển hướng dẫn nhiều công việc hỗ trợ cảm xúc trong
lớp học (Ainsworth, Blehar, Waters, & Wall, 1978, Bowlby, 1969, Pianta, 1999) và lý
thuyết tự xác định (Connell & Wellborn, 1991; Ryan & Deci, 2000; Skinner &
Belmont, 1993). Các nhà lý thuyết đính kèm cho rằng khi cha mẹ hỗ trợ tinh thần và
mơi trường có thể dự đốn được, nhất qn và an tồn, trẻ em sẽ trở nên tự lập hơn và
có thể liều lĩnh khi khám phá thế giới bởi vì họ biết rằng người lớn sẽ ở đó để giúp đỡ
họ nếu họ cần nó (Ainsworth và cộng sự, 1978, Bowlby, 1969). Lý thuyết này đã được
áp dụng rộng rãi và được chứng thực trong môi trường học tập (Birch & Ladd, 1998,

Hamre & Pianta, 2001, Howes, Hamilton, & Matheson, 1994, Lynch & Cicchetti,
1992; Pianta, 1999). Lý thuyết tự quyết định (hay tự hệ thống) (Connell & Wellborn,
1991; Ryan & Deci, 2000, Skinner & Belmont, 1993) cho thấy trẻ em và thanh thiếu
niên có động lực học hỏi lớn nhất khi người lớn ủng hộ nhu cầu cảm thấy có thẩm
quyền, tích cực liên quan cho người khác, và tự trị. Trong suốt thời gian học tập,
những sinh viên kết nối tình cảm với giáo viên và tỏ ra tích cực về sự phát triển trong
cả lĩnh vực xã hội và học thuật (Hamre & Pianta, 2001; Harter, 1996, Ladd, Birch, &
Buhs, 1999; Pianta và cộng sự, 1995, Roeser và cộng sự, 2000, Ryan, Stiller & Lynch,
1994, Silver, Measelle, Essex & Armstrong, 2005, Wentzel,1998). Trong lĩnh vực này,
họ tập trung vào tương tác hành vi liên quan đến khí hậu cảm xúc, sự nhạy cảm của
GV và quan điểm của SV.


12

Ảnh hưởng của các yếu tố tương tác cũng được đề cập một cách rất đa dạng trong
các nghiên cứu có thể liệt kê ra như (1) yếu tố tâm lí (2) yếu tố giới tính, tình trạng
kinh tế xã hội và cấp học (3) yếu tố văn hoá (4) yếu tố môi trường (5) yếu tố con người
Về yếu tố tâm lí các HS trong nghiên cứu của Skinner và Belmont (1993) đã được
tìm thấy để tham gia nhiều hơn vào lớp học trong đó họ nhận thức GV của họ có tình
cảm hơn (ví dụ: thích và vui chơi với HS), hịa hợp hơn (ví dụ như hiểu biết về tâm lí
lứa tuổi), dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho HS, và đáng tin cậy hơn (r =
0,60 đến 0,65). Furrer and Skinner (2003) đo lường sự liên quan đến GV với các đồ
vật bằng sự đồng thuận của HS với các câu nói như cảm giác được chấp nhận, không
bỏ qua cũng không quan trọng. ..Họ quan sát thấy rằng, sau khi tính đến số liệu SV
báo cáo liên quan đến cha mẹ và bạn đồng trang, cảm giác liên quan đến GV của HS là
một dự đoán đáng kể về sự tham gia hành vi của họ (β = 0,14 và 0,26 đối với GV và
HS báo cáo, tương ứng), cũng như sự tham gia tình cảm của họ (β = 0,17 và 0,40).
Hay, Skinner và Belmont (1993) nhận thấy rằng xếp hạng của GV theo ý thích của
họ,đánh giá cao, và hưởng thụ, cũng như sự hiểu biết, thông cảm và kiến thức của họ

về SV, tương quan với sự tham gia hành vi của SV với GV trong lớp học (r = 0,56). Từ
đó ảnh hưởng lớn đến tần số tương tác giữa GV và HS - SV.
Về yếu tố giới tính, tình trạng kinh tế xã hội và cấp lớp, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các GV thường cảm thấy gần gũi hơn với bé gái hơn so với các bé trai (Murray &
Murray, 2004; Saft& Pianta, 2001). Ladd, Birch, và Buhs (1999) phát hiện ra rằng trẻ
em có tình trạng kinh tế xã hội kém sẽ có mối quan hệ xa hơn với GV của họ hơn so
với các HS giàu có hơn. Cấp học của HS cũng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa HS và
GV. HS trung học báo cáo các mối tương tác với GV kém hơn trẻ em ở các lớp tiểu
học (Lynch & Cicchetti, 1997). Lynch và Cicchetti đã xác định như các mô hình quan
hệ được đặc trưng bởi mức độ cảm xúc tích cực cao và trung bình đến mức độ gần gũi
tâm lý cao.
Về yếu tố văn hoá nghiên cứu nhỏ về mối quan hệ giữa GV và HS - SV đã tham
gia vào các khía cạnh văn hố trong quan hệ giữa các cá nhân. . Sự bỏ sót này là đáng
báo động vì các lớp học ngày nay giáo dục những HS - SV từ các nguồn gốc khác
nhau, có thể ảnh hưởng đến việc GV hay HS - SV cảm thấy thoải mái trong việc xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhau như thế nào. Ví dụ, các nền văn hoá bị ảnh hưởng
nặng nề bởi triết học Khổng giáo, học tập và giáo dục được đánh giá cao, và giáo viên


13

được coi là những người cao tuổi được tôn trọng (den Brok, Levy, Rodriguez, &
Wubbels, 2002). Trong các nền văn hoá châu Mỹ Latinh và châu Á, HS - SV có thể
khơng mong muốn trở nên gần gũi với GV của họ bởi ý nghĩ rằng GV chỉ là người
giảng dạy chứ không người đáng tin cho việc chia sẻ các vấn đề cá nhân, vì vậy họ
khơng thể biểu lộ những hành vi gần gũi với GV. Thay vào đó, Brok và cộng sự gợi ý
rằng so với những người bạn ở Mỹ, những sinh viên này có thể có xu hướng bị ảnh
hưởng về mặt văn hố hơn khi trông mong giáo viên của họ trở nên hùng mạnh hơn,
những con người có thẩm quyền (trang 450). Đối với sinh viên châu Á, sự tương tác
giữa sinh viên và giáo viên có thể có nghĩa là có được sự trợ giúp của công cụ giúp họ

thành công trong học tập (Ang, 2005) bởi vì đó là những gì mà một giáo viên giỏi sẽ
phải làm là đầu tư vào học tập của sinh viên. Những quan điểm về vai trị của giáo
viên có thể ảnh hưởng đến sự tương tác giữa học sinh và giáo viên phương tiện cho
sinh viên từ các nguồn gốc đa dạng.
Về yếu tố mơi trường, lí thuyết tương tác ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX
với kết quả nghiên cứu của Guy Brouseau, Claude Comiti,… thuộc Viện Đại học đào
tạo Giáo viên ở Gremnoble. Các tác giả đã đưa thêm yếu tố môi trường vào trong hoạt
động dạy học và từ đó cấu trúc hoạt động dạy học gồm bốn nhân tố ra đời: người dạy,
người học, nội dung kiến thức và môi trường. Những kết quả nghiên cứuđã phân tích
sâu sắc yếu tố người dạy, người học trong mơi trường để hướng tới mục tiêu mơn học
đồng thời cịn chỉ ra cơ chế của sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc cấu trúc hoạt
động dạy học. Trong tác phẩm “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác”, hai tác
giả người Canada là Jean Marc Denommé và Madeleine Roy đã mô tả logic của hoạt
động dạy học và mở ra một quan điểm sư phạm tương tác với cấu trúc dạy học là một
“bộ ba” gồm: người học, người dạy và mơi trường, cịn nội dung kiến thức được coi
như là một yếu tố khách quan mà người dạy muốn hướng người học chiếm lĩnh.Môi
trường học tập cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả tương tác của giáo
viên và sinh viên. Môi trường định hướng hoạt động của con người theo một khn
khổ nhất định, góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt
động giao lưu cá nhân. C.Mác đã viết “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong
chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”. Nhờ được học tập và rèn luyện ở
mơi trường đại học mà các em có được kĩ năng sống tốt, hạn chế được những tệ nạn xã
hội, những tác động tiêu cực của xã hội. Các em có thể noi theo những tấm gương tốt


14

để vươn lên trong học tập và rèn luyện, một lớp học có nhiều sinh viên giỏi, năng động
tích cực sẽ thúc đẩy tinh thần thi đua giúp kết quả đi lên. Nhiều em hăng say phát biểu
ý kiến sẽ nâng cao tương tác đem lại hiệu quả cao trong giờ học, giáo viên cũng có

hứng thú truyền đạt nhiều hơn. Tuy nhiên một số trường hợp mà giáo viên cũng như
bạn bè có những định kiến, thiếu thiện cảm, sử dụng các biện pháp hành chính thái quá
hay thiếu khách quan trong đánh giá có thể gây nên sự bất mãn, tự ti trong học tập và
giao tiếp, khiến những em có tư duy chưa tốt ngày càng trở nên đi xuống trong cả kĩ
năng cũng như kiến thức. Do đó chúng ta ln cần nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo,
góp phần tạo nên mơi trường học tập văn minh, hiệu quả. Trong tương tác tâm lí trên
lớp giữa GV và HS - SV, nếu tạo được ảnh hưởng tích cực sẽ có tác dụng tác động
khơng chỉ đến nhận thức mà cả thái độ và hành vi cá nhân. Sự ảnh hưởng tâm lý tích
cực làm các cá nhân tăng nhu cầu tăng sự tương tác với nhau, tăng phối hợp tương tác
tâm lý giúp ích cho quá trình đào tạo đạt được mục tiêu của nó. Về phía GV nếu như ít
có tương tác với HS - SV trên lớp chỉ diễn ra quá trình giao tiếp một chiều, mệnh lệnh
và áp đặt. GV lên lớp thường xuyên trao đổi trò chuyện với sinh viên mới tạo được sự
hăng say và hứng thú. Về phía HS - SV nếu như có biểu hiện trốn tránh ngại tương tác
với GV thì trên lớp GV gần như độc thoại và khơng khí học tập kém sơi nổi.Ngược lại
thường xuyên trao đổi tạo cảm giác thích thú và thỏa mãn.
Về yếu tố con người, “thái độ và niềm tin mà GV hình thành ảnh hưởng đến cách
họ tương tác với HS - SV từ những nhóm HS - SV được nghiên cứu”(Pianta, 1999).
“GV là người mẫu kiểu mẫu, được mong đợi là có định hướng học tập và cư xử
tốt”(Chang & Demyan, 2007, Chang & Sue, 2003, Rosenbloom & Way, 2004). Theo
Barry & King, 1993: “Mối quan hệ giữa GV và HS - SV phụ thuộc rất nhiều vào nỗ
lực của cả hai bên mặc dù GV đóng một vai trò quan trọng và trên thực tế, trách
nhiệm, để bắt đầu sự tương tác tích cực”. Buriel (1983) đã chứng minh rằng HS - SV
học tập tốt hơn trong trường học khi nhận được sự chỉ dẫn tương tác với GV nhiều
hơn. Những HS - SV có thành tích học tập tốt cũng sẽ năng nổ hơn, được GV biết đến
và quan tâm nhiều hơn, từ đó có động lực tốt để phát triển, mặt khác, những HS - SV
khơng hiểu bài thì khơng muốn nhận được sự quan tâm chú ý hay mong muốn tương
tác, do vậy kết quả ngày càng giảm sút. Trừ khi các HS - SV có khả năng tự học thật
tốt thì hầu hết các HS - SV có mật độ tương tác với GV cao là người có thành tích học
tập tốt hơn cả.



15

Các nghiên cứu trước đây đã phần nào nói lên được tầm quan trọng trong tương tác
giữa GV và HS - SV, nhưng chưa có một cái nhìn tồn diện về mọi mặt của vấn đề và
đưa ra được giải pháp thiết thực, do vậy nhóm nghiên cứu một phần dựa trên những
nền tảng đó cùng với áp dụng vào thực trạng hiện nay để có một nghiên cứu đầy đủ, cụ
thể hơn. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
thực tiễn được áp dụng về đề tài này.


16

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA GIÁO VIÊN GIẢNG VIÊN VÀ HỌC SINH - SINH VIÊN
2.1. Khái niệm chung về tương tác
Tương tác trong tiếng anh được viết là “Interaction”, được ghép bởi hai từ đơn là
“inter” và “action”. Trong đó, “inter” mang nghĩa là kết nối, liên kết các chủ thể.
“Action” ở đây là hành động, hoạt động, ứng xử, ảnh hưởng. Qua đó, “interaction”
được hiểu là sự tác động, tương tác, ảnh hưởng qua lại của các chủ thể.
Theo Wikipedia, tương tác là một loại hành động xảy ra khi hai hoặc nhiều đối
tượng có ảnh hưởng lên nhau. Ý tưởng về hiệu quả hai chiều là rất cần thiết trong khái
niệm tương tác, trái ngược với tác động nguyên nhân một chiều.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “tương tác” được định nghĩa là sự tác động qua lại lẫn
nhau,... có mỗi liên hệ trao đổi thông tin với nhau.
Theo Từ điển tâm lý, “tương tác” là một khái niệm thuộc về ứng xử. Cái này tác
động lên cái kia, cái kia tác động trở lại cái này, hai cái ảnh hưởng lẫn nhau, chứ
không thể ảnh hưởng một chiều.
Ở mức khái quát nhất, “tương tác” chính là sự tác động qua lại tương ứng lẫn nhau
giữa các chủ thể, dẫn tới ảnh hưởng lẫn nhau của các chủ thể đó. Sự tương tác giữa các

chủ thể có thể được diễn ra qua sự tương tác của các lực cơ học (tương tác giữa thanh
sắt và máy cưa tạo ra tia lửa, tương tác giữa cái búa và đinh,...); sự tác động của năng
lượng (năng lượng sinh học, năng lượng cật chất, năng lượng tâm lý,...); sự tác động
của thông tin (những con kiến giao tiếp với nhau qua tiếp xúc, sự trao đổi thông tin của
con người,...); sự tác động giữa các biểu tượng của các chủ thể. Tuy có sự khác nhau
về hình thái tác động nhưng chúng đều có chung bản chất là sự tác động qua lại tương
ứng giữa các chủ thể dẫn đến sự thay đổi của cả hai phía.
Dấu hiệu cơ bản để xác định sự tương tác giữa các chủ thể là sự tác động qua lại
giữa chúng. Tương tác chỉ có thể xảy ra khi có sự tác động ở cả hai phía. Trong trường
hợp chỉ có sự tác động từ một sự vật, hiện tượng này tới một sự vật, hiện tượng kia thì
khơng thể coi là tương tác, mà đó là sự tác động, ảnh hưởng một chiều. Sự tác động
giữa các chủ thể diễn ra theo xu thế cân bằng, mất cân bằng và lặp lại. Chính sự mất
cân bằng làm cho q trình tương tác ln biến đổi và tạo ra đặc tính thứ hai của tương
tác. Đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau, làm biến đổi cả hai phía.


17

Những nghiên cứu trên cho rằng: Tương tác là quá trình tác động qua lại giữa các
chủ thể với nhau, trong đó diễn ra sự trao đổi, biến đổi và ảnh hưởng lẫn nhau của các
chủ thể.
2.1.1. Tương tác vật lý
Trong vật lý, sự tương tác cơ bản (phụ thuộc vào bản chất của sự tương tác, nó
cũng có thể được gọi là lực cơ bản) là một quá trình mà các hạt cơ bản tương tác với
nhau. Sự tương tác thường được mô tả như là một trường vật lý, và được trung gian
bởi sự trao đổi của boson đo giữa các hạt. Ví dụ, tương tác giữa các hạt tích điện xảy
ra thơng qua sự trung gian của các trường điện từ, trong khi phân rã beta xảy ra bằng
các tương tác yếu. Sự tương tác là căn bản khi nó khơng thể được mơ tả bằng các
tương tác khác. Có năm tương tác cơ bản được biết đến trong thiên nhiên: Các điện từ,
mạnh, yếu, Higgs, và tương tác hấp dẫn. Các tương tác yếu và điện từ được thống nhất

trong lý thuyết điện cơ đốt trong, được thống nhất với lực mạnh trong mơ hình chuẩn.
2.1.2. Tương tác tâm lý
Tương tác tâm lý là sự tiếp xúc, tác động về phương diện tâm lý giữa hai hay nhiều
cá nhân, kết quả là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi,... của các cá nhân đó.
Tương tác tâm lý là sự tác động về mặt tâm lý giữa các cá nhân với nhau, khác với tác
động bằng lực hay bằng năng lượng như trong tương tác vật lý, sinh lý. Đó là sự tác
động bằng các thơng tin, cảm xúc, hình ảnh tâm lý,...giữa các cá thể. Tương tác tâm lý
không chỉ ở mối quan hệ giữa con người mà còn được thể hiện trong các mối quan hệ
khác như con người - con vật, con vật - con vật.
2.1.3. Tương tác xã hội
Theo quan điểm xã hội học, tương tác là một chuỗi các hành động xã hội năng
động, thay đổi giữa các cá nhân (hoặc nhóm) đã sửa đổi các hành động và phản ứng do
các hành động của (các) đối tác tương tác của họ.
Tương tác xã hội là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người với
con người với tư cách là các thành viên xã hội
Các tương tác xã hội có thể được phân biệt thành tình huống ngẫu nhiên, lặp lại,
thường xuyên và được quy định. Tâm lý, ý thức của con người được hình thành, phát
triển thông qua các tương tác tâm lý và tương tác xã hội. Qua đó tạo thành nền tảng
của các quan hệ xã hội.
2.1.4. Tương tác hỗn hợp


18

2.1.4.1. Tương tác tâm lý trong mối quan hệ tâm lý - xã hội
Như đã phân tích ở trên, tương tác tâm lý là sự tiếp xúc, tác động về phương diện
tâm lý giữa hai hay nhiều cá nhân hoặc tương tác giữa những thành phần tâm lý trong
một cá nhân, dẫn đến sự ảnh hưởng và làm biến đổi về mặt tâm lý giữa những cá nhân
đó.
Tương tác tâm lý có thể được coi là q trình tác động và hành động đáp lại của

một chủ thể này với một chủ thể khác, là sự tương tác giữa các hiện tượng tâm lý để
tạo ra các hiện tượng tâm lý mới. Biểu hiện dễ thấy nhát về sự tương tác tâm lý là sự
tiếp xúc cảm xúc giữa người mẹ và trẻ sơ sinh, qua đó tạo cảm giác an tồn cả về phía
trẻ và người mẹ hay sự lây lan nhau về tâm trạng giữa các thành viên trong nhóm cộng
đồng trước một sự kiện nào đó. Sự tác động tâm lý giữa các cá nhân có thể diễn ra theo
nhiều cách thức bằng nhiều phương tiện phong phú. Qua giao tiếp trực tiếp bằng lời
nói, chữ viết hay các phương tiện phi ngôn ngữ, qua trao đổi vật phẩm và thông tin quà
tặng,... Sự tương tác tâm lý diễn ra hằng ngày trong đời sống của mỗi cá nhân. Các cá
nhân thay đổi các đặc điểm tâm lý của mình nhờ có sự tương tác tâm lý với người khác
(tăng vốn hiểu biết về thế giới, thay đổi các nét tính cách, thái độ hay điều chỉnh các
hành vi theo hướng có lợi cho bản thân...). Một phương thức tương tác tâm lý đặc
trưng giữa các cá nhân là tương tác liên nhân cách. Tương tác liên nhân cách là các
tương tác tâm lý giữa các cá nhân được xét dưới góc độ các quy chiếu giá trị, chuẩn
mực của hệ văn hóa - xã hội nhất định, dẫn đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân
cách. Tương tác liên nhân cách thực chất là tương tác tâm lý giữa các cá nhân, trong
đó sự tương tác qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân được diễn ra theo các
chuẩn mực, các quy định, các giá trị của nhóm, cộng đồng mà họ tham gia với tư cách
là thành viên. Nhiều khi tương tác liên nhân cách được hiểu như là tương tác liên cá
nhân
Tương tác tâm lý là quá trình tác động qua lại về mặt tâm lý giữa các chủ thể, biểu
hiện qua nhu cầu tương tác, sự tương hợp tâm lý, sự phối hợp, qua tần số tương tác và
sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể.
2.1.4.2. Tương tác xã hội trong môi quan hệ tương tác tâm lý - xã hội
Tương tác xã hội là quá trình tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các chủ
thể xã hội, từ đó, phát sinh ra các mối liên hệ, quan hệ xã hội gắn kết các con người
với nhau.


19


Đặc trưng của tương tác xã hội là sự tương tác của các cá nhân đóng vai trị xã hội
khác nhau (tương tác giữa thủ trưởng và nhân viên, tương tác giữa cha mẹ và con cái,
tương tác giữa vợ và chồng,...). Trong các mối tương tác này, diễn ra sự tiếp xúc trao
đổi và tác động lẫn nhau về phương diện các chuẩn mực, các giá trị, các khuôn mẫu,
các quy định xã hội được xã hội gán cho mỗi cá nhân, thông qua các hành vi xã hội
tương ứng với vai trị mà các cá nhân đó đang mang. Cụ thể, tương tác xã hội là tương
tác của các chủ thể đóng vai trị xã hội khác nhau. Trong quá trình này diễn ra sự tác
động qua lại của cấc vai trị xã hội, đồng thời, diễn ra sự thích ứng của chủ thể này
với chủ thể khác. Trong tương tác giữa các chủ thể với tư cách là tương tác xã hội có
thể diễn ra sự tiếp xúc và tác động tâm lý lẫn nhau giữa các cá nhân, nhưng cũng có
thể chỉ diễn ra sự tiếp xúc và tác động qua lại giữa các vai trò xã hội.
2.1.4.3. Tương tác tâm lý - xã hội
Tương tác tâm lý - xã hội là sự tương tác kép giữa các cá nhân có vai trị xã hội
khác nhau, mà ở đó vừa có sự diễn ra sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau về
phương diện tâm lý, vừa có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các vai trò xã hội của các
chủ thể. Tương tác tâm lý - xã hội không phải là sự tác động và phản ứng một chiều
của các cá nhân với tư cách là cá thể người mang tâm lý mà đó là sự tác động lẫn nhau
của hai chủ thể có vị thế, vai trị xã hội nhất định. Qua đó, họ đạt tới sự hiểu biết nhau
về tình huống, ý nghĩa hành động của nhau. Có thể hiểu tương tác tâm lý - xã hội là sự
tiếp xúc, tác động qua lại của các chủ thể với tư cách là thành viên có vai trị xã hội
khác nhau trong nhóm, trong cộng đồng, dẫn tới sự ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý
và xã hội giữa các chủ thể.
Tương tác tâm lý - xã hội có thể diễn ra thơng qua q trình giao tiếp trực tiếp hàng
ngày giữa các chủ thể. Đây là hình thức tương tác mạnh và đạt hiệu quả cao. Vì quá
trình giao tiếp mặt đối mặt thường diễn ra theo nguyên tắc “soi gương” -người khác là
tấm gương soi của mình. “Khơng có gì tác động lên tâm hồn con trẻ bằng quyền lực
của sự làm gương. Cịn giữa mn vàn tấm gương, khơng có tấm gương nào gây ấn
tượng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gương ông - bà, cha - mẹ và thầy cơ” - trích câu nói
của N.I.Nơ-vi-cốp.
Tương tác tâm lý - xã hội cũng có thể diễn ra dưới hình thức thể hiện vai trị xã hội

của chủ thể với người khác. Trong cuộc sống cá nhân tồn tại hai mặt: một mặt luôn


×