Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ÔN VÀ THI VĂN BẰNG 2 CÔNG AN 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.36 KB, 108 trang )

Câu 1. Phân tích bản chất của nhà nước ?
Câu 2. Nêu mối liên hệ giữa nhà nước với kinh tế, chính trị, đạo đức và pháp
luật?
Câu 3. Phân tích đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền?
Câu 4. Trình bày về bộ máy nhà nước?
Câu 5. Chế độ chính trị là gì? Các dạng chế độ chính trị có trong lịch sử?
Câu 6. Phân tích về chính thể của nhà nước?
Câu 7. Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội?
Câu 8. Phân tích mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với Nhà nước trong hệ
thống chính trị XHCN?
Câu 9. Trình bày sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ với sự ra
đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ?
Câu 10. Trình bày bộ máy nhà nước XHCN. Liên hệ với bộ máy nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 11. Trình bày bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa có liên hệ với bản chất
Nhà nước CHXHVN Việt Nam?
Câu 12. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam?
Câu 13. Trình bày phương hướng hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam?
Câu 14. Phân tích nội dung của nguyên tắc Đảng lãng đạo trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Câu 15. Trình bày vị trí, vai trị của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 16. Phân tích vị trí, vai trị của hệ thống cơ quan xét xử, cơ quan Viện
kiểm sát trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 17. Phân tích vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa?

1



Câu 18. Phân tích hình thức, phương pháp nhân dân tham gia vào tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Câu 19. Nêu nội dung đổi mới đối với hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay?
Câu 20. Phân tích những đặc trưng cơ bản của pháp luật?
Câu 21. Phân tích mối quan hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức và
nhà nước?
Câu 22. Nêu khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của quy phạm pháp luật?
Câu 23. Trình bày vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?
Câu 24. Phân tích khái niệm, các đặc điểm và cấu trúc của quan hệ pháp luật.
Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 25. Phân tích khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật và các giai đoạn của
quá trình điều chỉnh pháp luật?
Câu 26. Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện
pháp luật?
Câu 27. Phân tích các giai đoạn áp dụng pháp luật, theo đồng chí cần làm gì để
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật?
Câu 28. Phân tích đặc điểm của áp dụng pháp luật, những trường hợp nào cần
áp dụng pháp luật?
Câu 29. Trình bày khái niệm, phân loại và các phương pháp giải thích pháp
luật?
Câu 30. Phân tích khái niệm và các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật?
Câu 31. Phân tích yếu tố lỗi trong cấu thành vi phạm pháp luật? Cho ví dụ
minh họa?
Câu 32. Nêu các nguyên nhân vi phạm pháp luật và các biện pháp phòng
chống vi phạm pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Câu 33. Nêu căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi
phạm pháp luật?
Câu 34. Phân tích ý thức pháp luật và các biện pháp nâng cao ý thức pháp luật

ở nước ta hiện nay?
2


Câu 35. Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật?
Câu 36. Phân tích vai trị của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện và áp
dụng pháp luật?
Câu 37. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ
giữa chúng?
Câu 38. Tiền lệ pháp là gì? Vì sao tồn tại tiền lệ pháp?
Câu 39. So sánh áp dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự
pháp luật?
Câu 40. Cho ví dụ về một tình huống cần áp dụng pháp luật trên thực tế
và phân tích các bước của q trình áp dụng pháp luật đó?
Câu 41. Phân tích bản chất, vai trị và các ngun tắc cơ bản của pháp luật xã
hội chủ nghĩa?
Câu 42. Phân tích khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc của
pháp chế xã hội chủ nghĩa?

Câu 43. Hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa
và các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa?
Câu 44. Trình bày vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?
Câu 45. Trình bày hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu 1. Phân tích bản chất của nhà nước?


Khái niệm:

- Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp

người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản
lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của tồn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm
quyền.

3


- Bản chất nhà nước là những dấu hiệu, đặc điểm bên trong của nhà nước,
quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của nhà nước như một tổ chức đặc biệt
của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp.


Bản chất nhà nước gồm: ính giai cấp và tính xã hội.

A. Tính giai cấp: là dấu hiệu thể hiện bản chất của nhà nước vì nhà nước ra
đời cũng như lý do tồn tại của nó là để phục vụ cho mục đích giai cấp.



Lý do nhà nước thể hiện tính giai cấp.

- Nhà nước xuất hiện do nhu cầu bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị của giai cấp
thống trị hoặc lực lượng cầm quyền.
-nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, tức là xã hội có sự phân chia
giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.
-nhà nước là hình thành tổ chức của xã hội có giai cấp bởi vì: sau khi xã hội
đã xuất hiện giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp thì khơng tổ chức theo hình
thức thị tộc, bộ lạc được nữa mà phải tổ chức hình thành nhà nước, với sức mạnh
và bộ máy cưỡng chế của nó thì mới đủ khả năng làm xoa dịu xung đột giai cấp
trong xã hội hoặc giữ cho xung đột đó ở trong vịng một trật tự nhất định, có như

vậy xã hội mới tồn tại và phát triển được.


Biểu hiện của tính giai cấp: đa dạng, lịch sử nhiều cuộc đàn áp dìm

trong bể máu; nhà nước tư sản tinh vi hơn( tuyên truyền nhà nước khơng của một
ai, vì phúc lợi chung nhưng thực tế là một ảo tưởng, thực tế là do tập đồn tư bản
lũng đoạn, các cơng ty đa quốc gia chi phối), pháp luật ban hành cũng thể hiện tính
giai cấp sâu sắc.
+ sự thống trị thể hiện chủ yếu trong ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư
tưởng, lĩnh vực tiền đề và giữ vai trò quyết định là kinh tế. Giai cấp thống trị nắm
quyền sở hữu phần lớn tlsx hoặc tài sản của xã hội và trở thành lực lượng thống trị
về kinh tế hay chủ thể của quyền lực kinh tế, bắt các lực lượng khác phụ thuộc vào
4


nó về mặt kinh tế hoặc bóc lột các lựng lượng khác. Do vậy, sự thống trị về kinh tế
tạo ra tiền đề, cơ sở cho sự thống trị giai cấp.
+ nhà nước bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm quyền bằng cách dùng
bộ máy bạo lực như quân đội, cảnh sát,... Để trấn áp sự phản kháng, chống đối của
các lực lượng khác.
+ sự thống trị của lực lượng cầm quyền, sự tồn tại của nhà nước chỉ lâu dài,
chắc chắn khi có sự phục tùng tự giác của các giai tầng khác trong xã hội.
Vd: ở các nhà nước chủ nô, phong kiến do điều kiện kinh tế, xã hội và trình
độ phát triển của xã hội lúc đó nên nhà nước này chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp
chủ nơ, địa chủ, quý tộc phong kiến, tăng lữ, đàn áp nô lệ , nơng dân và những
người lao động khác nên tính giai cấp của nhà nước này thể hiện cực kỳ rõ ràng và
cơng khai.
B. Tính xã hội:



Lý do nhà nước có tính xã hội:

- nhà nước khơng thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà
khơng tính đển lợi ích nguyện vọng và ý của các giai tầng khác trong xã hội. Nhà
nước xuất hiện do nhu cầu điều hành và quản lý xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn
trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội
- nhà nước là sản phẩm có điều kiện của xã hội lồi người, là một tổ chức
trong xã hội, nó chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội loài người ở
những giai đoạn lịch sử nhất định và có sứ mệnh điều hành, quản lý xã hội.
- nhà nước là một hình thức tổ chức của xã hội nhằm bảo đảm sự tồn tại và
phát triển của xã hội.


Biểu hiện tính xã hội của nhà nước

-nhà nước thay mặt xã hội, đứng ra tổ chức dân cư, giải quyết các vấn đề
chung vì sự ổn định, sống cịn của các xã hội chứ khơng phải của riêng giai cấp
nào, lức lượng xã hội hay cá nhân nào.
5


- nhà nước là đại diện chính thức của tồn xã hội nên có trách nhiệm xác lập,
thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và cơng dân
của mình; tập hợp và huy động mọi tầng lớp trong xã hội vào việc thực hiện các
nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế,văn hóa...
-nhà nước có nhiều hoạt động vì lợi ích của các giai cấp, lực lượng khác
nhau trong xã hội, của cả cộng đồng như: xây dựng và phát triền giáo dục, y tế,...
Tổ chức và quản lý điều hành dịch vụ công.
- nhà nước thay mặt xã hội thực thi chủ quyền quốc gia, phòng, chống ngoại

xâm, bảo vệ tổ quốc... Không những thế, nhà nước cịn là cơng cụ để giữ gìn và
phát triển những tài sản văn hóa tinh thần chung của xã hội, những giá trị đạo đức,
truyền thống và phong tục tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước( hợp đồng dân
sự).
Ví dụ: nước việt tiêm chủng trong tình hình dịch covid 19, hỗ trợ những lao
động bị ảnh hưởng bởi covid 19.

Câu 2. Nêu mối liên hệ giữa nhà nước với kinh tế, chính trị, đạo đức
và pháp luật?


K/n nhà nước: nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội,

bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm
tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của tồn xã hội cũng như lợi ích
của lực lượng cầm quyền.


Mối liên hệ:

- Sự thống trị xã hội thể hiện chủ yếu ở 3 lĩnh vực: kinh tế, chinh trị và tư
tưởng. Trong đó lĩnh vực tiền đề và giữ vai trò quyết định là kinh tế. Thông thường,
giai cấp hoặc lực lượng nắm quyền sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất hoặc tài sản
của xã hội sẽ trở thành lực lượng thống trị về kinh tế hay chủ thể của quyền lực
kinh tế, có thể bắt lực lượng khác phải phụ thuộc nó về mặt kinh tế hoặc bóc lột các
6


lực lượng khác. Do vậy, sự thống trị về kinh tế tạo ra tiền đề, sơ sở cho sự thống trị
giai cấp.

- Tuy nhiên, quyền lực về kinh tế không đủ khả năng duy trì sự thống trị, vì
lực lượng hay giai cấp bị thống trị ln tìm cách chống lại để thốt ra khỏi sự phụ
thuộc. Vì thế, để bảo vệ lợi ích kinh tế của minh, lực lượng thống trị phải dùng bộ
máy nhà nước để trấn áp sự phản kháng, sự chống đối của giai cấp, lực lượng khác
và nhà nước trở thành bộ máy cưỡng chế đặc biệt, thành cơng cụ để bảo vệ lợi ích
kinh tế của lực lượng cầm quyền.
- Nhà nước bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm quyền bằng cách dùng
bộ máy bạo lực như quân đội, cảnh sát, tòa án,… để trấn áp sự phản kháng, chống
đối của các lực lượng khác. Đồng thời nhà nước thể hiện ý chỉ của mình mà trước
tiên là ý chí của lực lượng cầm quyền thông qua pháp luật, thông qua các quy định
có giá trị bắt buộc phải tơn trọng và thực hiện trong xã hội, bắt cả xã hội phải phục
tùng ý chí của nó. Vì thế nhà nước chính là cơng cụ nằm trong tay lực lượng cầm
quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế và thực hiện sự thống trị về chinh trị trong xã hội.
- Sự thống trị của lực lượng cầm quyền, sự tồn tại của nhà nước chỉ lâu dài,
chắc chắn khi có sự phục tùng tự giác của các lực lượng khác. Vì thế, nhà nước tổ
chức, quản lý và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở văn hóa
giao dục, dùng các phương tiện và cơ sở đó tác động đến đời sống tinh thần của
toàn xã hội, nhằm làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ địa vị thống trị
trong xã hội và nhằm tạo ra sự phục tùng tự giác của các giai cấp, lực lượng khác
đối với quyền thống trị của lực lượng cầm quyền, sự quản lý của nhà nước. Do vậy
nhà nước trở thanh công cụ xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.


Như vậy, nhà nước là công cụ, là bộ máy đặc biệt nằm trong tay lực

lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế, để thực hiện sự thống trị về chính trị và
thực hiện sự tác động về tư tưởng của lực lượng này đối với toàn xã hội.

7



Câu 3. Phân tích đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền?
1. Nêu định nghĩa nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời
sống nhà nước và xã hội, được tố chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp
luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân cơng và kiểm
sốt quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân cũng như
cơng bằng, bình đắng trong xã hội.
2. Phân tích các đặc điểm của nhà nước pháp quyền
*. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, mình bạch, phù hợp và khả thi:
Khơng có pháp luật thì khơng có nhà nước pháp quyền, song khác với pháp
luật của nhà nước chủ nô, phong kiến, pháp luật của nhà nước pháp quyền phải đáp
ứng các tiêu chí: dân chủ, tiến bộ, minh bạch, phù hợp và khả thi. Cụ thể:
- Pháp luật phải thể hiện ý chí của nhân dân, thừa nhận rộng rãi các quyền cơ
bản của con người, quyền dân chủ của công dân, thể hiện sự tác động qua lại, trách
nhiệm tương hỗ giữa nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội, giữa các cá
nhân, tổ chức trong xã hội đối với nhau.
- Các quy định của pháp luật phải rõ ràng, cụ thế, được công bố công khai và
rộng rãi.
- Pháp luật phải phù họp với các điều kiện hiện hữu của đất nước như trình
độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống
lịch sử, văn hoá, đặc điểm tâm lý dân tộc, phù họp với tiến trình phát triển của văn
minh nhân loại.
- pháp luật phải có tính khả thi và chủ yếu được thể hiện trong các đạo luật
được xây dựng với lã thuật lập pháp cao, trong đó hiến pháp có hiệu lực pháp lý
cao nhất.

8



* Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm vị trí tối thượng của pháp
luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội:
- nói đến pháp quyền là nói đến quyền lực hay sức mạnh của pháp luật. Sự
thống trị của hiến pháp và pháp luật là cơ sở để hình thành nên nhà nước pháp
quyền, vì thế, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật là nhu
cầu tự thân của nhà nước pháp quyền. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
trong nhà nước pháp quyền diễn ra theo hướng tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.
- mặc dù pháp luật do nhà nước ban hành song khi đã có hiệu lực pháp lý thì
pháp luật lại có giá trị ràng buộc đối với nhà nước, trở thành cơ sở pháp lý cho tồn
bộ q trình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và cũng là cơ sở để giới hạn,
kiểm soát quyền lực nhà nước.
- việc tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều dựa trên cơ sở pháp
luật, được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật.
- tất cả các cơ quan và nhân viên nhà nước đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp
luật trong hành vi của mình, chỉ được làm những gì mà luật cho phép, phải thực thi
pháp luật theo đúng những nguyên tắc và trình tự đã được quy định.
- tất cả các tồ chức phi nhà nước và mọi cá nhân, dù có thể làm tất cả những
gì mà luật khơng cấm, song đều có nghĩa vụ tơn trọng và thực hiện pháp luật trong
hành vi của mình, nếu vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, quan hệ đối ngoại của nhà nước pháp
quyền phải được điều chỉnh trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Vì vậy,
tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế cũng là yêu cầu, đòi hỏi đối với nhà
nước pháp quyền.
* Nhà nước pháp quyên là nhà nước được tố chức và hoạt động trên cơ
sở chủ quyền của nhân dân:
- trong nhà nước pháp quyền, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc , về nhân
dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Nhân dân có
9



thể tham gia vào tổ chức và hoạt động của nhà nước, giám sát hoạt động của các
nhân viên và cơ quan nhà nước.
- mặc dù pháp luật do nhà nước ban hành song khi đã có hiệu lực pháp lý thì
pháp luật lại có giá trị ràng buộc đối với nhà nước, trở thành cơ sở pháp lý cho tồn
bộ q trình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và cũng là cơ sở để giới hạn,
kiểm soát quyền lực nhả nước.
- việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều dựa trên cơ sở pháp
luật, được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật.
- tất cả các cơ quan và nhân viên nhà nước đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp
luật trong hành vi của mình, chỉ được làm những gì mà luật cho phép, phải thực thi
pháp luật theo đúng những nguyên tắc và trình tự đã được quy định.
- tất cả các tổ chức phi nhà nước và mọi cá nhân, dù có thể làm tất cả những
gì mà luật khơng cấm, song đều có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật trong
hành vi của mình, nếu vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ đối ngoại của nhà nước pháp
quyền phải được điều chỉnh trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Vì vậy,
tuân thủ nghiêm chỉnh các cam lcết quốc tế cũng là yêu cầu, đòi hỏi đối với nhà
nước pháp quyền.
* Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở chủ quyền của nhân dân:
- Trong nhà nước pháp quyền, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Nhân dân có
thể tham gia vào tổ chức và hoạt động của nhà nước, giám sát hoạt động của các
nhân viên và cơ quan nhà nước.
Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đến
vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các vấn đề quan trọng khác của
nhà nước; nhà nước phải phục vụ cho lợi ích họp pháp của nhân dân.
10



- Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm dân chủ.
Theo nghĩa chung nhất, dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, xuất
phát từ nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước xuất phát từ
nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện nên quyền lực nhà nước bị
giới hạn trong phạm vi được ủy quyền, bởi pháp luật. Nhà nước thừa nhận, tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân
trong các lĩnh vực của đời sống.
* Nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm và
bảo vệ các quyền con người, quyền công dân:
Trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan
hệ hài hồ, cả hai bên đều có quyền, nghĩa vụ và ừách nhiệm với nhau. Nhà nước
pháp quyền là nhà nước phục vụ xã hội, do vậy, nhà nước khơng chỉ có quyền mà
cịn có nghĩa vụ và trách nhiệm với cá nhân. Trong mối quan hệ giữa nhà nước với
cơng dân và cá nhân thì tự do của cơng dân, của cá nhân chính là giới hạn quyền
lực của nhà nước, quyền của công dân tỉ lệ nghịch với quyền hạn của nhà nước và
phạm vi tự do của công dân rộng hon phạm vi tự do của nhà nước; trong khi cơng
dân có quyền làm bất cứ việc gì mà luật khơng cấm thì các cơ quan và nhân viên
nhà nước chỉ được làm những gì mà luật cho phép.
Đối với quyền con người, quyền công dân thì một mặt, nhà nước thừa nhận
quyền con người, quyền công dân khá rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội... Mặt khác, nhà nước bảo đảm cho cơng dân, cho mọi người có đủ
điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện các quyền của mình trong
thực tế, đồng thời, nhà nước bảo yệ các quyền con người, quyền công dân khỏi sự
xâm hại của các chủ thể khác, kể cả các cơ quan nhà nước.
Cơng dân có quyền chống lại sự can thiệp tuỳ tiện, trái pháp luật của người
cầm quyền, có nghĩa vụ tơn trọng, thực hiện pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ pháp lý với nhà nước và với các chủ thể khác.
11



* Nhà nước pháp quyền ỉà nhà nước được tố chức và hoạt động theo cơ
chế bảo đảm sự phân chia và kiếm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước
Một trong những đặc điểm làm cho nhà nước pháp quyền hoàn toàn khác với
nhà nước chuyên quyền, độc tài, chuyên chế là quyền lực nhà nước không tập trung
trong tay một hoặc một số cá nhân mà được phân công cho nhiều cơ quan nhà nước
khác nhau cùng thực hiện. Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm qưyền riêng
do pháp luật quy định. Cụ thể: trong nhà nước này, hoạt động của nhà nước về căn
bản được hiến pháp phân định thành ba chức năng là lập pháp, hành pháp, tư pháp,
mỗi chức năng đó chủ yếu được trao cho một cơ quan nhà nước thực hiện, thường
là nghị viện (quốc hội), chính phủ và tịa án.
Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền riêng do pháp luật quy
định. Hiến pháp trao cho mỗi cơ quan một phạm vi thẩm quyền cụ thể và quy định
quan hệ tương hỗ cũng như cơ chế kiềm chế, kiểm sốt, thậm chí cả sự đối trọng
giữa các cơ quan nhà nước. Mỗi cơ quan nhà nước có thể độc lập, chun mơn hố
trong hoạt động của mình, đồng thời phối họp hoạt động với các cơ quan khác để
tạo nên sự thống nhất trong hoạt động của nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan nhà
nước có thể kiềm chế, ngăn cản cơ quan khác, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền,
chun quyền độc đốn, sự thiếu trách nhiệm của cơ quan đó, bảo vệ quyền con
người, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước.
* Nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bó mật thiết với xã hội dân sự:
Theo quan niệm hiện đại, xã hội dân sự được hiểu là một lĩnh vực độc lập
tương đối của đời sống xã hội đối với nhà nước, trong đó tồn tại và vận hành các
nhóm xã hội, các tố chức mang tính chất văn hố, tơn giáo, tinh thần, thể hiện các
lợi ích khác nhau của con người. Nói cách khác, xã hội dân sự được họp thành bởi
các tổ chức phi nhà nước nhưng không mang tính chất chính trị, sự tồn tại của xã
hội dân sự thể hiện một lĩnh vực của xã hội không nhất thiết phải có sự áp đặt của
quyền lực nhà nước.
12



Nhà nước pháp quyền là nhà nước đáp ứng đầy đủ các điều kiện chính trị
trực tiếp của xã hội dân sự. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định quyền và
nghĩa vụ pháp lý cho nhà nước, công dân và các tổ chức phi nhà nước nhằm bảo
đảm sự tồn tại và vận hành của xã hội dân sự, nhờ vậy, dân chủ, bỉnh đẳng, công
bằng trở thành hiện thực, trở thành các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, được quán
triệt sâu sắc trong cả quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật lẫn
bảo vệ pháp luật.
Quyền tự do lập hội của công dân được nhà nước thừa nhận và bảo vệ nên số
lượng các hiệp hội phi chính trị, các tổ chức tự quản cũng như vai trị của các tổ
chức đó ngày càng tăng lên, sự tham gia của các tổ chức đó vào các hoạt động xã
hội, đặc biệt là vào các hoạt động đại diện và bảo vệ lợi ích cho hội viên ngày càng
tích cực hơn.
Xu hướng xã hội hoá các cồng việc của nhà nước phát ừiển mạnh nên công
việc của nhà nước dần được chuyển sang cho xã hội, tăng thêm tính tự quản của xã
hội, tạo điều kiện cho xã hội dân sự hình thành, phát triển, đưa nền dân chủ phát
triển lên trình độ cao.

Câu 4. Trình bày về bộ máy nhà nước?
a.

Định nghĩa

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa
phương, được tố chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
b.

Phân tích các đặc điểm của bộ máy nhà nước




Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước, bao gồm nhiều cơ

quan nhà nước từ trung ương tới địa phương:
+ trong bộ máy nhà nước bao gồm khá nhiều cơ quan nhà nước. Mỗi cơ quan
nhà nước là một yếu tố, một đơn vị cấu thành bộ máy nhà nước. Chẳng hạn, bộ
13


máy nhà nước việt nam hiện nay gồm nhiều cơ quan từ trung ương tới địa phương
như quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân...
+ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước ln có sự liên kết chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất, trong đó mỗi cơ quan
nhà nước được xem như là một mắt xích của hệ thống đó.


Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp

luật và trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.
+ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những ngun lý,
những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ
quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ bộ máy nhà nước thường bao gồm nhiều cơ quan có vị trí, vai trị và phạm
vi hoạt động... Khác nhau, do vậy, khó có thể phát huy được sức mạnh và hiệu quả
hoạt động của bộ máy nếu không được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất, đồng
bộ. Vì thế, để thiết lập trật tự trong bộ máy nhà nước nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp
nhàng, thống nhất trong hoạt, động giữa các cơ quan nhà nước, tăng cường sức
mạnh của cả bộ máy nhà nước, địi hỏi q trình tổ chức và hoạt động của bộ máy
này phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và những nguyên tắc chung nhất

định. Ví dụ, bộ máy nhà nước việt nam hiện nay được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở các nguyên tắc như: chủ quyền nhân dân, tập trung dân chủ, bộ máy nhà nước
được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật...


Bộ máy nhà nước được thiết lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà
nước, khi nhà nước cần phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nhà nước thành
lập ra các cơ quan tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ ấy. Chẳng hạn, khi
môi trường của đất nước bị ơ nhiễm thì nhà nước phải thành lập cơ quan quản lý và
bảo yệ môi trường để xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn mồi trường nhằm
14


hướng dẫn mọi người bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp
luật bảo vệ môi trường của các chủ thể và phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân gây
ô nhiễm môi trường...
C. Mối liên hệ giữa bộ máy nhà nước với chức năng của nhà nước
- Bộ máy nhà nước được thành lập và hoạt động để thực hiện các chức năng
của nhà nước, do vậy, quy mô, cơ cấu của bộ máy nhà nước cũng như cách thức tổ
chức và hoạt động của từng cơ quan nhà nước... Chịu sự chi phối có tính chất quyết
định của chức năng nhà nước. Chẳng hạn, nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là
trấn áp thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan cưỡng chế, trấn áp cũng là chủ yếu
và được coi trọng nhất; ngược lại, nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là tố chức
và quản lý kinh tế, xã hội thì trong bộ máy nhà nước cũng chủ yếu bao gồm các cơ
quan quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Chức năng của nhà nước càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì bộ máy
nhà nước càng đồ sộ, phức tạp, số lượng các cơ quan và nhân viên trong bộ máy

nhà nước càng đông hơn và cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước càng phải khoa học và họp lý hơn. Ví dụ, chức năng của nhà
nước việt nam hiện nay nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn so với chức năng của
các nhà nước phong kiến việt nam, do vậy, bộ máy nhà nước việt nam hiện nay đồ
sộ và phức tạp hơn nhiều so với các nhà nước phong kiến việt nam trước đây.
- Do được thành lập để thực hiện các chức năng của nhà nước nên hiệu quả
thực hiện các chức năng của nhà nước lại phụ thuộc vào sự họp lý trong tổ chức và
hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước được tổ chức họp
lý, phù họp với chức năng, hoạt động có hiệu quả thì hiệu quả thực hiện các chức
năng của nhà nước sẽ cao và ngược lại, nếu tổ chức của bộ máy nhà nước không
họp lý, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả thì hiệu quả thực hiện chức
năng của nhà nước sẽ thấp.

15


Câu 5. Chế độ chính trị là gì? Các dạng chế độ chính trị có trong lịch
sử?


Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, cách thức mà nhà nước sử

dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị thể hiện tính chất của nhà
nước dân chủ hay phi dân chủ. Chế độ chính trị là phương pháp cai trị, quản lý xã
hội của giai cấp cầm quyền.


Có 2 dạng chế độ chính trị trong lịch sử là chế độ dân chủ (như dân

chủ quý tộc, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa) và chế độ phi dân chủ (như

sự chuyên chế của chủ nơ, phong kiến, phát xít).
- Chế độ chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức nhà nước như hình thức
chính thể, phục vụ cho chính thể.
- Trong nhà nước tư sản, chế độ chính trị biểu hiện ở chuyên chính tư sản, ở
nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, là sự toàn quyền của nhân dân, nhân
dân được hưởng các quyền tự do dân chủ mà pháp luật quy định quyền lực nhà
nước thuộc về tập thể do nhân dân bầu ra và dưới sự giám sát của nhân dân.
- Hình thức nhà nước do kiểu nhà nước quyết định, do đó cùng 1 hình thức
nhà nước giống nhau nhưng kiểu nhà nước khác nhau, như hình thức chính thể
cộng hịa có ở các kiểu nhà nước phong kiến, tư sản, tuy vậy cộng hòa phong kiến
khác với cộng hòa tư sản, khác hẳn với cộng hịa xã hội chủ nghĩa.
- Hình thức nhà nước phụ thuộc vào cơ sở kinh tế và bản chất giai cấp của
nhà nước, phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp, điển hình như sự
thỏa hiệp giữa các giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến mà nước sau cách mạng
tư sản có hình thức quân chủ lập hiến (nhật bản, anh). Hình thức nhà nước phụ
thuộc vào lịch sử, truyền thống dân tộc và bối cảnh quốc tế như chính thể quân chủ
lập hiến ở campuchia.

16


Câu 6. Phân tích về chính thể của nhà nước?
1.

Phân tích khái niệm hình thức chính thể

A.

Định nghĩa


Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao
nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp
cao khác và với nhân dân.
Định nghĩa trên cho thấy, xem xét về hình thức chính thể của một nhà nước
là xem xét trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước,
xem xét mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau,
với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân. Cụ thể, tim hiểu về
hình thức chính thể của một nhà nước là tìm hiểu xem trong nhà nước đó:
-

quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho ai? Nhà vua hay một

cơ quan hay một số cơ quan của nhà nước?
-

phương thức trao quyền lực cho các cơ quan tối cao của quyền lực nhà

nước là gì? Cha truyền con nối hay chỉ định hay suy tồn hay bầu cử...?
-

quan hệ giữa các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước với nhau,

với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân diễn ra như thế nào?
Nhân dân ở nước đó có được tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt
động của cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước hay khơng?
B.

Các dạng chính thể

Trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, mối

quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan
cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân thể hiện khác nhau ở các nhà nước
khác nhau tùy theo từng dạng chính thể. Vì vậy, hình thức chính thể có hai dạng cơ
bản là qn chủ và cộng hịa.
*

Chỉnh thể quân chủ:

17


-

định nghĩa: là chính thể mà tồn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao

của nhà nước được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương...) Theo phương thức
chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập).
-

Đặc trưng:

+ người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất
của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.
+ đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là
phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường
lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được
phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế
ngôi vua lại được duy trì và củng cố.
-


các dạng: chính thể qn chủ có hai hình thức cơ bản là qn chủ

chun chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối), riêng chính thể qn chủ
hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị họp (nhị
nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).
*

chỉnh thể cộng hồ:

-

định nghĩa: là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được ừao

cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.
-

đặc trưng: trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được

trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Hiến pháp của
các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan
đó.
- các dạng: tuỳ theo đối tượng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử vào cơ
quan tối cao của quyền lực nhà nước mà chính thể cộng hồ có các dạng cơ bản là
cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.

18


+ cộng hồ q tộc: là chính thể mà quyền bầu cử và được bầu vào cơ quan
tối cao của quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc. Chính thể này chủ

yếu tồn tại ở một số nhà nước chủ nơ như spart, la mã...
+ cộng hồ dân chủ: là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng cử
vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có đủ
những điều kiện luật định. Chính thể này có nhiều dạng tuỳ theo từng kiếu nhà
nước như cộng hịa chủ nơ, cộng hịa phong kiến, cộng hịa tư sản và cộng hòa xã
hội chủ nghĩa.

Câu 7. Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội?
1. Các khái niệm
- Khái niệm nhà nước: nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã
hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực,
nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của tồn xã hội cũng như
lợi ích của lực lượng cầm quyền.
- Các tổ chức xã hội khác là các tổ chức tự nguyện của những người có
cùng mục đích, chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi, hoặc giới tính... Được
thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ lợi ích cho các hội viên của chúng.
2. Phân hiệt: nhà nước khác với các tổ chức xã hội khác ở những đặc trưng
cơ bản của nó. Cụ thể:
A. Về tính quyền lực.


Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội

Nhà nước là tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội, quyền lực của nhà
nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực
lãnh thổ quốc gia và các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục... Mọi cá nhân và tổ chức đang sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ

19



quốc gia đều phải phục tùng quyền lực và ý chí của nhà nước. Do đó, nhà nước là
tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.
Nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thi
quyền lực nhà nước, họ tham gia vào bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một
hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, ừong đó có các cơ
quan bạo lực, cưỡng chế như qn đội, cảnh sát, tịa án... Nhờ có quyền lực và bộ
máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội,
thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội
cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.


Tổ chức xã hội khác: các tổ chức xã hội khác cũng có quyền lực

chung song quyền lực đó chỉ có tác động tới các hội viên trong tổ chức đó và khơng
một tổ chức nào có bộ máy riêng để chun thực thi quyền lực như nhà nước. Cơ
sở xã hội và phạm vi tác động của các tổ chức xã hội khác đều hẹp hơn nhà nước,
chỉ tới một bộ phận của dân cư.
B. Thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ


Nhà nước:

Nhà nước luôn lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát.
Người dân khơng phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính... Cứ sống trên một khu
vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định và do vậy,
họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi mà họ cư trú. Nhà nước
thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo
đia bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ. Nó phân chia lãnh
thố thành các đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo các đơn vị đó.



Các tổ chức xã hội khác:

- các tổ chức xã hội khác thường tập họp và quản lý dân cư theo mục đích,
chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính...
C. Thực thi chủ quyền quốc gia:
20




Nhà nước: chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối

cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết trong quan hệ đối
ngoại. Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các quan
hệ đối nội và đối ngoại. Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt
buộc phải tơn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà
nước có thể cho phép các tổ chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc
nhà nước công nhận sự tồn tại và hoạt động họp pháp của các tổ chức xã hội khác.
Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có tồn quyền xác định và thực hiện các đường
lối, chính sách đối ngoại của mình.


Các tổ chức xã hội khác: các tổ chức xã hội khác chỉ được thành lập,

tồn tại và hoạt động một cách họp pháp khi được nhà nước cho phép hoặc cơng
nhận, đồng thời chỉ có thể nhân danh chính tổ chức đó khi tham gia vào các quan
hệ đối nội, đối ngoại và chỉ được tham gia vào quan hệ đối ngoại nào mà nhà nước
cho phép.

D. Ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý.


Nhà nước: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt

buộc phải tơn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực
hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nhà
nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục
đích của nhà nước và pháp luật là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả
nhất của nhà nước.


Các tổ chức xã hội khác: các tổ chức xã hội khác chỉ có quyền ban

hành các quy định dưới dạng điều lệ, chỉ thị, nghị quyết có giá trị bắt buộc phải tơn
trọng và thực hiện với các hội viên trong tổ chức; đồng thời bảo đảm cho các quy
21


định đó được thực hiện bằng sự tự giác của các hội viên và bằng các hình thức kỷ
luật của tổ chức.
E. Quy định và thực hiện việc thu thuế


Nhà nước:

- thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước
theo qưy định của pháp luật.

- nhà nước là một bộ máy được tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để
chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó phải được ni dưỡng từ nguồn
của cải do dân cư đóng góp, khơng có thuế bộ máy nhà nước khơng thể tồn tại
được và thuế luồn là quốc sách của mọi nhà nước.
- thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt
của đời sống. Ngồi thuế, nhà nước cịn có quyền phát hành tiền, cơng trái, vì thế,
nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, khơng chỉ có thể trang trải cho các hoạt động
của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà cịn có thể hỗ trợ một phần kinh phí
hoạt động cho một số tổ chức khác.


Các tổ chức xã hội khác: các tổ chức xã hội khác hoạt động trên cơ

sở nguồn kinh phí do các hội viên đóng góp hoặc từ nguồn tài trợ của nhà nước, các
tổ chức quốc tế... Ví dụ tổ chức đảng : do đảng viên đóng góp thơng qua đảng phí
và nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Câu 8. Phân tích mối quan hệ giữa đảng cộng sản với nhà nước trong hệ
thống chính trị xhcn?
Mối quan hệ giữa đảng và nhà nước thể hiện: Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà
nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước phải bảo đảm sự lãnh đạo của đảng
cộng sản. Đảng cộng sản việt nam có vai trị lãnh đạo nhà nước và các thiết chế
chính trị vì :

22


- Đảng được vũ trang bằng chủ nghĩa máclênin, trên cơ sử phân tích quy luật
khách quan, đảng đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và thực hiện có hiệu quả
chính sách đó trong thực tế.
- Đảng theo tư tưởng hồ chí minh, tư tưởng đó đang được thừa kế và phát

triển
- Đảng cộng sản việt nam có khả năng tổ chức to lớn, khả năng đó được lịch
sử kiểm nghiệm, đảng có khả năng đồn kết, tập hợp mọi tầng lớp quần chúng nhân
dân để thực hiện đường lối, chính sách của đảng.
- Đảng ln trung thành với mục tiêu đấu tranh vì sự nghiệp hồ bình, ủng
hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân ở các nước tư bản chống đế quốc, thực dân làm cho uy tín quốc tế của đảng
cộng sản việt nam ngày càng nâng cao .
Mối quan hệ giữa đảng và nhà nước thể hiện ở chỗ: đảng cộng sản là lực
lượng lãnh đạo nhà nước. Sự lãnh đạo thể hiện ở các hình thức cơ bản sau đây:
- Đảng đề ra chủ trương đường lối chính sách lớn định hướng cho q trình
tổ chức và hoạt động cuả nhà nước
- Đảng đào tạo, bồi dưỡng những người có năng lực phẩm chất giới thiệu để
đảm nhiệm chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua hoạt động bầu cử dân chủ
- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước về việc thực hiện chủ
trương đường lối chính sách cuả đảng, qua đó đảng kịp thời phát hiện các thiếu sót
trong quản lý nhà nước, những sai lầm trong chủ trương đừng lối chính sách để đề
ra phương pháp khác phục
- Đảng lãnh đạo thông qua sự gương mẫu của các đảng viên trong bộ máy
nhà nước, thu hút cán bộ cơng chức nhà nước thực hiện chủ trương chính sách của
đảng, pháp luật của nhà nước.

23


Phương pháp lãnh đạo của đảng là thuyết phục, giáo dục sâu rộng để cán
bộ công chức nhà nước mhận thức đúng đắn nghị quyết của đảng, thực hiện tốt
nghị quyết đó
- Để đảm bảo sự lãnh đạo của đảng nhà nước thể chế hố đường lối chính
sách của đảng thành pháp luật, ngược lại nghị quyết của đảng luôn phù hợp với quy

định của hiến pháp, pháp luật. Các cơ quan nhà nước đựơc đảm bảo sự lãnh đạo
của đảng bằng tổ chức, điều đó tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đảng. Nhà nước
bảo đảm cơ sở pháp lý cho các tổ chức đảng hoạt động
- Hiện nay cùng cùng với công tác cải cách bộ máy nhà nước thì tăng cường
sự lãnh đạo của đảng có ý nghĩa quyết định sự nghiệp đổi mới hệ thống chính trị,
mở rộng dân chủ
Câu 9. Trình bày sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ với
sự ra đời của nhà nước việt nam dân chủ cộng hồ?
1. Tính tất yếu lịch sử
Chủ nghĩa mác – lênin khẳng định rằng, cách mạng vô sản và sự ra đời của
nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử. Tính tất yếu này được quy định bới
những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính trong
lịng xã hội tư bản đã chứa đựng các yếu rố làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước
xã hội chủ nghĩa: tiền đề về kinh tế, chính trị và xã hội.
A. Những tiền đề về kinh tế
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx đã
làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế và cứu vãn nền kinh tế. Để bảo vệ sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để
thu được nhiều giá trị thặng dư giai cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu truyền thống, chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu
thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Với sự tập trung tư bản đã làm
24


cho lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao, công nhân gia tăng về mặt
số lượng với trình độ tay nghề cao. Lực lượng sản xuất ở trình độ cao này địi hỏi
phải có sự cải biến về quan hệ sản xuất cho phù hợp, sự cải biến này phải được
thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này tất yếu dẫn
đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới – nhà nước xã hội

chủ nghĩa.
B. Tiền đề về xã hội
- Đặc điểm của quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định đặc điểm của nhà nước.
Với đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư tối đa đã quy định bản chất của nhà nước tư sản
là nhà nước chuyên chính tư sản.
- Sự tích luỹ và tập trung tư bản đã đẩy phần đông giai cấp công nhân đi vào
con đường bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và tư bản ngày càng
trở nên gay gắt, sự bất công trong xã hội cùng với những chính sách phản động,
phản dân chủ đã đưa xã hội tư bản tới sự phân chia sâu sắc.
- Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp đã làm
tăng đội ngũ công nhân lên đông đảo. Đội ngũ này không chỉ đông về số lượng mà
còn phát triển cả về chất lượng và thêm vào đó là tính tổ chức kỷ luật cao do nền
sản xuất cơng nghiệp tạo thành. Chính điều này đã làm cho giai cấp công nhân trở
thành giai cấp tiên tiến trong xã hội và có vai trị lịch sử của mình là phải đứng lên
lãnh đạo cách mạng vơ sản, thủ tiêu nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình.
C. Tiền đề tư tưởng – chính trị
- Giai cấp cơng nhân có vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức đúng đắn các quy luật vận
động và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân tổ chức và tiến hành cách mạng, xây
dựng nhà nước và xã hội của mình.
25


×